- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2283/QĐ-UBND | An Giang, ngày 28 tháng 7 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 1343/TTr-SCT ngày 21 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Chương trình thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020 ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2017)
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung:
Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; nâng cao trách nhiệm, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 và các quy định pháp luật liên quan.
2. Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2020, mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:
- Bảo đảm tối thiểu 10% tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm tối thiểu 500 lượt học sinh, sinh viên được hướng dẫn, giảng dạy, tuyên truyền các nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng.
- Từng bước phát triển được mạng lưới tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến địa bàn cấp huyện. Hình thành hệ thống đường dây nóng nhằm tư vấn, giải đáp, hỗ trợ người tiêu dùng với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Từng bước hình thành được tổ chức hòa giải thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội cấp tỉnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm 85% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó giải quyết thành công đạt trên 75% vụ việc được tiếp nhận.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng.
3. Phạm vi:
Chương trình bao gồm các kế hoạch, đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phê duyệt hàng năm để thực hiện các nội dung hoạt động quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 và các hoạt động khác quy định tại Quyết định này.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Đơn vị chủ trì:
Đơn vị chủ trì Chương trình là Sở Công Thương.
Đơn vị chủ trì thực hiện các kế hoạch, đề án thuộc Chương trình là các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Đơn vị thụ hưởng:
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam:
Căn cứ quy định tại Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, sự chỉ đạo của các bộ, ngành, Trung ương và chủ đề do Bộ Công Thương phát động: Các sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh xây dựng kế hoạch, thống nhất triển khai hoạt động kỷ niệm Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3 hàng năm.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, mít tinh; truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo điện tử, diễn đàn trên Internet; xây dựng và phát hành ấn phẩm, đoạn phim, phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các chương trình, cuộc thi hoặc sự kiện công cộng và các hình thức khác.
Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang.
Tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn người tiêu dùng về cách thức mua hàng, các dấu hiệu nhận biết hàng thật và hàng giả, hàng kém chất lượng; quy trình, cách thức thực hiện phản ánh, khiếu nại đến cơ quan chức năng khi quyền của người tiêu dùng bị xâm phạm hoặc khi phát hiện các hiện tượng vi phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Quan tâm, chú ý các nội dung, hình thức tuyên truyền gắn với đồng bào dân tộc Khmer, Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Xây dựng tài liệu về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Tổ chức các khóa đào tạo, lớp tập huấn ngắn, trung và dài hạn cho cán bộ, đối tượng làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan để cử cán bộ, công chức, cán bộ Hội làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các Bộ, ngành, Trung ương tổ chức hàng năm.
4. Xây dựng và kết nối tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng:
Lập đường dây nóng tại Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và Sở Công Thương để hỗ trợ người tiêu dùng khi cần thiết.
5. Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Thành lập các tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Kiện toàn về mô hình tổ chức, bổ sung về nhân lực và trang thiết bị để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải của các bộ phận, đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức có liên quan đang thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng:
- Các sở, ban, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hàng hóa (trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ,…) nhãn mác hàng hóa, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng,…
- Xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đồng thời cần đảm bảo tuân thủ các quy định, quy chế về chế độ kiểm tra.
- Hỗ trợ tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng.
7. Triển khai Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng:
- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình, tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh đảm bảo chất lượng; chú trọng phát triển thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động khuyến mãi, tri ân khách hàng theo đúng quy định pháp luật.
- Xây dựng bộ phận chuyên trách (hoặc kiêm nhiệm) và hệ thống tư vấn, hỗ trợ, giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng tại doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát hành các tài liệu hướng dẫn việc thực hiện các nội dung của Chương trình và các ấn phẩm, tờ rơi về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác theo chính sách của doanh nghiệp.
8. Các hoạt động khác:
Các hoạt động phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của đơn vị và đúng quy định của pháp luật.
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí thực hiện Chương trình sẽ bao gồm các nguồn vốn sau: Ngân sách nhà nước các cấp; đóng góp của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí:
- Đối với nguồn ngân sách thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể như sau:
+ Kinh phí thực hiện của Sở Công Thương được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Sở Công Thương.
+ Kinh phí thực hiện của các Sở, ban, ngành được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị.
+ Kinh phí thực hiện của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các địa phương.
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, đơn vị liên quan:
- Xây dựng kế hoạch, đề án hàng năm; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đúng quy định và hiệu quả.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính:
- Hàng năm, tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính thẩm định và tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Chương trình lồng ghép với các nhiệm vụ chi thường xuyên trong dự toán của Sở Công Thương, các Sở, ngành và địa phương có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Công Thương và Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong việc cân đối bố trí vốn đầu tư cho việc triển khai thực hiện Chương trình có hiệu quả.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan trong các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc kiểm tra, đánh giá và công bố chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Trường Đại học An Giang:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trong việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường học trên địa bàn tỉnh An Giang.
6. Sở Y tế:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các vấn đề như an toàn thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe và các nội dung khác theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó tập trung vào vấn đề bảo đảm an toàn, chất lượng cho đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thực phẩm.
8. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
9. Báo An Giang, Đài Phát thanh- truyền hình An Giang:
Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền về các nội dung hoạt động liên quan đến Chương trình.
10. Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
- Xây dựng, đề xuất và tổ chức thực hiện các hoạt động được giao nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương theo các nội dung Chương trình này.
- Phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động trên địa bàn tỉnh.
11. Các Sở, ban, ngành khác:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao căn cứ nội dung Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định tại Chương trình này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp tổ chức thực hiện tại các cơ quan, đơn vị và các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành:
- Xây dựng nội dung, bố trí kinh phí và tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án thuộc Chương trình tại địa phương; thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề xuất, tham gia thực hiện các đề án thuộc Chương trình tại địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn theo chức năng và thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
13. Các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh:
Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tổ chức các chương trình, hoạt động tri ân người tiêu dùng như: Hỗ trợ bảo hành sản phẩm, hỗ trợ, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn tiết kiệm, giảm giá, khuyến mãi và các hoạt động tri ân khác.
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành và các tổ chức, cá nhân liên quan theo nhiệm vụ được giao định kỳ 06 tháng, hàng năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (Thông qua Sở Công Thương) về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình. Giao Sở Công Thương tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Công Thương để nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 1115/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2017 thực hiện chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Kế hoạch 4986/KH-UBND năm 2017 triển khai chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 4Quyết định 2506/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang
- 5Kế hoạch 2390/KH-UBND năm 2017 về triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020
- 6Kế hoạch 7186/KH-UBND năm 2017 triển khai hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2017 triển khai Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 1Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 2Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 3Quyết định 1035/QĐ-TTg năm 2015 về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 1997/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1115/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 8Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2017 thực hiện chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Kế hoạch 4986/KH-UBND năm 2017 triển khai chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 10Quyết định 2506/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang
- 11Kế hoạch 2390/KH-UBND năm 2017 về triển khai hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020
- 12Kế hoạch 7186/KH-UBND năm 2017 triển khai hoạt động Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 13Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2017 triển khai Chương trình phát triển hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình thực hiện hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 2283/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực