BỘ CÔNG AN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 238/2003/QĐ-BCA(C11) | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2003 |
BỘ TKƯỞNG BỘ CÔNG AN
Căn cứ Nghị định số 37/1998/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 10/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập Trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt (Long An - Tây Ninh);
Để đưa tổ chức, hoạt động của trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt đi vào nề nếp; sau khi trao đối thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về tổ chức, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt (Long An - Tây Ninh).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt (Long An - Tây Ninh) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Đề nghị các đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phối hợp chỉ đạo thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
| Lê Thế Tiệm (Đã ký) |
TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM SOÁT LIÊN HỢP CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở CẦU SẮT (LONG AN - TÂY NINH)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 238/2003/QĐ-BCA(C11) ngày 15 tháng 4 năm 2003)
Điều 1. Trạm Kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt (Long An - Tây Ninh) sau đây gọi tắt là Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt, được thành lập theo Quyết định số 10/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Trạm được đặt cố định tại địa phận xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát - Bộ Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế.
Tổng cục Cảnh sát chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Long An, Tây Ninh thường xuyên kiểm tra tổ chức, hoạt động của Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt nhằm bảo đảm hoạt động của Trạm có hiệu quả, đúng pháp luật.
Điều 3. Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện có hành vi vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam - Cămphuchia thuộc hai huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Huệ, tỉnh Long An nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đó.
Trường hợp đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát thì Trạm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của các địa phương trên tuyến để bắt giữ, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý người và phương tiện vi phạm phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc lợi dựng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để khám xét, tạm giữ, bắt giữ người, phương tiện vận tải trái pháp luật.
TỔ CHỨC BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM
Điều 4. Tổ chức biên chế của Trạm được quy định như sau:
1. Biên chế của Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt được thực hiện theo đúng Công văn số 2332/VPCP-VI ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ, gồm từ 40 đến 50 người, cả của Trung ương và địa phương.
Việc cử người tham gia công tác tại Trạm, được thực hiện như sau:
Ở Trung ương, do các Bộ, ngành cử sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.
Ở địa phương, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cử trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan.
2. Cán bộ, nhân viên của Trạm do các ngành, địa phương cử đến phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, có sức khỏe tốt, phải tuân thủ mệnh lệnh công tác của Ban chỉ huy Trạm. Cán bộ do cơ quan nào cử đến thì cơ quan đó chịu trách nhiệm trả lương và các chế độ khác theo quy định.
3. Thực hiện luân phiên thay đổi cán bộ, nhân viên của Trạm theo yêu cầu công tác hoặc ngăn ngừa vi phạm tiêu cực.
4. Các ngành, đơn vị cử hoặc rút cán bộ tham gia công tác tại Trạm phải trao đổi, thống nhất với Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an.
5. Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt gồm có Trưởng trạm và 04 Phó trưởng trạm, trong đó Trưởng trạm là cán bộ lãnh đạo có chức danh Trưởng phòng của Bộ Công an; các Phó trưởng trạm do Giám đốc Công an tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan cứ sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
6. Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt gồm có 03 tổ:
- Tổ tham mưu, tổng hợp, hậu cần, tổ chức và tuyên truyền vận động quần chúng (gọi là Tổ 1).
- Tổ điều tra trinh sát và xử lý vi phạm (gọi là Tổ 2).
- Tổ tuần tra, kiểm soát (gọi là Tổ 3).
Giao Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về tổ chức biên chế, chức năng, nhiệm vụ của từng Tổ công tác nêu trên, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại tại địa bàn được giao.
Điều 5. Kinh phí xây dựng, mua sắm, trang bị và kinh phí bảo đảm cho hoạt động thường xuyên của Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt do ngân sách nhà nước cấp. Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.
Điều 6. Trạm kiểm soát liên hợp Cầu Sắt có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Tiến hành công tác nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của hai tỉnh Long An, Tây Ninh nắm tình hình, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại.
2. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện vi phạm và xử lý các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với Trạm Công an cửa khẩu.
3. Phát động phong trào quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại.
4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong công tác phát hiện, điều tra, đề xuất xử lý các đối tượng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại.
5. Thường xuyên tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động của Trạm, báo cáo vụ việc, báo cáo đột xuất và báo cáo theo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng với Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Long An, Tây Ninh.
6. Hỗ trợ chính quyền và nhân dân địa phương khi có yêu cầu về phòng chống thiên tai, địch họa.
7. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và Uỷ ban nhân dân hai tỉnh Long An, Tây Ninh giao.
8. Trong trường hợp khẩn cấp để truy bắt đối tượng vi phạm hoặc cấp cứu người bị nạn thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát của Trạm được trưng dụng các phương tiện giao thông và phương tiện thông tin liên lạc của các tổ chức, cá nhân, kể cả người điều khiển, sử dụng phương tiện ấy (trừ phương tiện của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định hiện hành của pháp luật).
9. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật đối với từng lực lượng công tác tại Trạm.
10. Trạm được sử dụng con dấu "Trạm kiểm soát liên hợp cầu sắt" để phục vụ công tác (giao Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể việc cấp và quản lý, sử dụng con dấu này).
TRÌNH TỰ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM
Điều 7. Trình tự kiểm tra, kiểm soát
1. Trước khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát phải có kế hoạch cụ thể, trong đó phải nêu rõ nội dung, biện pháp và thời gian thực hiện, đề xuất về sử dụng lực lượng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương án dự phòng. Kế hoạch hoặc phương án dự phòng phải được lãnh đạo, chỉ huy Trạm phê duyệt.
Nếu phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu của địa phương thì phải lập kế hoạch cụ thể, có sự phê duyệt của Trưởng trạm để phân công tổ chức thực hiện. Phó trưởng trạm chỉ đạo trực tiếp phải chịu trách nhiệm trước Trưởng trạm và cấp trên về việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
2. Khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát phải phân công trách nhiệm và công việc cụ thể của từng thành viên như: Lập biên bản vi phạm; ghi lời khai; cảnh giới; kiểm tra hàng hóa, phương tiện vi phạm; quản lý đối tượng vi phạm v.v... Nếu phát hiện các hành vi vi phạm thì việc xử lý vi phạm phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm thì phải lập hồ sơ, chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý và đề xuất xử lý phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc giữ lại các hành vi có dấu hiệu của tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
Điều 8. Chế độ làm việc của Trạm
1. Phải có quy định rõ chế độ trực ban, trực chiến, chế độ gác đêm của đơn vị.
2. Phải niêm yết công khai nội quy ra vào đơn vị, chế độ tiếp và làm việc với công dân.
3. Quản lý vũ khí, trang thiết bị, phương tiện của Trạm và quản lý hồ sơ, tang vật, phương tiện tạm giữ phải theo đúng các quy định hiện hành; phải có hệ thống sổ sách, theo dõi vụ việc; có sổ kho tang vật, sổ quản lý vũ khí, tài sản, phương tiện của Trạm v.v...).
4. Cập nhật về công tác kiểm tra, kiểm soát, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và đề xuất xử lý
5. Hàng tuần, tháng, quý phải tổ chức họp giao ban, kiểm điểm công tác, định ra công việc thời gian tới.
6. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Trạm có hành vi vi phạm pháp luật thì phải kịp thời có văn bản đề nghị đơn vị quản lý, xử lý theo thẩm quyền.
1. Trưởng trạm là người lãnh đạo quản lý trực tiếp, phải chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và các ngành, địa phương có thành viên về mọi hoạt động của Trạm. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình.
2. Phó trưởng trạm là người giúp việc cho Trưởng trạm và thực hiện các quyền của Trưởng trạm khi được Trưởng trạm ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về mọi quyết định của mình.
Khi giải quyết công việc, nếu có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành mệnh lệnh của Trưởng trạm, đồng thời, có quyền đề xuất, báo cáo lãnh đạo quản lý cấp trên của mình để đề nghị phối hợp giải quyết
3. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên công tác tại Trạm phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của lãnh đạo Trạm, nếu có ý kiến khác thì được bảo lưu và báo cáo cấp trên nhưng vẫn phải chấp hành quyết định của người chỉ huy trực tiếp. Khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này; phải có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trên địa bàn Trạm hoạt động, nhằm phát động phong trào quần chúng chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nội dung phối hợp cụ thể
1. Khi phát hiện vụ việc vi phạm xảy ra thuộc địa bàn tỉnh nào thì Trạm phải phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh đó để có biện pháp xử lý thích hợp. Nếu xảy ra ở khu vực giáp ranh hai tỉnh thì Trưởng trạm căn cứ vào tình hình thực tế, đối tượng vi phạm và yêu cầu đấu tranh để quyết định việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An hoặc Tây Ninh, đồng thời phải báo cáo Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế để chỉ đạo.
Trường hợp phối hợp giải quyết với các cơ quan chức năng của tỉnh nào thì chuyển giao cho tỉnh đó xử lý
2. Các vụ việc vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của Trưởng trạm thì phải lập biên bản, chuyển giao hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền hoặc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi xảy ra vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
a. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải lập hồ sơ chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, kể cả đối tượng, tang vật (nếu có) để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
4. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân công tác tại Trạm phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bí mật, về chế độ công tác và điều lệnh, kỷ luật của ngành.
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
1. Trụ sở Trạm phải treo Quốc kỳ và phải gắn biển hiệu ghi rõ tên Trạm theo hướng dẫn của Tổng cục Cảnh sát.
2. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của Trạm khi thi hành nhiệm vụ phải mặc trang phục theo đúng quy định của từng ngành và phải đeo biển hiệu thống nhất theo mẫu quy định của Tổng cục Cảnh sát
3. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên công tác tại Trạm phải nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của từng ngành; thường xuyên quan hệ chặt chẽ, tạo sự gắn bó với cấp ủy và chính quyền địa phương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên công tác tại Trạm trong khi thi hành nhiệm vụ nếu có thành tích sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên công tác tại Trạm nếu có hành vi vi phạm trong khi thi hành nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này.
Trưởng Trạm Kiểm soát liên hợp Cầu Sắt chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phối hợp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chế này.
- 1Quyết định 966/1997/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 19/2000/CT-TTg về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 118/2002/QĐ-TTg sửa đổi QĐ 422/QĐ-TTg và QĐ 89/1999/QĐ-TTg về thành lập các trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 966/1997/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 19/2000/CT-TTg về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 118/2002/QĐ-TTg sửa đổi QĐ 422/QĐ-TTg và QĐ 89/1999/QĐ-TTg về thành lập các trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 238/2003/QĐ-BCA(C11) Quy chế tạm thời về tổ chức, hoạt động của trạm kiểm soát liên hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Cầu Sắt (Long An - Tây Ninh) do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 238/2003/QĐ-BCA(C11)
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/04/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Lê Thế Tiệm
- Ngày công báo: 13/05/2003
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 30/04/2003
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định