UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/2006/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-UBHN ngày 13/01/2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật năm 2006;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Tờ trình số 2391/TTr–STM, ngày 06/12/2006.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 240/2006/QĐ-UBNDngày 28 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1: Đối tuợng và phạm vi điều chỉnh.
1. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (gọi tắt là doanh nghiệp) có trụ sở chính đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Phạm vi áp dụng: Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh (theo Danh mục các dịch vụ được Thành phố phê duyệt) và các dịch vụ này đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Thành phố.
1. “Xuất khẩu dịch vụ” là các loại hình dịch vụ được hiểu như sau:
+ Cung ứng dịch vụ qua biên giới: dịch vụ được cung cấp từ Việt Nam sang lãnh thổ một nước khác.
+ Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ: người tiêu dùng của một nước đến Việt Nam tiêu dùng các dịch vụ tại Việt Nam (Việt Nam xuất khẩu dịch vụ tại chỗ).
+ Hiện diện thương mại: Doanh nghiệp Việt Nam thành lập chi nhánh hoặc công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ tại nước ngoài.
+ Hiện diện thể nhân: Công dân Việt Nam trực tiếp sang cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.
Căn cứ vào định nghĩa trên, các Sở, Ngành, Hội và Hiệp Hội xem xét đề xuất danh mục các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh thuộc ngành mình quản lý.
2. “Xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh”: là dịch vụ thuộc các ngành dịch vụ: du lịch; thương mại; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin; y tế; giáo dục - đào tạo; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; vận tải công cộng; khoa học - công nghệ; tư vấn và các ngành dịch vụ khác mà Hà Nội có lợi thế so với các Tỉnh, Thành phố khác như: vị trí địa lý, vị trí kinh tế, vị trí chính trị, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở hạ tầng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Điều 3: Các nguyên tắc cơ bản trong khuyến khích phát triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh:
1. Việc khuyến khích chỉ thực hiện đối với tổ chức, cá nhân chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư phát triển cũng như tổ chức hoạt động xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh.
2. Các cơ chế khuyến khích được thực hiện một (01) lần đối với dự án đầu tư, đối với hoạt động xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh.
3. Tổ chức, cá nhân có thể được hưởng cùng lúc nhiều hình thức khuyến khích khác nhau.
Điều 4: Điều kiện được hưởng cơ chế khuyến khích.
1. Được thành lập và đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật (đối với tổ chức), có đủ quyền công dân được đăng ký hoạt động theo pháp luật hiện hành (đối với cá nhân).
2. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và có đủ năng lực về tài chính đảm bảo thực hiện hoàn chỉnh dự án (nếu có dự án đầu tư).
3. Các dự án đầu tư phát triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5: Danh mục các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh.
Căn cứ vào quy định này, Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các hội, hiệp hội đề xuất danh mục các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt. Hàng năm vào tháng 11, căn cứ vào danh mục dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh đã được Thành phố phê duyệt, các Sở chuyên ngành chủ trì phối hợp với các Hội, Hiệp hội liên quan có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất bổ sung hoặc loại bỏ các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh do ngành mình quản lý (nếu có) gửi về Sở Thương mại tập hợp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định.
CÁC QUY ĐỊNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH
Điều 6: Các hình thức khuyến khích.
1. Về thông tin, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về quy hoạch phát triển, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố, các thông tin dự báo về luật pháp quốc tế, thị trường, khách hàng có liên quan đến các dự án đầu tư, phát triển hoặc các hoạt động xuất khẩu dịch vụ.
- Được hỗ trợ tối đa 70% kinh phí quảng bá thương hiệu của Doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước trong chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch do Thành phố tổ chức theo quy định tại quyết định 7483/QĐ-UB ngày 10/11/2005 của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
- Được hỗ trợ tối đa 70% kinh phí chương trình đào tạo nhân lực: ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ; và tối đa 50% kinh phí khi tham gia các chương trình Hội chợ, các chương trình khảo sát thị trường trong và ngoài nước do Thành phố tổ chức.
Tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 và Nghị định 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 của Chính phủ quy đinh chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Về quy hoạch, kiến trúc, đất đai.
a. Về quy hoạch, kiến trúc: Được áp dụng mức tối đa về mật độ sử dụng đất, chiều cao công trình của dự án xây dựng theo quy định của Thành phố.
c. Được ưu tiên sử dụng các dịch vụ đô thị như: vận tải hành khách công cộng, bưu chính - viễn thông, vệ sinh môi trường(bao gồm cả xử lý rác thải, nước thải), đặt biển quảng cáo v.v...
Điều 7: Cách thức xét duyệt và nguồn kinh phí khuyến khích.
1. Đối với các hình thức khuyến khích được quy định tại Mục 1 Điều 6 giao Sở Thương mại chủ trì tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt và phối hợp với các ngành tổ chức thực hiện chương trình trên cơ sở đề xuất của các Sở, các Hội, Hiệp hội và các doanh nghiệp. Các Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xem xét xác nhận doanh nghiệp có đủ điều kiện được hưởng khuyến khích do ngành mình quản lý và đề xuất theo đúng các quy định tại quy định này.
2. Đối với các hình thức khuyến khích quy định tại Mục 2 Điều 6 giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, các Sở quản lý chuyên ngành thẩm định trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định (theo phân cấp quản lý của Thành phố)
3. Đối với các hình thức khuyến khích quy định tại Mục 3 Điều 6 giao Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện thẩm định trình Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định (theo phân cấp quản lý của Thành phố)
4. Hàng năm, Sở Thương mại chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư dự trù kinh phí cho các chương trình khuyến khích báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Nguồn kinh phí được trích từ Quỹ Xúc tiến Thương mại của Thành phố và các nguồn khác từ ngân sách Thành phố.
Điều 8: Trách nhiệm của các Sở, Ngành, Uỷ ban nhân dân các Quận, huyện và doanh nghiệp.
1. Sở Thương mại có trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp các chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp phát triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh. Quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình được giao. Tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố danh mục các dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành có trách nhiệm bố trí kinh phí, thẩm định và giám sát việc hỗ trợ của Thành phố cho doanh nghiệp từ các chương trình do các Sở, các Hội, hiệp hội đề xuất; Chủ trì, thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp (theo phân cấp quản lý của Thành phố); Giám sát và phối hợp với các Sở quản lý chuyên ngành quản lý phần vốn của Nhà nước hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp.
3. Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp Sở Tài chính bố trí vốn Ngân sách thực hiện các chương trình; cùng Sở Tài chính thẩm định năng lực doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của dự án xin hỗ trợ (theo phân cấp quản lý của Thành phố); Hướng dẫn doanh nghiệp triển khai các thủ tục lập dự án và xin hỗ trợ theo thẩm quyền.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định các Quy định hỗ trợ khuyến khích để phù hợp với quy định của Nhà nước và phù hợp với các cam kết của Việt nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
5. Các Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm triển khai các cơ chế khuyến khích được nêu trong Quy định này và đề xuất các loại hình dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, báo cáo Uỷ ban nhân dân Thành phố (qua Sở Thương mại) để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư quản lý các khoản hỗ trợ của Thành phố cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.
6. Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện có trách nhiệm thẩm định và quyết định các dự án đầu tư, quản lý hoạt động kinh doanh sau đầu tư trên địa bàn theo phân cấp quản lý của Thành phố và theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện để các dự án được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.
7. Các Hội, Hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm đề xuất các loại hình dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh (qua Sở Thương mại) điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân:
- Tuân thủ các quy định của Nhà nước và Thành phố về trình tự, thủ tục đầu tư theo các quy định quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
- Sử dụng đất và sử dụng các khoản hỗ trợ của Thành phố đúng mục đích của dự án, thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các khoản phí khác với Nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành và phải hoàn trả toàn bộ phần kinh phí đã được hỗ trợ.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, căn cứ vào các đề xuất của các Sở, Ban, Ngành giao Sở Thương mại tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 7483/2005/QĐ-UB về Quy chế hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 5Luật Đất đai 2003
- 6Luật xây dựng 2003
- 7Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 8Nghị định 152/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 9Quyết định 823/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020
Quyết định 240/2006/QĐ-UBND Quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 240/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Phí Thái Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết