Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2399/QĐ-UBND.ĐTXD

Nghệ An, ngày 12 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH NGHỆ AN, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Iuật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thỏa thuận tài trợ ký kết ngày 22/11/2013 giữa Bộ Y tế và UBND tỉnh về đầu tư của Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện:

Căn cứ Công văn số 1193/BYT-TB-CT ngày 14/02/2015 của Bộ Y tế v/v nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế; Công văn số 192/BQLDA-KH ngày 23/4/2015 của Ban QLDA Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện v/v nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải bệnh viện;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1086/TTr-SYT ngày 14/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015 - 2020 (có Kế hoạch kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015 - 2020 có hiệu quả, giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường tại các bệnh viện (cơ sở y tế) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh: Giám đốc các Sở: Y tế, Tài nguyên & Môi trường, Kế hoạch & Đầu tư, Xây dựng, Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Phó VP: XD, VX;
- TP: ĐTXD, VX, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Thị Lệ Thanh

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

Phần I

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TỈNH NGHỆ AN

I. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn y tế

1.1. Mô tả các cơ sở y tế

a) Hệ điều trị:

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 42 bệnh viện và 02 Trung tâm Y tế huyện có giường bệnh và 08 Phòng khám khu vực gồm:

- 1 Bệnh viện đa khoa tỉnh (Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An);

- 9 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh: Y học cổ truyền, bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Mắt. Bệnh viện Chấn thương - chỉnh hình, Bệnh viện Điều dưỡng - phục hồi chức năng;

- 2 Bệnh viện đa khoa khu vực: Tây Bắc và Tây Nam;

- 17 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện: Kỳ sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh;

- 2 Trung tâm y tế huyện có giường bệnh: TTYT huyện Nghĩa Đàn (90 giường bệnh; TTYT thị xã Hoàng Mai 40 giường bệnh;

- 4 Bệnh viện bộ, ngành: Bệnh viện Công an tỉnh, Bệnh viện Giao thông 4, Bệnh viện Quân y 4, Bệnh viện Phong Quỳnh Lập;

- 9 Bệnh viện đa khoa tư nhân: Bệnh viện đa khoa Cửa Đông, Bệnh viện đa khoa Thái An, Bệnh viện đa khoa Thành An, Bệnh viện đa khoa Phủ diễn, Bệnh viện Minh Hồng, Bệnh viện đa khoa Đông Âu, Bệnh viện 115, Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Vinh, Bệnh viện Thái Thượng Hoàng;

- 08 Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện đa khoa huyện (PKĐKKV Chiêu Lưu, Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn; Yên Hòa, Hữu Khuông, huyện Tương Dương; Châu Thôn, huyện Quế Phong; Cát Ngạn, huyện Thanh Chương; Năm Nam, huyện Nam Đàn; Tây Nghi Lộc, huyện Nghi Lộc).

b) Hệ dự phòng:

- Tuyến tỉnh: Có 11 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh và 2 Chi cục, gồm: Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng chống sốt rét và Ký sinh trùng, Trung tâm Phong và Da liễu, Trung tâm Huyết học truyền máu, Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm - Mỹ phẩm, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Giám định Pháp Y, Trung tâm giám định Pháp y - Tâm thần, Chi cục Dân số/KHHGĐ và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tuyến huyện có 21 Trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 02 Trung tâm y tế có giường bệnh.

c) Tuyến xã:

- Nghệ An có 480 TYT xã, phường, thị trấn và 359 cơ sở hành nghề y tư nhân khác. Tổ chức hệ thống y tế tỉnh Nghệ An được trình bày trong Phụ lục 2.

+ Ngoài ra, còn có 01 Trường Đại học y khoa Vinh thành lập năm 2010, hàng năm đào tạo khoảng 5500 sinh viên.

Năm 2015 hệ thống y tế trong tỉnh có khoảng 9339 giường bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh trong các cơ sở y tế công là 112% trong đó tuyến tỉnh là 111,3% và tuyến huyện là 119,9%. Các bệnh viện trong tỉnh gồm: 21 bệnh viện đa khoa, 12 bệnh viện chuyên khoa, 08 bệnh viện tư nhân đều thực hiện chức năng chẩn đoán và điều trị cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện công còn phải thực hiện thêm các chức năng đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và quản lý kinh tế theo quy định của Bộ Y tế. Các PKĐKKV và TYT xã chủ yếu khám chữa bệnh thông thường, khám thai, đỡ đẻ và điều trị ngoại trú. Một số cơ sở y tế dự phòng có thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh, tiêm phòng, xét nghiệm... như TT CSSKSS, TT YTDP, TT phòng chống HIV/AIDS, TT Phòng chống sốt rét, TT Huyết học truyền máu và các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện.

Các BVĐK tỉnh, BV ĐKKV và bệnh viện huyện đều lập đề án đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh phê duyệt. BVĐK tỉnh đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài Nguyên Môi trường.

Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân bố trên địa bàn rộng một số bệnh viện huyện và Bệnh viện đa khoa và Phòng khám đa khoa khu vực xã trung tâm tỉnh trên 200 km, địa hình rừng núi, giao thông chưa thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý CTYT tập trung hoặc theo cụm bệnh viện (đối với các bệnh viện miền núi). Nhiều đặc điểm môi trường khác cần được chú ý khi xây dựng các công trình xử lý chất thải: địa hình đồi núi có độ dốc lớn; các bệnh viện có diện tích không lớn, đa số lập trung tại khu vực đông dân cư, thành thị được trình bày trong Phụ lục 3-2

1.2. Khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế

Theo khảo sát cơ bản của Sở Y tế năm 2015, mỗi ngày các bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh Nghệ An phát sinh khoảng 10,7 tấn chất thải y tế trong đó có 1986 kg chất thải y tế nguy hại (chất thải lây nhiễm khoảng 1789 kg/ngày và chất thải hóa học khoảng 179 kg/ngày), ước tính tổng chất thải y tế nguy hại khoảng (chiếm 18,3%). Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,14 kg/giường bệnh/ngày, trong đó chất thải nguy hại phát sinh khoảng 0,211 kg/giường bệnh/ngày. Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0.03 - 0.4 kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện. Khối lượng chất thải Y tế phát sinh từ các nguồn thải nhỏ chưa được khảo sát.

Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mô bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế bào để hóa trị liệu điều trị ung thư. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Ung bướu, một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp.

1.3. Kế hoạch mở rộng các cơ sở y tế trong tỉnh

- Xây mới BV ĐKKV Tây Bắc 300 giường (tuy nhiên thực kê hiện tại của BVĐK KV Tây Bắc đã lên tới 355 giường bệnh). Dự kiến chuyển ra Bệnh viện mới và đi vào hoạt động chính thức quý I/2017 nếu Hệ thống xử lý chất thải được xây dựng đầu tư hỗ trợ dự án Ngân hàng thế giới trong năm 2016.

Mở rộng quy mô của các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện khác.

1.4. Ước tính khối lượng chất thải y tế phát sinh trong tương lai

Việc ước tính khối lượng chất thải y tế lây nhiễm phát sinh trong năm 2020 được trình bày trong bảng sau:

Bảng I: Bảng tổng hợp lượng chất thải y tế nguy hại dự báo năm 2020

I

Các bệnh viện xin vốn WB giai đoạn 2

Hệ số

Dự kiến Số giường 2020

Chất thải lây nhiễm

Chất thải hóa học

Chất thải thông thường

1

BVĐK Hữu Nghị Nghệ An

0.192

2000

384.0

38.4

1920.0

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

0.3

450

135.0

13.5

675.0

3

BV ĐK KV Tây Bắc Nghệ An

0.2

600

120.0

12.0

600.0

4

BVĐK huyện Diễn Châu

0.155

420

65.1

6.5

325.5

5

BVĐK huyện Đô Lương

0.175

300

52.5

5.3

262.5

6

BVĐK huyện Thanh Chương

0.155

400

62.0

6.2

310.0

7

BVĐK huyện Yên Thành

0.175

300

52.5

5.3

262.5

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

0.175

350

61.3

6.1

306.3

II

Các bệnh viện cơ sở y tế còn lại

 

 

 

 

 

9

BVĐK huyện Tân Kỳ

0.175

200

35.0

3.5

175.0

10

BV Sản - Nhi

0.225

700

157.5

15.8

787.5

11

BV Y học cổ truyền

0.15

400

60.0

6.0

300.0

12

BV Tâm Thần

0.15

300

45.0

4.5

225.0

13

BV Nội tiết

0.225

250

56.3

5.6

281.3

14

BV Mắt

0.2

100

20.0

2.0

100.0

15

BV Ung bướu

0.35

350

122.5

12.3

612.5

16

BV Chân thương - Chỉnh hình

0.15

250

37.5

3.8

187.5

17

BV Điều dưỡng - Phục hồi chức năng

0.15

250

37.5

3.8

187.5

18

BV ĐKKV Tây Nam

0.2

250

50.0

5.0

250.0

19

BVĐK TP Vinh

0.225

300

67.5

6.8

337.5

20

BVĐK huyện Hưng Nguyên

0.175

200

35.0

3.5

175.0

21

BVĐK huyện Nam Đàn

0.175

200

35.0

3.5

175.0

22

BVĐK huyện Nghi Lộc

0.225

250

56.3

5.6

281.3

23

BVĐK Thị xã Cửa Lò

0.175

150

26.3

2.6

131.3

24

BVĐK huyện Anh Sơn

0.175

200

35.0

3.5

175.0

25

BVĐK huyện Quỳ Hợp

0.155

150

23.3

2.3

116.3

26

BVĐK huyện Quỳ Châu

0.155

150

23.3

2.3

116.3

27

BVĐK huyện Quế Phong

0.155

150

23.3

2.3

116.3

28

BVĐK huyện Kỳ Sơn

0.155

150

23.3

2.3

116.3

29

BVĐK huyện Tương Dương

0.155

200

31.0

3.1

155.0

30

TTYT huyện Nghĩa Đàn

0.175

100

17.5

1.8

87.5

31

BV 115

0.175

200

35.0

3.5

175.0

32

BV Thái An

0.175

200

35.0

3.5

175.0

33

BV Cửa Đông

0.175

300

52.5

5.3

262.5

34

BV Phủ Diễn

0.175

250

43.8

4.4

218.8

35

BV Thành An

0.175

250

43.8

4.4

218.8

36

BV Minh Hồng

0.175

100

17.5

1.8

87.5

37

BV Đông Âu

0.175

150

26.3

2.6

131.3

38

BV Măt Sài Gòn - Vinh

0.175

100

17.5

1.8

87.5

39

BV Thái Thượng Hoàng

0.175

50

8.8

0.9

43.8

40

BV Quân khu IV

0.175

300

52.5

5.3

262.5

41

BV Phong Quỳnh Lập

0.225

200

45.0

4.5

225.0

42

BV Giao thông

0.175

200

35.0

3.5

175.0

43

TT Chăm sóc SKSS

0.15

50

7.5

0.8

37.5

44

TT GDPY Tâm thần

0.15

50

7.5

0.8

37.5

45

TT Huyết học - truyền máu

0.175

50

8.8

0.9

43.8

46

TT Phòng chống sốt rét

0.175

20

3.5

0.4

17.5

 

Tổng từng loại

 

12540

2400

240

11960

 

Tng cng

 

 

14600

Dự tính đến năm 2020, khối lượng chất thải y tế lây nhiễm phát sinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An ước tính là 2,4 tấn/ngày từ các bệnh viện và trung tâm y tế, đây là các chất thải có nguy cơ truyền nhiễm và bùng bệnh dịch với nhiều diễn biến khó lường, cần phải xử lý sớm ngay tại nguồn. Tổng toàn bộ lượng chất thải y tế đến năm 2020 dự báo khoáng 14,6 tấn/ngày. Thành phần của chất thải Y tế sẽ không thay đổi nhiều (xem Phụ lục 3-4).

2. Xử lý chất thải rắn y tế:

Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và mô hình xử lý theo cụm cơ sở y tế. Trên địa bàn tỉnh có 18 công trình xử lý chất thải y tế, tất cả đều đặt trong khuôn viên của các bệnh viện, đã được cấp giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có công ty môi trường đô thị hay công ty tư nhân nào tham gia xử lý chất thải rắn y tế nguy hại.

2.1. Mô hình xử lý tại chỗ:

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 17 bệnh viện đang xử lý chất thải rắn y tế tại chỗ là Kỳ sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và Bệnh viện Ung Bướu, BVĐK TP Vinh. Hiện nay, tất cả các bệnh viện tuyến huyện đã có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. sử dụng công nghệ đốt, chủ yếu là lò đốt 2 buồng. Trong tổng số 17 lò đốt, có:

- 08 Lò đốt của các bệnh viện đa khoa: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quế Phong, Anh Sơn, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò (là lò đốt ChuwAstar - Nhật Bản), có công suất từ 20-30 kg/giờ (do dự án Trái phiếu Chính phủ cung cấp năm 2010), hiện 08 lò đốt này đang hoạt động tốt nhưng cũng rất tốn nhiên liệu.

- 09 Lò dốt của các bệnh viện đa khoa: Kỳ sơn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương và Nam Đàn (là lò đốt VHI 08- Việt Nam) có công suất từ 35kg/giờ (do dự án sự nghiệp môi trường cung cấp từ năm 2005), hiện 09 lò đốt này đang hoạt động nhưng phát sinh nhiều vấn đề như tốn nhiên liệu, nhiệt độ thấp và không đạt tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.

- Năm 2007, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi được lắp đặt lò đốt hiệu VHI - 18B do viện Khoa học Công nghệ và Môi trường sản xuất, công suất 20kg/giờ. Lò đốt hoạt động từ năm 2008 đến nay thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Tình trạng mùi khét, khói đen thải ra từ lò đốt gây ô nhiễm môi trường, xung quanh.

Các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã thường xử lý chất thải lây nhiễm bằng cách đốt trong lò đốt gạch, đốt ngoài trời hoặc chôn lấp. Các phòng khám tư nhân phần lớn hòa chung chất thải lây nhiễm với chất thải sinh hoạt, rồi được công ty công trình đô thị tỉnh/huyện vận chuyển tới bãi rác để chôn lấp. Cách xử lý và tiêu hủy CTRYT nguy hại ở từng bệnh viện được mô tả trong Phụ lục 3-4.

2.2. Mô hình xử lý tập trung hoặc theo cụm:

Thực tế mô hình xử lý tập trung cho cả tỉnh khó triển khai bởi địa hình khó khăn, hiểm trở và khoảng cách quá xa của các cơ sở y tế, vì vậy giải pháp hiện tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn áp dụng mô hình xử lý tại chỗ là chính và triển khai mô hình xử lý theo cụm đối với các cơ sở y tế gần nhau.

Trong tương lai dài hạn, dự kiến chất thải y tế các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh sẽ chuyển về huyện Hưng Nguyên để xử lý, tuy nhiên với nguồn vốn hạn chế, cũng như điều kiện khó khăn. Đặc biệt hiện tại có Bệnh viện Đa Khoa Hữu Nghị Nghệ An (Bệnh viện ĐK tỉnh mới) là bệnh viện lớn nhất tỉnh và Bệnh viện Lao Phổi Nghệ An là bệnh viện thuộc trong cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đây là hai trọng điểm phát sinh các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, có thể bùng phát lan truyền bệnh dịch ra các vùng dân cư lân cận, do đó để ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ chất thải y tế, giải pháp đề xuất hỗ trợ vay vốn Ngân hàng thế giới - Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện - Bộ Y tế theo mô hình tại chỗ phù hợp với tiêu chí và nguồn lực của Dự án. Tuy nhiên việc triển khai cần áp dụng dòng công nghệ không đốt, tiên tiến thân thiện với môi trường, để không ảnh hưởng đến việc phát sinh ô nhiễm thứ cấp trên địa bàn Thành phố Vinh, đảm bảo các chất thải chứa các vi rút vi khuẩn vi bệnh được khử khuẩn triệt để an toàn đạt quy chuẩn, trước khi chuyển sang quản lý như đối với chất thải thông thường.

Thực tế mô hình cụm tại Thành phố Vinh đang triển khai chủ yếu theo giải pháp tạm thời, bằng việc sử dụng lò đốt tập trung tại Bệnh viện Ung Bướu, được đầu tư năm 2014 của Anh Quốc (do Bệnh viện ĐK tỉnh cũ chuyển địa điểm bàn giao lại), tuy lò đốt mới này đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn môi trường. Nhưng đây chỉ là biện pháp trước mắt, còn lâu dài phải đầu tư xây dựng trung tâm xử lý tập trung cho các bệnh viện (cơ sở y tế) trên địa bàn Thành phố Vinh và các huyện phụ cận tại địa điểm đã được lựa chọn (tại xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên).

3. Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Công ty Vệ sinh Môi trường Đô thị Nghệ An chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải thông thường từ các cơ sở y tế đi tiêu hủy. Công ty đã có đăng ký, giấy phép hành nghề, có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đúng quy cách. Tuy nhiên, công ty này không tham gia vận chuyển chất thải y tế nguy hại.

Đối với một số bệnh viện gần Bệnh viện Ung Bướu được thu gom chất thải y tế theo mô hình cụm bằng lò đốt vừa được đầu tư, hầu hết các bệnh viện này tự chở chất thải đến theo xe máy hoặc thuê. Tần suất vận chuyển của các cơ sở này chưa theo dõi và kiểm soát được.

4. Tiêu hủy sau cùng chất thải rắn y tế:

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1 bãi rác lớn của Thành phố Vinh và 18 bãi rác của các huyện. Hiện tại, các bãi rác trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác thải được xử lý đơn giản bằng cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi và đốt tự nhiên. Cách xử lý này không đủ đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực xung quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh.

Việc tiêu hủy sau cùng CTRYT hầu như không được kiểm soát. CTRYT nguy hại ở các phòng khám tư nhân vẫn còn được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải sinh hoạt. Tro của lò đốt ở BVĐK tỉnh Nghệ An (vị trí bệnh viện cũ) được vận chuyển chung với chất thải sinh hoạt tới bãi rác của thành phố để chôn lấp. Cách thức tiêu hủy tro của các lò đốt khác cũng không an toàn, tro được đốt ra đất trong bệnh viện hoặc đưa ra bãi rác thị trấn cùng chất thải sinh hoạt (xem Phụ lục 3-5). Các chất thải được phép tái chế như nhựa, hóa chất quang hình được bán cho cá nhân/cơ sở thu mua tái chế, trong khi đó, trên địa bàn của tỉnh chưa có cơ sở thu mua tái chế có tư cách pháp nhân.

II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ:

1. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế

Hiện nay, các bệnh viện trong tỉnh chưa tiến hành đo lường lưu lượng nước thải phát sinh nên không có số liệu chính xác về lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế. Giả định rằng lượng nước thải bệnh viện là 0.6 - 0.8 m3/giường bệnh thực tế/ngày thì các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đang xả ra từ 4976 - 6197 m3 nước thải/ngày (xem Phụ lục 3-6). Lượng nước thải phát sinh từ các trung tâm dự phòng tỉnh và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản không quá 60 m3/ngày, từ các trung tâm tuyến tỉnh khác không quá 30 m3/ngày và các PKĐKKV không quá 20 m3/cơ sở/ ngày. Lượng nước thải từ các Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân không quá 10 m3/cơ sở/ ngày. Nước mưa được thu gom riêng với nước bẩn.

Thành phần nước thải của các cơ sở y tế tương tự như nước thải đô thị. Nguy cơ chủ yếu của nước thải y tế là vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Nước thải bệnh viện có thể chứa một lượng nhỏ dược phẩm như kháng sinh và hóa chất nguy hại. Nước thải từ khoa y học hạt nhân của bệnh viện đa khoa tỉnh có chứa đồng vị phóng xạ.

2. Mô tả các công trình xử lý nước thải hiện có:

Trong số 41 bệnh viện, thì 14 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là BV Đa Khoa Hữu Nghị Nghệ An, BVĐK Thành phố Vinh, BVĐKKV huyện Anh Sơn, huyện Quế Phong, Bệnh viện Quân y IV, Bệnh viện Giao thông, Bệnh viện Phong Quỳnh Lập và 07 Bệnh viện tư nhân. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ở 14 bệnh viện này đều theo sơ đồ xử lý nước thải bậc 1 phân tán kết hợp với xử lý sinh học tập trung (xử lý bậc 2) và khử trùng nước thải (xử lý bậc 3). Nước thải được xử lý bậc 1 bằng các bể tự hoại được bố trí phân tán dưới các tòa nhà. Hệ thống cống thu gom nước thải từ các khoa phòng và nước thải từ các bể tự hoại tới công trình xử lý sinh học tập trung. Tại đây nước thải được xử lý bằng các công trình xử lý cơ học (bể điều hòa, bể lắng), công trình xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí bằng bùn hoạt tính và công trình khử trùng bằng Clo (Xem Phụ lục 3-6).

Hệ thống xử lý nước thải của BVĐK Hữu Nghị Nghệ An có công suất 450 m3/ngày đêm, mới được đầu tư bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đã thực hiện xong, và hoạt động tốt.

Hệ thống xử lý của BVĐK huyện Anh Sơn có công suất 50 m3/ngày đêm và đưa vào hoạt động từ năm 2011, hệ thống hoạt động ổn định.

Hệ thống xử lý nước thải của BV ĐK huyện Quế Phong có công suất 50m3/ngày đêm đưa vào hoạt động năm 2011, hệ thống hoạt động ổn định.

Hệ thống xử lý nước thải của BVĐK thành phố Vinh có công suất 50 m /ngày đêm, hệ thống hoạt động ổn định.

Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện tư nhân (Cửa Đông; 115; Thái An; Thành An; Minh Hồng; Đông Âu; Mắt Sài gòn...) đang hoạt động ổn định.

Các bệnh viện còn lại, nước thải từ các nhà vệ sinh chỉ được xử lý bậc 1 bằng các bể tự hoại đặt phân tán dưới chân công trình. Nước thải sinh hoạt khác, nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh và nước thải từ bể tự hoại chưa được thu gom để xử lý tiếp. Nước thải bệnh viện sau xử lý bậc 1 được xả tràn ra đất hoặc xả thẳng ra công thoát nước chung của địa phương hoặc ra sông, ra đồng xung quanh.

Phụ lục 3-6 trình bày chi tiết về hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các bệnh viện trong tỉnh.

Nước thải của các đơn vị dự phòng, PK ĐKKV hiện đang được đổ vào hệ thống cống chung, đổ vào bể tự hoại hoặc cho chảy vào ao hồ hay chảy tràn trên mật đất. Tất cả các Phòng khám, các cơ sở y tế dự phòng, TYT xã chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế. Một số hệ thống mới được đầu tư theo nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới giai đoạn 1 của các Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện ĐKKV Tây Nam...đã triển khai đấu thầu dự kiến được lắp đặt quý IV năm 2015.

3. Theo dõi chất lượng nước thải:

Do Sở Tài nguyên & môi trường (trung tâm quan trắc môi trường tỉnh) thực hiện kiểm tra, xét nghiệm định kỳ. Bên cạnh đó, trung tâm y tế dự phòng tỉnh cũng lấy mẫu nước thải xét nghiệm khi có yêu cầu.

4. Nạo vét và tiêu hủy bùn thải

Đây là điểm yếu trong vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở y tế ở Nghệ An. Bùn thải từ các bể tự hoại ít khi được nạo vét và tiêu hủy do thiếu kinh phí và không có đơn vị chuyên trách thực hiện.

III. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ YÊU CẦU TUÂN THỦ.

1. Hiện trạng triển khai các văn bản pháp quy về quản lý CTYT trong tỉnh:

Nhằm triển khai các văn bản pháp quy được Chính phủ và các Bộ ban hành, UBND tỉnh Nghệ An và Sở Y tế đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn thực thi nhằm tăng cường công tác quản lý CTYT trong tỉnh như sau:

- Quy hoạch ngành y tế tỉnh Nghệ An giai đoạn từ 2010 - 2020, ban hành của UBND tỉnh Nghệ An. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các dự án phát triển bệnh viện, bao gồm các dự án xử lý chất thải bệnh viện.

- Năm 2012-2014, 14 bệnh viện: BVĐK huyện Nghi Lộc, BVĐK huyện Yên Thành, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK thị xã Cửa Lò, BVĐK huyện Kỳ sơn, BVĐK huyện Tương Dương, BVĐK huyện Quỳ Châu, BVĐK huyện Quỳ Hợp, BVĐK huyện Nam Đàn, BVĐK huyện Hưng Nguyên, Nội tiết, Tâm Thần, Y học cổ truyền, Sản - Nhi, Bệnh viện HNĐK tỉnh (mới) đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Các đơn vị đã được tập huấn triển khai các Quy chế quản lý chất thải theo ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/BYT ngày 30/11/2007 và Thông tư 18/2009/BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế.

Chi tiết tại phụ lục 3-7 các dự án hỗ trợ quản lý CTYT trên địa bàn tỉnh.

2. Cơ cấu tổ chức để quản lý, giám sát công tác quản lý CTYT trong tỉnh:

Các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTYT nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước sau đây:

- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của những dự án đầu tư có phát sinh CTYT nguy hại; cấp và điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTYT nguy hại cho các bệnh viện; cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý CTNH đối với chủ vận chuyển và chủ xử lý, tiêu hủy CTYT nguy hại; Tổ chức kiểm tra, tranh tra công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTYT nguy hại của các cơ sở y tế; Phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định. Về quản lý CTYT; hàng năm tiến hành thống kê tổng lượng CTTY nguy hại bởi các cơ sở y tế đã đăng ký chủ nguồn thải và đánh giá tình hình quản lý GTYT nguy hại để báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và môi trường.

- Sở Y tế: Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các cơ sở y tế trong tỉnh. Phòng KHTH và Phòng nghiệp vụ Y có nhiệm vụ phối hợp tiến hành khảo sát thực trạng quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế. tổng hợp và báo cáo cho lãnh đạo Sở Y tế, cho các vụ, cục của Bộ Y tế. Số liệu về thực trạng quản lý chất thải y tế đã được cập nhật hàng quý, 6 tháng, hàng năm và thông qua hoạt động kiểm tra bệnh viện hàng năm hay một số đợt thanh tra cơ sở y tế đột xuất.

- Sở Xây dựng: quy hoạch, thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải đô thị; thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng các công trình y tế phải đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải y tế.

- Sở Tài chính: chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác quản lý chất thải y tế.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch dự án về quản lý chất thải y tế, đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt.

- Sở Khoa học Công nghệ tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế.

- Cảnh sát môi trường: có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế, phát hiện các sai phạm và xử phạt các vi phạm hành chính hoặc điều tra khởi tố nếu có dấu hiệu tội phạm về môi trường.

Quản lý chất thải y tế liên quan đến nhiều Sở nhưng hiện tại chưa có cơ chế phối kết hợp giữa các Sở/ngành trong hoạt động quản lý chất thải y tế. Chưa có hội đồng/tổ công tác liên ngành được thành lập để tháo gở những khó khăn trong quản lý chất thải y tế như việc phối hợp tiêu hủy chất thải hóa học và bùn thải.

IV. CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh có một số dự án về quản lý chất thải bệnh viện. Các dự án này đều đang được triển khai xây lắp đó là:

1. Đầu tư xây dựng công trình Hệ thống xử lý nước thải BVĐK huyện Nghi Lộc, BVĐK huyện Yên Thành, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK thị xã Cửa Lò, nguồn vốn tài trợ của Tổ chức Lien Aid - Singapore đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả (Sở Y tế chủ đầu tư, giai đoạn 2012-2013).

2. Đầu tư xây dựng công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả: Cải tạo và nâng cấp Hệ thống xử lý nước thải một số Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An bằng vốn sự nghiệp môi trường Trung ương và ngân sách tỉnh. Chủ đầu tư Sở Y tế, giai đoạn 2012-2014.

3. Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải: Bệnh viện Lao Phổi Nghệ An. Bệnh viện ĐKKV Tây Nam, Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình theo Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới, Chủ đầu tư Sở Y tế trong giai đoạn 2015-2016.

4. Đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải: Dự án hỗ trợ xử lý nước thải theo nguồn vốn Ngân hàng tái thiết Đức các bệnh viện gồm: Bệnh viện ĐK KV Tây Bắc, Đô Lương, Tân Kỳ, Trung tâm y tế Nghĩa Đàn, Trung tâm Y tế thị xã Hoàng Mai với Chủ đầu tư Sở Y tế trong giai đoạn 2015-2016.

Phần II

KẾ HOẠCH CẢI THIỆN

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

1. Đối với cơ sở phát sinh CTYT:

- 100% các chủ nguồn thải phải có hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn; tất cả nhân viên được tập huấn phù hợp và có đủ phương tiện bảo hộ lao động.

- 100% chủ nguồn thải chính (bệnh viện) phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý và có chương trình theo dõi giám sát.

2. Đối với cơ sở xử lý CTYT:

2.1. Định hướng với chủ xử lý chất thải y tế:

- Các chủ xử lý chất thải sinh hoạt là Công ty TNHH MTV Môi trường và phát triển Đô thị Vinh và các Công ty Môi trường các huyện, thị xã.

- Các chủ xử lý CTRYT nguy hại bao gồm:

+ Quy mô lớn: Khu xử lý đặt tại xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên.

+ Quy mô trung bình: Bao gồm các bệnh viện: Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An (xử lý cho các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế tại thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn); BVĐK huyện Đô Lương (xử lý cho các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế tại huyện Đô Lương, huyện Tân Kỳ); Bệnh viện Ung Bướu (xử lý chất thải cho một số bệnh viện trong thành phố Vinh).

+ Quy mô nhỏ: Bao gồm các bệnh viện: BVĐK Hữu Nghị Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành đc giải quyết trọng điểm ô nhiễm hiện tại trước khi áp dụng các mô hình lớn hơn và một số các BVĐK huyện vùng sâu vùng xa như: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.

+ Quy mô rất nhỏ: các PKĐKKV, phòng khám tư nhân và TYT, Các tuyến xã khác trong địa bàn huyện...

- Chủ xử lý nước thải y tế là tất cả các cơ sở y tế.

- Chủ xử lý CTRYT nguy hại và nước thải phải có hệ thống xử lý với công suất và công nghệ phù hợp, nhân viên vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý phải được đào tạo.

2.2. Định hướng với mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại:

Trong giai đoạn 2015-2020 do dặc thù địa hình của tỉnh Nghệ An có địa bàn rộng và địa hình phức tạp; tỉnh sẽ áp dụng mô hình xử lý theo cụm và mô hình xử lý tại chỗ để xử lý ngay tại nguồn cho các bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao, chưa có biện pháp xử lý an toàn. Cụ thể như sau:

- Mô hình tại chỗ: trước mắt giai đoạn hiện tại đầu tư 06 Bệnh viện mô hình tại chỗ để giải quyết triệt để các chất thải lây nhiễm tại các bệnh viện có nhiều nguy cơ lây nhiễm cao gồm: BV Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành theo dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới. Ngoài ra, mô hình tại chỗ vẫn tiếp tục triển khai tại các BVĐK huyện vùng sâu vùng xa như: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Trong tương lai, khi có các nguồn vốn, dự án và công nghệ phù hợp sẽ áp dụng thêm các mô hình xử lý tại chỗ áp dụng cho bệnh viện riêng lẻ áp dụng cho các chủ xử lý quy mô nhỏ và rất nhỏ.

- Mô hình cụm: áp dụng mô hình cho các chủ xử lý có quy mô trung bình như: cụm cho BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An (xử lý cho các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế tại thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn), BVĐK huyện Đô Lương (xử lý cho các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế tại huyện Đô Lương, huyện Tân Kỳ) theo dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới; Bệnh viện Ung Bướu vẫn tiếp tục xử lý cho một số bệnh viện lân cận xung quanh bằng lò đốt hiện có.

Trong tầm nhìn từ 2020 - 2025, mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo định hướng tập trung sẽ được triển khai và áp dụng cho quy mô xử lý lớn. Dự kiến mô hình sẽ triển khai đặt tại huyện Hưng Nguyên theo quy hoạch trong Đề án Xử lý chất thải y tế của tỉnh Nghệ An đã phê duyệt.

3. Đối với cơ sở vận chuyển CTYT:

- Chủ vận chuyển chất thải sinh hoạt: Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị của tỉnh, huyện, thành phố.

- Chủ vận chuyển các mô hình cụm: BVĐK huyện Đô Lương, BV ĐKKV Tây Bắc khi áp dụng mô hình cụm cần đăng ký các thủ tục môi trường về xử lý chất thải y tế nguy hại đảm bảo toàn bộ các xe vận chuyển đều có bảo ôn lạnh, đảm bảo các quy định về môi trường khi vận chuyển chất thải. Các chất thải sau khi vận chuyển thực hiện áp dụng công nghệ không đốt tiên tiến thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý không phát sinh ô nhiễm thứ cấp, chất thải sau xử lý được giảm thiểu về thể tích, mất hình dạng, không còn mầm bệnh gây hại được chuyển tiếp sang quản lý như đối với chất thải thông theo các Công ty MTĐT trên địa bàn.

II. XÂY LẮP VÀ THIẾT BỊ:

1. Quản lý chất thải rắn y tế:

1.1. Phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ

a) Cho các bệnh viện

Dựa trên nguồn vốn hỗ trợ xử lý chất thải vay vốn Ngân hàng thế giới, đề xuất đầu tư: túi, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn, nhà lưu trữ, hệ thống bảo ôn lạnh chất thải... theo định mức hỗ trợ của Sổ tay hướng dẫn Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện cho 08 bệnh viện thụ hưởng bổ sung giai đoạn 2 gồm: BV Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành, BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An, BVĐK huyện Đô Lương.

Chi tiết các khoản mục tài trợ được các bệnh viện và Sở Y tế thực hiện phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải theo Hướng dẫn Ban quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới - Bộ Y tế.

Các bệnh viện còn lại đầu tư thu gom, vận chuyển và lưu giữ theo nhu cầu, và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc đầu tư phụ thuộc vào kinh phí tự có và hỗ trợ của từng dự án khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo đủ số lượng túi thùng thu gom vận chuyển đảm bảo toàn bộ các chất thải y tế được thu gom, vận chuyển lưu trữ theo quy chế quản lý chất thải y tế hiện hành.

b) Cho các cơ sở y tế khác

Các Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng chống sốt rét & Ký sinh trùng, Trung tâm Phong và Da liễu, Trung tâm Huyết học truyền máu, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Giám định Pháp Y, Trung giám định Pháp Y - Tâm thần cần xem xét các kinh phí tự có và các nguồn vốn của các dự án đề hỗ trợ đăng ký xin đầu tư theo các nguồn vốn và dự án khác nhau đảm bảo toàn bộ các chất thải được thu gom và lưu trữ an toàn.

1.2. Phương tiện vận chuyển CTRYT nguy hại

- Mua sắm 02 xe chuyên dụng để vận chuyển cho hai cụm đặt tại Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc Nghệ An và Bệnh viện ĐK huyện Đô Lương, các xe đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vận chuyển lưu trữ bảo ôn lạnh các chất thải y tế nguy hại sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới.

- Đầu tư thêm các xe vận chuyển theo các chương trình dự án hỗ trợ khác nếu có, nhu cầu đầu tư cụ thể phụ thuộc vào các thời điểm của các chương trình dự án xây dựng.

1.3. Thiết bị xử lý CTRYT nguy hại

- Đầu tư mua mới 08 thiết bị xử lý tại chỗ bằng công nghệ không đốt tiên tiến thân thiện với môi trường, sử dụng công nghệ tích hợp nghiền cắt và khử khuẩn trong cùng thiết bị, công nghệ không phát sinh ô nhiễm thứ cấp, đảm bảo các quy định của pháp luật về môi trường, cũng như các tiêu chí kỹ thuật của Dự án Hỗ trợ xử lý Chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới cho 08 bệnh viện thụ hưởng dự án giai đoạn 2 gồm: BVĐK Hữu Nghị Nghệ An. BVĐK huyện Diễn Châu, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành, BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An, BVĐK huyện Đô Lương.

- Vận hành và bảo dưỡng sửa chữa các lò đốt hiện có, đặc biệt lò đốt tại BV Ung Bướu đang vận hành.

- Đầu tư thêm các thiết bị xử lý theo các chương trình dự án hỗ trợ khác nếu có, nhu cầu đầu tư cụ thể phụ thuộc vào các thời điểm của các chương trình dự án xây dựng.

1.4. Hố chôn bê tông

- Đầu tư xây dựng các bể cô lập bao gồm các bể cô lập chất thải sắc nhọn, bể bê tông cô lập tro lò đốt, bể bê tông cô lập và tiêu hủy Chất thải giải phẫu đảm bảo các quy định kỹ thuật về chôn chất thải y tế nguy hại, giai đoạn hiện tại đề xuất vay vốn Dự án Hỗ trợ xử lý Chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới cho 08 bệnh viện thụ hưởng gồm: BVĐK Hữu Nghị Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành, BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An, BVĐK huyện Đô Lương. Chi tiết các các bệnh viện tại Phụ lục 3-8.

- Đầu tư thêm các thiết bị xử lý theo các chương trình dự án hỗ trợ khác nếu có, nhu cầu đầu tư cụ thể phụ thuộc vào các thời điểm của các chương trình dự án xây dựng.

2. Thu gom và xử lý nước thải y tế

- Xây mới xây dựng công trình xử lý nước thải: Bệnh viện Lao Phổi Nghệ An, Bệnh viện ĐKKV Tây Nam... theo Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn 1, Chủ đầu tư là Sở Y tế. Giai đoạn 2015-2016.

- Xây mới xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải BVĐK huyện Nghi Lộc, BVĐK huyện Yên Thành, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK thị xã Cửa Lò, nguồn vốn tài trợ của Tổ chức Lien Aid - Singapore.... Chủ đầu tư là Sở Y tế. Giai đoạn 2015-2016.

- Xây mới xây dựng công trình: Cải tạo và nâng cấp Hệ thống xử lý nước thải một số Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An vốn sự nghiệp môi trường Trung Ương và ngân sách tỉnh. Chủ đầu tư Sở Y tế. Giai đoạn 2015-2016.

- Xây mới xây dựng công trình xử lý nước thải: Dự án hỗ trợ xử lý nước thải theo nguồn vốn Ngân hàng Tái thiết Đức các bệnh viện gồm: Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc, Diễn Châu, Đô Lương, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu. Chủ đầu tư Sở Y tế. Giai đoạn 2015-2016.

III. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỂ CHẾ CHO QUẢN LÝ CTYT KẾT HỢP ĐÀO TẠO, TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC

Ba nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý chất thải y tế trong tỉnh Nghệ An. Đó là:

(1) Tăng cường cơ cấu tổ chức ở tuyến tỉnh và các cơ sở y tế;

(2) Đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế;

(3) Cải thiện hệ thống theo dõi và giám sát thực thi.

1. Cơ cấu tổ chức

1.1. Ban quản lý chất thải y tế của tỉnh

Quản lý chất thải y tế đòi hỏi sự phối kết hợp nhiều ban ngành. Một hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh được đề xuất thành lập. Thành phần của ban bao gồm: Chủ tịch hội đồng (lãnh đạo UBND tỉnh), Phó chủ tịch hội đồng (giám đốc Sở Y tế). Thư ký hội đồng (cán bộ phụ trách quản lý chất thải y tế của Sở Y tế), đại diện của các ban ngành liên quan như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính....

Hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh họp 3 tháng một lần. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý chất thải y tế tỉnh dự kiến là: (i) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh; (ii) Tư vấn cho lãnh đạo tỉnh về xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung kế hoạch quản lý chất thải y tế trong tỉnh; (iii) tư vấn sửa chữa, thiết kế, xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải y tế; (iv) tư vấn cho lãnh đạo tỉnh đề ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động quản lý chất thái y tế trên địa bàn tỉnh.

1.2. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan quản lý.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quản lý chất thải y tế dự kiến như sau:

a) Sở Y tế

- Chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn trình UBND Tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức phê duyệt các Kế hoạch quản lý chất thải các bệnh viện, cơ sở y tế đề xuất và tham mưu UBND Tỉnh thực các thủ tục triển khai huy động các nguồn vốn để có được thỏa thuận tài trợ cho tỉnh.

- Trực tiếp điều hành, kết hợp với các ban ngành liên quan trong tỉnh, bảo đảm tiến độ thực hiện kế hoạch và đề án đúng theo kế hoạch.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Giao cho người đứng đầu các cơ sở y tế những nhiệm vụ sau:

+ Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.

+ Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.

+ Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải phải tiêu hủy thông qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.

- Quản lý tốt việc xử lý chất thải tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.

- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế.

- Ngành y tế tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề án quản lý và xử lý chất thải 6 tháng và cả năm.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hỗ trợ về chuyên môn trong việc xây dựng và trang bị hệ thống xử lý chất thải y tế rắn và lỏng, thẩm định và thanh kiểm tra các việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho quản lý chất thải y tế từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường.

c) Công ty TNHH một thành viên công trình đô thị:

- Chỉ đạo các đơn vị thu gom chất thải kiên quyết không thu gom chất thải y tế nguy hại chung với chất thải thông thường.

- Hỗ trợ Ngành y tế trong việc thu gom và vận chuyển chất thái y tế nguy hại (ở các địa phương không có xe chở chất thải y tế chuyên dụng) cũng như xử lý và tiêu hủy sau cùng các chất thải nguy hại bao gồm tro lò đốt và bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

d) Cảnh sát môi trường:

- Thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

e) UBND các cấp:

- Đưa chỉ tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương và thông qua cấp Ủy Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp để xem xét quyết định và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả từng nội dung cụ thể đã nêu trong đề án.

- Đẩy mạnh và tăng cường quản lý nhà nước về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn.

1.3. Hệ thống tổ chức quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế

a) Đối với các nguồn thải chính:

Giám đốc bệnh viện là chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ngoài ra có thể là chủ vận chuyển và chủ xử lý chất thải nguy hại nếu bệnh viện có vận chuyển và xử lý CTNH tại chỗ. Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH được quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ TNMT.

Giám đốc bệnh viện phải thiết lập một hệ thống quản lý chất thải y tế trong bệnh viện, bao gồm hội đồng, cán bộ chuyên trách và mạng lưới ở các khoa/phòng. Hệ thống quản lý chất thải y tế có thể lồng ghép vào hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao động hiện có trong bệnh viện. Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý chất thải y tế phải được mô tả rõ ràng.

Theo Hướng dẫn Kiêm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), tất cả bệnh viện trong tỉnh phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn.

Hệ thống này bao gồm Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm những nhân viên tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT rắn và lỏng; Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa.

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế (Quyết định số 3079/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế), các cơ sở y tế phải thành lập Hệ thống làm công tác bảo hộ lao động. Hệ thống này bao gồm Hội đồng bảo hộ lao động (áp dụng cho cơ sở có 60 người trở lên); cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động (do hội đồng BHLĐ đề cử); Y tế cơ quan; Mạng lưới an toàn vệ sinh viên.

b) Đối với các nguồn thải thứ yếu:

Các cơ sở y tế khác (không phải bệnh viện) phải có cán bộ phụ trách về quản lý chất thải y tế và phân công người thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý trong cơ sở y tế. Hệ thống quản lý chất thải y tế trong các nguồn thải thứ yếu có thể lồng ghép vào hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao động hiện có trong bệnh viện. Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý chất thải y tế phải được mô tả rõ ràng.

2. Nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở y tế kết hợp đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức

Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở y tế bao gồm: (i) Đào tạo về quản lý chất thải y tế cho cán bộ y tế có liên quan; (ii) Xây dựng sổ tay quản lý chất thải bệnh viện; (iii) Thiết lập chương trình theo dõi và giám sát quản lý chất thải trong bệnh viện; (iv) Thực hiện chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của bệnh nhân và cộng đồng. Các giải pháp sẽ được áp dụng cho bệnh viện (nguồn thải chính) và các cơ sở y tế khác (nguồn thải thứ yếu).

Giai đoạn hiện tại bổ sung đề xuất đào tạo theo dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện cho 8 bệnh viện thụ hưởng gồm: BVĐK Hữu Nghị Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành, BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An, BVĐK huyện Đô Lương. Trong đó tập trung chính vào các vấn đề sau:

- Xây dựng sổ Tay hướng dẫn cho mỗi bệnh viện: Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện được xây dựng trên cơ sở tham khảo sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện được ban hành tại quyết định số 105/2014/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế.

- Sổ tay phải mô tả được các loại chất thải phát sinh trong bệnh viện, hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý chất thải y tế của bệnh viện, cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân, phòng/ban liên quan trong bệnh viện về quản lý chất thải y tế; kế hoạch quản lý chất thải của bệnh viện (Bao gồm các quy trình cụ thể cho giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại, thu gom...) được chi tiết và cụ thể cho từng hạng mục.

- Sổ tay cần được phê duyệt bởi giám đốc bệnh viện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy các vấn đề chưa phù hợp trong sổ tay, cần điều chỉnh và bổ sung để hoàn thiện Sổ tay phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

- Đào tạo về quản lý chất thải bệnh viện: các bệnh viện sẽ tự tổ chức đào tạo quản lý chất thải y tế cho 02 nhóm đối tượng gồm: nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên...) và nhân viên thu gom, vận chuyển, Iưu trữ chất thải y tế.

- Chương trình và tài liệu: Theo Quyết định số 108/QĐ - K2ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế về việc ban hành chương trình và tài liệu “Quản lý chất thải y tế” cho nhân viên y tế.

- Hình thức đào tạo: Tại bệnh viện, do bệnh viện tự tổ chức, giảng viên là người của bệnh viện và giảng viên của tỉnh đã có chứng chỉ giảng viên về quản lý chất thải y tế (TOT).

- Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức: về quản lý chất thải bệnh viện được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tiễn của bệnh viện.

- Phương tiện truyền thông được thể hiện dưới các hình thức áp phích, tờ rơi, hình ảnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau,khuyến khích các đơn vị thụ hưởng áp dụng các chương trình và phương tiện truyền thông đã được các Cơ quan Nhà nước thông qua.

- Quá trình đào tạo đảm bảo hiệu quả cao, giúp các học viên tiếp thu đầy đủ các kiến thức cơ bản về quản lý xử lý chất thải y tế.

- Chi tiết các số lượng lớp đào tạo được theo hướng dẫn định mức Dự án hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới gửi kèm theo Phụ lục 3-8.

3. Theo dõi và giám sát thực thi

- Chế độ báo cáo định kỳ: các cơ sở y tế trong tỉnh phải thực hiện chế độ báo cáo với Sở Y tế về tình hình hoạt động quản lý CTYT sáu tháng một lần. Sở Y tế sẽ thiết kế và ban hành biểu mẫu báo cáo về quản lý chất thải y tế thống nhất trong toàn tỉnh.

- Theo dõi và giám sát: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp phối hợp Phòng Nghiệp vụ y tế tổ chức kiểm tra hoạt động tất cả các bệnh viện ít nhất một lần trong năm. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra giám sát và quan trắc môi trường nước trong tất cả bệnh viện và TTYT có giường bệnh trên địa bàn tỉnh. Thanh tra Sở Y tế phối hợp với thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường tiến hành thanh tra các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTYT nguy hại và xử lý các vi phạm theo quy định hiện hành.

IV. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH

Các nguồn vốn đầu tư huy động gồm:

- Nguồn vốn Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện;

- Nguồn vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài khác như Ngân hàng Tái Thiết Đức, Tổ chức Lien Aid - Singapore…;

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh;

- Nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường;

- Và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Đối với Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới, căn cứ các tiêu chí lựa chọn đầu tư và thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh. Tại thời điểm hiện tại, do tính chất cấp bách của hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các bệnh viện, tỉnh Nghệ An đề xuất hỗ trợ đầu tư cải thiện thực trạng quản lý CTYT cho các bệnh viện trong giai đoạn 2015-2017 như sau:

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Diễn Châu;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Quỳnh Lưu;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Thanh Chương;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình tại chỗ tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Yên Thành;

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình cụm tại Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An (xử lý chất thải y tế trong địa bàn thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn);

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại theo mô hình cụm tại Bệnh viện Đa Khoa huyện Đô Lương (xử lý chất thải y tế trong địa bàn huyện Đô Lương và huyện Tân Kỳ);

Ngoài ra, Sở Y tế có trách nhiệm tiếp tục huy động các nguồn vốn hỗ trợ khác để xử lý chất thải, bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải y tế hiện hành, kiểm tra giám sát việc thực hiện vận hành các hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viện định kỳ để đảm bảo toàn bộ chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đều có biện pháp xử lý an toàn triệt để theo quy định./.


PHỤ LỤC 1

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NGHỆ AN

 

PHỤ LỤC 2

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ NGHỆ AN

 

PHỤ LỤC 3-1

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC BỆNH VIỆN THỤ HƯỞNG XIN VỐN VAY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2

TT

Cơ sở y tế

Chủ quản

Phân tuyến

Số giường KH năm 2015

Số giường hiện tại năm 2015

Số giường dự báo đến năm 2020

Tổng số nhân viên hiện tại năm 2015

1

BVĐK Hữu Nghị Nghệ An

Sở Y tế

Tỉnh

950

1,300

2000

827

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

Sở Y tế

Tỉnh

275

355

450

188

3

BV ĐK KV Tây Bắc Nghệ An

Sở Y tế

Tỉnh

260

350

500

271

4

BVĐK huyện Đô Lương

Sở Y tế

Tỉnh

167

253

600

181

5

BVĐK huyện Diễn Châu

Sở Y tế

Tỉnh

238

320

420

226

6

BVĐK huyện Thanh Chương

Sở Y tế

Tỉnh

200

323

400

191

7

BVĐK huyện Yên Thành

Sở Y tế

Tỉnh

225

250

300

236

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

Sở Y tế

Tỉnh

280

285

350

235

 

PHỤ LỤC 3-2

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN TRONG TỈNH

STT

CÁC BỆNH VIỆN

Khoảng cách tới BVĐK tỉnh (km)

Diện tích (ha)

Địa hình

Khu vực xung quanh bệnh viện

Khoảng cách từ khu xử lý chất thải tới (m)

Mô tả nguồn nước bề mặt ở trong hoặc xung quanh bệnh viện

Sự cố môi trường đáng chú ý trong vòng 10 năm qua

Phía Đông

Phía Tây

Phía Nam

Phía Bắc

Khu vực dân cư

Khu vực chăm sóc

1

BV HNĐK Nghệ An

0

12.0

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Đường

Đường

70

70

Không có

Không có

2

BV Sản - Nhi

4.0

1.74

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Dân cư

Đường

60

50

Không có

Không có

3

BV YHCT

3.5

1.08

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Đường

Dân cư

70

70

Không có

Không có

4

BV Lao & bệnh phổi

11

5.4

Đồng bằng

Đường

Ruộng

Dân cư

Đường

150

35

Sát đồng lúa

Không có

5

BV Tâm Thần

0.5

2.33

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Đường

Đường

30

30

Không có

Không có

6

BV Nội tiết

7.0

0.23

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Dân cư

Dân cư

15

40

Không có

Không có

7

BV Mắt

7.0

1.20

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Dân cư

Dân cư

50

30

Không có

Không có

8

BV Ung bướu

4.0

1.4

Đồng bằng

TT GĐ PY

Đường

Đường

BV ĐK tỉnh

150

150

Không có

Không có

9

BV Chấn thương - CH

4.0

1.74

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Dân cư

Đường

 

 

Không có

Không có

10

BV Điều dưỡng- PHCN

13

0.6

Đồng bằng

Đường

Dân cư

K.sạn

K.sạn

100

100

Không có

Không có

11

BVĐKKV Tây Bắc

85

4.3

Miền núi

Đường

Đồng ruộng

Dân cư

Dân cư

100

50

Không có

Không có

12

BVĐKKV Tây Nam

120

5.1

Miền núi

Dân cư

Dân cư

Đường

Dân cư

70

150

Không có

Không có

13

BVĐK TP Vinh

6.5

1.20

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Đường

Đường

40

60

Không có

Không có

14

BVĐK huyện Hưng Nguyên

13

1.50

Đồng bằng

Ruộng

Ruộng

Đường

Ruộng

150

60

Sát đồng lúa

Không có

15

BVĐK huyện Nam Đàn

29

1.80

Đồng bằng

Đường

TTYT huyện

Ruộng

Ruộng

150

50

Sát đồng lúa

Không có

16

BVĐK huyện Thanh Chương

55

1.97

Miền núi

Dân cư

Ruộng

Ruộng

TTYT huyện

160

100

Không có

Không có

17

BVĐK huyện Nghi Lộc

17

2.60

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Đường

Ruộng

100

50

Không có

Không có

18

BVĐ TX Cửa Lò

13

1.21

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Dân cư

Đường

30

40

Không có

Không có

19

BVĐK huyện Diễn Châu

40

4.10

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

TTYT huyện

Dân cư

100

40

Không có

Không có

20

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

65

2.90

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

TTYT huyện

Dân cư

100

50

Không có

Không có

21

BVĐK huyện Yên Thành

65

4.10

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Ruộng

Dân cư

50

30

Không có

Không có

22

BVĐK huyện Đô Lương

75

1.90

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Đường

Ruộng

70

50

Không có

Không có

23

BVĐK huyện Tân Kỳ

82

4.80

Miền núi

Dân cư

Đường

Dân cư

Dân cư

100

50

Không có

Không có

24

BVĐK huyện Anh Sơn

90

1.50

Miền núi

Dân cư

Đường

Dân cư

Dân cư

50

50

Không có

Không có

25

BVĐK huyện Quỳ Hợp

110

1.40

Miền núi

Dân cư

Dân cư

Dân cư

Dân cư

30

50

Không có

Không có

26

BVĐK huyện Quỳ Châu

135

2.26

Miền núi

Dân cư

Đường

Dân cư

Dân cư

50

40

Không có

Không có

27

BVĐK huyện Quế Phong

170

1.30

Miền núi

Nghĩa địa

Đường

Dân cư

Đường

80

50

Không có

Không có

28

BVĐK huyện Kỳ Sơn

275

2.52

Miền núi

Dân cư

Dân cư

Núi

Đường

50

50

Không có

Không có

29

BVĐK huyện Tương Dương

210

2.30

Miền núi

Dân cư

Núi

Đường

Dân cư

100

60

Không có

Không có

30

TTYT huyện Nghĩa Đàn

95

3.50

Miền núi

Ruộng

Kuộng

Dân cư

Ruộng

200

70

Không có

Không có

31

BV 115

0.2

0.40

Đồng bằng

Ruộng

Đường

Đường

Dân cư

100

30

Không có

Không có

32

BV Thái An

8.0

0.33

Đồng bằng

K.sạn

Dân cư

Đường

Dân cư

120

35

Không có

Không có

33

BV Cửa Đông

4.0

0.20

Đồng bằng

Đường

Chợ

Dân cư

Đường

30

20

Không có

Không có

34

BV Phủ Diễn

53

1.80

Đồng bằng

Ruộng

Ruộng

Ruộng

Ruộng

500

50

Sát đồng lúa

Không có

35

BV Thành An

7.0

0.90

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Dân cư

Đường

30

35

Không có

Không có

36

BV Minh Hồng

6.5

0.44

Đồng bằng

Dân cư

Dân cư

Đường

Dân cư

30

50

Không có

Không có

37

BV Đông Âu

0.4

0.53

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Đường

Dân cư

100

30

Không có

Không có

38

BV Mắt Sài Gòn - Vinh

2.5

0.39

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Dân cư

Dân cư

50

30

Không có

Không có

39

BV Thái Thượng Hoàng

2

0.45

Đồng bằng

Đường

Dân cư

Dân cư

Dân cư

50

30

Không có

Không có

40

BV Quân khu IV

8.0

3.20

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Dân cư

Dân cư

100

100

Không có

Không có

41

BV Phong Quỳnh Lập

120

5.50

Ven biển

Biển

Đồi

Dân cư

Dân cư

200

200

Không có

Không có

42

BV Giao thông 4

9.0

1.0

Đồng bằng

Dân cư

Đường

Đường

Dân cư

50

50

Không có

Không có

 

PHỤ LỤC 3-3

ƯỚC TÍNH CTYT PHÁT SINH TRONG NĂM 2015 TỈNH NGHỆ AN

I

Các bệnh viện xin vốn WB giai đoạn 2

Hệ số

Số giường 2015

Chất thải lây nhiễm

Chất thải hóa học

Chất thải thông thường

Năm 2015

Loại chất thải y tế nguy hại

1A - lây nhiễm sắc nhọn

1B - lây nhiễm không sắc nhọn

1C - lây nhiễm cao

1D - mô bệnh phẩm

2 - hóa chất nguy hại hay dùng

2 - thuốc gây độc tê

3 - phóng xạ

4 - bình áp suất

1

BVĐKA HN Nghệ An

0.192

1,300

250.0

25.0

1250.0

+++

+++

++

++

++

-

+

+

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

0.3

355

106.5

10.7

320.0

+++

+++

++

++

++

-

-

+

3

BV ĐK KV Tây Bắc Nghệ An

0.2

350

70.0

7.0

350.0

++

++

+

+

+

-

-

+

4

BVĐK huyện Diễn Châu

0.155

320

49.6

5.0

248.0

++

++

+

+

+

-

-

+

5

BVĐK huyện Đô Lương

0.175

253

44.3

4.4

221.4

++

++

+

+

+

-

-

+

6

BVĐK huyện Thanh Chương

0.155

323

50.0

5.0

250.0

++

++

+

+

+

-

-

+

7

BVĐK huyện Yên Thành

0.175

250

43.8

4.4

218.8

++

++

+

+

+

-

-

+

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

0.175

285

49.9

5.0

249.4

++

++

+

+

+

-

-

+

II

Các bệnh viện cơ sở y tế còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

BVĐK huyện Tân Kỳ

0.175

150

26.3

2.6

131.3

++

++

+

+

+

-

-

-

10

BV Sản – Nhi

0.255

600

135.0

13.5

675.0

++

+

+

+

+

-

-

-

11

BV Y học cổ truyền

0.15

350

52.5

5.3

262.5

+

+

+

+

+

-

-

-

12

BV Tâm Thần

0.15

230

34.5

3.5

172.5

++

++

++

++

++

-

-

+

13

BV Nội tiết

0.255

200

45.0

4.5

225.0

++

++

+

+

+

-

-

+

14

BV Mắt

0.2

50

10.0

1.0

50.0

++

++

+

+

+

-

-

+

15

BV Ung bướu

0.35

300

105.0

10.5

525.0

+++

+++

++

++

++

-

-

+

16

BV Chấn thương – Chỉnh hình

0.15

200

30.0

3.0

150.0

++

++

+

+

+

-

-

+

17

BV Điều dưỡng – Phục hồi chức năng

0.15

200

30.0

3.0

150.0

++

++

+

+

+

-

-

+

18

BV ĐKKV Tây Nam

0.2

200

40.0

4.0

200.0

++

++

+

+

+

-

-

-

19

BVĐK TP Vinh

0.225

250

56.3

5.6

281.3

++

++

+

+

+

-

-

-

20

BVĐK huyện Hưng Nguyên

0.175

120

21.0

2.1

105.0

++

++

+

+

+

-

-

+

21

BVĐK huyện Nam Đàn

0.175

130

22.8

2.3

113.8

++

++

+

+

+

-

-

+

22

BVĐK huyện Nghi Lộc

0.225

220

49.5

5.0

247.5

++

++

+

+

+

-

-

+

23

BVĐK Thị xã Cửa Lò

0.175

100

17.5

1.8

87.5

+++

+++

++

++

++

-

-

-

24

BVĐK huyện Anh Sơn

0.175

150

26.3

2.6

131.3

++

++

+

+

+

-

-

-

25

BVĐK huyện Quỳ Hợp

0.155

120

18.6

1.9

93.0

++

++

+

+

+

-

-

+

26

BVĐK huyện Quỳ Châu

0.155

100

15.5

1.6

77.5

++

++

+

+

+

-

-

+

27

BVĐK huyện Quế Phong

0.155

120

18.6

1.9

93.0

++

++

+

+

+

-

-

+

28

BVĐK huyện Kỳ Sơn

0.155

120

18.6

1.9

93.0

++

++

+

+

+

-

-

-

29

BVĐK huyện Tương Dương

0.155

140

21.7

2.2

108.5

++

++

+

+

+

-

-

+

30

TTYT huyện Nghĩa Đàn

0.175

33

5.8

0.6

28.9

+

+

+

+

+

-

-

+

31

BV 115

0.175

150

26.3

2.6

131.3

++

++

+

+

+

-

-

+

32

BV Thái An

0.175

150

26.3

2.6

131.3

++

++

+

+

+

-

-

+

33

BV Cửa Đông

0.175

250

43.8

4.4

218.8

++

++

+

+

+

-

-

+

34

BV Phủ Diễn

0.175

200

35.0

3.5

175.0

+

+

+

+

+

-

-

+

35

BV Thành An

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

+

36

BV Minh Hồng

0.175

50

8.8

0.9

43.8

+

+

+

+

+

-

-

+

37

BV Đông Âu

0.175

120

21.0

2.1

105.0

+

+

+

+

+

-

-

+

38

BV Mắt Sài Gòn - Vinh

0.175

50

8.8

0.9

43.8

+

+

+

+

+

-

-

+

39

BV Thái Thượng Hoàng

0.175

20

3.5

0.4

17.5

+++

+++

++

++

++

-

-

+

40

BV Quân khu IV

0.175

250

43.8

4.4

218.8

++

++

+

+

+

-

-

+

41

BV Phong Quỳnh Lập

0.225

150

33.8

3.4

168.8

++

++

+

+

+

-

-

+

42

BV Giao Thông

0.175

150

26.3

2.6

131.3

+

+

+

+

+

-

-

+

43

TT Chăm sóc SKSS

0.15

30

4.5

0.5

22.5

+

+

+

+

+

-

-

+

44

TT GDPY Tâm thần

0.15

15

2.3

0.2

11.3

+

+

+

+

+

-

-

+

45

TT Huyết học – truyền máu

0.175

30

5.3

0.5

26.3

+

+

+

+

+

-

-

+

46

TT Phòng chống sốt rét

0.175

5

0.9

0.1

4.4

+

+

+

+

+

-

-

+

 

Tổng từng loại

 

 

1789

179

8733

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cng

 

 

10701

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3-4

ƯỚC TÍNH CTYT PHÁT SINH TRONG NĂM 2020 TỈNH NGHỆ AN

I

Các bệnh viện xin vốn WB giai đoạn 2

Hệ số

Số giường 2015

Chất thải lây nhiễm

Chất thải hóa học

Chất thải thông thường

Năm 2020

Loại chất thải y tế nguy hại

1A - lây nhiễm sắc nhọn

1B - lây nhiễm không sắc nhọn

1C - lây nhiễm cao

1D - mô bệnh phẩm

2 - hóa chất nguy hại hay dùng

2 - thuốc gây độc tê

3 - phóng xạ

4 - bình áp suất

1

BVĐKA HN Nghệ An

0.192

2000

384.0

38.4

1920.0

+++

+++

++

++

++

-

+

+

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

0.3

450

135.0

13.5

675.0

+++

+++

++

++

++

-

-

+

3

BV ĐK KV Tây Bắc Nghệ An

0.2

600

120.0

12.0

600.0

++

++

+

+

+

-

-

+

4

BVĐK huyện Diễn Châu

0.155

420

65.1

6.5

325.5

++

++

+

+

+

-

-

+

5

BVĐK huyện Đô Lương

0.175

300

52.5

5.3

262.5

++

++

+

+

+

-

-

+

6

BVĐK huyện Thanh Chương

0.155

400

62.0

6.2

310.0

++

++

+

+

+

-

-

+

7

BVĐK huyện Yên Thành

0.175

300

52.5

5.3

262.5

++

++

+

+

+

-

-

+

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

0.175

350

61.3

6.1

306.3

++

++

+

+

+

-

-

+

II

Các bệnh viện cơ sở y tế còn lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

BVĐK huyện Tân Kỳ

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

-

10

BV Sản – Nhi

0.255

700

157.5

15.8

787.5

++

++

+

+

+

-

-

-

11

BV Y học cổ truyền

0.15

400

60.0

6.0

300.0

+

+

+

+

+

-

-

-

12

BV Tâm Thần

0.15

300

45.0

4.5

225.0

++

++

++

++

++

-

-

+

13

BV Nội tiết

0.255

250

56.3

5.6

281.3

++

++

+

+

+

-

-

+

14

BV Mắt

0.2

100

20.0

2.0

100.0

++

++

+

+

+

-

-

+

15

BV Ung bướu

0.35

350

122.5

12.3

612.5

+++

+++

++

++

++

-

-

+

16

BV Chấn thương – Chỉnh hình

0.15

250

37.5

3.8

187.5

++

++

+

+

+

-

-

+

17

BV Điều dưỡng – Phục hồi chức năng

0.15

250

37.5

3.8

187.5

++

++

+

+

+

-

-

+

18

BV ĐKKV Tây Nam

0.2

250

50.0

5.0

250.0

++

++

+

+

+

-

-

-

19

BVĐK TP Vinh

0.225

300

67.5

6.8

337.5

++

++

+

+

+

-

-

-

20

BVĐK huyện Hưng Nguyên

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

+

21

BVĐK huyện Nam Đàn

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

+

22

BVĐK huyện Nghi Lộc

0.225

250

56.3

5.6

281.3

++

++

+

+

+

-

-

+

23

BVĐK Thị xã Cửa Lò

0.175

150

26.3

2.6

131.3

+++

+++

++

++

++

-

-

-

24

BVĐK huyện Anh Sơn

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

-

25

BVĐK huyện Quỳ Hợp

0.155

150

23.3

2.3

116.3

++

++

+

+

+

-

-

+

26

BVĐK huyện Quỳ Châu

0.155

150

23.3

2.3

116.3

++

++

+

+

+

-

-

+

27

BVĐK huyện Quế Phong

0.155

150

23.3

2.3

116.3

++

++

+

+

+

-

-

+

28

BVĐK huyện Kỳ Sơn

0.155

150

23.3

2.3

116.3

++

++

+

+

+

-

-

-

29

BVĐK huyện Tương Dương

0.155

200

31.0

3.1

155.0

++

++

+

+

+

-

-

+

30

TTYT huyện Nghĩa Đàn

0.175

100

17.5

1.8

87.5

+

+

+

+

+

-

-

+

31

BV 115

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

+

32

BV Thái An

0.175

200

35.0

3.5

175.0

++

++

+

+

+

-

-

+

33

BV Cửa Đông

0.175

300

52.5

5.3

262.5

++

++

+

+

+

-

-

+

34

BV Phủ Diễn

0.175

250

43.8

4.4

218.8

+

+

+

+

+

-

-

+

35

BV Thành An

0.175

250

43.8

4.4

218.8

++

++

+

+

+

-

-

+

36

BV Minh Hồng

0.175

100

17.5

1.8

87.5

+

+

+

+

+

-

-

+

37

BV Đông Âu

0.175

150

26.3

2.6

131.3

+

+

+

+

+

-

-

+

38

BV Mắt Sài Gòn - Vinh

0.175

100

17.5

1.8

87.5

+

+

+

+

+

-

-

+

39

BV Thái Thượng Hoàng

0.175

50

8.8

0.9

43.8

+++

+++

++

++

++

-

-

+

40

BV Quân khu IV

0.175

300

52.5

5.3

262.5

++

++

+

+

+

-

-

+

41

BV Phong Quỳnh Lập

0.225

200

45.0

4.5

225.0

++

++

+

+

+

-

-

+

42

BV Giao Thông

0.175

200

35.0

3.5

175.0

+

+

+

+

+

-

-

+

43

TT Chăm sóc SKSS

0.15

50

7.5

0.8

37.5

+

+

+

+

+

-

-

+

44

TT GDPY Tâm thần

0.15

50

7.5

0.8

37.5

+

+

+

+

+

-

-

+

45

TT Huyết học – truyền máu

0.175

50

8.8

0.9

43.8

+

+

+

+

+

-

-

+

46

TT Phòng chống sốt rét

0.175

20

3.5

0.4

17.5

+

+

+

+

+

-

-

+

 

Tổng từng loại

 

12540

2400

260

11960

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng cng

 

 

14600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3-5

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CTYT CỦA 08 BỆNH VIỆN BỔ SUNG THEO DỰ ÁN HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

STT

Các bệnh viện

Nơi x lý CTNH

Giấy phép hành nghề xử lý CTNH

Mô tả công nghệ xử lý

Phương án tiêu hủy sau cùng đối với

Loại công nghệ

Công suất thiết kế (kg/mẻ)

Thời gian lp đặt

Tình trạng hoạt động

Kiểm định chất lượng công nghệ

Tro lò đốt

Chất thải nhựa không lây nhiễm

Chất thi sinh hoạt

1

BV ĐK tỉnh Hữu Nghị Nghệ An

Chưa có phương án xử lý

Không

Chưa có phương án xử lý

Chưa có phương án xử lý

Chưa có phương án xử lý

Chưa có phương án xử lý

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Đổ bãi rác của thành phố

Bán để tái chế

Cty VSMT thu gom, đổ ra bãi rác của thành phố

2

BV Lao & bệnh phổi

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2009

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Cty VSMT thu gom, đổ ra bãi rác của thành phố

3

BVĐK huyện Thanh Chương

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

4

BVĐK huyện Diễn Châu

Tại chỗ

Không

Lò Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

5

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

6

BVĐK huyện Yên Thành

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

7

BVĐKKV Tây Bắc

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

-

-

-

-

-

Bán để tái chế

Cty VSMT thu gom, đổ ra bãi rác của thành phố

8

BVĐK huyện Đô Lương

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

-

BVĐK huyện Tân Kỳ, dự kiến chuyển chất thải về BVĐK huyện Đô Lương xử lý

Tại chỗ

Không

Lò đốt 2 buồng

5

2005

Xuống cấp, tốn nhiên liệu, hỏng

Không đạt, mùi, khói đen, tốn nhiên liệu, nên hiện tại không sử dụng, không quan trắc

Chôn

Bán để tái chế

Thu gom đổ ra bãi rác của thị trấn

 

PHỤ LỤC 3-6

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở CÁC BỆNH VIỆN

STT

CÁC BỆNH VIỆN

Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày)

Hệ thống thu gom nước thải riêng với nước mưa

Công trình xử lý bậc 1 phân tán

Công trình xử lý hóa lý kết hợp sinh học tập trung

Chất lượng nước thải sau xử lý

Giấy phép xả thải

Bệ tự hoại

Giếng thấm

Có/không

Công suất m3/ngày

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp nơi xử lý tiêu hủy bùn

Thời gian lắp đặt

Tình trạng hoạt động

So với QCVN 28:2010

Cơ quan phân tích

1

BV ĐK Hữu Nghị Nghệ An

488-608

không

không

-

Bùn hoạt tính

Chưa bao giờ nạo hút xử lý, tiêu hủy bùn

2014

Tốt

Đạt

TT quan trắc môi trường tỉnh

2

BV Sản - Nhi

257-317

Không

không

không

-

 

 

 

 

 

 

Không

3

BV YHCT

250-310

Không

không

không

-

 

 

 

 

 

 

Không

4

BV Lao & bệnh phổi

166-204

không

không

-

 

 

2009

Hỏng

Không đạt

TT quan trắc môi trường tỉnh

Không

5

BV Tâm Thần

185-28

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

6

BV Nội tiết

138-169

Không

không

không

-

-

 

-

-

-

-

Không

7

BV Mắt

22-27

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

8

BV Ung bướu

163-200

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

9

BV Chấn thương - Chỉnh hình

79-97

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

10

BV Điều dưỡng - PHCN

130-160

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

11

BVĐKKV Tây Bắc

164-202

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

12

BVĐKKV Tây Nam

130-160

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

13

BVĐK TP Vinh

206-254

 

không

 

 

 

 

 

 

 

 

Không

14

BVĐK huyện Hưng Nguyên

104-128

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

15

BVĐK huyện Nam Đàn

90-111

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

16

BVĐK huyện Thanh Chương

176-217

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

17

BVĐK huyện Nghi Lộc

210-258

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

18

BVĐ Tx Cửa Lò

75-93

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

19

BVĐK huyện Diễn Châu

145-179

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

20

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

153-189

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

21

BVĐK huyện Yên Thành

135-167

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

22

BVĐK huyện Đô Lương

195-240

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

23

BVĐK huyện Tân Kỳ

74-91

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

24

BVĐK.huyện Anh Sơn

97-119

không

50

 

Chưa bao giờ nạo hút xử lý, tiêu hủy bùn

2010

 

Đạt

 

25

BVĐK huyện Quỳ Hợp

67-82

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

26

BVĐK huyện Quỳ Châu

46-56

Không

không

không

-

-

-

-

-

-

-

Không

27

BVĐK huyện Quế Phong

73-90

không

50

 

Chưa bao giờ nạo hút xử lý, tiêu hủy bùn

2010

 

Đạt

 

28

BVĐK huyện Kỳ Sơn

63-78

Không

không

không

 

-

 

-

-

-

-

Không

29

BVĐK huyện Tương Dương

67-82

Không

không

không

 

-

 

-

-

-

-

Không

30

TTYT huyện Nghĩa Đàn

25-30

Không

không

không

 

-

 

-

-

-

-

Không

31

BV 115

82-100

không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý, tiêu hủy bùn

2005

-

-

-

32

BV Thái An

48-59

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

-

-

33

BV Cửa Đông

54-66

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

Đạt

-

34

BV Phủ Diễn

100-124

Không

Không

 

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

 

-

-

-

không

35

BV Thành An

75-92

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

Đạt

-

36

BV Minh Hồng

14-18

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

Đạt

-

37

BV Đông Âu

42-52

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

Đạt

-

38

BV Mắt Sài Gòn - Vinh

20-30

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

2005

-

Đạt

-

39

BV Thái Thượng Hoàng

20-30

Không

50

-

Chưa bao giờ xử lý

2005

-

Đạt

-

40

BV Quân Khu IV

162-200

Không

100

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

 

-

Đạt

-

41

BV Phong Quỳnh Lập

96-120

Không

60

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

 

-

Đạt

-

42

BV Giao Thông

96-120

Không

50

-

Chưa bao giờ nạo hút xử lý

 

-

Đạt

-

 

Tổng

4976-6197

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3-7

CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ QUẢN LÝ CTYT TẠI NGHỆ AN

STT

Tên dự án

Mục tiêu của dự án

Nội dung chính của dự án

Kết quả dự kiến

Số QĐ phê duyệt dự án

Chủ đầu tư

Thời gian thực hiện

Kinh phí được duyệt (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành, Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc, Bệnh viện đa khoa thị xã Cửa Lò.

Đầu trạm xử lý nước thải cho các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Nghệ An của Tổ chức Lien Aid - Singapore

Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện

Đã xong

2039/QĐ - UBND.CNXD
08/6/2012

Sở Y tế

2012-2014

9.8

Đang xây dựng

2

Cải tạo và nâng cấp Hệ thống xử lý nước thải một số Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Đầu tư Cải tạo, nâng cấp Hệ thống xử lý nước thải 10 Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện

Đã xong

1444/QĐ.UBND-CNXD
02/5/2012

Sở Y tế

2012-2014

68.0

Đang xây dựng và một phần đang đấu thầu

3

Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện theo nguồn vốn hỗ trợ Ngân hàng tái thiết Đức

Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho các bệnh viện BVĐK huyện Tân Kỳ, Thanh Chương, Diễn Châu, Đô Lương, Tây Bắc Nghệ An, Quỳnh Lưu

Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện

Phụ thuộc vào nguồn vốn bố trí

-

Sở Y tế

2015-2016

81

Đang xây dựng

4

Đầu tư dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện theo nguồn vốn Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn 1

Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và các hạng mục hậu cần nội bộ cho các Bệnh viện Lao Phổi Nghệ An, Bệnh viện Đô Lương....

Xử lý triệt nước thải cho các bệnh viện thuộc dự án xin hỗ trợ và nâng cao năng lực đào tạo quản lý chất thải y tế

Năm 2015 kết thúc dự án

-

Sở Y tế

2015-2016

-

Đã chấm thầu xong một phần và đang thực hiện tiếp

5

Đầu tư dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện theo nguồn vốn Hỗ trợ vay vốn Ngân hàng thế giới giai đoạn 2

Đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn theo mô hình tại chỗ cho 06 bệnh viện: BVĐK Hữu Nghị Nghệ An, BVĐK huyện Diễn Châu, BV Lao Phổi Nghệ An, BVĐK huyện Quỳnh Lưu, BVĐK huyện Thanh Chương, BVĐK huyện Yên Thành, Và mô hình xử lý theo cụm cho 02 bệnh viện: BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An, BVĐK huyện Đô Luơng

Xử lý triệt chất thải rắn y tế nguy hại thải cho các bệnh viện thuộc dự án xin hỗ trợ và nâng cao năng lực đào tạo quản lý chất thải y tế

Năm 2016- 2017 kết thúc dự án

Đang thực hiện lập phê duyệt KHQLCTYT và ký thỏa thuận tài trợ

Sở Y tế

2015-2017

Đang thực hiện

Đang thực hiện

 

PHỤ LỤC 3-8

NHU CẦU ĐẦU TƯ HỆ THỐNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU GIỮ, XỬ LÝ CTYT NGUY HẠI CỦA 08 BỆNH VIỆN THỤ HƯỞNG GIAI ĐOẠN 2 – DỰ ÁN HỖ TRỢ XỬ LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN VAY VỐN NGÂN HÀNG THẾ GlỚI

STT

Cơ sở y tế

Số túi đựng CTRYT nguy hại tiêu thụ trong năm

Hộp đựng vật sắc nhọn kim loại

Thùng đựng CTRYT nguy hại

Thùng vận chuyển CTRYT nguy hại trong bệnh viện

Số bộ phương tiện bảo hộ lao động cho người thu gom vận chuyển

Nhà xử lý (m2)

Nhà lưu giữ (m2)

Hỗ trợ hệ thống đầu tư XLCTR

Định mức Công suất hỗ trợ (kg/h)

H chôn bê tông

Hệ thống xử lý nước thải

Thể tích 2m3

Hỗ tr xây mới

Htrbo trì

1

BVĐK Hữu Nghị Nghệ An

228,126

260

1339

113

65

60

60

01

35-65

06

-

-

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

20

Thực hiện theo giai đoạn 1

01

18-25

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

-

3

BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An

74,096

70

390

39

18

20

30

01

18-25

02

-

-

4

BVĐK huyện Đô Lương

46,885

51

267

25

13

30

30

01

18-25

03

-

-

5

BVĐK huyện Diễn Châu

52,524

64

319

27

16

20

30

01

<18

03

-

 

6

BVĐK huyện Thanh Chương

52,625

65

322

27

16

20

30

01

<18

03

-

-

7

BVĐK huyện Yên Thành

46,356

50

263

25

13

20

30

01

<18

03

-

-

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

52,799

57

298

27

14

20

30

01

<18

03

-

-

 

Tổng

325,285

357

1859

170

90

210

240

08

 

23

 

 

 

PHỤ LỤC 3-9

NHU CẦU ĐẦU TƯ CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỮU NGHỊ NGHỆ AN

STT

Cơ sở y tế

Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Đào tạo về quản lý CTYT

Tham gia chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức

Tham gia chương trình theo dõi và giám sát

Đào tạo nhân viên y tế
(số lớp)

Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển lưu trữ, xử lý (số lớp)

Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện
(số người)

Tuân thủ quy trình vận hành chuẩn

Tuân thủ tiêu chuẩn môi trường

1

BVĐK Hữu Nghị Nghệ An

1

51

5

827

2

BV Lao và Phổi Nghệ An

1

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

Thực hiện theo giai đoạn 1

3

BV ĐKKV Tây Bắc Nghệ An

1

15

3

271

4

BVĐK huyện Đô Lương

1

11

3

181

5

BVĐK huyện Diễn Châu

1

14

3

226

6

BVĐK huyện Thanh Chương

1

14

3

191

7

BVĐK huyện Yên Thành

1

11

3

236

8

BVĐK huyện Quỳnh Lưu

1

13

3

235

Tổng số

8

129

23

2167

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2399/QĐ-UBND.ĐTXD năm 2015 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2015 - 2020

  • Số hiệu: 2399/QĐ-UBND.ĐTXD
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/06/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Thị Lệ Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản