Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2406/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN Y TẾ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020" THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 317/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 02 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1664/SYT-KHTC ngày 24 tháng 9 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động triển khai Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” của tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Giao Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển y tế biển, đảo của tỉnh Quảng Bình) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch được duyệt tại Điều 1 đúng mục tiêu, đạt kết quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển y tế biển, đảo tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN Y TẾ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020" THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 317/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 02 NĂM 2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(ban hành kèm theo Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 317/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Đề án 317); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" của tỉnh cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, củng cố mạng lưới y tế đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển.
b) Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển.
c) Nâng cao năng lực cấp cứu, vận chuyển, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các bệnh tật đặc thù vùng biển.
d) Trang bị kiến thức cho người dân vùng biển có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển.
đ) Thực hiện đầy đủ các quy định Quốc tế về đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển, đảo.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020
- 100% các đơn vị y tế tuyến huyện, thành phố ven biển có bác sỹ được đào tạo, bổ túc về y học biển để có đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù vùng biển.
- Tiếp tục duy trì đảm bảo 100% đơn vị y tế tuyến các huyện, thành phố ven biển đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển.
- 100% người lao động trên các tàu biển, nhà dân vùng biển có kiến thức tự bảo vệ sức khỏe và biết kêu gọi sự trợ giúp khi có tình huống cấp cứu.
Triển khai tại 05 huyện, thành phố ven biển thuộc tỉnh gồm: Huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới.
1. Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý Nhà nước về y tế biển
- Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp thường xuyên đưa nội dung phát triển y tế biển đảo vào nghị quyết lãnh đạo của Đảng bộ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và có chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển y tế biển.
- Xây dựng, ban hành các phương án phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo y tế, tham gia xử lý những tình huống khẩn cấp trên biển, đảo theo từng cấp độ, từng khu vực và tổ chức diễn tập.
- Tại các địa phương ven biển, cần phân công các cán bộ chuyên trách về y tế biển, đảo có chức năng quản lý Nhà nước về y tế biển, đảo làm đầu mối phối hợp để giải quyết công việc thường xuyên và các tình huống cấp cứu khẩn cấp trên biển.
- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát phù hợp với đặc thù biển.
2. Củng cố và phát triển cơ sở y tế dự phòng
- Bổ sung trang thiết bị cho trung tâm y tế dự phòng các huyện, thành phố ven biển để đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh; tập huấn kiến thức dự phòng các vấn đề về sức khỏe cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển. Tổ chức các đội cơ động sẵn sàng di chuyển ra vùng biển và các ngư trường trên biển để triển khai phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn lao động đánh giá tác động môi trường, dự báo ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải y tế; an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch vùng biển.
3. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị phục vụ việc cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển cho bệnh viện, trạm y tế xã các huyện, thành phố ven biển. Tăng cường năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Trang bị tủ thuốc và trang thiết bị y tế cho tàu biển theo các quy định hiện hành; trang bị kiến thức để các tổ đội khai thác hải sản trên biển biết sơ cấp cứu trên biển và liên hệ với trung tâm y tế huyện, thành phố, các đơn vị y tế gần nhất xin cứu trợ.
- Triển khai xây dựng mô hình trợ giúp y tế từ xa - Telemedicine.
4. Tổ chức mạng lưới vận chuyển, cấp cứu
- Cải tạo, nâng cấp các tàu, thuyền hiện có của Bộ đội Biên phòng, Công an, các tàu cá... làm phương tiện cứu thương trên biển, đảo; đảm bảo các phương tiện vận chuyển, phao cứu sinh để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
- Tổ chức huấn luyện các đội y tế cơ động của các huyện, thành phố ven biển sẵn sàng chi viện cấp cứu trên biển khi cần thiết hoặc trong tình huống bị chia cắt.
5. Phát triển nguồn nhân lực cho y tế biển, đảo
- Đảm bảo định mức biên chế tại các cơ sở y tế các huyện, thành phố ven biển, đội cơ động cấp cứu làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho vùng biển.
- Tổ chức các lớp tập huấn về sơ cấp cứu cho nhân viên các trạm y tế xã ven biển và cho lực lượng ngư dân tham gia đánh bắt hải sản xa bờ. Đội ngũ y bác sỹ phải thường xuyên được cử đi đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân vùng biển.
- Tích cực chỉ đạo triển khai xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh.
6. Thực hiện chính sách về tài chính, đầu tư cho y tế phù hợp với đặc thù của vùng biển, đảo
- Thực hiện chính sách đầu tư và tài chính phủ hợp với hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, công tác vận chuyển người bệnh... tại vùng biển.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phụ trợ như: Xử lý chất thải, nước thải, các bể chứa nước ngọt cho các cơ sở y tế của các xã ven biển.
- Đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế cho nhân dân sinh sống tại xã ven biển theo quy định, đề xuất ban hành chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, hỗ trợ giá vận chuyển bệnh nhân phù hợp với điều kiện biển.
7. Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân vùng biển
- Tăng cường đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, phương tiện truyền thông cho tuyến tỉnh, các huyện, thành phố ven biển để phục vụ hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe cho nhân dân vùng biển.
- Xây dựng mô hình, phát triển thông điệp truyền thông, giáo dục sức khỏe phù hợp với từng nhóm đối tượng; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh; sản xuất các tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng ven biển và trên biển.
- Tổ chức tập huấn trang bị kiến thức cho người dân vùng ven biển có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe; biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị và kêu gọi sự trợ giúp về y tế khi cần thiết.
Từ nguồn ngân sách Nhà nước bố trí cho các đơn vị, địa phương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn theo thẩm quyền; trình Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hàng năm, lập dự toán ngân sách triển khai Kế hoạch cùng với lập dự toán kinh phí của ngành y tế, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch cho Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức hệ thống vận chuyển cấp cứu và tổ chức chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt với các địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chỉ đạo các địa phương rà soát, xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển hệ thống y tế địa phương; thực hiện cơ chế, chính sách quản lý y tế liên quan để đảm bảo tính bền vững của Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
4. Các sở, ngành, đơn vị liên quan
- Xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất cho Ban Chỉ đạo tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề đảm bảo cho hoạt động y tế tại vùng biển.
- Cân đối, bố trí, lồng ghép kinh phí đảm bảo các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách để triển khai có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ven biển
- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố do đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố làm trưởng ban, trưởng phòng y tế làm phó ban, các cơ quan, đơn vị liên quan ở địa phương làm ủy viên, có sự tham gia của các lực lượng quân đội, công an.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện trong phạm vi huyện, thành phố; cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai tốt các hoạt động của Kế hoạch này tại địa phương.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình đảm bảo công tác y tế vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã ven biển tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.
Yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới tổ chức triển khai thực hiện.
Giao Giám đốc Sở Y tế theo dõi việc thực hiện của các đơn vị, địa phương và thường xuyên nắm tình hình, đề xuất giải quyết các vấn đề nảy sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.
- 1Quyết định 1807/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
- 2Quyết định 4894/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tại thành phố Đà Nẵng
- 3Kế hoạch 260/KH-UBND năm 2014 triển khai Đề án “Phát triển y tế biển, đảo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 317/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1807/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án phát triển y tế biển, đảo tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
- 4Quyết định 4894/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 tại thành phố Đà Nẵng
- 5Kế hoạch 260/KH-UBND năm 2014 triển khai Đề án “Phát triển y tế biển, đảo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020”
Quyết định 2406/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định 317/QĐ-TTg do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 2406/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra