Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2009/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 08 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ HOA MÀU CÂY TRÁI, DIÊM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Xét đề nghị của Liên Sở Tài chính - Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 299/TTLS-TC-NN ngày 13/02/2009, đề nghị của Sở Tài chính tại văn bản số 615/STC-QLGCS ngày 23/03/2009,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bảng giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 22/07/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài chính (Vụ pháp chế; Cục quản lý giá);
- Bộ Tư pháp (cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (Vụ pháp chế);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội, UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Thường trực HĐND;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Báo BRVT- Đài phát thanh truyền hình tỉnh;
- Lưu: VT-TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Ngọc Thới

 

QUY ĐỊNH

VỀ BẢNG GIÁ HOA MÀU CÂY TRÁI, CÂY LÂM NGHIỆP, DIÊM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHỤC VỤ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Bảng quy định sau đây (kể cả phụ lục kèm theo) là các quy định về giá cây trồng, diêm nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản để phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Điều 2. Nguyên tắc bồi thường hỗ trợ tài sản

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tài sản được thực hiện theo quy định tại điều 18 Chương III Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Chương 2.

GIÁ HOA MÀU CÂY TRÁI, CÂY LÂM NGHIỆP

Điều 3. Nguyên tắc tính giá cây trồng:

1. Mức bồi thường đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây (không bao hàm giá trị quyền sử dụng đất) theo giá quy định của UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại thời điểm thu hồi đất.

2. Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong ba năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất

3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Điều 4. Giá bồi thường

1. Đối với cây lâu năm

1.1. Cây trong thời kỳ xây dựng cơ bản và cây chưa đến kỳ thu hoạch ổn định: Mức giá quy định tại phụ lục 1a

1.2. Cây lâu năm trong thời kỳ thu hoạch ổn định: Mức giá quy định tại phụ lục 1b

2. Cây ngắn ngày:

Mức giá quy định tại phụ lục 2

3. Cây lâm nghiệp:

- Không quy định mật độ đối với cây lâm nghiệp cao 2m trở lên vì được bồi thường theo số lượng và đường kính của cây.

- Đối với cây bạch đàn, tràm bông vàng, phi lao, keo, găng, so đũa, bông gòn, cây lồng mứt, cây trâm, cây dong từ phi 1 đến phi 15 được tính đơn giá theo như phụ lục 3, những cây phi trên 15 không bồi thường nhưng được tính hỗ trợ chi phí chặt hạ bằng cây phi 15.

- Đối với cây bàng, phượng vỹ và các cây lấy bóng mát tính như nhóm cây bạch đàn.

- Cây tầm vông, cây tre, trúc được tính bằng giá nhóm cây bạch đàn cùng đường kính tại phụ lục 3.

- Các loại cây: Cây Sao, Dầu, Gõ đỏ, Cẩm lai, Vên vên… giá được áp dụng bằng 3 lần mức giá nhóm cây bạch đàn cùng đường kính tại phụ lục 3.

- Phương pháp xác định đường kính cây:

+ Đối với cây cao dưới 2m: Đường kính của cây được xác định theo chiều cao là điểm giữa của cây;

+ Cây cao từ 2m trở lên: Đường kính của cây được xác định theo chiều cao là 1,3m tính từ gốc trở lên.

Mức giá quy định tại phụ lục 3

4. Chi phí bồi thường và hỗ trợ di dời cây kiểng:

Mức giá quy định tại phụ lục 4

Chương 3.

DIÊM NGHIỆP

Điều 5. Giá bồi thường cho hộ làm muối

Mức giá được quy định tại phụ lục 5

Chương 4.

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Điều 6. Khái niệm chung về mô hình nuôi cá, tôm được hình thành theo mô hình: nuôi quảng canh (tự nhiên), nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, nuôi thâm canh.

1. Nuôi quảng canh: là loại hình nuôi chủ yếu tận dụng các bãi trũng, các vũng, vịnh tự nhiên gần nguồn nước sông, biển để xây dựng đùng, ao hồ nuôi tôm cá. Đùng, ao hồ nuôi có diện tích từ vài ha đến vài chục ha với hình dạng không thống nhất, hệ thống bờ bao nhỏ, mặt đê rộng từ 0,8-1m, kênh mương cấp và tiêu nước bằng phương pháp thủ công, bề mặt kênh mương rộng từ 2-3m, sâu 1-1,5m. Loại đùng, ao hồ này thường chỉ có 1-2 cống, tùy theo diện tích, khẩu độ cống từ 0.8-1m vừa lấy nước, lấy giống vừa thu hoạch. Hình thức nuôi chủ yếu là lấy giống tự nhiên và nguồn thức ăn tự nhiên, thời gian nuôi ngắn (khoảng 1 tháng).

2. Nuôi quảng canh cải tiến: là loại hình nuôi dựa trên nền tảng của loại hình nuôi quảng canh nhưng có bổ sung giống ở mật độ thấp (0,5-2 con/m2) và thức ăn với lượng rất ít.

3. Nuôi bán thâm canh: là loại đùng, ao hồ có diện tích nhỏ (2000-5000m2) với hình dạng thống nhất, bờ bao, kênh mương được đào đắp cẩn thận, mặt đê bao rộng từ 2-3m, đáy ao được đầm kỹ, có kênh mương cấp tiêu nước thường riêng biệt, bề mặt rộng 7-8m, sâu 2-2,5m, giống được thả nuôi với mật độ cao (6-10 con/m2 ), dùng phân bón để tăng thức ăn tự nhiên trong đùng, ao và hàng ngày cung cấp thức ăn thêm từ bên ngoài như thức ăn tươi sống, cám, gạo…

4. Nuôi thâm canh: là loại hình nuôi có diện tích ao nuôi từ 1.000 m2 đến 1 ha, có hình dạng thống nhất, hệ thống bờ bao kênh mương và nền đáy được xây dựng hoàn chỉnh và trang bị đầy đủ các phương tiện về nuôi. Hình thức nuôi, thức ăn dựa hoàn toàn từ bên ngoài và thả giống ở mật độ cao (từ 15-30 con/m2 ).

Điều 7. Một số quy định trong việc bồi thường

Đối với đùng, ao hồ nuôi trồng thủy sản tôm cá được đền bù đất công nghiệp hợp pháp và VKT (bồi thường công đào đắp và chi phí đầu tư (nếu có) và được hỗ trợ thu nhập một vụ trong năm.

Diện tích ảnh hưởng: Hội đồng bồi thường hỗ trợ & tái định cư huyện có nhiệm vụ xác định diện tích thực tế ảnh hưởng để bồi thường

Các hộ gia đình đào đắp kênh mương, hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, được tính bồi thường công đào và nguyên vật liệu xây đắp (nếu có) theo khối lượng thực tế kiểm kê.

Điều 8. Giá bồi thường

- Giá tính bồi thường hỗ trợ sản lượng: (phụ lục 6 kèm theo):

- Ao hồ nuôi quảng canh tự nhiên và quản canh cải tiến được bồi thường theo khối lượng thực tế kiểm kê.

- Ao đùng nuôi bán thâm canh:

+ Nuôi tôm bán thâm canh: 110 triệu/ha

+ Nuôi tôm thâm canh: 140tr/ha

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Phạm vi áp dụng

Trên đây chỉ là các quy định về giá các loại hoa màu cây trái, diêm nghiệp, ngư nghiệp, áp dụng tính toán khi lập phương án tổng thể bồi thường khi nhà nước thực hiện thu hồi đất. Riêng việc các tài sản này được xét bồi thường hỗ trợ theo bảng giá này hay không phụ thuộc vào tình hình sử dụng hợp pháp, hợp lệ tài sản của các bộ. Các hộ có tài sản nêu trong quy định này mà tại thời điểm nuôi trồng, canh tác, xây dựng đã được chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm không cho phép nuôi trồng, canh tác, xây dựng thì sẽ không được bồi thường, hỗ trợ.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ kiểm kê

Tổ kiểm kê (phải có sự tham gia của chính quyền địa phương và chủ dự án) chịu trách nhiệm trong việc xác định số lượng, chủng loại, quy cách, chất lượng, qui mô… của các loại tài sản có thực tế trên đất. Trường hợp tổ kiểm kê không xác định được hoặc không có sự thống nhất giữa tổ kiểm kê và chủ tài sản được kiểm kê thì UBND xã, phường nơi có tài sản bị thu hồi chủ trì phối hợp với Phòng nông nghiệp huyện (hoặc Phòng quản lý đô thị) chịu trách nhiệm xác định cho phù hợp với quy định của từng ngành. Các kết quả kiểm kê, phúc tra ngoài việc lập biên bản còn phải lập thành danh sách biểu, bảng có xác nhận cuả UBND phường, xã để niêm yết (theo danh sách từng bộ) tại trụ sở UBND xã (phường) nơi có tài sản phải giải tỏa.

Điều 11. Quyền lợi và trách nhiệm của người được bồi thường:

Người có tài sản trên đất phải giải tỏa ngoài việc được xét bồi thường theo giá quy định trên đây, còn được tận thu các loại tài sản có trên đất của mình trước khi giao đất cho chủ dự án (ngoại trừ trường hợp nhận khoán trồng rừng).

Người có tài sản phải giải tỏa có trách nhiệm bảo quản tài sản theo hiện trạng tối thiểu tại thời điểm lập biên bản kiểm kê cho đến khi nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp hộ gia đình có nhu cầu thay đổi hiện trạng đã được kiểm kê (do phải di chuyển đến nơi khác không có điều kiện chăm sóc; Do yêu cầu thiết yếu cho cuộc sống của gia đình) thì phải được UBND xã phường (nơi có đất phải giải tỏa) xác nhận. Khi xác nhận các trường hợp này, UBND xã (phường) phải báo cáo ngay bằng văn bản cho UBND Huyện (Thị xã, Thành phố), Hội đồng Bồi thường bù Huyện (Thị xã, Thành phố) và chủ dự án biết để xem xét xử lý.

Đối với các trường hợp đã kiểm kê hoa màu cây trái mà kể từ ngày kiểm kê cho đến ngày Hội đồng bồi thường Huyện tính toán lập phương án bồi thường có thời hạn từ 1 năm trở lên thì chủ dự án và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm tính toán bổ sung như sau:

- Cây lâm nghiệp (ngoại trừ nhóm cây Sao, gõ…) cứ 1 năm bổ sung đường kính tăng 1 cm.

- Đất trồng lúa, hoa màu trồng thuần thì được tính thêm thu nhập theo số vụ canh tác trong 1 năm.

- Cây ngắn ngày trồng xen trong vườn cây lâu năm không tính.

- Cây ăn trái: Tính tăng 1 tuổi đối với cây trong thời kỳ XDCB và thời kỳ cho trái chưa ổn định; Riêng cây có phân loại A, B, C thì không tính.

Điều 12. Trách nhiệm của chủ dự án:

Trường hợp đã có quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường của cấp có thẩm quyền (UBND tỉnh hoặc UBND Huyện theo phân cấp) nhưng sau thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt kinh phí đền bù mà chủ dự án vẫn chưa thực hiện chi trả (loại trừ trường hợp chủ dự án đã thông báo chi trả tiền nhưng các hộ dân không đến nhận hoặc chính quyền địa phương chưa tìm được địa chỉ liên hệ của người có tài sản phải giải tỏa) thì chủ dự án phải trả thêm lãi suất cho các hộ gia đình tính trên tổng số tiền bồi thường, trợ cấp đã có quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền theo lãi suất tiền gửi cao nhất (do Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT quy định ở từng thời kỳ) cho khoảng thời gian quá hạn.

Điều 13. Xử lý một số trường hợp cụ thể

1. Về mật độ cây trồng và cách phân loại cây A, B, C: giao cho sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn căn cứ quy trình kỹ thuật canh tác và tình hình sản xuất trồng trọt thực tế của các hộ dân để có văn bản hướng dẫn cụ thể cho từng loại cây trồng.

Đối với các hộ nhận khoán trồng rừng từ các đơn vị Nhà nước thì tùy theo hình thức đầu tư, hình thức nhận khoán, hợp đồng khoán giữa 2 bên mà Hội đồng đền bù cấp huyện xét mức đền bù cho phù hợp nội dung của hợp đồng và cơ chế chính sách khoán.

2. Cây ngắn ngày trồng xen trong vườn cây lâu năm: vườn cây lâu năm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây mới trồng hoặc trồng trong thời kỳ chưa đến tuổi thu hoạch) được tính giá trị đền bù cây trồng xen, nhưng diện tích cây trồng xen được đền bù tối đa không vượt quá 50% diện tích cả vườn cây.

3. Giá cây trồng trong thời kỳ xây dựng cơ bản và thời kỳ thu hoạch chưa ổn định trong bảng quy định này được tính cho cây trồng nhân giống bằng cách chiết ghép (đối với những cây trồng yêu cầu phải nhân giống bằng chiết ghép) hoặc cây trồng bằng hạt (đối với những cây chỉ có thể trồng bằng hạt).

Đối với những cây trồng yêu cầu nhân giống bằng phương pháp chiết ghép nhưng thực tế trồng bằng hạt, do chi phí cây trồng thấp, phẩm chất cây không đảm bảo, các ngành thống nhất giá cây trồng hạt trong thời kỳ XD cơ bản và thu hoạch chưa ổn định được tính bằng 30% giá cây chiết ghép. Riêng trường hợp cây đã bước vào thời kỳ thu hoạch ổn định thì tùy theo tình trạng cây để phân loại A, B, C và áp giá cho phù hợp.

4. Các trường hợp khi cấp có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất (kể cả đất rừng thuộc rừng phòng hộ) để sử dụng vào mục đích khác thì các loại cây lâm nghiệp do các hộ đã trồng, sau khi đã tính bồi thường mà chủ dự án cần sử dụng những cây để tạo cảnh quan, cây phòng hộ (các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có tài sản không được tận thu tài sản trên đất) thì chủ dự án được tính hỗ trợ thêm cho chủ tài sản bằng tối đa 0,7 lần mức giá bồi thường cây cùng loại đó.

5. Trong từng dự án cụ thể có những loại cây không có trong bảng giá quy định tại quyết định này thì Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với Ban bồi thường Huyện báo cáo UBND huyện đề xuất mức giá gửi sở Nông nghiệp & PTNT xem xét trình UBND Tỉnh phê duyệt.

Trường hợp giá cả các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp có thay đổi tăng giảm trên 20% so mức quy định tại bảng giá này UBND Huyện, Thị xã, Thành phố xem xét phản ánh bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình UBND tỉnh điều chỉnh giá cho phù hợp.

6. Các trường hợp bồi thường giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, ngư nghiệp, vật kiến trúc trước đây đã được UBND tỉnh phê duyệt kinh phí đền bù và được chủ dự án, UBND huyện thông báo chi trả tiền đền bù thì không áp dụng lại giá theo quy định này.

Các quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường đã được ban hành nhưng chưa thông báo chi trả tiền tiếp tục thông báo chi trả và Hội đồng bồi thường huyện có trách nhiệm tính và trình phê duyệt bồi thường bổ sung cho các hộ. Các phương án đang lập và đang trong quá trình thẩm định chưa được UBND tỉnh phê duyệt thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ & tái định cư cấp huyện rà soát, điều chỉnh lại theo bảng quy định giá này.


PHỤ LỤC 1a

GIÁ CÂY LÂU NĂM
Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009

Lưu ý: Cây mới trồng: Cây con khi đem trồng có độ tuổi phù hợp với yêu cầu kỹ thuật canh tác (ví dụ: Bầu cây Nhãn chiết khi đem trồng có tuổi 6- 8 tháng)

STT

Danh mục

ĐVT

Giá trị bồi thường cây

Mới trồng

Cây 1 năm

Cây 2 năm

3 năm

4 năm

5 năm

6 năm

7 năm

8 năm

1

Sapo chê

đ/cây

23,000

58,000

73,000

115,000

160,000

 

 

 

 

2

Cây táo

12,000

21,000

41,000

60,000

 

 

 

 

 

3

Cây ổi

13,000

22,000

34,000

49,000

 

 

 

 

 

4

Cây xoài

26,000

64,000

114,000

149,000

236,000

332,000

 

 

 

5

Cây dừa

15,000

36,000

49,600

68,800

89,600

200,000

 

 

 

6

Cây vú sữa

18,000

53,000

97,000

141,000

186,000

234,000

 

 

 

7

Cây me trồng chuyên canh

20,000

43,000

65,000

85,000

115,000

123,000

 

 

 

8

Nhóm nhãn xuồng cơm vàng

26,000

39,000

64,000

103,000

160,000

200,000

 

 

 

9

Nhóm nhãn da bò, nhãn lồng

15,000

33,000

54,000

86,400

100,000

 

 

 

 

10

Sầu riêng

33,000

63,000

98,000

136,000

190,000

250,000

 

 

 

11

Cây chanh

12,000

24,000

38,000

55,000

 

 

 

 

 

12

Cây cam

18,000

35,000

53,000

74,000

98,000

 

 

 

 

13

Cây bưởi

26,000

48,600

78,300

108,000

144,000

190,000

250,000

 

 

14

Chôm chôm

20,000

50,000

83,000

123,000

170,000

220,000

 

 

 

15

Mãng Cầu

12,000

19,000

30,000

45,000

60,000

 

 

 

 

16

Cây điều

15,000

36,000

57,000

79,000

84,000

 

 

 

 

17

Cây mận

13,000

22,000

34,000

48,000

 

 

 

 

 

18

Cà phê

14,000

23,000

37,000

 

 

 

 

 

 

19

Tiêu nọc cây

24,000

41,000

69,000

90,000

 

 

 

 

 

 

Tiêu nọc xây

29,000

64,000

105,000

132,000

 

 

 

 

 

20

Mít

11,000

26,000

45,000

62,000

74,000

90,000

 

 

 

21

Thanh long

15,000

22,000

35,000

48,000

 

 

 

 

 

22

Dâu ăn trái

16,000

40,000

66,000

96,000

130,000

165,000

 

 

 

23

Sơri

13,000

18,000

26,000

35,000

40,000

 

 

 

 

24

Ca cao

14,000

20,000

30,000

 

 

 

 

 

 

25

Măng cụt

36,000

80,000

131,000

194,000

268,000

356,000

473,000

613,000

767,000

26

Tắc

10,000

17,000

27,000

 

 

 

 

 

 

27

Quýt

20,000

30,000

41,000

54,000

72,000

 

 

 

 

28

Cao su

32,000

45,500

61,000

73,000

86,000

97,000

112,000

 

 

29

Cây khế, tầm duộc, Lê-ki-ma, lựu

13,000

22,000

34,000

 

 

 

 

 

 

30

Dâu

 

16,000

40,000

66,000

96,000

130,000

165,000

 

 

 

30

Cây bơ

16,000

28,000

40,000

56,000

72,000

90,000

 

 

 

Ghi chú: Về mật độ cây trồng: sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có văn bản số 121/SNN-KHCN ngày 02/2/2009 hướng dẫn áp dụng mật độ cây trồng

* Lưu ý: Bảng giá quy định tại phụ lục 1 (1a,1b) áp dụng cho vườn cây chuyên canh, trồng theo đúng mật độ

Trường hợp vườn trồng xen canh và trồng tạp được tính như sau:

1. Tổng số cây được quy về mật độ mà không vượt quá mật độ quy định thì được tính như vườn cây chuyên canh

2. Đối với vườn cây không thể quy về mật độ chuẩn thì bồi thường cho toàn bộ số lượng hiện có của vườn cây. Giá để tính bồi thường bằng 60% giá của cây trồng chuyên canh


PHỤ LỤC 1b

GIÁ CÂY LÂU NĂM
Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009

STT

HẠNG MỤC

ĐV tính

Năm cho trái ổn định

Giá

1

Cây Sapochê:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

10

400,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

260,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

160,000

2

Cây Táo:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

4

100,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

80,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

60,000

3

Cây ổi:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

4

87,500

 

Cây loại B

đ/cây

 

63,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

49,000

4

Cây xoài:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

10

700,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

490,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

332,000

5

Cây dừa:

 

 

 

 

Dừa loại A

đ/cây

10

300,000

 

Dừa loại B

đ/cây

 

250,000

 

Dừa loại C

đ/cây

 

200,000

 

(Cây cau tính bằng 60% cây dừa)

6

Cây vú sữa:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

15

700,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

420,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

234,000

7

Nhóm nhãn xuồng:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

7

560,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

360,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

200,000

8

Nhóm nhãn da bò, nhãn lồng:

 

 

 

 

Nhãn loại A

đ/cây

7

280,000

 

Nhãn loại B

đ/cây

 

200,000

 

Nhãn loại C

đ/cây

 

100,000

9

Cây Sầu riêng:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

1,500,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

720,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

330,000

10

Cây chanh:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

5

120,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

85,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

55,000

11

Cây cam:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

6

210,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

140,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

98,000

12

Cây bưởi:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

500,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

375,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

250,000

13

Cây Chôm chôm:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

525,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

360,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

220,000

14

Cây Mãng Cầu:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

6

120,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

84,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

60,000

15

Cây điều:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

10

420,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

203,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

102,000

16

Cây Mận, cau, đào tiên, lý:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

6

160,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

80,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

48,000

17

Cây Cà phê:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

5

166,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

110,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

56,000

 

Cây Tiêu:

 

 

 

18

Tiêu nọc cây:

 

 

 

 

Cây A

đ/cây

5

..50,000

 

Cây B

đ/cây

 

..20,000

 

Cây C

đ/cây

 

90,000

19

Tiêu nọc xây:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

5

240,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

200,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

132,000

20

Cây mít:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

240,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

160,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

90,000

21

Cây Me:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

15

550,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

330,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

145,000

22

Cây Thanh long:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

4

100,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

76,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

48,000

23

Cây Dâu ăn trái:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

600,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

365,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

165,000

* Cây Trâm tính bằng 60% cây Dâu, cây Vả, Chưng chà, Xây tính bằng 50% cây Dâu

* Cây Ô môi, Bồ quân: khoảng cách trồng: 5m x 5m và được tính bằng 35% cây Dâu

24

Cây bơ:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

400,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

280,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

165,000

25

Cây Sơri:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

8

80,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

56,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

40,000

26

Cây Ca cao:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

100,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

84,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

48,000

27

Cây Măng cụt:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

2,200,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

1,500,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

930,000

28

Cây Tắc:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

60,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

50,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

38,000

29

Cây Quýt:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

200,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

120,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

72,000

30

Cây đu đủ:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

60,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

30,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

12,000

 

Cây mới trồng

đ/cây

 

6,500

31

Cây chuối:

 

 

 

 

Cây đã trổ buồng

đ/cây

1

35,000

 

Cây trong bụi cao trên 1m

đ/cây

 

10,000

 

Cây trong bụi cao bằng, dưới 1m

đ/cây

 

2,000

 

Cây mới trồng

đ/cây

 

7,000

32

Cà ri, chè:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

1

35,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

21,000

33

Cây Cao su:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

12

200,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

125,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

112,000

34

Cây khế, lê- ki-ma, tầm duộc, lựu:

 

 

 

 

Cây loại A

đ/cây

 

90,000

 

Cây loại B

đ/cây

 

65,000

 

Cây loại C

đ/cây

 

50,000

Ghi chú: Sở nông nghiệp có văn bản hướng dẫn về cách xác định phân loại cây A, B, C


PHỤ LỤC 2

GIÁ CÂY NGẮN NGÀY
Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Đơn giá

Hạng đất

Hạng 1

Hạng 2

Hạng 3

Hạng 4

Hạng 5

1

Lúa

đ/kg

6,000

5

4.5

4

3,5

3

2

Bắp

đ/kg

3,000

10

9

7,5

5

6

3

Sắn (củ mì)

đ/kg

1,000

28

25

24

20

18

4

Sắn cao sản b

đ/kg

1,000

50

42

34

30

28

5

Khoai lang

đ/kg

3,000

30

28

25

23

21

6

Đậu nành

đ/kg

8,000

3

2,5

1,8

1,5

1,3

7

Lạc (đậu phộng)

đ/kg

10,000

5

4,7

3,2

3

3

8

đ/kg

22,000

1

0,8

0,7

0,5

0,5

9

Thuốc lá

đ/kg

14,000

1,5

1,5

1

1

0,6

10

Bông vải

đ/kg

14,000

2

1,8

1,5

1,3

1

11

Đậu xanh

đ/kg

15,500

2

2

1,6

0,8

0,8

12

Mía chuyên canh

đ/m2

2,500

 

 

 

 

 

13

Sả

đ/m2

3,600

 

 

 

 

 

14

Ớt

đ/m2

5,000

 

 

 

 

 

15

Dưa hấu, sắn dây

đ/m2

3,600

 

 

 

 

 

16

Cà chua, khổ qua, dưa leo, rau trái họ đậu, rau muống, bắp cải, khoai môn, củ từ, rau lang lấy lá, rau nhút, súng, nha đam, dưa gang

đ/m2

3,000

 

 

 

 

 

17

Sen

đ/m2

6,000

 

 

 

 

 

18

Dây trầu

đ/dàn

20,000

 

 

 

 

 

19

Dây sâm

đ/dây

7,200

 

 

 

 

 

20

Dứa 20.000 bụi/ha

đ/bụi

1,500

 

 

 

 

 

21

Mía cây

đ/cây

1,500

 

 

 

 

 

22

Rau đắng

đ/m2

2,000

 

 

 

 

 

23

Bí, bầu, mướp

đ/m2

2,400

 

 

 

 

 

24

Cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc

đ/m2

6,000

 

 

 

 

 

25

Nghệ, gừng, riềng

đ/m2

7,500

 

 

 

 

 

26

Gấc, thiên lý, chanh dây

đ/giàn

37,500

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 3

GIÁ CÂY LÂM NGHIỆP
(Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009)

STT

CÁC LOẠI CÂY

ĐVT

ĐƠN GIÁ

I

Tràm, bạch đàn, lòng mứt, keo, găng so đũa, bông gòn, trâm, vông

 

 

 

Cây Ø 1 cm

đ/cây

1,000

 

Cây Ø 2 cm

đ/cây

2,100

 

Cây Ø 3 cm

đ/cây

3,000

 

Cây Ø 4 cm

đ/cây

4,200

 

Cây Ø 5 cm

đ/cây

5,200

 

Cây Ø 6 cm

đ/cây

6,300

 

Cây Ø 7 cm

đ/cây

7,300

 

Cây Ø 8 cm

đ/cây

8,400

 

Cây Ø 9 cm

đ/cây

9,400

 

Cây Ø 10 cm

đ/cây

10,500

 

Cây Ø 11 cm

đ/cây

11,500

 

Cây Ø 12 cm

đ/cây

12,600

 

Cây Ø 13 cm

đ/cây

13,600

 

Cây Ø 14 cm

đ/cây

14,700

 

Cây Ø 15 cm

đ/cây

15,500

II

Cây lấy gỗ khác và cây bóng mát

 

 

 

Từ phi 1 đến phi 15 tính như phần I

đ/cây

 

 

Phi 16 đến phi 20

đ/cây

23,250

 

Phi 20 đến phi 25

đ/cây

34,875

 

Trên phi 25

đ/cây

45,000

III

Các loại cây khác

 

 

 

Dừa nước

đ/cây

10,000

* Cây tràm, bạch đàn, lòng mứt, keo, găng so đũa, bông gòn, trâm, vông cây phi trên 15 không bồi thường nhưng được tính hỗ trợ công chặt, vận chuyển bằng cây phi 15

* Cây tầm vông, cây tre tính bằng nhóm cây bạch đàn cùng đường kính

* Sao, dầu, gõ đỏ, cẩm lai, vên vên… Được áp dụng tăng 3 lần tại phần I,II phụ lục trên

Người được đền bù giải tỏa sau khi đã nhận đủ tiền đền bù theo quy định thì người được bồi thường (nếu chủ dự án không có nhu cầu sử dụng) được tận dụng thu các loại cây có trên đất của mình trước khi giao đất cho chủ dự án.

 

PHỤ LỤC 4

HỖ TRỢ BỒI THƯỜNG VÀ DI DỜI CÂY KIỂNG
(Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009)

STT

Các loại cây kiểng

ĐVT

Giá

1

Cây phát tài < 1m

đ/cây

7,000

2

Cây phát tài => 1m

‘’

12,000

3

Cây sứ < 1m

‘’

15,000

4

Cây sứ > 1-3m

‘’

70,000

5

Cây sứ > 3m

‘’

150,000

6

Cây bông trang

‘’

10,000

7

Cây dừa kiểng (bụi 3 cây - 6 cây)

Đ/bụi

10,000

8

Cây kiểng cau vàng < 1m

đ/cây

10,000

9

Cây kiểng cau vàng  1- 1.5m

‘’

20,000

10

Cây kiểng cau vàng > 1.5m

‘’

30,000

11

Cây vạn tuế

‘’

50,000

12

Cây thiên tuế > 1.5m

‘’

75,000

13

Cây thiên tuế < 1.5m

‘’

50,000

14

Cây ổi tàu

đ/cây

30,000

15

Cây chuỗi ngọc

‘’

30,000

16

Cây đinh lăng

‘’

10,000

17

Cây bông giấy

‘’

15,000

18

Cây cần thăng

‘’

15,000

19

Cây mai vàng, mai trắng các loại cây kiểng khác tương tự:

‘’

 

- Cây có chiều cao < 50cm, đường kính gốc > 1cm

5.000

- Cây có chiều cao > 50cm, đường kính gốc > 1cm

10.000

- Cây có đường kính gốc > 2cm

20.000

- Cây có chiều cao < 1.5m, ĐK gốc > 3cm

50.000

- Cây có chiều cao > 1.5m, đường kính gốc > 3cm

100.000

20

Thiên lý, trâm bầu

đ/giàn

37.500

21

Bông huệ trắng

đ/m2

20.000

22

Hàng rào bằng bông giấy hoặc râm bụt

đ/md

10.000

23

Bông hồng

đ/m2

20.000

24

Bông vạn thọ

đ/m2

15.000

25

Cỏ kiểng (cỏ gừng)

đ/m2

12.000

26

Các loại cây kiểng khác:

 

 

Cây có chiều cao < 50 cm

7.000

Cây có chiều cao > 50cm - 100cm

15.000

Cây có chiều cao > 100cm - 200cm

30.000

Cây có chiều cao > 200cm

50.000

 

PHỤ LỤC 5

DIÊM NGHIỆP
(Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009)

Đơn vị tính cho 1 ha

STT

DANH MỤC

ĐV TÍNH

KHỐI LƯỢNG

GIÁ (đồng)

Giá bồi thường hỗ trợ (đồng)

1

Thành phố Vũng Tàu - Long sơn

kg

69,000

400

27,600,000

2

Huyện Long Điền, Đất Đỏ

kg

75,000

400

30,000,000

3

Tân thành

kg

75,000

400

30,000,000

4

Bà rịa

kg

75,000

400

30,000,000

5

Nền muối

 

 

 

15,400,000

Ghi chú: Người bồi thường được bồi thường về sản lượng cho 1 ha

 

PHỤ LỤC 6

GIÁ BỒI HOÀN THỦY HẢI SẢN
(Kèm theo quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009)

SỐ TT

DANH MỤC

ĐV TÍNH

SẢN LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

Giá bồi thường hỗ trợ

I

Nuôi cá nước ngọt

 

 

 

 

1

Nuôi quảng canh (tự nhiên)

kg

800

6,000

4,800,000

2

Nuôi quảng canh cải tiến

kg

1,300

9,600

12,480,000

3

Nuôi bán thâm canh

‘’

 

 

 

3.1

Nuôi cá lóc

‘’

 

 

25,800,000

3.2

Nuôi cá trê

‘’

 

 

17,424,000

3.3

Nuôi cá rô phi

‘’

 

 

17,424,000

3.4

Nuôi cá mè, chép, trắm

‘’

 

 

17,424,000

3.5

Nuôi các loại cá khác

‘’

 

 

17,424,000

4

Nuôi thâm canh

‘’

 

 

 

4.1

Nuôi cá lóc

‘’

 

 

51,600,000

4.2

Nuôi cá trê

‘’

 

 

26,400,000

4.3

Nuôi cá rô phi

‘’

 

 

26,400,000

4.4

Nuôi cá mè, chép, trắm

‘’

 

 

26,400,000

4.5

Nuôi các loại cá khác

‘’

 

 

26,400,000

II

Đùng, ao hồ nuôi tôm

‘’

 

 

 

1

Nuôi quảng canh (tự nhiên)

‘’

 

 

6,480,000

 

Tôm

‘’

120

40,000

5,760,000

 

Cá các loại

‘’

120

5,000

720,000

2

Nuôi quảng canh cải tiến

‘’

 

 

14,256,000

 

Tôm

‘’

275

40,000

13,200,000

 

Cá các loại

‘’

110

8,000

1,056,000

3

Nuôi tôm thâm canh bán thâm canh

 

 

 

46,980,000

III

Đùng cua (vỗ béo theo CN)

 

 

 

Tính bằng nuôi tôm

Ghi chú: Các hộ được xét bồi thường phải căn cứ vào các điều kiện sau:

* Giấy phép đăng ký nuôi trồng thủy sản của cơ quan có thẩm quyền cho phép

* Sự xác nhận của chính quyền địa phương có ao hồ bị giải tỏa có nuôi trồng thủy hải sản và biên bản kiểm kê thực tế do tổ kiểm kê chịu trách nhiệm xác định.

+ Đối với các doanh nghiệp nuôi thâm canh và bán thâm canh cần và đủ 2 điều kiện mới được xét đền bù; Nếu không có các điều kiện trên thì không được đền bù

+ Các hộ gia đình cần có 1 điều kiện (điều kiện 2) được xét bồi thường.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 23/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định giá hoa màu cây trái, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản phục vụ công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

  • Số hiệu: 23/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/04/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Trần Ngọc Thới
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản