Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2306/QĐ-UBND

Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2020.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 1304/QĐ-UB ngày 20 tháng 5 năm 2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020;

Xét đồ án quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020 do Viện Quy hoạch đô thị nông thôn - Bộ Xây dựng lập và Tờ trình số 1760/TTr-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân thành phố Huế về việc phê duyệt quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch số 776/SXD-HTKT ngày 10 tháng 9 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án “Quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020” với những nội dung chính:

1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu quy hoạch:

1.1. Phạm vi nghiên cứu:

Trong ranh giới hành chính thành phố Huế và vùng phụ cận Phú Bài, Hương Trà, Thuận An.

1.2. Giai đoạn nghiên cứu:

- Định hướng quy hoạch dài hạn đến năm 2020.

- Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2010.

1.3. Giới hạn nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các bến, bãi và điểm đỗ xe công cộng, bến thuyền.

+ Tại khu vực thành phố Huế: Bến xe khách, xe tải; bãi đỗ xe tổng hợp, xe chuyên dùng; điểm đỗ ô tô con, xe du lịch, xe taxi…; bến thuyền.

+ Tại khu vực ngoại vi: Bến xe khách, bến xe tải lớn; bãi đỗ xe tổng hợp, xe chuyên dùng.

- Đối với đô thị mới: Nghiên cứu đề xuất định hướng và nguyên tắc tổ chức các điểm đỗ và bãi đỗ xe công cộng.

- Không đề cập tới hệ thống điểm đỗ có tính chất phục vụ riêng.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu lâu dài:

- Cụ thể hóa đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 116/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 1999.

- Góp phần nâng cao chất lượng môi trường và hiện đại hoá hệ thống giao thông, đảm bảo văn minh và mỹ quan đô thị; đồng thời góp phần tích cực bảo vệ, giữ gìn, khai thác và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của Quần thể di tích Huế, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi…trên địa bàn.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch đầu tư xây dựng các thiết chế hạ tầng phục vụ giao thông tĩnh cho thành phố Huế và vùng phụ cận.

- Giải quyết nhu cầu về đỗ xe trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận Phú Bài, Hương Trà, Thuận An đồng thời khai thác có hiệu quả quỹ đất xây dựng trước mắt và lâu dài.

3. Nội dung chi tiết:

3.1. Định hướng quy hoạch đến năm 2020:

3.1.1. Định hướng quy hoạch tại các đô thị vệ tinh:

a. Đô thị Phú Bài:

- Bến xe khách:

+ Bến xe khách: Xây dựng một bến trung tâm, đảm bảo chức năng vận chuyển hành khách đối ngoại cho đô thị (liên huyện, liên tỉnh) và là đầu mối tuyến giao thông công cộng giữa Huế, Phú Bài và Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Quy mô dự kiến 3,0 - 3,5 ha.

+ Bãi đỗ xe đầu mối tại sân bay Phú Bài: sẽ được xác định cụ thể trong dự án cải tạo và hoàn chỉnh sân bay. Quy mô dự kiến 3,0 ha.

- Bến xe tải: Phục vụ hoạt động vận tải cho Khu Công nghiệp Phú Bài, quy mô dự kiến 2,5 ha.

b. Đô thị Thuận An:

- Bến xe khách: Xây dựng các bến và điểm đỗ đầu mối đảm bảo chức năng vận chuyển hành khách đối ngoại cho đô thị (liên huyện, liên tỉnh) và là đầu mối tuyến giao thông công cộng giữa Huế và Thuận An, đặc biệt phục vụ khách du lịch tắm biển từ thành phố Huế.

+ Bến bờ Nam phá Tam Giang: Phục vụ chính nhu cầu đi lại của đô thị và khu dân cư phụ cận, quy mô dự kiến 2,0 ha.

+ Bến bờ Bắc phá Tam Giang (điểm đỗ đầu mối): Phục vụ chính hoạt động du lịch và vận tải công cộng qua lại với thành phố Huế, quy mô dự kiến 1,0 ha.

- Bến xe tải:

+ Bến số 1: Phục vụ hoạt động vận tải cho Cảng Thuận An hiện nay, bố trí thêm chức năng kho bãi, trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện đường bộ, quy mô dự kiến 3,0 ha.

+ Bến số 2: Phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa đối ngoại cho thị trấn Thuận An, bố trí gắn kết với cảng cá, quy mô dự kiến 2,5 ha.

c. Đô thị Tứ Hạ:

- Bến xe khách: Xây dựng một bến trung tâm, đảm bảo chức năng vận chuyển hành khách đối ngoại cho đô thị (liên huyện, liên tỉnh) và là đầu mối tuyến giao thông công cộng giữa Huế và Tứ Hạ. Quy mô dự kiến 3,0 ha.

- Bến xe tải: Phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa cho Khu Công nghiệp Tứ Hạ. Quy mô dự kiến 2,5 ha.

3.1.2. Định hướng quy hoạch tại thành phố Huế:

a. Hệ thống bến xe:

- Bến xe khách:

+ Bến xe khách phía Tây Bắc: nằm tại vị trí bến xe phía Bắc hiện nay tại địa bàn phường An Hòa, phục vụ nhu cầu đi lại đối ngoại của thành phố theo hướng QL1A tới các tỉnh phía Bắc. Quy mô hoàn chỉnh dự kiến 2,5 ha.

+ Bến xe khách phía Đông Nam: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn xã Thủy Phương để phục vụ nhu cầu đi lại đối ngoại của thành phố theo hướng QL1A về phía Nam. Quy mô dự kiến 3,0 ha. (Bến xe phía Nam hiện có tại địa bàn phường An Đông sẽ được chuyển thành bến đầu mối giao thông công cộng bằng xe buýt).

+ Bến xe khách phía Nam: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn phường Trường An để hỗ trợ một phần cho các bến phía Tây Bắc và Đông Nam đồng thời là bến tổng hợp với chức năng là đầu mối xe buýt khai thác phục vụ tham quan quần thể các di tích phía Tây Nam thành phố Huế. Quy mô dự kiến 1,5 ha.

+ Bến xe khách phía Tây: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn xã Thủy Bằng (khu vực phía Nam cầu Tuần trên tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế), là công trình đầu mối quan trọng trong hệ thống vận tải hành khách công cộng phục vụ tham quan quần thể di tích phía Tây thành phố. Quy mô dự kiến 2,0 ha.

- Bến xe tải:

+ Bến xe tải phía Tây Bắc: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn phường An Hoà. Quy mô dự kiến 2,5 ha.

+ Bến xe tải phía Đông Nam: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn xã Thủy Phương. Quy mô dự kiến 3,0 ha.

+ Bến xe tải phía Nam: Bến kiến nghị xây dựng mới tại địa bàn phường An Tây, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hoá đối ngoại giữa thành phố với các huyện phía Tây Nam thành phố Huế, kết hợp với chợ ô tô và bãi đỗ trực thăng cứu hộ thành hệ thống bến bãi kho tàng phía Tây Nam. Quy mô dự kiến 2,0 ha.

+ Bến xe tải phía Đông Bắc: Bến kiến nghị xây dựng mới, gắn kết trực tiếp với chợ đầu mối Phú Hậu là chợ đầu mối về lương thực, thực phẩm, sản phẩm đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản. Quy mô bến 2,5 ha.

+ Bến xe tải điều tiết từ xa phía Bắc: Bến kiến nghị xây dựng mới tại khu vực nút giao cắt phía Bắc giữa đoạn tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế với QL1A, kết hợp với hệ thống kho bãi để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa đối ngoại của thành phố theo hướng QL1A tới các tỉnh phía Bắc. Quy mô của bến là 3,0 - 3,5 ha.

+ Bến xe tải điều tiết từ xa phía Nam: Bến kiến nghị xây dựng mới tại khu vực nút giao cắt phía Nam giữa đoạn tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế với QL1A, kết hợp với hệ thống kho bãi để phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa đối ngoại của thành phố theo hướng QL1A tới các tỉnh phía Nam. Quy mô của bến là 4 - 5 ha.

b. Hệ thống bãi đỗ xe và điểm đỗ xe: Định hướng xây dựng hệ thống bãi đỗ xe và điểm đỗ xe các loại như sau:

- Hệ thống bãi đỗ xe: Bao gồm các bãi đỗ xe chính theo Bảng 1.

Bảng 1: Bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020

TT

Tên bãi đỗ xe

Quy mô

Vị trí

Ghi chú

Số chỗ

D.tích (ha)

I

Bãi đỗ xe phục vụ công trình văn hoá, di tích lịch sử

1

Thiên Mụ ( bãi 1 và 2)

250

1,25

Khu vực Chùa Thiên Mụ

Phục vụ xe du lịch

2

Văn Thánh

150

0,75

Khu di tích Văn Thánh

Phục vụ xe du lịch

3

Đàn Nam Giao

300

1,50

Khu vực Đàn Nam Giao

Phục vụ xe du lịch

4

Lăng Tự Đức

200

1,00

Khu vực lăng Tự Đức

Phục vụ xe du lịch

5

Lăng Đồng Khánh

150

0,75

Khu vực lăng Đồng Khánh

Phục vụ xe du lịch

6

Lăng Thiệu Trị

200

0,75

Khu vực lăng Thiệu Trị

Phục vụ xe du lịch

7

Đan viện Thiên An

150

0,75

Khu Đan Viện Thiên An

Phục vụ xe du lịch

8

Lăng Minh Mạng

150

0,75

Khu vực Lăng Minh Mạng

Phục vụ xe du lịch

9

Điện Hòa Diên

100

0,50

Khu vực Điện Hòa Diên

Phục vụ xe du lịch

10

Hổ Quyền

30

0,15

Khu vực Hổ Quyền

Phục vụ xe du lịch

 

Cộng I

1680

8,15

 

Ghi chú: Vị trí xây dựng bãi đỗ phải bố trí ngoài khu vực bảo vệ II về khu vực bảo vệ di tích

II

Bãi đỗ xe phục vụ các khu chức năng lớn của thành phố

1

Trung tâm TDTT TP.Huế

1500

3,75

TT-TDTT thành phố Huế

Phục vụ tổng hợp

2

Sân vận động Tự Do

400

1,00

Khu vực sân vận động

Phục vụ tổng hợp

3

Đại học Huế

1000

2,50

Khu vực Đại học Huế

Phục vụ tổng hợp

 

Cộng II

 

7,25

 

 

III

Bãi đỗ xe chuyên dụng

1

Chợ ô tô

1000

2,50

Phường An Tây

Phục vụ tổng hợp

2

Bãi đỗ xe dự phòng thiên tai (gồm cả sân bay trực thăng cứu hộ)

2000

5,00

Khu vực sau chùa Tường Vân

Phục vụ tổng hợp

 

Cộng III

 

7,50

 

 

IV

Bãi đỗ xe đầu mối chuyển tiếp

1

Bãi đỗ xe tại ga Huế

600

1,50

Trước ga Huế hiện nay

Phục vụ công cộng cho ga, điểm đỗ, đầu mối xe buýt

2

Bãi đỗ khu bến thuyền Phú Cát

400

1,00

Tại ngã ba sông Hương thuộc phường Phú Cát

Phục vụ chuyển tiếp bến thuyền trung tâm

3

Bãi đỗ khu bến thuyền cồn Dã Viên

400

1,00

Tại bờ Nam sông Hương khu cồn Dã Viên

Phục vụ chuyển tiếp bến thuyền trung tâm

4

Bãi đỗ xe tại bến thuyền lăng Tự Đức

60

0,30

Tại bờ Nam sông Hương kết hợp với bến thuyền

Phục vụ chuyển tiếp giữa giao thông bộ và thuỷ

5

Bãi đỗ xe tại bến thuyền lăng Khải Định

60

0,30

Tại bờ Nam sông Hương kết hợp với bến thuyền

Phục vụ chuyển tiếp giữa giao thông bộ và thuỷ

6

Bãi đỗ xe tại bến thuyền lăng Minh Mạng

70

0,35

Tại bờ Bắc sông Hương kết hợp với bến thuyền

Phục vụ chuyển tiếp giữa giao thông bộ và thuỷ

7

Bãi đỗ xe tại bến thuyền lăng Gia Long

70

0,35

Tại bờ Bắc sông Hương kết hợp với bến thuyền

Phục vụ chuyển tiếp giữa giao thông bộ và thuỷ

 

Cộng IV

 

4,80

 

 

 

Tổng cộng (I+II+III+IV)

27,70

 

 

- Hệ thống điểm đỗ xe: Bao gồm các điểm đỗ xe từ loại I-IV có tổng diện tích 74,10 ha phân bố theo tỷ trọng như sau:

+ Điểm đỗ loại I: Chiếm khoảng 20%.

+ Điểm đỗ loại II: Chiếm khoảng 20%.

+ Điểm đỗ loại III: Chiếm khoảng 30%.

+ Điểm đỗ loại IV: Chiếm khoảng 30%.

Tổng hợp quỹ đất của các điểm đỗ xe theo phân loại điểm đỗ theo Bảng 2.

Bảng 2: Tổng hợp quỹ đất của các loại điểm đỗ xe

TT

Khu ở

Điểm đỗ loại I

Điểm đỗ loại II

Điểm đỗ loại III

Điểm đỗ loại IV

Tổng cộng

A

Khu hạn chế phát triển

1,71

1,71

2,56

2,56

8,53

1

Khu vực trong và ngoài Kinh thành

1,09

1,09

1,63

1,63

5,44

2

Khu Trung tâm phía Nam thành phố Huế

0,20

0,20

0,30

0,30

0,99

3

Khu nhà vườn (Kim Long và Vĩ Dạ)

0,42

0,42

0,63

0,63

2,10

B

Khu vực cải tạo XD

4,93

4,93

7,39

7,39

24,63

C

Khu vực XD mới

8,19

8,19

12,29

12,29

40,95

 

Cộng

16,53

16,53

24,79

24,79

74,10

c. Hệ thống cảng sông, bến thuyền: Bao gồm bến thuyền khách, hệ thống bến thuyền du lịch và hệ thống bến thuyền phục vụ tham quan lăng tẩm.

- Bến thuyền khách: Nâng cấp và mở rộng bến thuyền vận tải hành khách và hàng hoá Bãi Dâu.

- Bến thuyền du lịch:

+ Bến thuyền du lịch chính phía Bắc: nâng cấp mở rộng bến thuyền hiện đã được xây dựng tại địa bàn phường Phú Cát.

+ Bến thuyền du lịch Cồn Dã Viên: sẽ được xây dựng mới theo dự án đầu tư xây dựng Khu Du lịch cồn Dã Viên.

+ Các bến thuyền Toà Khâm, Nhà hàng sông Hương, số 5 Lê Lợi sẽ được nâng cấp và duy trì với vai trò điểm đỗ và đón khách tham quan du lịch tạm thời.

- Bến thuyền phục vụ tham quan lăng tẩm: nâng cấp các bến thuyền hiện có tại chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng; xây dựng mới các bến thuyền phục vụ khách tham quan các lăng Gia Long, Tự Đức và Khải Định.

3.2. Quy hoạch tới năm 2010:

3.2.1. Quy hoạch tại đô thị vệ tinh:

a. Đô thị Phú Bài:

- Bến xe khách: giai đoạn đầu xây dựng bến có chức năng đầu mối của tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt nối với thành phố Huế với quy mô của bến 1,0 - 1,5 ha.

- Bến xe tải: giai đoạn đầu xây dựng bến kết hợp chức năng bãi đỗ xe tổng hợp và trung tâm cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho phương tiện giao thông để phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa cho Khu Công nghiệp Phú Bài với quy mô của bến 1,5 ha.

b. Đô thị Thuận An:

- Bến xe khách:

+ Bến bờ Nam phá Tam Giang: giai đoạn đầu xây dựng bến có chức năng đầu mối của tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt nối với thành phố Huế phục vụ việc đi lại của nhân dân và hoạt động du lịch biển với quy mô của bến 1,5 ha.

+ Bến bờ Bắc phá Tam Giang (điểm đỗ đầu mối): giai đoạn đầu xây dựng một trạm xe buýt kết hợp bãi đỗ xe đầu mối cho khu vực tắm biển với quy mô 0,7 ha.

- Bến xe tải: giai đoạn đầu xây dựng bến tại khu vực Cảng Thuận An có chức năng đầu mối chuyển tiếp hàng hóa và trung tâm cung cấp dịch vụ kỹ thuật kết hợp chức năng bãi đỗ xe tổng hợp với quy mô của bến 2,0 ha.

c. Đô thị Tứ Hạ:

- Bến xe khách: giai đoạn đầu xây dựng bến có chức năng đầu mối của tuyến giao thông công cộng bằng xe buýt nối với thành phố Huế với quy mô của bến 1,0 - 1,5 ha.

- Bến xe tải: giai đoạn đầu xây dựng bến kết hợp chức năng bãi đỗ xe tổng hợp và trung tâm cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho phương tiện giao thông để phục vụ hoạt động vận tải hàng hoá cho khu Công nghiệp Tứ Hạ với quy mô của bến 1,5 ha.

3.2.2. Quy hoạch trên địa bàn thành phố Huế:

a. Hệ thống bến xe:

- Bến xe khách:

+ Bến xe khách phía Tây Bắc: tiếp tục vận hành Bến xe phía Bắc đã được xây dựng tại địa bàn phường An Hòa có quy mô 2,5 ha.

+ Bến xe khách phía Đông Nam: nâng cấp và tiếp tục vận hành Bến xe phía Nam hiện có tại địa bàn phường An Đông có quy mô 1,5 ha.

+ Bến xe khách phía Nam: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại địa bàn phường Trường An là bến kết hợp với chức năng là đầu mối xe buýt khai thác phục vụ tham quan quần thể các di tích phía Tây Nam thành phố Huế với quy mô 1,0 ha.

+ Bến xe khách phía Tây: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại địa bàn xã Thủy Bằng (khu vực phía Nam cầu Tuần trên tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế) với quy mô 1,0 ha.

- Bến xe tải:

+ Bến xe tải phía Tây Bắc: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại địa bàn phường An Hòa, gắn kết với chợ đầu mối phía Bắc thành phố với quy mô 1,5 ha.

+ Bến xe tải phía Đông Nam: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại địa bàn xã Thủy Phương với quy mô 2,0 ha.

+ Bến xe tải phía Nam: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại địa bàn phường An Tây với quy mô 1,5 ha.

+ Bến xe tải phía Đông Bắc: giai đoạn đầu xây dựng bến mới gắn kết trực tiếp với chợ đầu mối Phú Hậu với quy mô 1,5 ha.

+ Bến xe tải điều tiết từ xa phía Bắc: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại khu vực nút giao cắt phía Bắc giữa đoạn tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế với QL1A, với quy mô 2,0 ha.

+ Bến xe tải điều tiết từ xa phía Nam: giai đoạn đầu xây dựng bến mới tại khu vực nút giao cắt phía Nam giữa đoạn tuyến QL1A phía Tây thành phố Huế với QL1A, với quy mô 2,0 ha.

b. Hệ thống bãi đỗ xe và điểm đỗ xe: Bãi và điểm đỗ xe hiện trạng: tiếp tục sử dụng, nâng cấp cải tạo để nâng cao chất lượng phục vụ. Bãi và điểm đỗ xe đã được xác định trong các quy hoạch chi tiết: tuân thủ theo các quy hoạch chi tiết đã được duyệt và ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ trong quá trình phát triển đô thị.

- Quy mô bãi đỗ xe cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới theo Bảng 3.

Bảng 3: Tổng hợp bãi đỗ xe cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đến năm 2010

 

 

Số chỗ

D.tích (ha)

 

 

2010

2020

2010

2020

I

Bãi đỗ xe phục vụ công trình văn hoá, di tích lịch sử

1

Thiên Mụ (bãi 1 và 2)

250

250

1,25

1,25

Khu vực Chùa Thiên Mụ

Phục vụ xe du lịch

2

Văn Thánh

150

150

0,75

0,75

Khu di tích Văn Thánh

Phục vụ xe du lịch

3

Đàn Nam Giao

300

300

1,50

1,50

Khu vực Đàn Nam Giao

Phục vụ xe du lịch

4

Lăng Tự Đức

200

200

1,00

1,00

Khu vực lăng Tự Đức

Phục vụ xe du lịch

5

Lăng Đồng Khánh

150

150

0,75

0, 75

Khu vực lăng Đồng Khánh

Phục vụ xe du lịch

6

Lăng Thiệu Trị

200

150

0,75

0,75

Khu vực lăng Thiệu Trị

Phục vụ xe du lịch

7

Đan Viện Thiên An

150

150

0,75

0,75

Khu Đan Viện Thiên An

Phục vụ xe du lịch

8

Lăng Minh Mạng

150

150

0,75

0,75

Khu vực lăng Minh Mạng

Phục vụ xe du lịch

9

Điện Hòa Diên

100

100

0,50

0,50

Khu vực Điện Hòa Diên

Phục vụ xe du lịch

10

Hổ Quyền

30

30

0,15

0,15

Khu vực Hổ Quyền

Phục vụ xe du lịch

 

Cộng I

1680

1680

8,15

8,15

 

II

Bãi đỗ xe phục vụ các khu chức năng lớn của thành phố

1

TT-TDTT Thành phố

500

1500

1,25

3,75

TT-TDTT phía Nam

Phục vụ tổng hợp

2

Sân vận động Tự Do

400

400

1,00

1,00

Khu vực sân vận động

Phục vụ tổng hợp

3

Đại học Huế

500

1000

1,25

2,50

Khu vực Đại học Huế

Phục vụ tổng hợp

4

Tại hệ thống chợ trung tâm thương mại

- Về quy hoạch: Tuân thủ theo Quy hoạch mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Huế đến 2010 và định hướng đến 2020.

- Kiến nghị: Khi lập dự án xây dựng mới, cải tạo cần có luận chứng cụ thể về bãi đỗ xe cho công trình trong giai đoạn trước mắt (chủ yếu là phục vụ xe hai bánh) và giai đoạn trong tương lai (lượng ô tô sẽ rất lớn)

 

Cộng II

1400

2900

3,50

7,25

 

 

III

Bãi đỗ xe chuyên dụng

1

Chợ ô tô

500

1000

1,25

2,50

Phường An Tây

Phục vụ tổng hợp

2

Bãi đỗ xe dự phòng thiên tai (gồm cả sân bay trực thăng cứu hộ)

2000

2000

5,0

5,00

Khu vực sau chùa Tường Vân

Phục vụ tổng hợp

 

Cộng III

2500

3000

6,25

7,50

 

 

IV

Bãi đỗ xe đầu mối chuyển tiếp

1

Bãi đỗ xe tại ga Huế

600

600

1,50

1,50

Trước ga Huế hiện nay

Phục vụ công cộng cho ga, điểm đỗ, đầu mối xe buýt

2

Bãi đỗ khu bến thuyền Phú Cát

400

400

1,00

1,00

Tại ngã ba sông Hương thuộc phường Phú Cát

Phục vụ chuyển tiếp bến thuyền trung tâm

3

Bãi đỗ khu bến thuyền cồn Dã Viên

400

400

1,0

1,00

Tại bờ Nam sông Hương khu cồn Dã Viên

Phục vụ chuyển tiếp bến thuyền trung tâm

 

Cộng IV

1400

1400

3,5

3,5

 

 

 

Tổng cộng (I+II+III+IV)

7000

9000

21,40

27,70

 

 

Tổng nhu cầu đất bãi đỗ xe phục vụ đến năm 2010 là: 21,40 ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quy mô điểm đỗ xe cải tạo và xây dựng mới:

Tổng quỹ đất của các điểm đỗ xe cần cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới là 43,42 ha bao gồm quỹ đất của các điểm đỗ xe loại I dự kiến 13,25 ha; quỹ đất của các điểm đỗ xe loại II, III và IV là 30,17 ha, trong đó:

+ Điểm đỗ xe loại II: 13,02 ha, bao gồm 50-54 điểm (trung bình 0,25ha/điểm).

+ Điểm đỗ xe loại III: 8,68 ha, bao gồm 56-60 điểm (trung bình 0,15ha/điểm).

+ Điểm đỗ xe loại IV: 8,46 ha, được phân bố nhỏ trong các tiểu khu (không được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch định hướng này).

c. Hệ thống cảng sông, bến thuyền:

- Bến thuyền khách: Nâng cấp và mở rộng bến thuyền vận tải hành khách và hàng hóa Bãi Dâu.

- Bến thuyền du lịch:

+ Bến thuyền du lịch chính phía Bắc: nâng cấp mở rộng bến thuyền hiện đã được xây dựng tại địa bàn phường Phú Cát.

+ Nâng cấp các bến thuyền Toà Khâm, Nhà hàng sông Hương để đỗ thuyền đón khách tham quan du lịch tạm thời.

- Bến thuyền phục vụ tham quan lăng tẩm: nâng cấp các bến thuyền hiện có tại chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng; xây dựng mới bến thuyền phục vụ khách tham quan lăng Gia Long.

3.3. Các giải pháp về chính sách quản lý và đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế:

3.3.1. Về tổ chức thực hiện theo quy hoạch:

- Thực hiện nghiêm túc việc công bố quy hoạch, triển khai việc dự trữ quỹ đất để thực hiện quy hoạch định hướng đến năm 2020 và quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2010.

- Triển khai nghiên cứu quy hoạch chi tiết hệ thống giao thông tĩnh tại các khu vực có nhu cầu cấp thiết, các đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố đều phải nghiên cứu đầy đủ về hệ thống bến, bãi và điểm đỗ xe công cộng.

- Lập kế hoạch chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án đầu tư xây dựng bến, bãi và điểm đỗ xe công cộng đồng thời trong quá trình phát triển đô thị theo các quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt.

3.3.2. Về hình thức tổ chức quản lý:

- Ủy ban Nhân dân thành phố Huế giao cho Phòng Giao thông Công chính thành phố Huế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước bến, bãi và điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố.

- Thành lập Công ty Đầu tư và Khai thác bến, bãi và điểm đỗ xe thành phố Huế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là đầu mối để xúc tiến đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh khai thác bến, bãi và điểm đỗ xe trên địa bàn thành phố.

3.3.3. Về đầu tư và xây dựng:

- Các hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống giao thông tĩnh được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư chung theo quy định của Chính phủ và của tỉnh.

- Huy động nguồn vốn để thực hiện từ mọi hình thức như phát hành trái phiếu, cổ phiếu xây dựng kết cấu hạ tầng; nguồn ODA hoặc nguồn vốn cho vay ưu đãi. Thực hiện xã hội hoá trong đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống giao thông tĩnh, khuyến khích áp dụng các hình thức đầu tư dưới các dạng BT, BOT và BTO.

Điều 2. Giao Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, các địa phương và ban ngành chức năng liên quan thực hiện các công việc sau:

- Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện.

- Quản lý, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận theo quy hoạch được phê duyệt, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Du lịch, Văn hóa Thông tin; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huế và Ủy ban Nhân dân các huyện: Hương Thủy, Phú Vang, Hương Trà và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2306/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch định hướng hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020

  • Số hiệu: 2306/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/10/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản