Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2017/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 12 tháng 12 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại văn bản số 2068/STC-QLNS ngày 30/11/2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Bình tổ chức triển khai, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Bình; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỦY THÁC QUA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỂ CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2017/QĐ-UBND ngày 12/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi tắt là NHCSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
1. Việc cho vay phải bảo đảm đúng đối tượng và điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật hiện hành và quy định tại Quyết định này.
2. Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
3. Chi nhánh NHCSXH và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng được vay vốn.
4. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng để chiếm đoạt và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện không đúng mục đích. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh; nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng Giao dịch NHCSXH các huyện-Chi nhánh NHCSXH tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình, bao gồm:
1. Nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung hàng năm theo khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Nguồn tiền lãi thu được từ cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác qua NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.
Điều 5. Ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH
1. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH tỉnh.
2. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ủy quyền cho Phòng Tài chính-Kế hoạch ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch NHCSXH huyện.
Hàng năm căn cứ hợp đồng ủy thác đã được ký, NHCSXH có trách nhiệm quản lý, cho vay các đối tượng theo quy định tại Quyết định này.
Điều 6. Quy trình chuyển vốn cho vay
Hàng năm, trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt phân bổ kế hoạch vốn vay để ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện cho vay; trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt phân bổ kế hoạch vốn vay để ủy thác cho Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện cho vay.
Trên cơ sở số nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách và quyết định phân bổ kế hoạch vốn vay được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt, Sở Tài chính (đối với cấp tỉnh), Phòng Tài chính-Kế hoạch (đối với cấp huyện) thực hiện chuyển tiền sang NHCSXH bằng hình thức lệnh chi tiền. Việc hạch toán chi ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt từng thời kỳ.
2. Các đối tượng chính sách khác theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
3. Các đối tượng chính sách khác do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định.
Điều 8. Mục đích sử dụng vốn vay
1. Mua sắm, vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; cải tạo ao, chuồng, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
2. Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
Ngoài các nội dung trên, căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ sung mục đích sử dụng tiền vay để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện đã ủy thác.
Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng (5 năm). Thời hạn vay vốn cụ thể do NHCSXH và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.
1. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Điều 12. Quy trình, thủ tục cho vay
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Bình, các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện các quy trình, thủ tục cho vay theo các quy định hiện hành của NHCSXH. NHCSXH chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ vay vốn, đảm bảo cho vay đúng quy định.
Đối với cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác, điều kiện vay vốn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn cụ thể của NHCSXH.
Điều 14. Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ đến hạn
1. Định kỳ hạn trả nợ:
a) Cho vay từ 12 tháng trở xuống: Trả nợ gốc một lần khi đến hạn.
b) Đối với cho vay trên 12 tháng: Căn cứ vào nguồn vốn và khả năng trả nợ của người vay vốn để định kỳ hạn trả nợ theo quy định của NHCSXH đối với từng chương trình tín dụng.
2. Thu nợ, thu lãi:
a) Thu nợ: NHCSXH tiến hành thu nợ trực tiếp từ người vay theo các kỳ hạn trả nợ do người vay và Ngân hàng thỏa thuận trên Hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn. Người vay được quyền trả nợ trước hạn.
b) Thu lãi: Thực hiện thu lãi hàng tháng.
Đối với trường hợp người vay trả nợ trước hạn thì thu nợ gốc đến đâu thu lãi đến đó.
3. Xử lý nợ đến hạn:
a) Đến hạn trả nợ: Người vay có trách nhiệm trả nợ gốc, lãi đầy đủ cho NHCSXH khi đến kỳ hạn trả nợ.
b) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Đối với nợ đến hạn theo phân kỳ nếu người vay gặp khó khăn chưa trả được nợ theo đúng kỳ hạn trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
c) Gia hạn nợ: Đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, người vay chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan và có nhu cầu xin gia hạn nợ, thì trước 05 ngày đến hạn trả nợ phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.
Thời hạn gia hạn nợ có thể cho gia hạn nợ một hay nhiều lần, nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay đối với cho vay ngắn hạn đến 12 tháng và tối đa không quá 1/2 thời hạn đã cho vay đối với cho vay trên 12 tháng.
d) Chuyển nợ quá hạn:
Người vay: Đến hạn trả nợ cuối cùng người vay chưa trả được nợ, không được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ thì NHCSXH nơi cho vay chuyển số dư nợ đó sang nợ quá hạn.
Khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH nơi cho vay gửi thông báo cho người vay để có biện pháp thu hồi nợ hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi theo quy định của pháp luật.
e) Thẩm quyền gia hạn nợ:
Thẩm quyền gia hạn nợ do NHCSXH các cấp xem xét, quyết định theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
Về thủ tục, hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thời gian gia hạn nợ thực hiện theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện ủy thác vào thu nhập của NHCSXH và quản lý, sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
1. Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ, phù hợp với nguồn vốn ngân sách nhận ủy thác cho vay. Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh trên tổng dư nợ thấp hơn 0,75% thì Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tối đa bằng 0,75% tính trên số dư nợ cho vay (không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh).
2. Trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện theo dư nợ cho vay bình quân. Mức phí quản lý tối thiểu bằng mức phí quản lý Thủ tướng Chính phủ giao cho NHCSXH trong từng thời kỳ. Trường hợp lãi thu được sau khi trích quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chung không đủ trích phí quản lý cho NHCSXH nơi nhận ủy thác vốn cho vay theo quy định, định kỳ hàng quý Sở Tài chính (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác), Phòng Tài chính-Kế hoạch (đối với nguồn ngân sách cấp huyện ủy thác) thực hiện các thủ tục tài chính cấp bù phần còn thiếu cho NHCSXH nhận ủy thác từ dự toán cấp bù chênh lệch phí quản lý vốn ngân sách ủy thác đã được Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
3. Trích phí chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của các cấp, các sở, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, cụ thể:
a) Đối với số lãi thu được từ cho vay nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác: NHCSXH trích tối đa không quá 15% số tiền lãi thu được giao cho NHCSXH để chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của các cấp, cỡ, ngành, đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ ngân sách cấp tỉnh.
b) Đối với số lãi thu được từ cho vay nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác: Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện trích tối đa không quá 15% số tiền lãi thu được giao cho Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện để chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của các đơn vị liên quan đến hoạt động cho vay bằng nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ ngân sách cấp huyện.
4. Phần còn lại (nếu có) được bổ sung vào nguồn vốn cho vay.
5. Cuối quý, Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo về số lãi thu được trong quý, số dư nợ thời điểm cuối quý gửi cơ quan Tài chính để thống nhất phương án sử dụng lãi và làm cơ sở cấp bù chi phí quản lý (theo quy định tại Khoản 2 Điều này).
Trước ngày 15/01 hàng năm, Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, chốt số liệu cấp bù kinh phí quản lý của cả năm gửi Sở Tài chính (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác). Phòng Tài chính-Kế hoạch (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác), đối chiếu, xác nhận quyết toán và cấp phần bù số còn thiếu (nếu có).
6. Nội dung chi, mức chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, giám sát, kiểm tra, khen thưởng
a) Nội dung chi:
- Chi hội nghị tập huấn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết hoạt động ủy thác vốn cho vay qua NHCSXH để cho vay theo các nội dung quy định tại văn bản này.
- Chi công tác tuyên truyền, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chi hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ được phân công trực tiếp quản lý, điều hành nguồn vốn ngân sách ủy thác cho vay. Căn cứ vào nguồn thu thực tế, quyết định mức hỗ trợ tối đa không quá 50% tiền lương hiện hưởng.
- Chi mua sắm dụng cụ văn phòng phục vụ công tác cho vay từ nguồn vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH.
- Chi cho công tác khảo sát, điều tra và đánh giá việc ủy thác vốn qua NHCSXH cho vay các đối tượng quy định, soạn thảo và ban hành quy định, hướng dẫn thực hiện quy định này.
- Chi khen thưởng cho đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác quản lý vốn cho vay, sử dụng hiệu quả vốn vay. Mức chi đối với tập thể là 02 lần mức lương cơ sở/năm, cá nhân là 01 lần mức lương cơ sở/năm (vận dụng theo Thông tư 54/2016/TT-BTC).
b) Mức chi: Thực hiện theo các quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh Thái Bình. Trường hợp nội dung mua sắm không có định mức chi thì thực hiện trên cơ sở giá thực tế thị trường, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
c) Lập dự toán, quyết toán: Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt dự toán chi tiết làm cơ sở thực hiện trong năm, tổng hợp quyết toán chung trong báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình gửi cơ quan tài chính thẩm tra quyết toán theo quy định chế độ kế toán, tài chính hiện hành. Số kinh phí được giao quản lý sử dụng trong năm còn lại được chuyển sang năm sau để tiếp tục theo dõi, quản lý và sử dụng.
1. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH từng thời kỳ.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro:
Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện).
NHCSXH có trách nhiệm thẩm định theo quy định các hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro, tổng hợp gửi Sở Tài chính (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh) Phòng Tài chính-Kế hoạch (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện) báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định xử lý nợ bị rủi ro.
3. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro:
a) Đối với các khoản nợ vay từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh bị rủi ro: Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của tỉnh đã được Chi nhánh NHCSXH tỉnh trích lập và quản lý theo quy định.
b) Đối với các khoản cho vay từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện bị rủi ro: Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cấp huyện đã được Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện trích lập theo quy định.
4. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; Cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung ngân sách địa phương để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện.
Điều 17. Về lập dự toán, phân bổ nguồn vốn
1. Lập dự toán:
Hàng năm, cùng với lập dự toán ngân sách. Trên cơ sở kết quả thẩm tra về số lượng đối tượng vay của NHCSXH; Báo cáo tình hình thực tế cho vay trong năm và dự kiến vốn thu hồi trong năm tiếp theo; Căn cứ khả năng ngân sách và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung vốn ủy thác qua NHCSXH để thực hiện cho vay theo quy định.
Đối với ngân sách cấp huyện, căn cứ chính sách cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đối tượng chính sách khác, trên cơ sở tổng hợp nhu cầu vay vốn tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách cấp mình, Phòng Tài chính-Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bổ sung vốn ủy thác qua Phòng Giao dịch NHCSXH để cho vay tại địa phương.
2. Về việc phân bổ nguồn vốn:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác: Chi nhánh NHCSXH tỉnh chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ nguồn vốn vay cho các huyện, thành phố.
b) Đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác: Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện chủ trì phối hợp Phòng Tài chính-Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch phân bổ nguồn vốn vay cho các xã, phường, thị trấn.
c) Chi nhánh NHCSXH tỉnh, Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm cho các đối tượng vay theo đúng quyết định kế hoạch phân bổ nguồn vốn vay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt.
1. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh:
a) Chi nhánh NHCSXH tỉnh có trách nhiệm báo cáo tổng nguồn vốn còn lại, kết quả cho vay, tình hình thu hồi vốn, phân bổ lãi cho vay từ nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh ủy thác gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để rà soát, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 10/7, báo cáo 6 tháng cuối năm và báo cáo năm gửi trước 15/01 năm sau; các báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện:
a) Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện có trách nhiệm báo cáo tổng nguồn vốn còn lại, kết quả cho vay, tình hình thu hồi vốn, phân bổ lãi cho vay từ nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác gửi Phòng Tài chính-Kế hoạch để rà soát tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 10/7, báo cáo 6 tháng cuối năm và báo cáo năm gửi trước 15/01 năm sau; các báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và đề nghị của Phòng Tài chính-Kế hoạch.
Điều 19. Phân công trách nhiệm:
1. Chi nhánh NHCSXH tỉnh:
Có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện quản lý nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện ủy thác cho vay đúng đối tượng, đúng quy định; đảm bảo sử dụng hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn được ủy thác quản lý.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
a) Chỉ đạo các Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tuyên truyền, phổ biến các chính sách quy định của Nhà nước, của tỉnh về hỗ trợ vốn vay ủy thác qua NHCSXH. Hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn đăng ký với NHCSXH để được tiếp cận vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.
b) Chủ trì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung các đối tượng chính sách khác được vay vốn theo quy định.
c) Chủ trì tổng hợp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các đối tượng được vay vốn, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết theo quy định.
3. Sở Tài chính:
a) Tham mưu, đề xuất, bố trí nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh hàng năm để ủy thác qua NHCSXH; Phối hợp thực hiện kiểm tra kết quả tạo lập quản lý và sử dụng nguồn vốn ủy thác tại NHCSXH; Thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc NHCSXH; Kiểm tra việc phân phối, sử dụng lãi cho vay thu được.
b) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế ủy thác vốn từ ngân sách các cấp sang NHCSXH để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác vay theo quy định tại Quyết định này.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo, tổ chức triển khai quy định theo phân cấp và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:
Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này.
Có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện) xử lý các khoản nợ rủi ro của người vay.
6. Các sở, ngành, các đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện theo quy định này.
Điều 20. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 23/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 56/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 5Quyết định 38/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác
- 6Quyết định 102/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 49/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 2Quyết định 180/2002/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Quyết định 30/2015/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 54/2016/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 62/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 180/2002/QĐ-TTg và 30/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 23/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 11Quyết định 56/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 13Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 14Quyết định 38/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác
- 15Quyết định 102/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 49/2017/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 24/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số hiệu: 24/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra