Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 229/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 1989 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
Căn cứ Nghị định số 143/CP ngày 27-5-1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo điều lệ phạt vi cảnh và Nghị định số 200/HĐBT ngày 6-7-1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi bổ sung điều lệ phạt vi cảnh;
Để giữ trật tự an toàn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh đảm bảo sức khoẻ của nhân dân thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc các Sở: Y tế, Công trình đô thị, Văn hóa thông tin, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp và Công an thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ PHẠT VI CẢNH ĐỐI VỚI CÁC VI PHẠM VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI, NẾP SỐNG VĂN MINH VÀ VỆ SINH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-UB ngày 20-4-1989 của Ủy ban nhân dân thành phố )
Để tăng cường quản lý trật tự xã hội bằng pháp luật, lập lại kỷ cương trong việc quản lý đô thị, bảo vệ sức khỏe nhân dân và xây dựng nếp sống văn minh đô thị ở thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố quy định về xử phạt vi cảnh đối với các hành vi vi phạm về giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn minh và vệ sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Điều 1. Mức phạt tiền đối với các hành vi gây rối trật tự công cộng:
1. Mức phạt 10.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
b) Ném gạch đá, đất, cát hoặc bất cứ vật gì (như pháo) vào nhà, vào xe, vào người qua lại.
c) Càn quấy, có lời nói, cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo người khác kiểu lưu manh.
2. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Gây rối trật tự ở trụ sở cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, ở nơi công cộng mặc dù đã được nhắc nhở
b) Không chấp hành nội quy về trật tự, vệ sinh, an toàn đã được quy định ở các nơi công cộng: công viên, rạp hát, Nhà văn hóa, nhà ga, bến tàu, bến xe,…
c) Rước mời khách đi xe, vào quán ăn, quán giải khát, nơi giữ xe một cách thô lỗ gây mất trật tự công cộng chung.
Điều 2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sự yên tĩnh chung
1. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Gấy tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo bất kỳ bằng cách nào làm ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của nhân dân, mặc dù đã được nhắc nhở.
b) Không tôn trọng sự yên tĩnh ở bệnh viên, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi công cộng khác đã quy định.
c) Rú ga, dùng còi ô tô, mô tô không theo đúng quy định và các loại xe cơ giới khác buông hơi nổ rền, kéo dài, sử dụng các loại xe này hoặc xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh.
d) Dùng loa phóng thanh, máy hát hoặc các loại nhạc cụ khác (chiêng trống, còi, kèn…) để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
- Quán ăn, uống mở nhạc lớn gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sự yên tĩnh nghỉ ngơi của nhân dân vào ban đêm
Điều 3. Mức phạt tiền đối với các hành vi gây trở ngại cho việc giữ gìn vệ sinh chung
1. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, lề đường, vỉa hè, trên các lối đi công cộng, trong công viên, trong khu nhà tập thể, ngoài nơi đã quy định.
b) Để súc vật và gia súc đái, ỉa ra đường phố, công viên và nơi công cộng khác.
2. Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Vứt rác rưởi, xác con vật chết hoặc bất cứ vật gì ô uế ra đường, vào chỗ công cộng, vào các giếng nước ăn, các ao hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng.
b) Không quét dọn, khai thông cống rãnh ở trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, doanh trại, nơi buôn bán, gây mất vệ sinh chung, đổ nước bẩn chảy ra hè phố.
c) Làm nhà vệ sinh không đúng quy định gây mất vệ sinh chung.
d) Không khai báo để cơ quan y tế xử lý khi trong nhà hoặc cơ quan, xí nghiệp, đơn vị có người hoặc súc vật đang mắc bệnh dịch hoặc chết vì dịch bệnh
3. Mức phạt 200.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Chôn người chết vì bệnh dịch không theo đúng quy định, bốc mộ, di chuyển người chết, hài cốt không có giấy phép của cơ quan y tế hoặc không thực hiện đúng những quy định trong giấy phép.
b) Không chấp hành lệnh hoặc không thực hiện các biện pháp phòng dịch của cơ quan y tế ở những công bố là đang có dịch.
c) Thải khói, bụi, hơi độc quá mức quy định. Xe chở đất, cát, phế liệu, rác rơi vãi dọc đường gây ô nhiễm không khí trong thành phố hoặc ở khu vực đông dân cư khác.
4. Mức phạt 500.000 đồng đối với các vi phạm:
Các cơ sở, các hộ sản xuất, kinh doanh gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường xung quanh như thải, đổ nước bẩn, rác, vật ô uế xung quanh khu vực sản xuất, buôn bán của mình.
Điều 4. Mức phạt tiền đối với các hành vi xâm phạm nếp sống văn minh
1. Mức phạt 10.000 đồng đối với các vi phạm:
- Phơi phóng quần áo trước mặt tiền nhà ở khu trung tâm thành phố và các đường phố lớn; gịăt giũ phơi áo quần ở công viên và các nơi công cộng khác.
2. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Say rượu, cải vả, cử chỉ lố lăng chướng mắt, gây mất trật tự ở đường phố, chỗ đông người, nơi công cộng.
b) Ở trần chạy xe ngoài đường phố.
c) Đàn hát, nhảy múa những bài, những điệu có tính chất phản động, đồi trụy, xúc phạm đến thuần phong mỹ tục. Hát hoặc phát bằng băng các bài ca, bản nhạc cấm lưu hành.
d) Cờ bạc được thua bằng tiền mà chưa có tính chuyên nghiệp (cờ bạc chuyên nghiệp bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy tố ra Tòa án nhân dân xét xử)
Điều 5. Mức phạt tiền đối với các hành vi gây trở ngại cho trật tự an toàn giao thông đường bộ
(Các hành vi vi phạm luật lệ giao thông đường bộ bị phạt theo quyết định 143/QĐ-UB ngày 25-5-1988 và văn bản bổ sung của Ủy ban nhân dân thành phố)
1. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Đá bóng, tụ tập đông người trên mặt đường, lề đường.
b) Phơi củi, tre, nứa, rơm rạ hoặc các thứ khác trên mặt đường gây trở ngại cho việc đi lại của xe cộ.
2. Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
- Lấn chiếm vỉa hè trong thành phố hoặc lấn chiếm lề đường trên các trục lộ giao thông hoặc trên các lối đi công cộng khác để buôn bán, chứa đồ đạc
3. Mức phạt 200.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Tự tiện đào đường, cấm đường, ngăn đường hoặc lối đi công cộng. Dùng lòng lề đường để chẻ củi làm hư hỏng lòng lề đường.
b) Không bố trí đủ phương tiện và biện pháp đề phòng tai nạn khi sửa chữa đường, cầu, cống, nhà hoặc công trình khác.
c) Chặt cây, hạ cây ở những nơi có đông người qua lại mà không có biện pháp đề phòng tai nạn.
4. Mức phạt 500.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Sau khi kết thúc thi công các công trình không lắp lại hoặc lắp không đúng thời gian quy định, không đúng nguyên trạng như cũ những đoạn đưòng hoặc những nơi chỉ được phép tạm thời đào, xẻ bới.
b) Tự tiện đục tường, trổ cửa ra mặt đường ở các khu trung tâm đường phố lớn đề sản xuất kinh doanh gây trở ngại giao thông, làm ảnh hưởng vẻ mỹ quan của thành phố.
Điều 6. Mức phạt tiền đối với các hành vi gây hư hại đến các công trình lợi ích công cộng
Mức phạt 200.000 đồng đối với các vi phạm:
1. Tự ý đào bới, chặt phá hoặc làm bất cứ việc gì khác hư hại đến đường sá, cầu cống, cây xanh hoặc các công trình kỹ thuật đô thị khác.
2. Tự ý xê dịch, hoặc làm bất cứ việc gì khác hư hại đến những cột mốc, biển báo giao thông, cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào hoặc chướng ngại vật do cơ quan Nhà nước đặt dựng.
3. Tự ý tháo gở hoặc làm bất cứ việc gì gây hư hại đến nhà cửa, tường vách, hàng rào và các thứ khác thuộc các công trình lợi ích công cộng.
1. Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Làm dơ bẩn đến những công trình kiến trúc, tượng đài, bia kỷ niệm, công tìn văn hóa, nghệ thuật hoặc các công trình công cộng khác.
b) Làm hư hại những thảm cỏ, hoa và vườn cây ở công viên, đường phố hoặc để gia súc vào phá công viên
2. Mức phạt 200.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Làm hư hại những di tích lịch sử, mồ liệt sỹ, di vật lịch sử và các tài sản khác ở những nơi này.
b) Làm hư hại các công trình công cộng khác như trụ sở, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà văn hóa.
Điều 8. Mức phạt tiền đối với các hành vi xâm phạm các quy định về bảo vệ thú, chim, cá
Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
1. Săn bắn chim, thú không theo quy định. Săn, bắn chim, thú trong thành phố.
2. Câu cá, bắt cá những nơi nuôi cá của Nhà nước.
1. Mức phạt 20.000 đồng đối với các vi phạm:
- Vào xem lậu vé ở rạp hát, rạp chiếu bóng và các nơi công cộng khác có thu tiền vào cửa.
2. Mức phạt 50.000 đồng đối với các vi phạm:
- Buôn bán chợ đen vé tàu, vé xem văn nghệ, thể dục thể thao.
3. Mức phạt 100.000 đồng đối với các vi phạm:
a) Trong khi làm các nghề như: bốc vác, chuyên chở, giữ xe, bán hàng, phục vụ đám ma, đám cưới mà lấy quá giá do Nhà nước quy định, sách nhiễu tiền, quà cáp, lừa dối khách hàng để lấy tiền, hoặc đồ dùng không lớn (chưa đến mức xét xử theo Bộ luật hình sự)
b) Biết là của gian mà cứ mua bán, tàng trữ, vận chuyển.
1. Phạt tiền tính theo m2 lấn chiếm vỉa hè trái phép đề sản xuất, kinh doanh: 10.000 đồng/m2
2. Buộc phải khôi phục lại nguyên trạng trước khi có vi phạm.
3. Tháo gỡ, giải tỏa công trình đã lấn chiếm và chịu mọi phí tổn về việc thu hồi giải tỏa.
4. Bắt bồi thường thiệt hại đã gây ra.
5. Phạt lao động công ích: từ 1 ngày đến 7 ngày đối với người phạt tiền mà có thái độ ngang bướng không chịu nộp phạt hoặc cố ý không chấp hành việc hướng dẫn, xử lý của cán bộ nhân viên thừa hành nhiệm vụ, coi thường pháp luật.
6. Phạt giam vi cảnh từ 1 đến 3 ngày đối với các trường hợp bị phạt lao động công ích mà không chấp hành, hoặc chống đối lại nhân viên thi hành nhiệm vụ.
7. Truy tố ra Tòa án xét xử trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng
Đối với người vi phạm từ 14 đến 16 tuổi thì chỉ áp dụng hình phạt tiền, người vi phạm trên 16 tuổi phạt như người lớn.
Người vi phạm từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp tiền phạt thay.
QUYỀN HẠN PHẠT VI CẢNH QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI BỊ PHẠT
2. Trưởng, Phó Công an phường, xã được quyền phạt: cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng và phạt lao động công ích từ 1 đến 7 ngày.
3. Trưởng, Phó Công an quận, huyện, Trưởng, Phó Phòng Cảnh sát trật tự được quyền phạt: cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng, phạt lao động công ích, phạt giam từ 1 đến 3 ngày, tịch thu tang vật hoặc phương tiện phạm pháp thuộc loại pháp luật cấm.
Trong khi chờ quyết định dứt khoát việc khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định phạt đầu tiên nếu là phạt tiền
Người bị phạt lao động công ích hoặc phạt giam chỉ chấp hành các hình thức phạt này sau khi việc khiếu nại bị bãi bỏ.
Điều 16. Công an thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xử phạt theo bản quy định này.
Ngoài các điều khoản trong quy định này, những vi phạm về nguyên tắc vệ sinh thành phố và vi phạm luật lệ giao thông đường bộ được xử lý theo quy định riêng của ủy ban nhân dân thành phố.
- 1Quyết định 5987/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực nội chính ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 273/QĐ-UB năm 1988 hướng dẫn ban hành Quy định tạm thời về xử phạt đối với các loại vi phạm về giữ gìn vệ sinh, trật tự hè phố, công viên, bảo vệ công trình kỹ thuật đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 5987/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực nội chính ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 273/QĐ-UB năm 1988 hướng dẫn ban hành Quy định tạm thời về xử phạt đối với các loại vi phạm về giữ gìn vệ sinh, trật tự hè phố, công viên, bảo vệ công trình kỹ thuật đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 229/QĐ-UB năm 1989 ban hành quy định về phạt vi cảnh đối với các vi phạm về trật tự an toàn xã hội, nếp sống văn minh và vệ sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 229/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/04/1989
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra