Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2383/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Học viện Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, HVTP (5b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tiến Châu

 

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NÂNG CAO KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2383/QĐ-BTP ngày 22 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kiến thức về các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư; về pháp luật quốc tế; về các kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến các dự án, thỏa thuận, hợp đồng đầu tư có yếu tố nước ngoài để phòng ngừa tranh chấp, rủi ro, đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cập nhật, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng về:

- Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, các biện pháp phi thuế quan trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; pháp luật quốc tế về đầu tư quốc tế;

- Kỹ năng, kinh nghiệm trong thương lượng, đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, các hợp đồng, giao dịch về đầu tư có yếu tố nước ngoài;

- Kỹ năng, kinh nghiệm về các giải pháp phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế; về các phương thức giải quyết tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

b) Nâng cao nhận thức về trách nhiệm, năng lực làm việc cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến các dự án, các hợp đồng, các thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài tại các bộ, ngành và địa phương.

c) Nhằm phòng ngừa, hạn chế các tranh chấp, rủi ro phát sinh từ hoặc liên quan đến các dự án, các hợp đồng, các thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài.

II. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình bồi dưỡng được xây dựng cho 02 đối tượng sau:

- Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của các bộ, ngành, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, theo dõi, thực hiện đối với các dự án, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài; xây dựng chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật của địa phương, bao gồm: công chức, viên chức làm công tác đến pháp luật, pháp chế, hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý nhà nước, thẩm định, cấp phép, theo dõi thực hiện, triển khai các dự án đầu tư, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài.

2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng dựa trên:

- Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho công chức, viên chức làm công tác hội nhập quốc tế được phê duyệt theo Quyết định số 2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đề án nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ, ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 1063/QĐ-TTg ngày 14/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Các hiệp định về bảo hộ đầu tư; các hiệp định, các cam kết, thỏa thuận quốc tế về thương mại, đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

- Tổng hợp kết quả khảo sát về những khó khăn, vướng mắc trên thực tế và đề xuất nội dung các vấn đề cần được bồi dưỡng từ các bộ, ngành và địa phương.

3. Chương trình được thiết kế để xây dựng bộ tài liệu bao quát, tổng thể theo hướng gồm các chuyên đề chung cho đến các chuyên đề cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ cho công chức, viên chức ở bộ, ngành Trung ương và địa phương. Đối với những công chức, viên chức chưa được bồi dưỡng các kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ nghiên cứu, tìm hiểu toàn bộ chương trình. Đối với những công chức, viên chức đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế thì có thể được bồi dưỡng đối với các nội dung cập nhật, nâng cao.

4. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng không chồng chéo, trùng lặp với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên sâu, theo hướng mở để cập nhật, bổ sung các kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.

III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Khối lượng kiến thức:

Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật được chia thành các chương trình bồi dưỡng gồm:

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam.

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và kỹ năng về điều ước, hợp đồng thương mại, đầu tư quốc tế.

- Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

b) Thời gian bồi dưỡng:

Thời gian bồi dưỡng của mỗi chương trình là 5 ngày, với thời lượng là 40 tiết (5 ngày x 8 tiết/ngày).

2. Nội dung chương trình

2.1. Các chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức của các bộ, ngành

2.1.1. Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt

- Nội dung chương trình Nam chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng dự kiến

Ghi chú

 

 

1

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế

04 tiết

 

 

2

Nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

04 tiết

 

 

3

Các cam kết về mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam

08 tiết

 

 

4

Các biện pháp phi thuế quan trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam

08 tiết

 

 

5

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (hiểu, phân tích, nội luật hóa và thực thi tại Việt Nam; những bất lợi và rủi ro khi thực hiện các cam kết quốc tế - giải pháp hạn chế và phòng tránh rủi ro)

 

08 tiết

 

 

6

Tọa đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về hiểu, thực thi các cam kết quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư quốc tế và các yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức

08 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

2.1.2. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng về điều ước, hợp đồng đầu tư quốc tế

- Nội dung chương trình chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Ghi chú

 

 

1  

Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về ký kết, thực hiện hợp đồng đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

2  

Kỹ năng đàm phán, ký kết các thỏa thuận, điều ước quốc tế

04 tiết

 

 

3  

Kỹ năng tham gia thương lượng, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng đầu tư quốc tế

08 tiết

 

 

4  

Kỹ năng thẩm định tính pháp lý đối với các dự án, hợp đồng, giao dịch đầu tư có yếu tố nước ngoài

04 tiết

 

 

5  

Các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ trong các hợp đồng đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

6  

Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng quốc tế mà Chính phủ Việt Nam là một bên

04 tiết

 

 

7  

Thực hành tình huống về soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng đầu tư quốc tế

08 tiết

 

 

8  

Toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn vướng mắc, những sai sót thường gặp trong thực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thỏa thuận, hợp đồng quốc tế và các giải pháp phòng ngừa, các khuyến nghị đối với công chức, viên chức

04 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

2.1.3. Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

- Nội dung chương trình chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Ghi chú

 

 

1

Cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế (kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam)

04 tiết

 

 

2

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa nhà nước, cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức tư theo pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng

04 tiết

 

 

3

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính quyền Việt Nam theo pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng

04 tiết

 

 

4

Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng phương thức thương lượng, hòa giải

04 tiết

 

 

5

Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng phương thức trọng tài

04 tiết

 

 

6

Cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam

04 tiết

 

 

7

Nội dung cơ bản của các hiệp định quốc tế, pháp luật Việt Nam và kỹ năng tham gia giải quyết về việc công nhận, thi hành án phán quyết của trọng tài nước ngoài, bản án, quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt Nam

04 tiết

 

 

8

Các vấn đề thực tiễn - Thực hành tình huống hòa giải và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài

08 tiết

 

 

9

Toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn vướng mắc, những sai sót thường gặp dẫn đến tranh chấp và kỹ năng, kinh nghiệm tham gia giải pháp tranh chấp, các giải pháp phòng ngừa, các khuyến nghị đối với công chức, viên chức

04 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

2.2. Các chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức của địa phương

2.2.1. Chương trình bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam

- Nội dung chương trình chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Ghi chú

 

 

1

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế

04 tiết

 

 

2

Nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

04 tiết

 

 

3

Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

4

Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế liên quan đến ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

04 tiết

 

 

5

Những yêu cầu cơ bản trong thực thi pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư quốc tế của Việt Nam

04 tiết

 

 

6

Thực hiện cam kết về mở cửa thị trường, bảo hộ đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

08 tiết

 

 

7

Thực hiện các biện pháp phi thuế quan của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương đối với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

08 tiết

 

 

8

Toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về hiểu, thực thi các cam kết quốc tế về thương mại, đầu tư quốc tế và các yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức

04 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

2.2.2. Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về hợp đồng thương mại, đầu tư quốc tế

- Nội dung chương trình chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Ghi chú

 

 

1

Kỹ năng tham gia thương lượng, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

2

Kỹ năng tham gia thương lượng, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế

 

 

 

3

Kỹ năng phân tích, đọc, hiểu hợp đồng và tiên liệu các rắc rối, đề phòng rủi ro trong thương mại, đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

4

Kỹ năng soạn thảo các thỏa thuận về luật áp dụng, giải quyết tranh chấp, bảo hiểm, bảo hành và các tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại, đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

5

Kỹ năng xem xét, đánh giá, thẩm định tính pháp lý đối với hồ sơ cấp phép các dự án, hợp đồng, giao dịch đầu tư có yếu tố nước ngoài

04 tiết

 

 

6

Kỹ năng soạn thảo, đàm phán, ký kết, theo dõi, thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng

04 tiết

 

 

7

Các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh của Chính phủ trong các hợp đồng thương mại, đầu tư quốc tế.

04 tiết

 

 

8

Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng quốc tế mà chính quyền Việt Nam là một bên

04 tiết

 

 

9

Thực hành tình huống về soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng đầu tư quốc tế

04 tiết

 

 

10

Toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn vướng mắc, những sai sót thường gặp trong thực tiễn đàm phán, ký kết và thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng quốc tế và các giải pháp phòng ngừa, các khuyến nghị đối với công chức, viên chức.

04 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

2.2.3. Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tranh chấp và tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế

- Nội dung chương trình chi tiết:

STT

Chuyên đề

Thời lượng

Ghi chú

 

 

1

Cơ chế phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế (kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam).

04 tiết

 

 

2

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa nhà nước, cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức tư theo pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng

04 tiết

 

 

3

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính quyền Việt Nam theo pháp luật quốc tế và thực tiễn áp dụng

04 tiết

 

 

4

Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế bằng phương thức thương lượng, hòa giải

04 tiết

 

 

5

Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế bằng phương thức trọng tài

04 tiết

 

 

6

Cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam

04 tiết

 

 

7

Nội dung cơ bản của các hiệp định quốc tế, pháp luật Việt Nam về thi hành án và kỹ năng tham gia thi hành bản án, quyết định của tòa án, quyết định của trọng tài có yếu tố nước ngoài

04 tiết

 

 

8

Thực hành tình huống về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

08 tiết

 

 

9

Toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn vướng mắc, những sai sót thường gặp dẫn đến tranh chấp và kỹ năng, kinh nghiệm tham gia giải pháp tranh chấp, các giải pháp phòng ngừa, các khuyến nghị đối với công chức, viên chức

04 tiết

 

 

 

Tổng cộng

40 tiết

 

 

3. Thực hiện chương trình bồi dưỡng

- Chương trình bồi dưỡng có thể được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở lựa chọn các chuyên đề phù hợp với từng đối tượng tham gia bồi dưỡng.

- Học viên tham gia học tập và hoàn thành chương trình bồi dưỡng, các bài kiểm tra, bài thu hoạch sẽ được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng theo đúng quy định.

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

1. Biên soạn

a) Nội dung chuyên đề bảo đảm tính chuyên sâu về các cam kết quốc tế, kiến thức pháp luật quốc tế, các kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm về đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến các dự án đầu tư, các hợp đồng, thỏa thuận có yếu tố nước ngoài để phòng ngừa tranh chấp, rủi ro, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

b) Nội dung chuyên đề được xây dựng theo đúng nội dung, mục tiêu, yêu cầu của chương trình bồi dưỡng, không chồng chéo, trùng lặp với các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho công chức, viên chức. Các chuyên đề phải được bố cục logic, hài hòa về mặt kiến thức và thời lượng.

c) Các chuyên đề được thiết kế theo cấu trúc “mở”, cho phép giảng viên cập nhật thường xuyên các nội dung, tư liệu, kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với thời điểm bồi dưỡng.

2. Giảng dạy

a) Giảng viên tham gia giảng dạy cho Chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và kỹ năng nghề nghiệp.

b) Trong quá trình chuẩn bị giảng dạy, giảng viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu, tập hợp các bài tập, tình huống trong thực tiễn, bảo đảm chất lượng giảng dạy.

c) Việc giảng dạy được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên chỉ truyền đạt vừa đủ về kiến thức lý luận; chú trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, thảo luận; biết tổng hợp vấn đề, phát triển khả năng tư duy và phát huy kinh nghiệm thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.

d) Trong các buổi thực hành, thảo luận nhóm trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của tất cả các học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thực hành, thảo luận bám sát mục tiêu học tập đã được xác định.

đ) Tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc.

3. Học tập của học viên

a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu giải quyết công việc của công chức, viên chức làm công tác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế như đối với các dự án, hợp đồng, thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài.

b) Cập nhật, củng cố, phát triển những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế để có khả năng giải quyết tốt công việc phát sinh trên thực tế và phòng ngừa tranh chấp, rủi ro.

c) Tiếp cận các kiến thức liên quan đến các cam kết quốc tế của Việt Nam, pháp luật quốc tế về thương mại, đầu tư và các kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến các dự án, hợp đồng, thỏa thuận đầu tư có yếu tố nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế một cách bài bản, có hệ thống, có khoa học, hình thành cơ sở để thực hiện kỹ năng này trong thực tế công việc hàng ngày.

d) Sau khi tham gia chương trình bồi dưỡng, học viên có được các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm và có thể giải quyết tốt các công việc thuộc chức trách nhiệm vụ được giao.

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ

1. Các chuyên đề báo cáo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm phải được chuẩn bị phù hợp với đối tượng công chức làm công tác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, các dự án đầu tư, các hợp đồng, các thỏa thuận có yếu tố nước ngoài và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

2. Chuyên đề phải do các giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm trong thực tiễn giải quyết công việc trình bày theo nội dung của chuyên đề, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với kỹ năng xử lý công việc trong thực tiễn giải quyết công việc.

3. Chuyên đề báo cáo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm được thiết kế theo hình thức tọa đàm, có phần trình bày chung, phần trao đổi - thảo luận, phần tóm tắt, kết luận nội dung và rút ra bài học kinh nghiệm.

VI. KIỂM TRA HOẶC VIẾT THU HOẠCH CUỐI KHÓA

1. Mục đích

a) Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đạt được qua Chương trình bồi dưỡng.

b) Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác của công chức.

2. Yêu cầu

a) Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp quy định.

b) Cuối mỗi chương trình bồi dưỡng, học viên phải làm một bài kiểm tra, bài tập nhóm hoặc viết một bài thu hoạch về nội dung trong chương trình bồi dưỡng, trong đó học viên phải nêu kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.

c) Học viên phải làm đúng yêu cầu của bài kiểm tra, bài tập nhóm hoặc thu hoạch.

d) Đối với bài thu hoạch thì độ dài không quá 15 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5.

đ) Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.

3. Đánh giá

a) Chấm điểm theo thang điểm 10 (mười). Học viên không đạt điểm 5 (năm) trở lên sẽ được kiểm tra hoặc viết thu hoạch lần 2, nếu lần 2 không đạt điểm 5 (năm) trở lên thì học viên không được cấp Chứng chỉ.

b) Xếp loại:

- Giỏi: 9 - 10 điểm;

- Khá: 7 - 8 điểm;

- Trung bình: 5 - 6 điểm;

- Không đạt: Dưới điểm 5.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2383/QĐ-BTP năm 2017 về Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức làm công tác liên quan đến pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 2383/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/11/2017
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Lê Tiến Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản