Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2295/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 08 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN BỘ CHỮ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 53/CP ngày 22 tháng 02 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGĐT-BNV-BTC ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 21/TTr-KHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê chuẩn kèm theo Quyết định này Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Ban Dân tộc; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ CHỮ DÂN TỘC MƯỜNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 2295/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình)
1. BẢNG CHỮ CÁI
Gồm 28 chữ cái:
STT | Chữ | Tên chữ | Âm (chữ)* | Ghi chú | |
Chữ in | Chữ thường | ||||
1. | A | a | a | a |
|
2. | Ă | ă | á | á |
|
3. | Â | â | ớ | ớ |
|
4. | B | b | bê | bờ |
|
5. | C | c | xê | kờ |
|
6. | D | d | dê | zờ |
|
7. | Đ | đ | đê | đờ |
|
8. | E | e | e | e |
|
9. | Ê | ê | ê | ê |
|
10. | G | g | gê | gờ |
|
11. | H | h | hát | hờ |
|
12. | I | i | i | i |
|
13. | K | k | ka | kờ |
|
14. | L | l | e-lờ | lờ |
|
15. | M | m | e-mờ | mờ |
|
16. | N | n | e-nờ | nờ |
|
17. | O | o | o | o |
|
18. | Ô | ô | ô | ô |
|
19. | Ơ | ơ | ơ | ơ |
|
20. | P | p | pê | pờ |
|
21. | R | r | e-rờ | rờ |
|
22. | T | T | tê | tờ |
|
23. | U | u | u | u |
|
24. | Ư | ư | ư | ư |
|
25. | V | V | vê | vê |
|
26. | W | w | vê kép | wờ |
|
27. | X | X | ích-xì | xờ |
|
28. | Z | z | zét | zờ |
|
(*tạm thời dùng dấu tiếng Việt, vì chưa có bộ gõ chữ Mường)
Ghi chú:
- Để ghi các biến thể của tiếng Mường cũng như các từ ngữ tiếng Việt (tiếng Anh, v.v.), tiếng Mường có thể sử dụng các con chữ khác như: q (IQ), s (SOS), y (XYZ), f (FBI). Tuy nhiên, các con chữ này không thuộc bảng chữ cái tiếng Mường. Trường hợp này giống như tiếng Việt vẫn sử dụng w, f, j để ghi, nhưng chúng không thuộc bảng chữ cái tiếng Việt.
- 3 chữ cái đ, r, v: xem giải thích ở 1.2.
2. CHỮ VIẾT CHO HỆ THỐNG ÂM ĐẦU (PHỤ ÂM ĐẦU)
Tiếng Mường có 24 phụ âm đầu ( không kể âm zero), được ghi như sau:
TT | Âm đầu | Chữ viết | Ví dụ * Chữ in nghiêng là chữ Mường; * Chữ để trong () là nghĩa tiếng Việt |
1 | b | b | bó (mó nước), bang (con hoẵng), bấw (bấm) |
2 | k | k | ka (gà), kel (cổ), koóch (gót chân) |
c | xôốc (xúc), | ||
3 | c | ch | cha (vườn), chỉl (sợi chỉ), chôống (chống) |
4 | d | đ | đo (no), đác (nước), đắng (nắng) |
5 | g | g | gả (gả), gế (ghế), gwắnh (bện) |
6 | h | h | ha (chúng ta, ta), háw (thích, muốn) |
7 | hr | hr | hroóch (ruột), hrê (chuột), hréch (rễ) |
8 | kh | kh | kha (vợt bắt cá), khaw (ngôi sao), khwác (khoác) |
9 | kl | kl | klời (trời), klang (ném), klớng (trứng) |
10 | l | I | lom (gan), là (làm), lêênh (lên) |
11 | m | m | mâl (mây), moóng (móng), mè (mè) |
12 | n | n | nu (củ nâu), náng (nướng), ná (nỏ) |
13 | ŋ | ng | ngoóc (ngẩng), ngỉ (nghỉ), ngón (ngón) |
14 | ɲ | nh | Nhuúc (thịt), nhá (nhai), nhà (nhà) |
15 | p | p | pa (ba), pú (vú), păl (bay) |
16 | ph | ph | phew (một loại tre), phui (vui), phá (phá) |
17 | r | r | rô (điên), ráng (đỏ), roóch (rót) |
18 | t | t | ta (da), tắi (ngủ), tẻ (đẻ) |
19 | th | th | thăi (tay), thốl (tối), thôốch (tốt) |
20 | tl | tl | tlôốc (đầu), tlắng (trắng), tlu (trâu) |
21 | v | v | vêl (về), vắn (vắt lên), va (và cơm) |
22 | w | w | woi (voi), wắl (váy) |
23 | s | x | xó (gió), xôốc (xúc), xép (lép) |
24 | z | z | za (mày), zoóng (nhón gót), zu (dâu) |
Ghi chú:
+ Các tổ hợp phụ âm được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: kl, tl, hr
+ Các phụ âm đơn được ghi bằng tổ hợp 2 chữ cái: ch, nh, ng, kh, ph, th
- Vì âm đầu của các biến thể từ vựng ở các địa phương có thể không giống nhau nên việc sử dụng ký hiệu chữ viết nào là tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể. Chẳng hạn, để ghi các từ có nghĩa là “đầu, trắng, trâu” ở vùng Mường Bi phải sử dụng ký hiệu âm đầu là tl (tlôốc, tlắng, tlu) nhưng vùng Mường Khến thì sử dụng ký hiệu âm đầu là kl (klôốc, klắng, klu). Nhìn chung, giữa các địa phương trong tỉnh Hòa Bình thường có các biến thể ở các cặp âm đầu: b-p, đ-t, g-k, v-w, kl-tl, hr-r
- Trường hợp k và c: Nếu triệt để chỉ cần viết k. Tuy nhiên, để thuận lợi về thói quen trong cách viết cũng như có sự tồn tại của ch, nên: k dùng để ghi đầu âm tiết, c viết cuối âm tiết.
3. CHỮ VIẾT CHO ÂM ĐỆM
Tiếng Mường có 01 âm đện/w/được ghi bằng con chữ w.
Ví dụ: kwêl. khwắn (thuốc hút), khwắi (khoáy); kwa (chúng tôi), kwải (vãi, ném), kwang (sạch).
* Ghi chú:
So sánh với tiếng Việt: tiếng Việt có một âm đệm /w/được ghi bằng 2 con chữ o và u. Ví dụ: hoa quả.
4. CHỮ VIẾT CHO HỆ THỐNG NGUYÊN ÂM
Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, được ghi như sau:
TT | Nguyên âm | Chữ viết | Ví dụ |
1 | a | aa trước 2 âm cuối: -ch, -nh | taanh (đan), paánh (bán), kaách (cát), laạch (lạt) |
2 | a các trường hợp còn lại | káng (cằm), nàw (cào), mal (rắn cạp nong) | |
| ă | ă | tắng (đắng), tắnh (đánh), tăw (đau) |
3 | â | chấy (giấy), kâl (gỗ), mâl (mây) | |
4 | ɛ | e | tẻ (đẻ), enh (anh), pén (bán) |
5 | e | êê trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c | khêênh (gần), têếnh (đến), têếch (đứt), mêếch (mật), chêêng (rau dền), tlêêng (trên), êếc (ếch) |
ê các trường hợp còn lại | -tê (dê), pền (bền), đếp (nếp) | ||
6 | i | i | ti (đi), píl (quả bí), chỉl (chỉ) |
7 | ͻ | oo trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c | nhoọnh (nhọn), poóch (vót), oóng (uông), toọc (săn, đuổi) |
o các trường hợp còn lại | non (trẻ), chól (gà sống), bói (muối) | ||
8 | o | ôô Trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c | thôốch (tốt, đẹp), hôốc (gọi, kêu), tlôống (trống), tlôốc (đầu) |
ô các trường hợp còn lại | thốl (tối), thôm (tôm), tlốn (trốn), đôi (sâu bọ) | ||
9 | ɤ | ơ | tlớng (trứng), tở (để cho), kởi (gửi) |
10 | u | uu trước 4 âm cuối: -nh, -ch, -ng, -c | huunh (hôn), buúch (mút), thuúnh (rốn), uúch (út) khuung kướng (sung sướng), puúng (búng), kuúc (cúc) |
u các trường hợp còn lại | pul (vun), pùn (bùn), núm (vắt xôi), kùm (chuồng lợn) | ||
11 | ɯ | ưư trước 4 âm cuối: -ng, - ch, -ng, -c | chưừng (vách núi), khưừng ( sừng), khưức (sức) |
ư các trường hợp còn lại | khứl (lợi chân răng), từ (nhiều) | ||
12 | iǝ | iê | tiể (đỉa), iếng (nghe), ká chiếc (cá giếc) |
13 | ɯɤ | ươ | lươnh (lươn), mườl (mười), khướng (sân, dưới sàn) |
14 | uǝ | uô | puốch (vuốt), ká chuốl (cá quả), kuốn (cuốn) |
*Ghi chú:
Những trường hợp viết bằng hai con chữ ở đây là để tránh sự ảnh hưởng từ cách phát âm của tiếng Việt: a/aa, ê/êê, o/oo, ô/ôô, u/uu, ư/ưư
5. CHỮ VIẾT CHO HỆ THỐNG ÂM CUỐI
Hệ thống âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm: /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ, l/ và 2 bán nguyên âm: /w, j/; được ghi như sau:
TT | Âm cuối | Chữ viết | Ví dụ |
1 | p | P | đếp (nếp), póp (bóp), tắp (đắp đất) |
2 | t | t | chit (chết), tất (đất ), tốt (đốt ngón tay) |
3 | c | ch | môộch (một), choóch (vịt con), pớch (bớt) |
4 | k | c | tlôốc (đầu), đác (nước), pạc (bạc) |
5 | m | m | lom (lá gan), thim (người yêu),păm (băm) |
6 | n | n | đón (nón), tìn (dưới), pàn (bàn) |
7 | ɲ | nh | moónh (muốn), thuúnh (rốn), maanh (mượn) |
8 | ŋ | ng | moong (muông thú), tlêng (trên), poỏng (bỏng) |
9 | l | l | mọl (người), păl (bay), kấl (cấy) |
10 | w | w | khaw (sao), kâw (câu), taw (dao) |
11 | j | i | đoi (nhỏ bé), kúi (lợn), ngăi (ai) |
6. KÝ HIỆU DẤU THANH CHO HỆ THỐNG THANH ĐIỆU
Tiếng Mường có 5 thanh điệu; được ghi như sau:
Thanh | Độ cao và tuyến điệu | Kí hiệu | Ví dụ | |
| ||||
Thanh 1 | 33 | không dấu | la33 | la |
Thanh 2 | 42 | ʻ | klaŋ42 | klang |
Thanh 3 | 324 | ’ | ʔieŋ324 | iểng |
Thanh 4 | 34 | ´ | rak34 | rák |
Thanh 5 | 342ʔ | _ (dấu gạch dưới nguyên âm) | tlong342ʔ | tlôông |
Ghi chú:
Các biến thể phát âm về thanh điệu ở các vùng miền có thể có khác nhau nhưng đều được quy về 5 thanh và ghi kí hiệu như trên. Ví dụ: Thanh 2 trong tiếng Mường ở các vùng có thể có cách phát âm khác nhau (chẳng hạn như thanh huyền tiếng Việt), nhưng đều thống nhất ghi bằng:
Hiện tượng này cũng thường gặp trong tiếng Việt, ví dụ: cách phát âm của người Sơn Tây về thanh huyền; cách phát âm của người khu bốn về thanh sắc (chủng tôi= chúng tôi), cách phát âm thanh hỏi như thanh ngã ở một số địa phương (bị ngả= bị ngã). Tuy nhiên về chính tả chung của tiếng Việt vẫn thống nhất.
7. CHỮ VIẾT CHO HỆ THỐNG VẦN
Tiếng Mường có 152 vần, cụ thể như sau:
STT | 1. | 2. | 3. | 4. | 5. | 6. | 7. | 8. | 9. | 10. | 11. | 12. | |
o | c | ch | l | m | n | ng | nh | p | t | i | w | ||
1. | a | a | ac | aach | al | am | an | ang | aanh | ap | at | ai | aw |
2. | ă |
| ăc | ăch | ăl | ăm | ăn | ăng | ănh | ăp | ăt | ăi | ăw |
3. | â |
| âc |
| âl | âm | ân | âng |
| âp | ât | âi | âw |
4. | e | e | ec |
| el | em | en | eng |
| ep | et | - | ew |
5. | ê | ê | êc | êêch | êl | êm | ên | êng | êênh | êp | êt | - | êw |
6. | i | i | ic | ich | il | im | in | ing | inh | ip | it | - | iw |
7. | o | o | ooc | ooch | ol | om | on | oong | oonh | op | ot | oi | - |
8. | ô | ô | ôôc | ôôch | ôI | ôm | ôn | ôông | ôônh | ôp | ôt | ôi | - |
9. | ơ | ơ | ơc | ơch | ơl | ơm | ơn | ơng | ơnh | ơp | ơt | ơi | ơw |
10. | u | u | uuc | uuch | ul | um | un | uung | uunh | up | ut | ui | - |
11. | ư | ư | ưưc | ưưch | ưl | ưm | ưn | ưưng | ưưnh | ưp | ưt | ưi | ưw |
12. | iê | iê | iêc |
| iêl | iêm | iên | iêng |
| iêp | iêt | - | iêw |
13. | uô | uô | uôc | uôch | uôl | uôm | uôn | uông | uônh | uôp | uôt | uôi | - |
14. | ươ | ươ | ươc | ươch | ươl | ươm | ươn | ương | ươnh | ươp | ươt | ươi | ươw |
|
| 12 | 14 | 11 | 14 | 14 | 14 | 14 | 11 | 14 | 14 | 10 | 10 |
II. BẢNG TỔNG HỢP BỘ CHỮ DÂN TỘC MƯỜNG
1. Bảng chữ cái tiếng dân tộc Mường
Gồm 28 chữ cái, được ghi như sau:
a | ă | â | b | c | d | đ | e | ê | g | h | i | k | l |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
m | n | o | ô | ơ | p | r | t | u | ư | v | v | x | z |
15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
2. Chữ viết phụ âm đầu tiếng Mường
Gồm 24 phụ âm đầu ( không kể âm zero), được ghi như sau:
b | k/c | ch | đ | g | h | hr | kh | kl | I | m | n |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ng | nh | p | ph | r | t | th | tl | v | w | x | z |
13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
3. Chữ viết âm đệm tiếng Mường
Gồm 01 âm đệm, được ghi bằng: w
4. Chữ viết nguyên âm tiếng Mường
Tiếng Mường có 14 nguyên âm, gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, được ghi như sau:
aa/a | ă | â | e | êê/ê | i | o | ôô/ô | ơ | uu/u | ưư/ư | Nguyên âm đơn |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | |
iê | uơ | ưô | Nguyên âm đôi | ||||||||
12 | 13 | 14 |
5. Chữ viết âm cuối tiếng Mường
Âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm được ghi như sau:
p | t | ch | c | m | n | nh | ng | l | Phụ âm |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
w | i | Bán nguyên âm | |||||||
11 | 12 |
6. Kí hiệu thanh điệu tiếng Mường
Tiếng Mường có 5 thanh điệu, được ghi như sau:
1 | thanh 1 | không dấu |
2 | Thanh 2 | ‘ |
3 | Thanh 3 | ’ |
4 | Thanh 4 | ´ |
5 | Thanh 5 | _ (gạch dưới nguyên âm) |
7. Chữ viết vần tiếng Mường
Tiếng Mường có 152 vần, cụ thể: a, ac, ach, aach, al, am, an, ang, aanh, ap, at, ai, aw; ă, ăc, ăl, ăm, ăn, ăng, ăp, ăt, ăi, ăw; â, âc, âch, âl, âm, ân, âng, ânh, âp, ât, âi, âw; e, ec, eech, el, em, en, eng, eenh, ep, et, ew; ê, êc, êêch, êl, êm, ên, êng, êênh, êp, êt, êw; i, ic, ich, il, im, in, ing, inh, ip, it, iw; iêc, iêl, iêm, iên, iêng, iêp, iêt, iêw; o, ooc, ooch, ol, om, on, oong, oonh, op, ot, oi; ô, ôôc, ôôch, ôl, ôm, ôn, ôông, ôônh, ôp, ôt, ôi; ơ, ơc, ơch, ơm, ơn, ơng, ơnh, ơp, ơt, ơi, ơw; u, uc, uuch, ul, um, un, ung, uunh, up, ut, ui, uôc, uôch, uôl, uôm; uôn, uông, uônh, uôp, uôt, uôi; ư,ưc, ưch, ưl, ưm, ưn, ưng, ưnh, ưp, ưt, ưi, ưw; ươc, ươch, ươl, ươm, ươn, ương, ươnh, ươp, ươt, ươi, ươw./.
- 1Quyết định 1428/QĐ-UBND năm 2013 phê chuẩn Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 2885/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020
- 3Quyết định 323/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị chuẩn phục vụ công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 1Quyết định 53-CP năm 1980 về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 3Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 1428/QĐ-UBND năm 2013 phê chuẩn Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2885/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020
- 7Quyết định 323/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị chuẩn phục vụ công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Quyết định 2295/QĐ-UBND năm 2016 phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 2295/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra