Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2314/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;
Căn cứ Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV của Đảng đoàn Quốc hội;
Căn cứ Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Thứ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 2114/QĐ-TTG NGÀY 16/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 19-KL/TW NGÀY 14/10/2021 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA XV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2314/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2021)
Thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện hiệu quả Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị), Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20/10/2021 của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội) và Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm vụ triển khai bám sát nội dung Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội và Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ phải đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và khả thi.
- Bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho việc thực hiện Kế hoạch.
1. Tổ chức quán triệt nội dung và kế hoạch thực hiện Kết luận số 19- KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội
a) Cơ quan chủ trì: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
b) Nội dung thực hiện: Tổ chức quán triệt nội dung Kết luận số 19- KL/TW của Bộ Chính trị, Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội và Quyết định số 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tới toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị mình.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 12/2021.
(Ngày 27/12/2021, Bộ GTVT đã có văn bản số 13865/BGTVT-PC gửi các cơ quan, đơn vị để triển khai nhiệm vụ này).
2. Tập trung nghiên cứu, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới các văn bản luật
a) Cơ quan chủ trì: Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam.
b) Nội dung thực hiện:
- Tập trung nghiên cứu, rà soát các luật thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát cần được làm rõ các nội dung sau đây:
(1) Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả thực tế của các quy định trong luật đang điều chỉnh vấn đề có liên quan đến nội dung định hướng. Xác định rõ các nội dung bất cập, hạn chế, mâu thuẫn, chồng chéo, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Xác định rõ nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan.
(2) Trường hợp nội dung nêu trong định hướng là vấn đề mới chưa có quy định trong luật thì cần nghiên cứu, đánh giá việc thi hành văn bản dưới luật (nếu có) đang điều chỉnh; làm rõ sự cần thiết cần có quy định của luật để điều chỉnh và kinh nghiệm quốc tế về nội dung này.
(3) Đề xuất giải pháp cụ thể xử lý kết quả nghiên cứu, rà soát theo một trong hai hướng sau đây:
(3.1) Không cần thiết sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật nhưng vẫn đảm bảo thực hiện định hướng đã xác định do: chỉ cần sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản dưới luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật hiện hành hoặc giải pháp khác.
(3.2.) Cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật để thực hiện định hướng đã xác định. Theo đó, phải xác định rõ nội dung, tên văn bản cần được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (trường hợp sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản thì đề xuất sửa đổi riêng từng văn bản hay xây dựng một văn bản để sửa nhiều văn bản; trường hợp ban hành văn bản mới thì có phải đồng thời sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành có liên quan không); dự kiến thời hạn hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng luật trình Bộ, thời gian Bộ trình Chính phủ thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng luật và thời hạn trình Bộ, Bộ GTVT trình Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua.
- Trường hợp qua nghiên cứu, rà soát cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì kịp thời lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, thường xuyên rà soát kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ lập pháp đảm bảo phù hợp với đường lối Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, đáp ứng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo kết quả về Bộ và dự thảo Báo cáo của Bộ GTVT về kết quả nghiên cứu, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị trình Chính phủ.
c) Thời gian thực hiện: Trước ngày 30/6/2022.
3. Tổ chức xây dựng các báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát
3.1. Nghiên cứu, rà soát Luật Giao thông đường bộ
a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
b) Nội dung thực hiện: Kết quả nghiên cứu, rà soát cần phục vụ cho công tác lập đề nghị xây dựng luật đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, gửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ trước ngày 31/01/2022.
- Vụ Pháp chế tổng hợp xây dựng Báo cáo của Bộ trình Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 31/3/2022.
3.2. Nghiên cứu, rà soát Luật Đường sắt
a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế, Cục Đường sắt Việt Nam.
b) Nội dung thực hiện: Kết quả nghiên cứu, rà soát cần phục vụ cho công tác lập đề nghị xây dựng luật đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, gửi đến Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện:
- Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ trước ngày 30/6/2022.
- Vụ Pháp chế tổng hợp xây dựng Báo cáo của Bộ trình Chính phủ và gửi Bộ Tư pháp trước ngày 30/9/2023.
4. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật
a) Cơ quan chủ trì: Các Vụ thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; các Cục, Tổng cục thuộc Bộ.
b) Nội dung thực hiện: Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý vào xây dựng pháp luật. Hiện đại hóa phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật. Khai thác, ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số để đổi mới phương pháp, rút ngắn quy trình, tiết giảm thời gian, nâng cao chất lượng soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật.
c) Thời gian thực hiện: Hằng năm.
1. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo luật có trách nhiệm
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng luật trực tiếp chỉ đạo việc nghiên cứu, rà soát, xây dựng dự án luật để trình Bộ GTVT theo yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu, rà soát; đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng luật để Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Kế hoạch.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình nghiên cứu, rà soát và xây dựng luật. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình xây dựng luật.
- Kịp thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật để đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng được đề ra trong các văn kiện mới của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
- Triển khai thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020).
- Đẩy mạnh và đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến; lấy ý kiến đảm bảo thực chất và hiệu quả; tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động của văn bản và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, thẩm định để đảm bảo tính khả thi.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này. Hàng tháng báo cáo Bộ trưởng và các Thứ trưởng kết quả thực hiện Chương trình của Bộ và của từng cơ quan, đơn vị.
- Tham mưu, đề xuất cân đối, hài hòa, hợp lý số lượng dự án luật Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại mỗi kỳ họp Quốc hội, trong cùng một thời gian, tránh tập trung nhiều hơn 03 dự án luật.
3. Kinh phí thực hiện
- Vụ Tài chính tổng hợp dự toán, đảm bảo kinh phí cho công tác nghiên cứu, rà soát, tổng kết và xây dựng pháp luật của Bộ GTVT.
- Thủ trưởng các Cục, Tổng cục đảm bảo bố trí đủ kinh phí cho công tác nghiên cứu, rà soát, tổng kết và xây dựng luật theo Kế hoạch này.
- Văn phòng Bộ bố trí đủ kinh phí cho công tác nghiên cứu, rà soát, tổng kết và xây dựng luật theo Kế hoạch này đối với khối cơ quan Bộ GTVT.
- 1Công văn 3861/VPCP-PL năm 2021 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về xây dựng Báo cáo định hướng Chương trình xây dựng pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 5880/BGTVT-PC năm 2021 xây dựng Báo cáo về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1427/QĐ-TTg về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 121/QĐ-BXD năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Đường sắt 2017
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Nghị định 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 8Công văn 3861/VPCP-PL năm 2021 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về xây dựng Báo cáo định hướng Chương trình xây dựng pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 5880/BGTVT-PC năm 2021 xây dựng Báo cáo về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 1427/QĐ-TTg về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kết luận 19-KL/TW năm 2021 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 năm 2021 triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 13Quyết định 2114/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 121/QĐ-BXD năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 2314/QĐ-BGTVT năm 2021 về Kế hoạch triển khai Quyết định 2114/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 2314/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2021
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Nguyễn Văn Thể
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra