Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2351/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 28 tháng 8 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG TRÁNH, ĐỐI PHÓ BÃO LŨ, GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2013 HUYỆN VÂN CANH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08/3/1993 và Pháp lệnh Bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/8/2000;
Căn cứ Nghị định số 14/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo PCLBTW, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các Bộ, ngành và địa phương;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của huyện Vân Canh với các nội dung chính như sau:
1. Phương án đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân:
Số hộ dân di dời: Tổng số 209 hộ/829 nhân khẩu nằm trong vùng trũng, ven sông, suối, sạt lở, ngập lụt sâu, vùng hạ lưu các hồ chứa nước, nhà đơn sơ không chống chịu được khi gió bão, lụt xảy ra phải di dời.
Trong đó: Thị trấn Vân Canh 121 hộ/362 nhân khẩu, xã Canh Vinh 300 hộ/1.152 nhân khẩu, xã Canh Hiển 101 hộ/368 nhân khẩu, xã Canh Hiệp 68 hộ/240 nhân khẩu, xã Canh Liên 48 hộ/168 nhân khẩu, xã Canh Thuận 117 hộ/409 nhân khẩu, xã Canh Hòa 64 hộ/243 nhân khẩu.
Phương án di dời: Di dời tại chỗ, chuyển đến tạm trú ở các trường học, trụ sở thôn, trụ sở UBND xã, thị trấn, các nhà kiên cố trong xã; thành lập đội thanh niên xung kích hỗ trợ di dời dân. UBND huyện Vân Canh chỉ đạo các xã, thị trấn có dân phải di dời phải xác định cụ thể đường, phương tiện sơ tán, các địa điểm sơ tán đồng thời thông báo cho nhân dân biết và có phương án bố trí các hộ dân cụ thể vào từng vị trí tập kết dân.
2. Phương án đảm bảo an toàn đập dâng và các hồ chứa nước: Đập dâng Suối Nhiên, hồ Bà Thiền, Suối Bụng, Ông Lành (xã Canh Vinh), hồ Suối Cầu, Quang Hiển (xã Canh Hiển), hồ Suối Mây (Thị trấn Vân Canh), hồ Làng Trợi, hồ Hòn Mẻ (xã Canh Thuận), hồ Suối Đuốc (xã Canh Hiệp).
- Thành lập Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các hồ chứa nước và đập dâng; thành lập đội thanh niên xung kích cứu hộ từng công trình; chuẩn bị vật tư, phương tiện cứu hộ tại chỗ.
3. Phương án đảm bảo an toàn cầu, cống, giao thông tại các trọng điểm, các bến đò ngang: Tuyến đường liên xã thường xuyên bị sạt lở gây ách tắc giao thông từ thị trấn Vân Canh đi xã Canh Liên (trong đó đoạn từ làng Hà Lũy đến hết dốc Đá xã Canh Thuận; từ cuối dốc Đá đến trung tâm xã Canh Liên); 01 bến đò ngang qua sông Hà Thanh thuộc xã Canh Vinh và 01 bến đò qua hồ Núi Một thuộc xã Canh Liên.
4. Phương án tổ chức lực lượng xung kích PCLB và TKCN:
- Kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN từ huyện cho đến xã, thị trấn do Chủ tịch huyện, xã, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan làm Trưởng ban.
- Thành lập tổ, đội PCLB và TKCN tại các xã, thị trấn, các công trình trọng điểm với lực lượng nòng cốt là dân quân du kích, thanh niên xung kích và tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ; ngoài ra còn có lực lượng công an, quân đội đứng chân trên địa bàn huyện hỗ trợ để tham gia cứu hộ công trình, di dời dân khi thiên tai xảy ra.
5. Phương án đảm bảo hậu cần: Hướng dẫn và liên hệ ký kết với các đại lý cung cấp thực phẩm, mỳ ăn liền, nước uống, thuốc men đủ dùng cho nhân dân các vùng thường bị sạt lở, lũ, lụt, chia cắt trong thời gian 5 - 7 ngày.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Vân Canh và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN huyện Vân Canh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt công tác PCLB và TKCN trong phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật trong cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai bão, lụt; lưu ý các yêu cầu sau:
a. Trước khi thiên tai, bão lụt xảy ra:
- Ban Chỉ huy PCLB và TKCN của huyện Vân Canh có trách nhiệm chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai phương án phòng, tránh, đối phó với thiên tai.
- Kiểm tra lại phương án “4 tại chỗ” và phương án di dời dân (chú ý các xã vùng trũng, ven sông, suối, vùng sạt lở: Thị trấn Vân Canh, xã Canh Vinh, xã Canh Hiển, xã Canh Hiệp, xã Canh Liên, xã Canh Thuận, xã Canh Hòa; vùng hạ lưu đập dâng, các hồ chứa: Đập dâng Suối Nhiên, hồ Bà Thiền, Suối Bụng, Ông Lành (xã Canh Vinh), hồ Suối Cầu, Quang Hiển (xã Canh Hiển), hồ Suối Mây (Thị trấn Vân Canh), hồ Làng Trợi, hồ Hòn Mẻ (xã Canh Thuận), hồ Suối Đuốc (xã Canh Hiệp); tập trung lực lượng xung kích tại vị trí, sẵn sàng chờ lệnh. Thông báo cho nhân dân ở các vị trí phải di dời chuẩn bị sẵn sàng di dời khi có lệnh.
- Kiểm tra và bổ sung ngay các vật tư cần thiết tại các vị trí tập kết để ứng cứu sự cố công trình kịp thời.
- Tổ chức khẩn cấp việc di dời dân ở các vị trí có nguy cơ sự cố đến nơi an toàn.
b. Khi thiên tai xảy ra:
- Triển khai lực lượng xung kích để tìm kiếm cứu nạn và tổ chức cứu nạn nhân dân, cứu hộ công trình do thiên tai gây ra.
- Tổ chức công tác cứu trợ, cứu chữa người bị nạn…
- Báo cáo kịp thời mọi diễn biến thiên tai, tình hình thiệt hại và nhu cầu cứu trợ của địa phương cho Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN cấp trên theo đúng quy định.
c. Khi thiên tai kết thúc:
- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, cứu chữa người bị nạn...
- Huy động mọi lực lượng để sửa chữa nhà cửa, khắc phục tạm các công trình bị hư hỏng; tổ chức thu dọn, xử lý môi trường, hướng dẫn nhân dân đề phòng dịch bệnh cho người cũng như gia súc, gia cầm.
- Tổng hợp tình hình thiệt hại và nhu cầu cứu trợ của địa phương để báo cáo lên cấp trên đồng thời chủ động sử dụng các nguồn lực để khắc phục ngay các hậu quả do thiên tai gây ra.
d. UBND huyện Vân Canh chủ động bố trí ngân sách địa phương đảm bảo đủ kinh phí để phục vụ PCLB và TKCN của huyện; trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
e. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án phòng tránh, đối phó với bão lũ, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của huyện Vân Canh phải cụ thể, chi tiết cho từng loại hình thiên tai, cho từng vùng, từng địa bàn và từng công trình trọng điểm.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thường trực BCH PCLB và TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2354/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2007 thành lập Ban Chuẩn bị triển khai Đề án sắp xếp dân cư, phòng tránh thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 2439/QĐ-UBND năm 2011 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 2320/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 2350/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
- 6Công điện 1447/CĐ-PCLB&TKCN năm 2013 chủ động đối phó với bão số 13 do Cục Viễn thông ban hành
- 7Công điện 1465/CĐ-PCLB&TKCN năm 2013 chủ động đối phó với siêu bão Haiyan do Cục Viễn thông điện
- 8Quyết định 670/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 9Quyết định 3964/QĐ-UBND.NN năm 2015 về Phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 2Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 14/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương
- 5Quyết định 2354/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 2480/QĐ-UBND năm 2007 thành lập Ban Chuẩn bị triển khai Đề án sắp xếp dân cư, phòng tránh thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam
- 7Quyết định 2439/QĐ-UBND năm 2011 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 2320/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 2350/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
- 10Công điện 1447/CĐ-PCLB&TKCN năm 2013 chủ động đối phó với bão số 13 do Cục Viễn thông ban hành
- 11Công điện 1465/CĐ-PCLB&TKCN năm 2013 chủ động đối phó với siêu bão Haiyan do Cục Viễn thông điện
- 12Quyết định 670/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 13Quyết định 3964/QĐ-UBND.NN năm 2015 về Phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 14Quyết định 3308/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 2351/QĐ-UBND phê duyệt Phương án phòng tránh, đối phó bão lũ, công tác giảm nhẹ thiên tai năm 2013 huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 2351/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Thị Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra