Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 228/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 29 tháng 01 năm 2008 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên tại Thông báo số 27-TB/TU ngày 27/3/2006 về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 48/KH-SYT ngày 11/01/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Phân công thực hiện Đề án.
1 - Sở Y tế là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng các Dự án theo nội dung quy hoạch; lập kế hoạch hàng năm về ngân sách và kế hoạch thực hiện; chỉ đạo, điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện từng giai đoạn; tổ chức sơ kết thực hiện chương trình hàng năm và tổng kết thực hiện chương trình vào cuối năm 2010.
2 - Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hàng năm đầu tư theo quy hoạch phát triển và các dự án mục tiêu được phê duyệt; đảm bảo ngân sách, đảm bảo các yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh và phát triển môi trường sức khoẻ.
3 - Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan, đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường an toàn trong quá trình quy hoạch nhằm đảm bảo ngăn chặn được các nguy cơ gây bệnh tật và thương tích; xây dựng hệ thống dự báo thiên tai, hạn chế hậu quả thiên tai, phòng ngừa thảm hoạ.
4 - Công an tỉnh, Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm tăng cường việc xây dựng và đề ra các giải pháp khống chế tai nạn giao thông.
5 - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tăng cường các giải pháp quản lý, khống chế tệ nạn xã hội. Chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ cho người nghèo xây dựng các công trình vệ sinh.
6 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh chương trình nước sạch, giám sát sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, chương trình vệ sinh, an toàn thực phẩm.
7 - Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông - giáo dục sức khoẻ.
8 - Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế củng cố và làm tốt hệ thống y tế trường học, tích cực triển khai các giải pháp phòng chống bệnh học đường, thực hiện chương trình giáo dục sức khoẻ trong nhà trường, tập trung phòng chống các bệnh cận thị, gù vẹo cột sống, răng, miệng...
9 - Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan trong việc tham mưu kiện toàn bộ máy tổ chức và thực hiện các chế độ, chính sách cho ngành y tế.
10 - UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm cụ thể hoá các nội dung của quy hoạch thành kế hoạch hàng năm. Chỉ đạo ngành y tế và các ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, bảo vệ môi trường. Phát động và chỉ đạo thực hiện các phong trào toàn dân rèn luyện thân thể, xây dựng làng văn hoá - sức khoẻ trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
11 - Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống y tế trên các lĩnh vực có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, các đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 228/QĐ-UBND ngày 29/01/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
1 - Mục tiêu chung:
Xây dựng hệ thống y tế phát triển toàn diện, ngày càng hiện đại và chuyên sâu; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao, đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng có chất lượng; phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.
Hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế theo hướng chuyên môn hoá, nâng cao toàn diện chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ với chi phí thấp, quan tâm đúng mức, có hiệu quả đến các đối tượng chính sách xã hội, người có công, người tàn tật, cô đơn, người nghèo, người cao tuổi, góp phần thực hiện công bằng xã hội và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2 - Các chỉ tiêu cụ thể
2.1 - Các chỉ tiêu về sức khoẻ:
STT | Tên chỉ tiêu | Năm 2010 | Định hướng 2020 |
1 | Tổng tỷ suất sinh (con) | 2 con | 2 con |
2 | Tỷ lệ tử vong chu sinh | < 10‰ | 6‰ |
3 | Tỷ lệ tử vong trẻ em < 1 tuổi | < 15‰ | 5‰ |
4 | Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi | 20 ‰ | 10‰ |
5 | Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân < 2500g | 3% | 1,5% |
6 | Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng | < 15% | 12% |
7 | Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 - 10 tuổi | < 5 % | < 3% |
8 | Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai | 84% | 87% |
2.2 - Các chỉ tiêu bảo đảm y tế:
STT | Tên chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2020 |
1. 1 | Bình quân BS/10.000 dân | 5,5 | 7 |
2. | Dược sỹ đại học/vạn dân | 0,7 | 1,2 |
3. | Tỷ lệ xã có bác sỹ | 100% | 100% |
4. | Tỷ lệ giường bệnh công lập/vạn dân | 15 | 17 |
5. | Tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập/vạn dân | 1,68 | 2,5 |
6. | Tỷ lệ thôn có cán bộ y tế | 100% | 100% |
2.3 - Các chỉ tiêu dịch vụ y tế:
STT | Tên chỉ tiêu | Năm 2010 | Năm 2020 |
1. | Lần khám bệnh/người/năm | 3,5 | 4,5 |
2. | Ngày điều trị nội trú trung bình | 7,2 | 8 |
3. | Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm Vac-xin miễn dịch cơ bản | 99,9% | 100% |
4. | Số lần khám thai trung bình của phụ nữ trước khi đẻ | 3,5 | 4 |
5. | Tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc y tế sau sinh | 100% | 100% |
II - NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
A - Phát triển mạng lưới y tế:
1 - Tuyến tỉnh: Thành lập thêm một số đơn vị mới nhằm chuyên môn hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân:
- Trung tâm vận chuyển cấp cứu.
- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS.
- Bệnh viện Sản
- Bệnh viện Nhi.
- Trung tâm y học lao động.
2 - Y tế huyện, thị xã:
Tiếp tục kiện toàn bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng huyện theo đúng các văn bản pháp lý hiện hành của Chính phủ, Bộ Y tế và tỉnh Hưng Yên, gồm:
- Phòng y tế huyện, thị: là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện thị, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn.
- Bệnh viện đa khoa huyện: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở Y tế, được tách ra từ Trung tâm y tế huyện trên cơ sở các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chuyên môn.
- Trung tâm y tế dự phòng huyện: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, được tách ra từ Trung tâm y tế huyện trên cơ sở 2 đội vệ sinh phòng dịch và đội bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.
3 - Trạm y tế xã, phường, thị trấn:
- Thành lập thêm trạm y tế phường An Tảo (Phường mới được thành lập) để đảm bảo 100% xã, phường có trạm y tế.
4 - Y tế thôn/khu phố:
Đảm bảo 100% thôn có đủ nhân viên y tế hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định. Nhân viên y tế được đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế ban hành, có 30% đạt trình độ trung cấp, số còn lại đạt trình độ sơ cấp. Thực hiện chính sách xã hội hoá để đảm bảo cho hoạt động của y tế thôn.
5 - Y tế công ty, công trường, nhà máy và xí nghiệp:
Củng cố và nâng cao chất lượng mọi mặt cho các công ty, công trường, nhà máy và xí nghiệp sản xuất, dịch vụ lớn trong toàn tỉnh, để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động theo các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước và ngành y tế.
B - Phát triển hệ thống các bệnh viện:
1 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
Là bệnh viện hạng II, hiện có 400 giường bệnh.
Đến năm 2010: Số giường bệnh giữ nguyên 400 giường, định hướng 2020 đạt quy mô 500 giường, là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Một số chuyên khoa tách ra:
Khoa Ung bướu và thận tiết niệu.
Khoa Nội tổng hợp: Thận, khớp, nội tiết.
Khoa Nội tim mạch - Lão khoa.
Khoa Nội tiêu hoá, gan mật.
Tách chuyên khoa lẻ thành: Khoa RHM và TMH.
Khoa Thăm dò chức năng.
- Mở rộng khu khám và điều trị bệnh theo yêu cầu 50 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho đối tượng có điều kiện.
- Bệnh viện có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ.
2 - Bệnh viện Đa khoa Phố Nối:
Hiện là bệnh viên hạng II, quy mô 100 giường bệnh; đến năm 2008, đưa vào sử dụng 200 giường bệnh. Đầu tư để đạt tiêu chuẩn công nghệ tương đương các bệnh viện của Hà Nội; Bệnh viện sẽ có một số chuyên khoa sâu: hồi sức cấp cứu, chấn thương chỉnh hình và bệnh nghề nghiệp.
Bệnh viện Đa khoa Phố Nối là bệnh viện khu vực, làm nhiệm vụ bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện trung ương; gồm các khoa chính: hồi sức cấp cứu, nội, ngoại, sản, chấn thương, bệnh nghề nghiệp; bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các huyện phía bắc tỉnh như: Mỹ Hào, Văn Lâm, Khoái Châu, Yên Mỹ, một phần của Ân Thi và trên 15.000 công nhân đang lao động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp trong khu vực.
Định hướng đến năm 2020: Bệnh viện được mở rộng quy mô 600 giường bệnh. Phát triển đầy đủ các chuyên khoa có khả năng chẩn đoán và điều trị với chất lượng cao của Bệnh viện hạng II; liên kết với các Bệnh viện Trung ương và Hà Nội thực hiện một số kỹ thuật của Bệnh viện hạng I.
3 - Bệnh viện Y học cổ truyền:
Hiện là bệnh viện hạng II, quy mô 100 giường bệnh; đến năm 2010, phát triển quy mô 150 giường bệnh. Phát triển thành bệnh viện y học cổ truyền (YHCT) kỹ thuật cao, nghiên cứu ứng dụng một số bài thuốc YHCT lưu hành trên toàn quốc; sản xuất thuốc hoàn tán, viên bao phục vụ bệnh nhân, cơ bản thay cho thuốc sắc như hiện nay. Thực hiện đông - tây y kết hợp. Là cơ sở thực hành của trường Trung học y tế.
4 - Bệnh viện Lao và bệnh phổi:
Hiện là bệnh viện hạng II, quy mô 100 giường bệnh. Đến năm 2010 phát triển thêm khoa ngoại, đáp ứng yêu cầu điều trị của bệnh nhân. Là cơ sở thực hành của trường Trung học y tế.
Một số kỹ thuật được triển khai: Soi màng phổi, nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
5 - Bệnh viện tâm thần kinh:
Hiện quy mô bệnh viện là 50 giường, là bệnh viện hạng III; thu dung điều trị số bệnh nhân tâm thần nặng, trầm cảm nặng, thể hoang tưởng tự sát, kích động,...không thể điều trị tại cộng đồng, gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
Đến năm 2010 số giường bệnh nâng lên 100 giường, là bệnh viện có hạ tầng cơ sở và trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho khám chữa bệnh tâm thần kinh với một số kỹ thuật cao, có khuôn viên rộng, khu vui chơi cho bệnh nhân hoà nhập cộng đồng. Chỉ đạo xây dựng mạng lưới quản lý và điều trị bệnh nhân tâm thần ở cộng đồng.
6 - Bệnh viện Mắt:
Hiện quy mô 50 giường bệnh, đến năm 2010 thực hiện quy mô 80 giường bệnh. Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, điều trị cơ bản các bệnh về mắt và một số phẫu thuật kỹ thuật cao: Mổ PHACO, mổ cận thị bằng laser, thay giác mạc,...
7 - Bệnh viện Văn Lâm:
Hiện có 60 giường bệnh, là bệnh viện hạng III, làm nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Văn Lâm và một số vùng lân cận.
Đến năm 2010, quy mô giường bệnh không thay đổi và đến năm 2020 quy mô số giường bệnh viện được nâng lên 70 giường. Thực hiện nhiệm vụ bệnh viện đa khoa tuyến huyện; một số chuyên khoa được tăng cường đầu tư là: chấn thương, chuyên khoa lẻ; công tác dự phòng quản lý sức khoẻ công nhân các doanh nghiệp.
8 - Bệnh viện Mỹ Hào:
Hiện có 80 giường, là bệnh viện hạng III. Đến năm 2010, số giường bệnh giảm xuống còn 50 giường (gần bệnh viện Đa khoa Phố Nối), phát triển hợp lý các khoa: chuyên khoa, đông y, nội nhi và một số giường điều trị bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khoẻ doanh nghiệp khu công nghiệp.
9 - Bệnh viện Yên Mỹ:
Bệnh viện hiện có 70 giường, là bệnh viện hạng III.
Đến năm 2010, số giường bệnh giữ nguyên; thực hiện nhiệm vụ bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phát triển hợp lý các khoa chuyên môn: cấp cứu, nhi khoa, y học cổ truyền.
10 - Bệnh viện Văn Giang:
Hiện tại bệnh viện có 60 giường, là bệnh viện hạng III.
Đến năm 2010 số giường bệnh không tăng; thực hiện nhiệm vụ bệnh viện đa khoa tuyến huyện, phát triển hợp lý các khoa chuyên môn: cấp cứu, nhi khoa, chuyên khoa lẻ.
11 - Bệnh viện Khoái Châu:
- Bệnh viện hiện có 120 giường bệnh, chức năng là bệnh viện đa khoa hạng III, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.
- Đến năm 2010: Bệnh viện giữ nguyên quy mô 120 giường bệnh, vừa thực hiện nhiệm vụ bệnh viện đa khoa tuyến huyện với các khoa khám và chữa bệnh hợp lý theo nhu cầu bệnh tật: khoa hồi sức cấp cứu, khoa đông y, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, chuyên khoa lẻ.
12 - Bệnh viện Ân Thi:
Bệnh viện hiện có 90 giường bệnh, là bệnh viện đa khoa hạng III. Đến năm 2010, không tăng quy mô giường bệnh, được cải tạo, bổ sung trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn huyện; chú trọng đầu tư cho một số khoa: cấp cứu hồi sức, ngoại - chấn thương (Đường quốc lộ 5 mới đi qua địa phận huyện), chuyên khoa lẻ.
13 - Bệnh viện Kim Động:
Hiện có 90 giường, là bệnh viện đa khoa hạng III. Đến năm 2010, số giường bệnh còn 70 giường (gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh), phát triển hợp lý các khoa chuyên môn: cấp cứu - nhi, đông y, chuyên khoa lẻ; phòng khám bệnh quản lý ngoại trú 25% số bệnh nhân điều trị nội trú hiện nay.
14 - Bệnh viện Phù Cừ:
Hiện có 60 giường bệnh, là bệnh viện hạng III. Đến năm 2010: Bệnh viện dự kiến được di chuyển về vị trí mới (khu vực thị trấn Trần Cao) với quy mô 60 giường bệnh, đảm nhiệm chức năng bệnh viện hạng III. Bệnh viện có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và trang thiết bị hiện đại theo phân tuyến của Bộ Y tế.
15 - Bệnh viện Tiên Lữ:
Hiện có 80 giường, là bệnh viện hạng III. Đến năm 2010, Bệnh viện sẽ có 90 giường; phát triển hợp lý các khoa chuyên môn: cấp cứu - nhi, đông y, chuyên khoa lẻ; phòng khám bệnh quản lý ngoại trú 25% số bệnh nhân điều trị nội trú hiện nay.
16 - Bệnh viện thị xã Hưng Yên:
Hiện có 40 giường, là bệnh viện hạng III, đến năm 2010 sẽ trở thành phòng khám bệnh. Phát triển y tế theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn tại các trạm y tế xã và bác sĩ gia đình, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn đảm bảo tính tiện lợi, phù hợp với xu hướng phát triển trong thời gian tới.
Cơ sở của bệnh viện hiện tại sẽ được hoán đổi vị trí cho Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình để cải tạo và xây dựng thành Bệnh viện sản quy mô 100 giường bệnh.
17 - Bệnh viện ngoài công lập:
Tỉnh Hưng Yên sẽ khuyến khích các tổ chức kinh tế và người dân đầu tư phát triển bệnh viện ngoài công lập, tạo nhiều điều kiện ưu đãi để phát triển hình thức này. Đến 2020 sẽ có từ 4 - 5 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa như: Bệnh viện đa khoa tư nhân khu vực Văn Giang, Bệnh viện đa khoa tư nhân khu vực Khoái Châu, Trung tâm kế thừa y học cổ truyền khu vực Yên Mỹ,...
Vốn đầu tư tuỳ theo khả năng và nhu cầu của đối tác.
18 - Y tế ngành Công an và Quân đội:
Ngành y tế và các bệnh viện huyện, thị xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ triển khai chương trình kết hợp quân dân y trên địa bàn trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và khi có dịch bệnh, thảm hoạ, thiên tai... nhằm ứng cứu kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về sức khoẻ của nhân dân.
* Một số Bệnh viện được quy hoạch mới:
19 - Bệnh viện Sản:
Bệnh viện thiết kế quy mô giường bệnh là 100 giường, là bệnh viện hạng III, phục vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, trên cơ sở sát nhập và nâng cấp Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em & kế hoạch hoá gia đình và Khoa sản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến năm 2010 bệnh viện có thể đi vào hoạt động 100 giường bệnh; đến năm 2020 đạt quy mô 150 giường.
Địa điểm: tiếp quản Trung tâm y tế thị xã Hưng Yên hiện nay.
20 - Bệnh viện Nhi:
Là Bệnh viện chuyên khoa hạng III, xây dựng tại khu vực huyện Yên Mỹ, đạt quy mô 100 giường bệnh; đến năm 2020 đạt quy mô 150 giường bệnh.
TỔNG HỢP: Đơn vị: giường bệnh
TT | Tên bệnh viện | Số giường bệnh | ||
2006 | 2010 | 2020 | ||
I | Khối bệnh viện công lập |
|
|
|
1 | Bệnh viện Đa khoa tỉnh | 400 | 400 | 500 |
2 | Bệnh viện Đa khoa Phố Nối | 100 | 300 | 600 |
3 | Bệnh viện Y học cổ truyền | 100 | 150 | 150 |
4 | Bệnh viện chuyên khoa sản | 0 | 100 | 150 |
5 | Bệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi | 100 | 100 | 100 |
6 | Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần kinh | 50 | 100 | 100 |
7 | Bệnh viện Mắt | 50 | 80 | 100 |
8 | Bệnh viện huyện Văn Lâm | 60 | 60 | 70 |
9 | Bệnh viện huyện Mỹ Hào | 80 | 50 | 50 |
10 | Bệnh viện huyện Yên Mỹ | 70 | 70 | 70 |
11 | Bệnh viện huyện Văn Giang | 60 | 60 | 60 |
12 | Bệnh viện huyện Khoái Châu | 120 | 120 | 120 |
13 | Bệnh viện huyện Ân Thi | 90 | 90 | 90 |
14 | Bệnh viện huyện Kim Động | 90 | 70 | 70 |
15 | Bệnh viện huyện Phù Cừ | 60 | 60 | 60 |
16 | Bệnh viện huyện Tiên Lữ | 80 | 90 | 90 |
17 | Bệnh viện TX Hưng Yên (thành Bv sản) | 40 | 0 | 0 |
18 | Bệnh viện chuyên khoa Nhi | 0 | 100 | 150 |
II | Khối bệnh viện ngoài công lập |
| 250 | 400 |
| Bình quân số giường bệnh cho 10.000 dân | 12,7 | 18,5 | 19,5 |
C - Phát triển hệ thống cấp cứu, vận chuyển cấp cứu, cứu hộ - cứu nạn của tỉnh Hưng Yên:
- Thành lập Trung tâm vận chuyển cấp cứu tỉnh Hưng Yên.
- Phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu vệ tinh trên cơ sở các bệnh viện, đảm bảo có mặt tại nơi bệnh nhân/nạn nhân cấp cứu không lâu quá 20 phút kể từ khi nhận được thông tin gọi đến.
- Đào tạo mỗi bệnh viện 01 tổ cán bộ chuyên môn về cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại cộng đồng, cấp cứu trên xe khi vận chuyển.
- Chuẩn bị sẵn sàng phương án và nguồn lực để đáp ứng các tình huống cần cấp cứu, vận chuyển cấp cứu hàng loạt nạn nhân trên địa bàn.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn trong khu vực triển khai công tác cấp cứu và vận chuyển cấp cứu đường 5.
D - Phát triển hệ thống y tế dự phòng:
- Kiện toàn tổ chức và từng bước phát triển hệ thống y tế dự phòng theo hướng chuyên khoa sâu, hiện đại, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Trang bị các thiết bị hiện đại cho Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh và các trung tâm y tế dự phòng huyện nhằm nâng cao khả năng phát hiện mầm bệnh, kịp thời đối phó với dịch bệnh.
- Nâng cấp và hiện đại hoá các Labo xét nghiệm phục vụ y tế dự phòng, năm 2010 có 50% và năm 2020 có 100% số labo đạt chuẩn Quốc gia về labo xét nghiệm.
- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng ở cấp huyện, xã, phường tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sống ở cộng đồng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế dự phòng, với chất lượng và hiệu qủa ngày càng tốt hơn.
- Phát triển hệ thống y tế học đường và các dịch vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi ở cộng đồng, tích cực, chủ động thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khống chế không để dịch lớn xảy ra, nếu có dịch phải kịp thời phát hiện bao vây, hạn chế lây lan, giảm tỷ lệ mắc và chết do dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm, kiềm chế tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS.
- Kết hợp với các ngành có liên quan giải quyết về căn bản các công trình vệ sinh và cung cấp nước sạch ở các hộ gia đình, xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp; thu gom, xử lý rác thải, các chất độc hại.
- Hạn chế, tiến tới đẩy lùi dần các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng tiềm tàng, các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư...
- Giảm các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, giảm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích trong sinh hoạt, ngộ độc thực phẩm và hoá chất.
E - Phát triển chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em:
- Kiện toàn tổ chức và phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng chuyên sâu, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Hạn chế, tiến tới loại trừ dần các nguy cơ liên quan đến tai biến sản khoa và tử vong sơ sinh, giảm tỷ lệ chết mẹ khi sinh. Thực hiện tốt các dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau khi sinh ở tuyến cơ sở.
- Hạn chế, tiến tới đẩy lùi dần các yếu tố nguy cơ liên quan đến suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ em.
- Giảm sinh, giảm nạo phá thai.
- Hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường tình dục (STD), phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS... và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
- Cải thiện tình hình quản lý sức khoẻ trẻ em thông qua việc xây dựng mô hình quản lý sức khoẻ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và các nhóm trẻ gia đình.
- Tăng cường đào tạo tại chỗ, đảm bảo đến năm 2008 tất cả các trạm y tế đều có bác sỹ và không cần tăng cường từ các tuyến.
- Đảm bảo 100% cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức về quản lý Nhà nước, chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung vào đội ngũ cán bộ trong ngành theo cơ cấu sau:
- Giám đốc và các Phó giám đốc, trưởng, phó khoa có trình độ chuyên khoa cấp I hoặc tương đương trở lên.
- Cán bộ làm công tác chuyên môn Y tế:
+ Tỉ lệ cán bộ sau đại học: lên 16,4% năm 2010, 22% năm 2020;
+ Bệnh viện tuyến tỉnh đến năm 2010 có ít nhất 10 đại học Điều dưỡng;
+ Điều dưỡng, kỹ thuật viên cao đẳng trở lên: 16% năm 2010, 40% năm 2020.
- Quản lý dược: Cải cách hệ thống quản lý dược theo tinh thần cải cách hành chính Nhà nước: giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý...
- Củng cố hoạt động cung ứng thuốc:
Củng cố mạng lưới cung ứng thuốc, áp dụng tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt (GDP), bảo quản thuốc tốt (GSP) cho các đơn vị bán buôn, bán lẻ thuốc. Tăng cường công tác quản lý chất lượng cung ứng thuốc, chuẩn hoá về cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh thuốc và mỹ phẩm.
Công tác dược bệnh viện:
Chuẩn hoá các khoa dược bệnh viện về cơ sở vật chất trang thiết bị và nhân lực nhằm đảm bảo nhu cầu thuốc với chất lượng cao cho điều trị. Ưu tiên cải tạo các kho thuốc trong hệ thống các khoa dược bệnh viện. Yêu cầu cải tạo phải đạt được các tiêu chuẩn về thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP - WHO) vào năm 2010.
- Sản xuất thuốc:
Xây dựng và triển khai thực hiện đề án sản xuất thuốc Đông dược, trên cơ sở khuyến khích đầu tư các dây chuyền sản xuất, đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP-WHO). Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp nhằm huy động nguồn lực và phát huy tính năng động trong sản xuất, kinh doanh. Có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thuốc.
I - Quy hoạch phát triển y học cổ truyền:
Thực hiện theo Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt Đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền tỉnh Hưng Yên đến năm 2010.
K - Phát triển khoa học và công nghệ y tế:
Danh mục các khoa học công nghệ cao, mũi nhọn của tỉnh Hưng Yên cần phát triển:
TT | Danh mục |
1 | Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. |
2 | Thực hiện thường xuyên các phẫu thuật: tách van 2 lá lần đầu, Basedow; cấp cứu vết thương tim, máu tụ nội sọ, vết thương sọ não hở. |
3 | Phát triển YHCT: - Vùng trồng dược liệu có giá trị chữa bệnh và kinh tế cao. - Chế biến sau thu hoạch. - Hiện đại hoá dạng bào chế thuốc YHCT. |
4 | Phương tiện chẩn đoán hình ảnh: Các kỹ thuật về X - quang, siêu âm, CT Scaner. |
5 | Các phẫu thuật nội soi: Ổ bụng, u tiền liệt, sản khoa, nong mạch vành. |
6 | Lọc máu nhân tạo. |
7 | Công nghệ thay thuỷ tinh thể. |
8 | Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ. |
1 - Phát triển y tế tỉnh Hưng Yên phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên và của vùng đồng bằng Bắc bộ:
Củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế phục vụ CSSK thiết yếu cho đại bộ phận người dân, đặc biệt là người nghèo, người tàn tật, cô đơn, trẻ em... với chất lượng ngày càng tốt hơn và chi phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Giành ưu tiên hợp lý cho việc tăng cường các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và cấp cứu hồi sức phù hợp với phân tuyến kỹ thuật của Bộ y tế ở các khu công nghiệp mới, đô thị mới. Thực hiện CSSKBĐ toàn diện và có chất lượng tốt, ngày càng thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khác nhau của mọi người dân.
Phát triển hợp lý một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao, dịch vụ y tế tự chọn để CSSK nhân dân.
Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, chuyển dần sang cơ chế cung cấp dịch vụ y tế theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ.
2 - Đào tạo cán bộ, phát triển nhân lực y tế:
- Mở rộng sự hợp tác khoa học kỹ thuật cả với các trường Đại học, viện nghiên cứu đầu ngành để đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cao.
- Triển khai sự hợp tác quốc tế để đào tạo nhân lực có trình độ cao và chuyển giao công nghệ y học cao phù hợp với nhu cầu của tỉnh.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ y tế, điều chỉnh cơ cấu hợp lý cán bộ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và công tác nghiệp vụ ngành.
3 - Huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính:
- Đầu tư dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau: Ngân sách Nhà nước cấp, đóng góp của cộng đồng, viện trợ,...trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đảm bảo chi cho hoạt động của y tế tối thiểu 13% tổng chi thường xuyên của tỉnh.
- Tăng nguồn tài chính công (ngân sách Nhà nước, Bảo hiểm y tế), giảm thu trực tiếp từ người bệnh. Từng bước thực hiện Bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng, tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân.
- Khuyến khích các cơ sở y tế huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị và đa dạng hoá các dịch vụ y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân,...
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư phát triển y tế:
+ Vốn cho xây dựng cơ bản là 35%.
+ Vốn cho trang thiết bị y tế là 35% (vốn NSNN và vốn ODA).
+ Vốn cho sửa chữa, vật tư thay thế là 15%.
+ Vốn cho đào tạo nhân lực là 15%.
4 - Xã hội hoá các hoạt động y tế:
- Thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ người nghèo, trẻ em, người có công, cô đơn, tàn tật... Xây dựng quỹ KCB cho người nghèo và cận nghèo để hỗ trợ một phần kinh phí KCB cho đối tượng này.
- Phòng chống các tệ nạn xã hội: Nghiện hút ma tuý, mại dâm, các bệnh do lối sống (rượu, thuốc lá...), lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh do ô nhiễm môi trường.
Tăng cường vai trò chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phát triển y tế của tỉnh.
Phát triển các dịch vụ CSSK tại nhà, phát triển các dịch vụ y tế tư nhân, khuyến khích đầu tư cho phát triển y tế.
5 - Các giải pháp quản lý điều hành:
- Nâng cao năng lực quản lý mọi hoạt động y tế, chỉ đạo có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, các dự án phát triển y tế.
- Thực hiện cải cách hành chính ở tất cả các tuyến y tế tạo thuận lợi để phục vụ CSSK người dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
6 - Các giải pháp về chính sách:
- Huy động các nguồn lực theo Quyết định số 4623/QĐ-UB ngày 12 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Hưng Yên Phê duyệt đề án đa dạng hoá các loại hình đầu tư mở rộng các dịch vụ Y tế tỉnh Hưng Yên.
- Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định 10) một cách toàn diện.
1 - Đến năm 2010:
- Năm 2008: Tập trung hoàn chỉnh mạng lưới y tế tuyến huyện, hệ thống cấp cứu 115, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS;
- Năm 2009 - 2010: Triển khai xây dựng Bệnh viện Sản; Trung tâm y tế lao động, các Trung tâm y tế dự phòng huyện, 27 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Tổng vốn đầu tư: 235 tỷ đồng.
Trong đó :
- Đầu tư cho các bệnh viện tuyến tỉnh : 30 tỷ đồng.
- Đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng : 20 tỷ đồng.
- Nâng cấp y tế tuyến huyện: 170 tỷ đồng.
- Đầu tư cho y tế tuyến xã : 15 tỷ đồng.
Nguồn đầu tư:
- Từ ngân sách tỉnh: Tập trung đầu tư cho phần xây lắp và đào tạo nhân lực, bảo hành, bảo dưỡng.
- Từ nguồn ODA, và các nguồn vốn xã hội hoá: Mua sắm thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao.
- Từ vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương theo Quyết định 225/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ nguồn trái phiếu Chính phủ: Tập trung cho cải tạo, xây dựng và nâng cấp trang thiết bị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Từ nguồn ngân sách xã để nâng cấp các trạm y tế xã theo chuẩn Quốc gia.
2 - Định hướng đến 2020:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh nâng quy mô lên 500 giường bệnh, tăng thêm một số khoa: Khoa ung bướu - xạ trị; khoa ngoại thận; chuyên khoa bỏng, đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I.
Phát triển labô xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh đạt cấp độ 2.
Triển khai xây dựng Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng.
Theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn để phân công cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi.
- 1Quyết định 165/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2564/QĐ-UB-QLDA năm 1999 duyệt công tác qui hoạch phát triển mạng lưới ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 500/2005/QĐ-UBND về qui hoạch xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Khoa học - Công nghệ và Môi trường đến năm 2010 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 225/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 – 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Quyết định 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 165/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 8Quyết định 2083/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt đề án củng cố, phát triển y dược học cổ truyền tỉnh Hưng Yên đến năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 9Quyết định 2564/QĐ-UB-QLDA năm 1999 duyệt công tác qui hoạch phát triển mạng lưới ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 500/2005/QĐ-UBND về qui hoạch xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Khoa học - Công nghệ và Môi trường đến năm 2010 do tỉnh An Giang ban hành
Quyết định 228/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 228/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra