Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 25 tháng 01 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường; Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường
Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 91/TTr-SCT ngày 17/12/2015 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 35/TTr-SNV ngày 18/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương.
Điều 2. Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1073/QĐ-CTUBND ngày 11/5/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chị cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TRỰC THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 238/QĐ-UBND ngày 25/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chi cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công Thương quản lý nhà nước về công tác quản lý thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh vực khác được pháp luật quy định và Chủ tịch UBND tỉnh giao trên địa bàn tỉnh; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; có trụ sở và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật; được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước; được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường:
a) Giúp Giám đốc Sở Công Thương xây dựng và trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hóa theo quy định của pháp luật; các chủ trương, biện pháp, dự án cần thiết để thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý thị trường;
b) Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý thị trường;
c) Xây dựng kế hoạch hàng năm về kiểm tra kiểm soát thị trường trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
d) Giúp Giám đốc Sở Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án về công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh;
đ) Theo dõi, tổng hợp, dự báo diễn biến tình hình thị trường, đối tượng, quy luật phương thức, thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn tỉnh; đề xuất các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật đó.
2. Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền:
a) Kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn tỉnh; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;
b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính;
d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn;
đ) Xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền do Đội Quản lý thị trường chuyển giao; trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các vụ việc vượt thẩm quyền.
3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thương mại, công nghiệp liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn.
4. Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường:
a) Xây dựng kế hoạch và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, biên chế, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc của Quản lý thị trường địa phương;
b) Xây dựng và trình Giám đốc Sở Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức Quản lý thị trường và người lao động thuộc Chi cục theo phân cấp quản lý;
d) Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường và tổ chức thực hiện;
đ) Tổ chức thực hiện các quy định về tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, số hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm tra thị trường;
e) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường;
g) Thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương và UBND tỉnh;
h) Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình thương nhân hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn; tình hình vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được pháp luật giao; kết quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đội ngũ công chức; trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
6. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
8. Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Quản lý phương tiện làm việc, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được giao; quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và Giám đốc Sở Công Thương giao.
1. Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường: Chi cục Quản lý thị trường có Chi cục trưởng đồng thời là Phó Giám đốc Sở Công Thương và không quá 03 Phó Chi cục trưởng;
a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục Quản lý thị trường, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường;
b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Chi cục;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển Chi cục trưởng - Phó Giám đốc Sở Công Thương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Công Thương quyết định theo đề nghị của Chi cục trưởng.
2. Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra - Pháp chế.
3. Các Đội Quản lý thị trường:
a) Đội Quản lý thị trường địa bàn:
- Đội Quản lý thị trường số 1 (phụ trách địa bàn huyện Hoài Nhơn);
- Đội Quản lý thị trường số 2 (phụ trách địa bàn huyện Phù Mỹ);
- Đội Quản lý thị trường số 3 (phụ trách địa bàn huyện Phù Cát);
- Đội Quản lý thị trường số 4 (phụ trách địa bàn thị xã An Nhơn);
- Đội Quản lý thị trường số 5 (phụ trách địa bàn huyện Tây Sơn);
- Đội Quản lý thị trường số 6 (phụ trách địa bàn huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh);
- Đội Quản lý thị trường số 7 (phụ trách địa bàn thành phố Quy Nhơn);
- Đội Quản lý thị trường số 8 (phụ trách địa bàn huyện Hoài Ân và huyện An Lão);
- Đội Quản lý thị trường số 9 (phụ trách địa bàn huyện Vĩnh Thạnh).
b) Đội Quản lý thị trường chuyên ngành:
- Đội Quản lý thị trường chống buôn lậu (CBL);
- Đội Quản lý thị trường chống hàng giả (CHG).
4. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý nhà nước về kiểm tra kiểm soát thị trường tại địa phương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường xây dựng đề án tổ chức của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ trình Giám đốc Sở Công Thương quyết định thành lập sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
5. Việc thành lập, đổi tên, giải thể, sáp nhập các Đội Quản lý thị trường do Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường đề nghị để Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
6. Số lượng cấp phó của các phòng tham mưu tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ và các Đội Quản lý thị trường thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ.
7. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và trách nhiệm người đứng đầu của các Đội Quản lý thị trường đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh chồng chéo trong kiểm tra, kiểm soát thị trường.
8. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cấp trưởng, cấp phó và công chức thuộc các phòng tham mưu tổng hợp, chuyên môn nghiệp vụ và các Đội quản lý thị trường của Chi cục Quản lý thị trường được thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Sở Công Thương, của UBND tỉnh và theo quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ.
1. Biên chế công chức và người lao động của Chi cục Quản lý thị trường do Giám đốc Sở Công Thương quyết định trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở được UBND tỉnh giao hàng năm trên cơ sở Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý thị trường của địa phương.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức và người lao động của Chi cục Quản lý thị trường phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức, theo phân cấp quản lý của UBND tỉnh và theo quy định khác của pháp luật.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Chi cục Quản lý thị trường làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Chi cục trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chi cục trưởng có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương về tổ chức, hoạt động của Chi cục, xin ý kiến về những vấn đề vượt quá thẩm quyền.
1. Đối với Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương: Chi cục chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý thị trường.
2. Đối với Sở Công Thương và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Sở:
- Chi cục là tổ chức trực thuộc Sở Công Thương, chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra của Sở Công Thương về chương trình, kế hoạch hoạt động; về tổ chức, biên chế và thực hiện các chế độ chính sách theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
- Chi cục có mối quan hệ phối hợp với các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương để thực hiện nhiệm vụ có liên quan theo Quy chế làm việc của Sở Công Thương.
3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chi cục có trách nhiệm phối hợp theo nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất và thường xuyên với UBND các huyện, thị xã, thành phố để giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý thị trường phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc thẩm quyền của Chi cục theo quy định.
1. Chi cục Quản lý thị trường được tổ chức và hoạt động theo Quy định này và các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý và kiểm tra việc thực hiện Quy định này đối với Chi cục Quản lý thị trường.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường trong việc tổ chức, quản lý, hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của Đội Quản lý thị trường đóng trên địa bàn; xử lý các vụ việc theo thẩm quyền do Đội trưởng Đội Quản lý thị trường trình.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong trường hợp cần thiết hoặc có sự thay đổi, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm báo cáo, đề xuất để Giám đốc Sở Công Thương phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.
- 1Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
- 2Quyết định 03/2016/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 57/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai
- 5Quyết định 03/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công thương thành phố Cần Thơ
- 1Nghị định 10/CP năm 1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường
- 2Nghị định 27/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/CP năm 1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường
- 3Quyết định 05/2014/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị
- 4Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư liên tịch 34/2015/TTLT-BCT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường ở địa phương do Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 03/2016/QĐ-UBND về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 57/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai
- 10Quyết định 03/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công thương thành phố Cần Thơ
Quyết định 238/QĐ-UBND năm 2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 238/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/01/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phan Cao Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra