Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2293/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 06 tháng 9 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2015 CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BTS ngày 12/4/2006 của Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 19/4/2006 của UBND tỉnh Khánh hòa về việc cho phép tiến hành lập Đề án Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1869/TTr-SNN ngày 05/ 8/2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích, quan điểm, định hướng phát triển thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến 2020.

a. Mục đích quy hoạch

- Tổ chức, quản lý và khai thác các tiềm năng sẵn có và đang xuất hiện để phát triển bền vững cùng với các ngành kinh tế khác của tỉnh thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập không chỉ góp phần nâng cao đời sống của ngư dân mà cả dân cư các khu vực có liên quan đến ngành thủy sản.

- Đảm bảo về nhu cầu dân sinh trong nước ngày càng cao về mặt thực phẩm đạm động thực vật từ nguồn thủy sản, tăng nguồn thu ngoại tệ từ chế biến xuất khẩu thủy sản từ đó tăng nguồn đóng góp của thủy sản vào ngân sách tỉnh.

- Quy hoạch lộ trình phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn làng cá văn minh.

- Gắn liền với việc bảo vệ an ninh quốc phòng chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

b. Quan điểm phát triển đến năm 2015 và định hướng tới 2020

- Xây dựng ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững cho hiện tại và tương lai trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ phát triển nghề cá nhân dân theo các định hướng hiệu quả gắn liền với bảo vệ môi trường công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo lập được hệ thống kinh tế sản xuất hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Bố trí, định vị phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành phù hợp với kinh tế thị trường, thị hiếu tiêu dùng trên cơ sở khai thác tốt các lợi thế về tiềm năng nguồn lợi thủy sản, vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã được đầu tư đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình phát triển kinh tế thủy sản của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

- Quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế thủy sản phải kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, phối hợp với các ngành kinh tế khác trong tỉnh cùng phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng ven biển.

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên cơ sở nhất quán phát triển nghề cá nhân dân ở tất cả các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản. Có chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khoa học công nghệ, thông tin ngư trường, thị trường đào tạo nguồn nhân lực, vốn ưu đãi.

c. Định hướng quy hoạch

Ngành thủy sản trong những năm tới vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa. Tập trung huy động mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế cùng với nhà nước đầu tư phát triển nhanh ngành thủy sản cả trên 4 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Tiếp cận công nghệ hiện đại trong đó ưu tiên cho khâu nuôi trồng trên biển để tăng nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Gắn kết chặt chẽ giữa khai thác với an ninh quốc phòng vùng biển tạo tiền đề để đưa ngành thủy sản Khánh Hòa tới năm 2020 thành ngành kinh tế mạnh đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và xuất khẩu.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2015 có tính tới 2020

a. Quy hoạch khai thác thủy sản

- Chỉ tiêu và sản lượng đánh bắt đạt 80.000 tấn/năm 2015, 90.000 tấn/năm 2020 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 1,5% so với chỉ tiêu năm 2008.

- Tỷ trọng khai thác xa bờ từ 52% năm 2008 lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020.

- Tỷ trọng hải sản có thể đưa vào chế biến xuất khẩu tăng từ 58% năm 2008 lên 60% năm 2015 và 65% năm 2020.

- Năng lực tàu cá đến 2015 và 2020:

+ Tàu thủ công: Giảm tối đa xuống tới mức 0%.

+ Tàu thuyền gắn máy: số lượng khoảng 3.430 chiếc đạt 297.500 CV với mức tăng công suất 1,5% năm so với năm 2008.

Chỉ tiêu quy hoạch khai thác hải sản đến năm 2015 có tính đến 2020

STT

Danh mục

Đơn vị tính

Năm 2008

%

Phương án quy hoạch

2015

%

2020

%

1

Sản lượng khai thác

 

66.610

100

80.000

100

90.000

100

a

Sản lượng các loại cá

Tấn

31.700

47,5

40.000

50

45.000

50

b

Sản lượng tôm

Tấn

5.700

8,5

6.400

8

7.200

8

c

Sản lương mực

Tấn

14.200

21,5

16.000

20

18.000

20

d

Các loại khác

Tấn

14.200

21,5

17.600

22

19.800

22

2

Cơ cấu khai thác

 

 

 

 

 

 

 

a

Khai thác xa bờ

Tấn

33.305

50

48.000

60

63.000

70

b

Khai thác gần bờ

Tấn

33.305

50

32.000

40

27.000

30

c

Hải sản có khả năng XK

Tấn

37.300

56

48.000

60

58.500

65

3

Năng lực tàu cá

Tấn/CV

0,296

 

0,296

 

0,3

 

b. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

TT

Chỉ tiêu chính

Đơn vị tính

Thực hiện 2008

Phương án quy hoạch

2015

2020

1

Tổng sản lượng

Tấn

25.283

37.655

37.805

a

Tôm thịt, tôm sú

Tấn

6.659

11.900

12.150

b

Tôm hùm

Tấn

910

1.115

1.060

c

Cá biển

Tấn

5.325

6.000

6.000

d

Cá nước ngọt

Tấn

2.150

2.950

3.000

e

Nhuyễn thể

Tấn

2.750

4.000

4.200

g

Rong sụn tươi

Tấn

5.500

9.100

9.500

h

Các loại khác

Tấn

3.700

4.200

4.500

2

Sản xuất giống (tôm sú, tôm thẻ chân trắng)

Triệu con

2.030

4.000

6.000

* Tỷ lệ tăng trưởng

- Tôm sú, tôm thịt: 7,5%/năm

- Tôm hùm: 3,6%/năm

- Cá biển: 2%/năm

- Cá nước ngọt: 5,4%/năm

- Nhuyễn thể: 6%/năm

- Rong sụn: 8,5%/năm

c. Quy hoạch về sản xuất giống thủy sản

TT

Chỉ tiêu chính

ĐVT

Thực hiện 2008

Dự án quy hoạch

2015

2020

1

Tổng sản lượng p 15/năm

Tỷ p 15

2,030

6,0

12,0

2

Tổng số trại giống thủy sản

Trại

474

500

600

3

Sản lượng p 15 dự kiến trên trại

tỷ

0,0043

0,012

0,02

d. Quy hoạch chế biến và thương mại thủy sản

- Quy hoạch chế biến xuất khẩu đến 2015-2020

TT

Nhóm hàng

Thực hiện năm 2007

Phương án quy hoạch

2015

2020

Nguyên liệu

Tỷ lệ

Sản phẩm

Nguyên liệu

Sản phẩm

Nguyên liệu

Sản phẩm

1

Sản phẩm tôm đông lạnh chế biến 1/1,8

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

20.300

1/1,8

9.339

21.330

11.850

21.152

11.750

 

-Giá bình quân (1.000USD/tấn)

 

 

10

 

10

 

10

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

93.339

 

118.500

 

117.500

2

Sản phẩm cá đông lạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

57.000

1/2,4

1.590

46.200

19.250

49.300

20.540

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

2

 

2

 

2

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

31.800

 

38.500

 

41.080

3

Sản phẩm nhuyễn thể chân đầu

 

 

 

 

 

 

 

a

Chế biến đông lạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

24.000

1/3,6

8.276

34.450

9.570

37.200

10.330

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

4

 

4

 

4

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

33.100

 

38.280

 

41.320

b

Chế biến hàng khô xuất khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

8.880

1/1,1

8.100

9.700

8.800

10.500

9.545

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

10

 

10

 

10

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

81.000

 

88.000

 

95.450

4

Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

27.000

1/10

2.700

29.000

2.900

32.880

3.288

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

6

 

6

 

6

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

16.200

 

17.400

 

19.728

5

Các loại sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

a

Cua ghẹ

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

3.500

1/8

440

4.000

500

4.000

500

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

15

 

15

 

15

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

6.600

 

7.500

 

7.500

b

Rong sụn

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

4.320

1/5

860

7.280

1.456

8.000

1.600

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

2

 

2

 

2

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

1.720

 

2.912

 

3.200

c

Các loại khác

 

 

 

 

 

 

 

 

-Sản lượng đưa vào chế biến tấn/năm

TT

 

500

 

700

 

1.000

 

-Giá bình quân (1000USD)

 

 

16

 

6

 

6

 

-Giá trị (1.000USD)

 

 

3.000

 

4.200

 

6.000

 

Tổng giá trị chế biến xuất khẩu

 

 

268.159

 

315.712

 

331.778

- Quy hoạch chế biến nội địa đến 2015-2020

TT

Nhóm hàng

Thực hiện 2007

Phương án quy hoạch

2015

2020

Nguyên liệu

Sản phẩm

Nguyên liệu

Sản phẩm

Nguyên liệu

Sản phẩm

1

Hàng khô các loại

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng (Tấn/năm)

12.000

3.100

14.400

3.600

15.200

3.800

 

Giá trị bình quân (tỷ đ/tấn)

 

0,08

 

0,08

 

0,08

 

Giá trị (tỷ đồng)

 

248

 

288

 

304

2

Nước mắm,mắm các loại

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng (triệu lít/năm)

4.000

8

4.320

8,64

4.550

9,1

 

Giá trị bình quân (tỷ đ/triệu lít)

 

15

 

15

 

15

 

Giá trị (tỷ đồng)

 

120

 

127,5

 

135

3

Đồ hộp

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng (Tấn/năm)

600

200

750

250

900

300

 

Giá trị bình quân (tỷ đ/tấn)

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

Giá trị (tỷ đồng)

 

50

 

62,5

 

75

 

Tổng giá trị (tỷ đồng)

16,600

418

19.470

478

28.750

514

- Quy hoạch các cụm chế biến, thương mại thủy sản tập trung

+ Gần các cảng cá, bến cá là nơi cơ sở hạ tầng đã được nhà nước đầu tư như: Cảng cá Hòn Rớ, Đá Bạc, Vĩnh Trường...

+ Đầu tư xây dựng mới cũng như di chuyển các cơ sở sản xuất trong nội thị ra các khu công nghiệp được quy hoạch của Tỉnh có sản xuất, chế biến thủy sản.

+ Các cụm thương mại thủy sản cung cấp ngư lưới cụ, mua bán nguyên liệu, cung cấp thực phẩm nên tập trung tại các khu vực cảng cá, bến cá.

+ Các cụm thương mại bán sản phẩm nên tập trung tại các nội thị thị xã, thành phố để tiện cho việc quản bá sản phẩm.

- Quy hoạch hệ thống hạ tầng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

+ Hệ thống cảng cá, bến cá và dịch vụ hậu cần nghề cá: duy tu bảo dưỡng các cảng cá đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách; Đầu tư thêm các cảng cá trên cơ sở các cảng cá đã hình thành tự phát ở Vạn Ninh, Ninh Hòa và các cảng cá khu vực quần đảo Trường Sa.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản: hoàn thiện quá trình đầu tư các khu nuôi tôm công nghiệp; Quy hoạch chi tiết vùng nuôi biển tại các Vịnh Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong.

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và thương mại thủy sản: cần di chuyển các có sở chế biến lớn đang sản xuất trên nội thị Nha Trang, Cam Ranh ra các khu công nghiệp có quy hoạch cho chế biến thủy sản đã có đầu tư có sở hạ tầng; Phát triển các làng nghề chế biến thủy sản trên cơ sở quy hoạch của phường, xã.

+ Hệ thống tránh trú bão, tìm kiếm cứu nạn: hoàn thiện khu neo đậu tránh trú bão Hòn Rớ, Bình Tây; Đầu tư xây dựng khu tránh trú bão tại Đại Lãnh, Đầm Môn, Cam Lâm, Cam Ranh và các khu tránh trú bão tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa; Đầu tư nạo vét luồng lạch các khu có thể neo đậu tránh trú bão; Đầu tư hệ thống đèn báo bão tại các cửa lạch, cửa vịnh.

3. Các chương trình hành động, các dự án ưu tiên và tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển

a. Tổng hợp nhu cầu vốn phát triển đến năm 2015 có tính đến 2020

TT

Chương trình

Tổng dự trù (tỷ đồng)

Nguồn vốn

Ngân sách

(tỷ đồng)

Vay, huy động,

tự có (tỷ đồng)

1

Chương trình khai thác thủy sản

870

20

850

2

Chương trình nuôi trồng thủy sản

605

211

394

3

Chương trình sản xuất giống thủy sản

883

133

750

4

Chương trình chế biến, xuất khẩu, nội địa

810

40

770

5

Chương trình hệ thống bến cá, cảng cá

672

672

0

 

Tổng cộng

3.840

1.076

2.764

b. Các dự án ưu tiên: như phục lục kèm theo.

1. Các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch

a. Giải pháp về khai thác thủy sản

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm nghề cá.

- Triển khai dự án điều tra khảo sát nguồn lợi hải sản vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa.

- Tăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước, cải cách hành chính trong quản lý khai thác thủy sản.

- Về kỹ thuật, công nghệ: áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đóng mới tàu thuyền khai thác, công nghệ khai thác xa bờ với các loại thiết bị kỹ thuật cao đang được sử dụng trên thế giới; cơ giới hóa quá trình khai thác; trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ, bảo vệ cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

- Giải pháp về vốn: gắn công trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá với các công trình kinh tế của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Khánh Hòa để tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá và phương tiện khai thác xa bờ.

- Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm: tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm để cung cấp cho nhiều loại thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới; áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm vào tất cả các khâu trong quá trình chế biến thủy sản xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa để nâng cao chất lượng các mặt hàng chế biến thủy sản tạo ra niềm tin, thương hiệu cho sản phẩm chế biến của tỉnh Khánh Hòa; tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn ngư dân trong khâu bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để tạo ra nguồn nguyên liệu có giá trị cao và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.; chú trọng phát triển sản xuất nước mắm, chế biến hàng khô, thức ăn phục vụ chăn nuôi để tận thu tối đa nguồn sản phẩm khai thác hải sản.

- Giải pháp về đào tạo huấn luyện: phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm khuyến ngư, Hội nghề cá và các trung tâm nghiên cứu liên quan đến thủy sản trong việc tổ chức hàng năm các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên về kỹ thuật đánh bắt, sử dụng các thiết bị kỹ thuật cao...; tổ chức các lớp tập huấn về an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn hàng năm cho ngư dân.

b. Giải pháp về nuôi trồng thủy sản

- Nuôi trồng thủy sản nước lợ

+ Rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nước lợ.

+ Cải tạo và nâng cấp vùng nuôi: hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi cho các vùng nuôi tập trung; quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tâng đã được đầu tư.

+ Giải pháp về cung cấp giống: khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng vùng sản xuất và kiểm định tôm sú giống tập trung Ninh Vân, tiếp tục tìm kiếm thêm địa điểm đầu tư để xây dựng 01 vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản mới; phối hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu triển khai việc chuyển giao công nghệ sản xuất các loại giống thủy sản có giá trị kinh tế cao; vận hành duy tu, bảo dưỡng trại thực nghiệm Sông Lô để tiếp thu chuyển giao.

+ Giải pháp về thức ăn công nghiệp: khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản sử dụng thức ăn công nghiệp để tránh gây ô nhiễm môi trường.

+ Giải pháp về khoa học công nghệ: tiếp tục phối hợp với các cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình sản xuất các loại giống thủy sản nước lợ.

+ Giải pháp về vốn đầu tư: tận dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư của các tổ chức quốc tế, trong nước liên quan đến nuôi trồng thủy sản; kết hợp với UBND các cấp, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách để tạo ra nguồn vốn vay cho người dân.

+ Các hoạt động khuyến ngư: đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học thuật mới trong nuôi trồng.

- Nuôi trồng thủy sản nước mặn

+ Xây dựng quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản tại các vùng Vịnh - Khánh Hòa.

+ Khẩn trương triển khai các vùng quy hoạch chi tiết.

+ Giải pháp về cung cấp giống: tái tạo, bảo vệ nguồn lợi nhất là các bãi đẻ, cư trú, sinh trưởng của ấu trùng các loại thủy sản cần nuôi; có kế hoạch khai thác giống đúng thời vụ, số lượng để đảm bảo vừa cung cấp đủ giống vừa duy trì được thủy sản sinh trưởng trong tự nhiên.

+ Giải pháp về thức ăn công nghiệp: nhập hoặc sản xuất các loại thức ăn công nghiệp phù hợp với nuôi thủy sản trên biển.

+ Giải pháp về khoa học công nghệ: phối hợp với các trường đại học, Viện nghiên cứu tiếp tục triển khai các đề tài về giống hải sản nuôi trên biển; đưa các loại lồng tiên tiến của các nước vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

+ Chính sách hỗ trợ phát triển: tiến hành sớm việc giao khoán mặt biển cho các hộ tham gia nuôi trồng mặt nước lớn, nuôi sinh thái; mở rộng và tái tạo thêm nguồn vốn dài hạn, trung hạn cho người dân; miễn, giảm thuế cho các hộ đầu tư nuôi sinh thái.

c. Giải pháp về chế biến và thương mại thủy sản

- Giải pháp về tổ chức sản xuất, kinh doanh: quy hoạch các nhà máy chế biến mới xây dựng vào các khu công nghiệp có quy hoạch chế biến thủy sản; dần dần chuyển các cơ sở chế biến thủy sản trong nội đô các thị xã, thành phố ra các khu công nghiệp để giải quyết vấn đề ô nhiễm; xây dựng lực lượng nghề cá nhân dân tham gia vào chế biến nước mắm, hàng khô, đông lạnh... theo thành phần kinh tế hộ cá thể, trang trại nhằm phát huy được thế mạnh của đa thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh thủy sản.

- Giải pháp để tạo nguồn nguyên liệu

+ Tạo nguồn nguyên liệu từ nguồn khai thác, nuôi trồng từ địa phương.

+ Tạo nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác.

- Giải pháp về công nghệ và đầu tư: áp dụng các công nghệ chế biến mới để đa dạng mặt hằng; đầu tư xây dựng; đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu với công suất 300TSP/ngày và 6000 tấn kho đông.

- Giải pháp về đào tạo nhân lực: phối hợp với các trường Đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có thương hiệu để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

- Giải pháp về vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến: chủ yếu là huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bằng nguồn vốn vay, tự có, nhà nước hỗ trợ tối đa 20%.

- Quản lý chất lượng sản phẩm: gắn chặt quyền lợi của các nhà sản xuất nguyên liệu, thu mua với cơ sở chế biến thông qua các hợp đồng kinh tế có các điều khoản nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản, kiên quyết ngăn chặn các loại hóa chất, thuốc thú y có chất gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng; tổ chức đội thanh tra thị trường đủ năng lực để kiểm tra các cơ sở buôn bán thương mại thủy sản nhất là trong lĩnh vực thú y thủy sản; khuyến khích tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa cải tạo nâng cấp nhà xưởng đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất an toàn chống ô nhiễm chéo, áp dụng các tiêu chuẩn chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, phấn đấu tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn xuất hàng trực tiếp.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành, địa phương có liên quan lập các dự án thành phần để từng bước thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong quy hoạch.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học – Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT; PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT, BH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Lâm Phi

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2293/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020

  • Số hiệu: 2293/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/09/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Võ Lâm Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/09/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản