- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội do Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ nội vụ ban hành
- 4Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 5Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2008 về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008 đến năm 2012
- 6Quyết định 1669/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 4Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2009/QĐ-UBND | Gia Nghĩa, ngày 10 tháng 11 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg , ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012;
Căn cứ Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012;
Căn cứ Công văn số 1848/LĐTBXH-PC, ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc hướng dẫn triển khai Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1108/TTr-LĐTBXH ngày 14/10/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Khái lược về dân số và lao động
Hiện nay dân số của tỉnh Đăk Nông khoảng 456.700 người; trong đó dân số ở độ tuổi lao động 248.900 người, lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân 200.247 người.
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh 925 doanh nghiệp; trong đó có 28 doanh nghiệp Nhà nước, 891 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 06 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp 9.526 người, trong đó số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước là 3.768 người, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 5.078 người và có 680 lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Tình hình thực hiện công tác phổ biến pháp luật lao động thời gian qua
2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức thực hiện. Các văn bản được xây dựng theo thể loại công văn nội dung hướng dẫn xây dựng nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang bảng lương, xếp hạng doanh nghiệp, ký kết hợp đồng lao động, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội…
Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai các quy định của pháp luật đến người lao động và người sử dụng lao động. Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật lao động cho các doanh nghiệp, ngoài ra Sở còn tổ chức phổ biến Bộ luật Lao động cho người lao động ở những doanh nghiệp có nhu cầu nâng cao nhận thức về pháp luật lao động cho người lao động.
Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động với mục đích thông qua công tác thanh kiểm tra tư vấn, hướng dẫn giúp doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định của Bộ luật Lao động, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Bộ luật Lao động, giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động xảy ra trên địa bàn quản lý. Năm 2008 tổng số lượt doanh nghiệp đã kiểm tra 108 đơn vị, qua kiểm tra phát hiện 14 doanh nghiệp vi phạm, lập biên bản xử phạt 30.200.000 đồng, nội dung vi phạm phần lớn là không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, không thành lập tổ chức công đoàn, không xây dựng và đăng ký thỏa ước lao động tập thể, không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định, không xây dựng và đăng ký thang bảng lương, không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động…
Năm 2008 số doanh nghiệp đã được kiểm tra chiếm tỷ lệ 12,21% rất thấp so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (108/884). Nguyên nhân nguồn kinh phí phục vụ việc tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp còn hạn chế.
Do nguồn kinh phí tổ chức còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn đến chủ sử dụng lao động, còn người lao động thì ít khi được tiếp cận hay được hướng dẫn về pháp luật lao động.
2.2. Đối với doanh nghiệp
Đa số các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật lao động, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Bên cạnh những mặt làm được, vẫn còn một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chưa thực sự quan tâm đến việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nhận thức của một số chủ doanh nghiệp chưa cao, công đoàn trong doanh nghiệp chưa thể hiện hết trách nhiệm vai trò của mình, nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến người lao động trong doanh nghiệp còn nhiều yếu kém.
Đa số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh coi thường chấp hành pháp luật lao động dẫn đến thực hiện chế độ và quyền lợi cho người lao động không đầy đủ. Đến nay có khoảng 600 doanh nghiệp chưa được phổ biến pháp luật lao động.
3. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Từ những thực trạng đã nêu ở trên, việc xây dựng Đề án tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp là rất cần thiết.
Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ và một số quy định khác về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, việc làm, lao động dôi dư, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động vệ sinh lao động, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, xuất khẩu lao động, xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, tạo được niềm tin cho người lao động và người sử dụng lao động, cập nhật kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, các Công ước của tổ chức lao động thế giới trong quan hệ lao động.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm trang bị cho người lao động và chủ sử dụng lao động trong doanh nghiệp những nội dung cơ bản cần thiết về pháp luật lao động đảm bảo thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc, lao động chân tay và lao động quản lý nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động sản xuất, hiệu quả trong quản lý, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (gọi tắt là Chỉ thị số 32);
Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP , ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32;
Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg , ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012;
Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012;
Quyết định số 842/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 7 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” năm 2009;
Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ năm 2008 đến năm 2012;
Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông;
Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và Xã hội.
1. Mục tiêu
Để người lao động và người sử dụng lao động nắm được quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu đến hết năm 2012 có từ 70% người lao động trở lên được tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nắm được quyền và nghĩa vụ để thực hiện hợp đồng lao động. Từ 80% người sử dụng lao động trở lên được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.
2. Kế hoạch tuyên truyền cụ thể
Từ năm 2010 đến năm 2012, sẽ tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ huyện, thị xã làm công tác lao động việc làm, cụ thể như sau: (phụ lục 1 kèm theo)
- Năm 2010 tổ chức phổ biến, tuyên truyền 1.500 lượt người.
- Năm 2011 tổ chức phổ biến, tuyên truyền 1.600 lượt người.
- Năm 2012 tổ chức phổ biến, tuyên truyền 1.800 lượt người.
Tổng cộng trong 3 năm tổ chức phổ biến, tuyên truyền 4.900 lượt người.
3. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến
Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cán bộ huyện, thị xã làm công tác lao động việc làm trên địa bàn tỉnh.
1. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, Lao động - Tiền lương tiền công, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, các công ước của Tổ chức lao động thế giới được Việt Nam phê chuẩn, an toàn lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp… Ngoài những nội dung trên với chức năng nhiệm vụ của Sở, còn phổ biến thêm về các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
3. Đổi mới hình thức, biện pháp phổ biến, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đối tượng lao động.
4. Nâng cao tính hiệu quả công tác phổ biến tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, khuyến khích sự tham gia tích cực của tổ chức đoàn thể …
5. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật từ tỉnh đến huyện và trong từng doanh nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong tình hình mới.
1. Cập nhật kịp thời các chính sách, chế độ, biên soạn tài liệu, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cụ thể hàng năm.
2. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cung cấp đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật mới cho các doanh nghiệp.
3. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua các hình thức tuyên truyền như: tổ chức các hội nghị tập huấn; tuyên truyền miệng; (Các doanh nghiệp tự tổ chức các cuộc thi, hội thi; lồng ghép trong các buổi toạ đàm, sinh hoạt tại doanh nghiệp)... Giới thiệu văn bản pháp luật mới và những văn bản liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Chú trọng phổ biến, tuyên truyền tới từng doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật.
4. Sử dụng tối đa các phương tiện, đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, tăng số lượng và chất lượng các loại tài liệu pháp luật khác để hỗ trợ cho việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động.
5. Phát huy vai trò hoạt động của hội đồng trọng tài, hòa giải viên và hội đồng hòa giải lao động cơ sở trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiện toàn củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác hòa giải. Cung cấp văn bản, tài liệu mới kịp thời, (các doanh nghiệp định kỳ tổ chức giao lưu, hội thi)… tạo điều kiện thuận lợi để gặp gỡ, trao đổi và học tập kinh nghiệm.
6. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước.
7. Tuỳ tình hình thực tế của từng doanh nghiệp, từng địa bàn… định kỳ tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật có hiệu quả.
8. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp. Đồng thời khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt pháp luật lao động.
VI. KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Kinh phí thực hiện: (phụ lục 2 kèm theo)
Tổng kinh phí: 323 triệu đồng (Ba trăm hai mươi ba triệu đồng chẵn), trong đó:
Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo 70%, huy động từ các doanh nghiệp là 30 %.
Phân ra như sau:
Năm 2010: 146 triệu đồng
Trong đó:
- Mua sắm trang thiết bị: 62 triệu đồng
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động: 72 triệu đồng
- Chi phí sơ kết: 12 triệu đồng
Năm 2011: 84 triệu đồng Trong đó:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động: 72 triệu đồng
- Chi phí sơ kết: 12 triệu đồng
Năm 2012: 93 triệu đồng Trong đó:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động: 72 triệu đồng
- Chi phí tổng kết: 21 triệu đồng
Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật nói chung, trước hết là pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo quyền, nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, bảo vệ tốt hơn các chính sách và pháp luật của Nhà nước, xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phảm kinh doanh dịch vụ, tạo ra thu nhập cao, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, thông qua việc xây dựng và phát triển thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí và chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp.
Góp phần tăng cường sự phối hợp ba bên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động ở mọi cấp, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội.
Góp phần cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
+ Mỗi năm tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp về tuyên truyền, phổ biến lại cho khoảng 2.500 - 3.000 người lao động trong doanh nghiệp.
+ Mỗi năm tư vấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trực tiếp cho khoảng 10 doanh nghiệp với số lượng 700 - 800 người lao động.
- Hàng năm, trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án, hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Đơn vị tính: Người
Năm Đối tượng | 2010 | 2011 | 2012 | Tổng 3 năm | Ghi chú |
Cán bộ làm công tác lao động việc làm huyện, thị xã và chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp | 700 | 700 | 800 | 2.200 |
|
Người lao động | 800 | 900 | 1.000 | 2.700 |
|
Tổng | 1.500 | 1.600 | 1.800 | 4.900 |
|
1. Kinh phí đầu tư trang thiết bị: 62.000.000 đồng
- Máy tính xách tay (Vaio - sony): 32.000.000 đồng;
- Đèn chiếu + phông: 30.000.000 đồng.
2. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động
a) Kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh (01 năm 02 đợt):
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Biên soạn tài liệu | Ch.đề | 10 | 150.000đ | 1.500.000đ |
2 | In tài liệu | Cuốn | 700 | 30.000đ | 21.000.000đ |
3 | Thuê hội trường và trang trí | Ngày | 2 | 5.000.000đ | 10.000.000đ |
4 | Nước uống cho đại biểu | Người | 700 người x 02 ngày | 7.000đ | 9.800.000đ |
5 | Bối dưỡng báo cáo viên | Giờ | 6h | 75.000đ | 450.000đ |
|
|
| 10 h | 50.000đ | 500.000đ |
6 | Văn phòng phẩm (vở, bút bi, cặp…) | Bộ | 700 | 12.000đ | 8.400.000đ |
7 | Chi khác |
|
|
| 3.350.000đ |
Tổng |
|
|
| 55.000.000đ |
* Chú ý: Bảng kinh phí trên tính gộp cả 02 đợt (mỗi đợt 350 đại biểu) tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động trong 01 năm.
* Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2010 - 2012: 55.000.000đ x 3 năm = 165.000.000 đồng.
b) Kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp tại 10 doanh nghiệp (01 năm):
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Xăng xe đi các DN | Km | 1.200km x 0.19 | 14.000đ | 3.192.000đ |
2 | Công tác phí | Ngày | 05 người x 10 ngày | 40.000đ | 2.000.000đ |
3 | Bồi dưỡng báo cáo viên | Giờ | 30h 50h | 75.000đ 50.000đ | 2.250.000đ 2.500.000đ |
4 | Làm thêm giờ của báo cáo viên | Giờ | 10h 30h | 150.000đ 100.000đ | 1.500.000đ 3.000.000đ |
5 | Văn phòng phẩm cho báo cáo viên | Bộ | 4 người x 10 bộ | 14.000đ | 560.000đ |
6 | Chi khác |
|
|
| 1.998.000đ |
Tổng |
|
|
| 17.000.000đ |
* Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2009 - 2012: 17.000.000đ x 3 năm = 51.000.000 đồng.
3. Kinh phí sơ kết, tổng kết: 45.000.000 đồng, bao gồm:
a) Kinh phí sơ kết:
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Thuê hội trường | Ngày | 01 | 4.500.000đ | 4.500.000đ |
2 | Trang trí hội trường |
|
| 500.000đ | 500.000đ |
3 | Nước uống cho đại biểu | Người | 300 người x 01 ngày | 7.000đ | 2.100.000đ |
4 | Pho to tài liệu | Bộ | 300 | 10.000đ | 3.000.000đ |
5 | Chi khác: (Mua USP lưu dữ liệu, giấy in, mực in, tem thư…). |
|
|
| 1.900.000đ |
Tổng |
|
|
| 12.000.000đ |
* Ghi chú: Năm 2010, 2011 tổ chức sơ kết.
* Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2010 - 2011: 12.000.000đ x 2 năm = 24.000.000đ.
b) Kinh phí tổng kết:
STT | Nội dung | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Thuê hội trường | Ngày | 01 | 4.500.000đ | 4.500.000đ |
2 | Trang trí hội trường |
|
| 500.000đ | 500.000đ |
3 | Nước uống cho đại biểu | Người | 300 người x 01 ngày | 7.000đ | 2.100.000đ |
4 | Pho to tài liệu | Bộ | 300 | 10.000đ | 3.000.000đ |
5 | Khen thưởng: - Tỉnh khen - Sở LĐTBXH khen | Đơn vị |
10 10 |
600.000đ 300.000đ |
6.000.000đ 3.000.000đ |
5 | Chi khác: (Mua USP lưu dữ liệu, giấy in, mực in, tem thư…). |
|
|
| 1.900.000đ |
Tổng |
|
|
| 21.000.000đ |
* Ghi chú: Năm 2012 tổ chức tổng kết.
* Tổng kinh phí thực hiện: 21.000.000 đồng.
- 1Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 255/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2016" do tỉnh Cà Mau ban hành
- 3Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2010 về thực hiện tiểu đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- 4Quyết định 893/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên lao động tự do, lao động ở các khu công nghiệp và tư vấn pháp luật cho thanh niên nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Quyết định 188/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2014
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ủy ban Bí thư trung ương đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 6Thông tư liên tịch 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội do Bộ lao động thương binh xã hội - Bộ nội vụ ban hành
- 7Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 8Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 986/QĐ-UBND năm 2008 về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông từ năm 2008 đến năm 2012
- 10Quyết định 1669/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông
- 11Quyết định 1696/QĐ-UBND năm 2009 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 12Quyết định 255/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp đến năm 2016" do tỉnh Cà Mau ban hành
- 13Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2010 về thực hiện tiểu đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- 14Quyết định 893/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên lao động tự do, lao động ở các khu công nghiệp và tư vấn pháp luật cho thanh niên nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành
Quyết định 23/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- Số hiệu: 23/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Y Thịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/11/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực