UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2002/QĐ.UB | Lào Cai, ngày 18 tháng 01 năm 2002 |
VỀ VIỆC LUÂN CHUYỂN, TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 26/02/1998;
Căn cứ Quyết định số: 51/QĐ-TW, ngày 031811999 của Bộ chính trị ban hành Quy chế bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ;
Căn cứ Quyết định số: 168/QĐ-TVTU, ngày 26/11/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ;
Thực hiện Nghị quyết số: 10/NQ-TU ngày 04/12/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về luân chuyển, tăng cường cán bộ đi huyện, xã tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH LÀO CAI |
VỀ LUÂN CHUYỂN TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2002/QĐ-UB, ngày 18/01/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Không được luân chuyển và tăng cường cán bộ, công chức chưa qua đào tạo, không đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực.
Khuyến khích cán bộ, công chức tự nguyện tăng cường về cơ sở.
Điều 4. Đối tượng thực hiện luân chuyển và tăng cường của tỉnh Lào Cai, bao gồm:
1- Cán bộ, công chức cấp tỉnh:
- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Phó chủ tịch HĐND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh
- Trưởng, Phó các sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương
- Trưởng, Phó phòng, Ban chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương.
- Cán bộ, công chức các ngạch chuyên viên và tương đương trở lên thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể và tương đương.
- Cán bộ sỹ quan lực lượng vũ trang.
Các chức danh cán bộ, công chức trên chưa qua cơ sở (cấp huyện và cấp xã) với các chức vụ tương đương như:
+ Trưởng, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh trở lên chưa qua các chức vụ: Bí thư huyện, thị ủy, Chủ tịch UBND huyện, thị xã.
+ Phó Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh chưa qua các chức vụ: Phó Bí thư huyện, thị ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã.
+ Trưởng, Phó phòng, Ban chuyên môn cấp tỉnh chưa qua các chức vụ: Trưởng, phó phòng, ban, chuyên môn cấp huyện, thị xã.
+ Cán bộ, công chức khác chưa qua các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư cấp uy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Các chức danh trên đã qua cơ sở với các chức vụ tương đương, nhưng do yêu cầu nhiệm vụ cũng thuộc diện luân chuyển, tăng cường.
2. Cán bộ, công chức cấp huyện, thị xã:
- Ủy viên Ban thường vụ Huyện, thị ủy
- Phó Chủ tịch HĐND huyện, thị xã, Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã
- Trưởng, Phó phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc Huyện, Thị ủy, UBND huyện, thị xã.
3. Cán bộ, công chức diện quy hoạch dự nguồn.
Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp chưa được bố trí công việc, có nguyện vọng công tác ở các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, cần phải có thời gian công tác thực tế ở cơ sở từ 03 đến 04 năm.
Điều 5. Tiêu chuẩn đối tượng luân chuyển, tăng cường:
1- Đối tượng luân chuyển:
- Cán bộ, công chức được điều động luân chuyển, nằm trong quy hoạch dự nguồn các chức vụ lãnh đạo phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước... theo quy định của Trung ương và của Tỉnh đối với từng chức danh mà cán bộ, công chức sẽ đảm nhận.
- Có phẩm chất, năng lực và khả năng phát triển tốt.
- Tuổi đời của cán bộ, công chức được luân chuyển: Nam dưới 50; Nữ dưới 45 tuổi.
2- Đối tượng tăng cường:
- Cán bộ, công chức được điều động tăng cường về cơ sở phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn Đại học và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Riêng các huyện vùng cao có thể cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn Trung cấp.
- Có phẩm chất, năng lực và khả năng phát triển tốt.
- Là đảng viên hoặc đoàn viên CSHCM. Riêng cán bộ sỹ quan LLVT phải là đảng viên.
- Tuổi đời của cán bộ, công chức được tăng cường: Nam dưới 45; Nữ dưới 40 tuổi.
Điều 6. Phạm vi luân chuyển, tăng cường:
1- Đối với cán bộ, công chức diện luân chuyển:
- Luân chuyển từ ngành này sang ngành khác
- Luân chuyển từ tỉnh về huyện, thị xã, từ huyện, thị xã lên tỉnh, từ xã, phường, thị trấn lên huyện, thị xã.
- Luân chuyển từ huyện, thị xã này, sang huyện, thị xã khác trong tỉnh
2- Đối với cán bộ, công chức diện tăng cường:
- Tăng cường đến các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 và các xã biên giới.
- Tăng cường đến các xã có phong trào yếu, nội bộ có dấu hiệu mất đoàn kết, các cơ sở tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phức tạp...
- Tăng cường cho các cơ sở có cán bộ chủ chốt chưa đạt chuẩn về văn hoa, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước... cần dành thời gian cho cán bộ đó đi đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 7. Nhiệm vụ luân chuyển, tăng cường:
1- Nhiệm vụ cán bộ, công chức luân chuyển:
Nhiệm vụ cán bộ, công chức được điều động luân chuyển căn cứ chức năng của từng vị trí công tác mà cán bộ, công chức được luân chuyển đến đảm nhận.
2- Nhiệm vụ của cán bộ, công chức tăng cường:
Cán bộ, công chức tăng cường cho cơ sở, được chỉ định tham gia cấp ủy cơ sở, trực tiếp làm Phó Bí thư cấp ủy hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Có thể được chỉ định làm Bí thư cấp ủy hoặc quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Trường hợp các chức danh trên đủ số lượng theo quy định vẫn có thể tăng thêm số lượng Phó Bí thư, Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Cán bộ, công chức tăng cường cơ sở có nhiệm vụ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được đảm nhiệm và giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII đề ra.
- Ổn định dân cư, chống di dịch cư tự do, ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, không để xẩy ra tuyên truyền đạo trái phép.
- Xây dựng phong trào, chương trình công tác của Đảng bộ, chính quyền địa phương, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
- Phát triển đảng viên, phấn đấu đến năm 2005 các thôn, bản, trường học, trạm xá đều có đảng viên.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm đương các chức vụ ở cơ sở như: Bí thư, Phó Bí thư cấp ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên UBND, Trưởng các đoàn thể và bốn chức danh cán bộ chuyên môn.
- Phát triển, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn.
- Phấn đấu đến năm 2005 các chức danh ở xã, phường, thị trấn đều được đào tạo về văn hóa, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ... theo Nghị quyết phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII. Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của cán bộ xã phải được nâng lên.
- Thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, thực hiện nếp sống văn hóa, vận động nhân dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
Ngoài ra tham gia các hoạt động khác của địa phương.
Điều 8. Thời gian luân chuyển, tăng cường:
1- Thời gian đối với cán bộ, công chức diện luân chuyển: Thời gian luân chuyển cho cán bộ, công chức được điều động luân chuyển theo yêu cầu của Đảng và cấp có thẩm quyền, nhưng tối đa không quá 2 nhiệm kỳ, trừ những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
2- Thời gian đối với cán bộ, công chức diện tăng cường:
Cán bộ (kể cả cán bộ LLVT) và công chức được điều động tăng cường cho cơ sở từ 03 đến 04 năm, trừ những trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của đơn vị.
Thời gian tăng cường được ghi trong quyết định điều động cán bộ, công chức.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định điều động luân chuyển:
Thực hiện theo quyết định số: 168/QĐ.TVTU, ngày 26/11/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai quy định về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ, trong đó:
- Tỉnh ủy quyết định điều động luân chuyển, tăng cường các chức danh cán bộ, công chức (bao gồm cả đối tượng đương chức và đối tượng quy hoạch các chức vụ đó) do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
- UBND tỉnh quyết định điều động luân chuyển, tăng cường các chức danh cán bộ, công chức (bao gồm cả đối tượng đương chức và đối tượng quy hoạch các chức vụ đó) do UBND tỉnh quản lý.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã quyết định điều động luân chuyển, tăng cường các chức danh cán bộ, công chức (bao gồm cả đối tượng đương chức và đối tượng quy hoạch các chức vụ đó) được Tỉnh ủy phân cấp.
Điều 10. Chính sách đối với cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường:
1-Đối với cán bộ, công chức luân chuyển:
- Được hưởng lương và phụ cấp khu vực, phụ cấp lãnh đạo (nếu có) theo quy định hiện hành ở chức vụ mới. Trường hợp nếu mức lương, phụ cấp khu vực, phụ cấp lãnh đạo (nếu có) ở chức vụ mới thấp hơn mức lương, phụ cấp khu vực, phụ cấp lãnh đạo (nếu có) hiện đang hưởng thì được giữ nguyên.
- Được bố trí nhà ở và điều kiện làm việc tuy theo khả năng của từng địa bàn.
2- Đối với cán bộ, công chức tăng cường:
2.1. Đến cơ sở thuộc vùng III:
- Được nâng lương sớm trước thời hạn 1 năm trước khi đi. (Riêng cán bộ LLVT có quy định của ngành).
- Được hưởng phụ cấp khu vực nơi mình đến tăng cường.
- Được trợ cấp thêm mỗi tháng từ 300 đến 400 ngàn đồng, ngoài ra các xã chưa có đường ô tô và xe máy đến trung tâm xã được trợ cấp thêm mỗi tháng từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng.
(Có phụ lục kèm theo)
2.2. Đến cơ sở thuộc vùng II:
- Được trợ cấp thêm mỗi tháng 200 ngàn đồng.
- Được hưởng phụ cấp khu vực nơi mình đến tăng cường, nếu phụ cấp khu vực nơi tăng cường cao hơn mức phụ cấp hiện đang hưởng trước khi đi tăng cường.
2.3. Đến cơ sở thuộc vùng I:
- Được trợ cấp thêm mỗi tháng 100 ngàn đồng
Kinh phí trợ cấp thêm cho cán bộ, công chức đi tăng cường do Ngân sách Nhà nước đài thọ, được cấp qua hệ thống Đảng. Văn phòng Tỉnh Ủy lập dự toán và phân bổ kinh phí cho các huyện, thị xã trực tiếp chi trả cho cán bộ, công chức tăng cường.
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, BÁO CÁO, SINH HOẠT HỘI HỌP
1- Cán bộ, công chức luân chuyển:
Biên chế, tiền lương và mọi chế độ khác của cán bộ, công chức luân chuyển được chuyển đến cơ quan, đơn vị mới nơi cán bộ, công chức luân chuyển đến. Cơ quan, đơn vị mới có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp kể từ ngày cán bộ, công chức đến đảm nhận nhiệm vụ.
2- Cán bộ, công chức tăng cường:
Biên chế, tiền lương và mọi chế độ khác của cán bộ, công chức được điều động tăng cường giữ nguyên ở cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức tăng cường. Hết thời hạn tăng cường, cán bộ, công chức trở về cơ quan cũ công tác.
Cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cán bộ, công chức tăng cường đến, Huyện, Thị ủy, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức đến tăng cường. Hàng tháng, quý, 6 tháng, hết năm đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức tăng cường, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh và thông báo cho cơ quan cử cán bộ, công chức tăng cường biết về tình hình cán bộ, công chức của cơ quan mình cử đi tăng cường.
Tổ công tác có trách nhiệm quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ tăng cường ở cơ sở. Tổ công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, 6 tháng và hàng tháng, hoạt động theo chương trình, kế hoạch cụ thể khi được Ban chỉ đạo huyện, thị xã phê duyệt. Mỗi cán bộ tăng cường đều phải chấp hành sự phân công của Lãnh đạo tổ, ngoài lĩnh vực đảm nhiệm, trực tiếp phụ trách từng thôn, bản.
Các thành viên tổ công tác tăng cường phải đảm bảo thời gian công tác ở cơ sở, trừ trường hợp đi công tác. Tổ công tác luân phiên nhau về giải quyết mọi chế độ ở cơ quan theo quy định và phải được sự đồng ý của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Phải bảo đảm thường xuyên có 2/3 số thành viên thường trực ở cơ sở (kể cả những ngày nghỉ).
Điều 13. Chế độ báo cáo, sinh hoạt, học tập của cán bộ, công chức tăng cường:
- Cán bộ, công chức được điều động tăng cường, chuyển sinh hoạt Đảng, đoàn về cơ sở nơi mình công tác. Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 tổ công đoàn gồm cán bộ, công chức được tăng cường, biệt phái ở cơ sở, trực thuộc công đoàn huyện.
- Cán bộ, công chức trước khi tăng cường được tập huấn nội dung xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện do Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức.
- Cán bộ, công chức tăng cường thực hiện các chế độ báo cáo sau:
+ Báo cáo tháng: Vào ngày 25 hàng tháng
+ Báo cáo quý: Vào ngày 25 của tháng cuối quý
+ Báo cáo 6 tháng: Vào ngày 15/6 hàng năm
+ Báo cáo năm: Vào ngày 15/12 hàng năm.
- Từ 1 đến 2 tháng Ban chỉ đạo của huyện, thị xã giao ban với cán bộ, công chức tăng cường một lần vào ngày 26 hàng tháng.
- 6 tháng Ban chỉ đạo của tỉnh giao ban với các Tổ trưởng, Tổ phó Tổ công tác tăng cường ở cơ sở và đồng chí Bí thư huyện, thị ủy.
Cán bộ, công chức được điều động luân chuyển và tăng cường, quá trình công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định về thi đua - khen thưởng. Ngoài ra đối với cán bộ, công chức đi tăng cường cơ sở, nếu hoàn thành xuất sắc sẽ được điều động về trước thời hạn, được xét nâng lương trước niên hạn, được quy hoạch và được xem xét bổ nhiệm vào những chức vụ phù hợp với khả năng, được tỉnh xem xét cử đi tham quan, học tập trong và ngoài nước.
- Đối với các đối tượng được hợp đồng tăng cường cơ sở (tại mục 4 -điều 4 của quy định này) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được xem xét tuyển dụng vào biên chế nhà nước, không phải thi tuyển công chức.
Cán bộ, công chức được tăng cường cơ sở, nếu vi phạm kỷ luật hoặc bỏ nhiệm vụ, tùy theo tính chất và mức độ bị xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật theo thẩm quyên và trình tự sau:
1- Xử lý kỷ luật về Đảng:
Cán bộ, công chức là đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương về xử lý Đảng viên vi phạm kỷ luật.
2- Xử lý kỷ luật về chính quyền:
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo quy định Pháp lệnh cán bộ, công chức và Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ.
Thẩm quyền xử lý kỷ luật thực hiện theo quyết định số 168/QĐ-TVTU, ngày 26/11/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ.
Trình tự tiến hành:
+ Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm.
+ Cơ quan, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị. Buổi họp phải được ghi thành biên bản, có kiến nghị hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm gửi Hội đồng kỷ luật xem xét.
+ Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm.
Ban chỉ đạo các huyện, thị xã lập danh sách các xã, phường, thị trấn cần tăng cường cán bộ, các chức danh cán bộ cần bố trí ở cơ sở đó, danh sách cán bộ, công chức của huyện, thị tăng cường, số cơ sở cần yêu cầu tỉnh điều động cán bộ tăng cường, chức danh cụ thể. Ban chỉ đạo tỉnh phân bổ chỉ tiêu cho các sở, ban, ngành, đoàn thể để chọn cử cán bộ, công chức tăng cường về cơ sở.
Trong quá trình thực hiện, có những vướng mắc, yêu cầu các huyện, thị xã, các sở, ban, ngành, đoàn thể phản ánh về UBND tỉnh giải quyết.
DANH SÁCH CÁC XÃ KHU VỰC III VÀ MỨC TRỢ CẤP CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TĂNG CƯỜNG
Đơn vị tính: 1.000đ
STT | Huyện, thị xã
Xã, phường, thị trấn | Mức trợ cấp được hưởng | Lý do |
I | Huyện Sa Pa: |
|
|
1 | xã San sả Hồ | 300 |
|
2 | Xã Thanh Kim | 350 |
|
3 | Xã Bản Phùng | 400 |
|
4 | Xã Bản Hồ | 350 |
|
5 | Xã Thanh Phú | 350 |
|
6 | Xã Nậm Cang | 350 |
|
7 | Xã Nậm Sài | 350 |
|
8 | Xã Suối Thầu | 400 | Đi lại khó khăn |
9 | Xã Sa Pả | 300 |
|
10 | Xã Tả Van | 300 |
|
11 | Xã Hầu Thào | 350 |
|
12 | Xã Sử Pán | 300 |
|
13 | Xã Trung Chải | 300 |
|
14 | Xã Bản Khoang | 400 | Đi lại khó khăn |
15 | Xã Tả Giàng Phình | 400 | Đi lại khó khăn |
16 | Xã Lao Chải | 300 |
|
17 | Xã Tả Phìn | 300 |
|
II | Huyện Bát Xát |
|
|
1 | Xã Phìn Ngan | 400 | Đi lại khó khăn |
2 | Xã Nậm Chạc | 450 | Đi lại khó khăn |
3 | Xã Mường Vi | 300 |
|
4 | Xã Tòng Sành | 300 |
|
5 | Xã A Mú Sung | 450 | Đi lại khó khăn |
6 | Xã A Lù | 500 | Không có đường ô tô đến |
7 | Xã Pa Cheo | 350 |
|
8 | Xã Nậm Pung | 350 |
|
9 | Xã Dền Thàng | 400 | Địa bàn rộng |
10 | Xã Trung Lèng Hồ | 400 | Địa bàn rộng |
11 | Xã Sảng Ma Sáo | 400 | Địa bàn rộng |
12 | Xã Dền Sáng | 350 |
|
13 | Xã Ngải Thầu | 450 | Đi lai khó khăn |
14 | Xã Ý Tý | 450 | Địa bàn rộng |
15 | Xã Cốc Mỳ | 400 | Địa bàn rộng |
16 | Xã Trịnh Tường | 400 | Địa bàn rộng |
17 | Xã Bản Xèo | 300 |
|
18 | Xã Mường Hum | 300 |
|
III | Huyện Mường Khương |
|
|
1 | Xã Bản Xen | 300 |
|
2 | Xã Lùng Vai | 300 |
|
3 | Xã Tung Trung Phố | 300 |
|
4 | Xã Nấm Lư | 300 |
|
5 | Xã Thanh Bình | 300 |
|
6 | Xã Nậm Chảy | 400 |
|
7 | Xã Lùng Khấu Nhin | 350 |
|
8 | Xã Pha Long | 350 |
|
9 | Xã Dìn Chin | 400 |
|
10 | Xã Tả Ngải Chồ | 350 |
|
li | Xã Tả Gia Khâu | 450 |
|
12 | Xã Cao Sơn | 450 |
|
13 | Xã La Pán Tẩn | 450 |
|
14 | Xã Tả Tháng | 450 |
|
IV | Huyện Bảo Yên |
|
|
1 | Xã Tân Tiến | 400 |
|
2 | Xã Nghĩa Đô | 350 |
|
3 | Xã Vĩnh Yên | 350 |
|
4 | Xã Xuân Thượng | 350 |
|
5 | Xã Tân Dương | 350 |
|
6 | Xã Điện Quan | 350 |
|
7 | Xã Thượng Hà | 350 |
|
8 | Xã Minh Tân | 350 |
|
9 | Xã Yên Sơn | 300 |
|
10 | Xã Cam Cọn | 400 |
|
11 | Xã Kim Sơn | 400 |
|
12 | Xã Xuân Hòa | 350 |
|
V | Huyện Si Ma Cai |
|
|
1 | Xã Si Ma Cai | 300 |
|
2 | Xã Nàn Sán | 350 |
|
3 | Xã Sán Chải | 350 |
|
4 | Xã Mản Thẩn | 350 |
|
5 | Xã Nàn Sín | 400 | Xã xa trung tâm, CB xã yếu, phức tạp |
6 | Xã Thào Chư Phìn | 400 | nt |
7 | Xã Sín Chéng | 350 |
|
8 | Xã Bản Mế | 350 |
|
9 | Xã Quan Thần Sán | 350 |
|
10 | Xã Cán Hồ | 350 |
|
11 | Xã Cán Cấu | 350 |
|
12 | Xã Lùng Sui | 400 |
|
13 | Xã Lử Thẩn | 400 | Xã xa trung tâm, CB xã yếu, phức tạp |
VI | Huyện Bắc Hà |
|
|
1 | Xã Na Hối | 300 |
|
2 | Xã Lùng Cải | 400 |
|
3 | Xã Bản Già | 450 |
|
4 | Xã Bản Liền | 500 | Không có đường ô tô đến |
5 | Xã Tả Củ Tỷ | 500 | nt |
6 | Xã Thải Giàng Phố | 400 |
|
7 | Xã Tả Van Chư | 400 |
|
8 | Xã Hoàng Thu Phố | 400 |
|
9 | Xã Lầu Thí Ngài | 350 |
|
10 | Xã Lùng Phình | 350 |
|
11 | Xã Nậm Mòn | 400 |
|
12 | Xã Cốc Ly | 450 |
|
13 | Xã Bản Cái | 450 | Đi lai khó khăn |
14 | Xã Nậm Lúc | 400 |
|
15 | Xã Cốc Lầu | 400 |
|
16 | Xã Nậm Khánh | 450 | Không có đường ô tô đến |
17 | Xã Nậm Đét | 400 |
|
18 | Xã Bản Phổ | 300 |
|
19 | Xã Tà Chải | 300 |
|
20 | Xã Bảo Nhai | 350 |
|
VII | Huyện Than Uyên |
|
|
1 | Xã Mường Kim | 350 |
|
2 | Xã Mường Khoa | 400 |
|
3 | Xã Thân Thuộc | 350 |
|
4 | Xã Pắc Ta | 350 |
|
5 | Xã Hố Mít | 400 |
|
6 | Xã Nậm Cần | 450 |
|
7 | Xã Nậm sỏ | 500 | Không có đường ô tô đến |
8 | Xã Tà Hừa | 500 | nt |
9 | Xã Mường Mít | 450 |
|
10 | Xã Pha Mu | 450 |
|
11 | Xã Khoen On | 450 |
|
12 | Xã Ta Gia | 450 |
|
13 | Xã Tà Mít | 500 | Không có đường ô tô đến |
VIII | Huyện Văn Bàn |
|
|
1 | Xã Khánh Yên Hạ | 300 |
|
2 | Xã Làng Giàng | 300 |
|
3 | Xã Nậm Chày | 400 |
|
4 | Xã Nám Xé | 350 |
|
5 | Xã Minh Lương | 350 |
|
6 | Xã Thẳm Dương | 350 |
|
7 | Xã Dền Thàng | 350 |
|
8 | Xã Nậm Xây | 400 |
|
9 | Xã Nậm Rạng | 350 |
|
10 | Xã Dương Quỳ | 300 |
|
11 | Xã Sơn Thủy | 300 |
|
12 | Xã Tân Thượng | 350 |
|
13 | Xã Chiềng Ken | 300 |
|
14 | Xã Liêm Phú | 300 |
|
15 | Xã Tân An | 350 |
|
16 | Xã Nậm Tha | 400 |
|
17 | Xã Nậm Mả | 350 |
|
IX | Huyện Bảo Thắng |
|
|
1 | Xã Trì Quang | 350 |
|
2 | Xã Thái Niên | 350 |
|
3 | Xã Phú Nhuận | 350 |
|
4 | Xã Phong Niên | 350 |
|
5 | Xã Bản Cầm | 350 |
|
X | Thị xã Cam Đường |
|
|
1 | Xã Tả Phời | 300 |
|
2 | Xã Hợp Thành | 300 |
|
KẾ HOẠCH TẬP HUẤN CÁN BỘ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VỮNG MẠNH TOÀN DIỆN
(Kèm theo Quyết định số 23/2001/QĐ-UB ngày 18/01/2002)
Để phục vụ cho kế hoạch luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc các huyện, vùng cao, vùng sâu của tỉnh; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn cán bộ luân chuyển, tăng cường xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện như sau:
1. Thông qua tập huấn cán bộ, công chức được cử luân chuyển, tăng cường nhận thức được đầy đủ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về chủ trương luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh. Coi đây là sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở chính trị nói riêng và sự phát triển kinh tế - Xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao, vùng sâu nói chung.
2. Để công tác luân chuyển, tăng cường triển khai có hiệu quả, cán bộ, công chức thuộc diện luân chuyển, tăng cường cần được trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, công tác dân vận, quốc phòng - an ninh, Xây dựng đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn vùng cao...
3. Cán bộ, công chức thuộc diện luân chuyển, tăng cường phải thường xuyên rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, chính trị, thường xuyên tự học tập và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng công tác góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước trong sạch, vững mạnh, nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
II. Đối tượng, số lượng tập huấn:
Dự kiến số xã thuộc diện được tăng cường cán bộ: 47 xã với số lượng cán bộ luân chuyển, tăng cường là 188 người, bao gồm:
1. Cán bộ thuộc lực lượng vũ trang: Công an, quân đội (bao gồm cả lực lượng biên phòng): 94 người.
2. Cán bộ các sở, ban, ngành cấp tỉnh được phân công theo dõi, giúp đỡ các xã thuộc chương trình 135: 47 người.
3. Cán bộ các phòng, ban cấp huyện được phân công theo dõi các xã 135: 47 người.
III. Nội dung và thời gian tập huấn:
- Lớp học đươc tổ chức vào đầu tháng 1/2002, trong thời gian 12 ngày, học viên sẽ được tập huấn 22 nội dung cơ bản sau:
Số TT | Nội dung giảng dạy | Thời gian | Giảng viên |
I | Xây dựng hệ thống cơ sở chính trị | 2,5 ngày |
|
1 | Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã | 1/2 ngày | Thường trực Tỉnh Ủy |
2 | Công tác tư tưởng của Đảng | 1/2 ngày | Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy |
3 | Công tác tổ chức cơ sở Đảng, Đảng viên và CB cơ sở và bảo vệ chính trị nội bộ. | 1/2 ngày | Ban tổ chức Tỉnh Ủy |
4 | Công tác kiểm tra Đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo | 1/2 ngày | Ủy ban kiểm tra Tỉnh Ủy |
5 | Công tác quản lý NN và xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh toàn diện | 1/2 ngày | Ban tổ chức chính quyền tỉnh |
II | Công tác quốc phòng - an ninh | 01 ngày |
|
1 | Công tác quân sự địa phương cấp cơ sở | 1/2 ngày | Bộ chỉ huy quân sự tỉnh |
2 | Công tác an ninh cơ sở và an ninh B. giới | 1/2 ngày | Công an tỉnh |
III | Công tác dân vận | 2,5 ngày |
|
1 | Công tác mặt trận cấp cơ sở | 1/2 ngày | UBMTTQ tỉnh |
2 | Công tác ph ụ vận cấp cơ sở | 1/2 ngày | Hội phụ nữ tỉnh |
3 | Công tác thanh vận cấp cơ sở | 1/2 ngày | Tỉnh đoàn thanh niên |
4 | Công tác Hội nông dân cấp cơ sở | 1/2 ngày | Hội nông dân tỉnh |
5 | Công tác Hội cựu chiến binh cơ sở | 1/2 ngày | Hội cựu chiến binh tỉnh |
IV | Phát triển kinh tế nông thôn vùng cao: | 4,5 ngày |
|
1 | Công tác thống kê, khảo sát, tổng hợp | 1/2 ngày | Cục thống kê |
2 | Xây dựng quy hoạch,kế hoach phát triển kinh tế- xã hội toàn diện ở cấp cơ sở | 1/2 ngày | Sở kế hoạch - Đầu tư |
3 | Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng cao.Công tác khuyến nông | 1/2 ngày | Sở nông nghiệp và PTNT |
4 | Công tác xóa đói, giảm nghèo - Lao động việc làm | 1/2 ngày | Sở lao động - TBXH |
5 | Hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chương trình 135 ở cơ sở | 1 ngày | Sở kế hoạch – Đầu tư |
6 | Công tác xây dựng cơ bản kết cấu hạ tầng ở cấp cơ sở | 1/2 ngày | Sở xây dựng |
7 | Nghiệp vụ tài chính -kế toán ngân sáchxã | 1/2 ngày | Sở tài chính - Vật giả |
V | Công tác phát triển văn hóa - xã hội | 1,5 ngày |
|
1 | Công tác giáo dục - Đào tạo và phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở | 1/2 ngày | Sở giáo dục - Đào tạo |
2 | Công tác y tế và dân số - KHH gia đình | 1/2 ngày | Sở y tế |
3 | Công tác quản lý văn hóa và xây dựng phong trào nếp sống văn hóa mới ở cơ sở | 1/2 ngày | Sở văn hóa thông tin - TT |
VI | Khám sức khỏe | 1/2 ngày |
|
1. Giao cho Ban tổ chức chính quyền chủ trì, xây dựng nội dung, chương trình, in ấn tài liệu tập huấn. Tiến hành tổ chức lớp tập huấn theo thời gian đã dự kiến.
2. Giao cho các ngành chức năng soạn thảo bài giảng để biên soạn thành bộ tài liệu dùng cho giảng dạy, học tập và giảng bài cho lớp học.
1. Biên soạn và in ấn tài liệu: 20.400.000
1.1. Kinh phí biên soạn tài liệu: Mỗi bài khoảng từ 10-15 trang, soạn trong thời gian 5 ngày, thù lao biên soạn tài liệu áp dụng mức chi trả thù lao cho giảng viên đứng lớp
120.000đ/bài x 5ngàyx 22bài = 13.200.000
1.2. Kinh phí biên tập tài liệu:
120.000 đ/ngày X 10 ngày = 1.200.000
1.3 Kinh phí in ấn tài liệu:
30.000đ/bộ X 200 bộ = 6.000.000
2. Kinh phí tổ chức lớp học: 42.834.000
- Thù lao giảng viên: 120.000đ/ ngày X 12 ngày = 1.440.000
- Phục vụ hội trường: 30.000đ/ngày X 12 ngày = 360.000
- Khai, bế giảng = 300.000
- Văn phòng phẩm = 1.000.000
- Nước uống giảng viên: 8.000đ/ngày X 12 ngày = 96.000
- Nước uống học viên: 30.000đ/ngày X 12 ngày = 360.000
- Phục vụ ở học viên:
3.000đ/ngày x 50 người X 13 ngày = 1.950.000
- Hỗ trợ tiền ăn học viên:
12.000đ/ngày X 188 người X 13 ngày = 29.328.000
- Thuê cấp dưỡng:
20.000đ/ngày X 10 người X 13 ngày = 2.600.000
- Ăn tổng kết lớp học:
15.000đ/người X 200 người = 3.000.000
- Khen thưởng, quà tặng = 2.000.000
- Y tế phí = 400.000
- 1Quyết định 37/2009/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường và thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến công tác tại các xã thuộc 3 huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương - tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc huyện Minh Hóa và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009
- 4Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức
- 4Quyết định 37/2009/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường và thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến công tác tại các xã thuộc 3 huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương - tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc huyện Minh Hóa và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
Quyết định 23/2002/QĐ.UB về luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức trong tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 23/2002/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/01/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Bùi Quang Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực