- 1Luật việc làm 2013
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2269/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong đó tập trung về tổ chức bộ máy và nhân sự, cơ chế tài chính của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả để chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành công cụ chủ yếu quản trị thị trường lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2025: 100% người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (sau đây viết tắt là người thất nghiệp) được tư vấn miễn phí khi có nhu cầu; 80% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó có 60% được giới thiệu việc làm thành công; tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng kỹ năng, tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm; hoàn tất việc kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp giữa cơ quan lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội; 100% nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm được đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên sâu; thống nhất quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm; hoàn thiện cơ chế tài chính theo hướng phân cấp, tự chủ cho các trung tâm dịch vụ việc làm; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 85%.
- Giai đoạn đến năm 2030: 90% người thất nghiệp được giới thiệu việc làm miễn phí khi có nhu cầu, trong đó có 70% được giới thiệu việc làm thành công; tiếp tục tăng tỷ lệ người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng kỹ năng, tỷ lệ người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm; thống nhất việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm có sự liên thông giữa các địa phương và yếu tố đặc thù của từng vùng, miền; thực hiện việc chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp; 100% trung tâm dịch vụ việc làm được hiện đại hóa; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt mức 90%.
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
a) Rà soát, hoàn thiện, đồng bộ các chính sách về lao động, việc làm, đào tạo, tiền lương, bảo hiểm xã hội,... để có sự liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
b) Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và các chế độ, gắn bảo hiểm thất nghiệp với các chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, thông tin, dự báo thị trường lao động và bảo hiểm xã hội.
c) Hằng năm, tổ chức đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung kịp thời.
2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo tinh gọn, hiệu quả
a) Hoàn thiện hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện nhằm phát huy vai trò của chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chính sách về việc làm, quản trị thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm trong quá trình triển khai thực hiện.
b) Thống nhất việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm trên toàn quốc, có sự liên thông giữa các địa phương và yếu tố đặc thù của từng địa phương trên cơ sở phân loại mức độ phát triển thị trường lao động, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu người lao động.
c) Quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm theo hướng tăng cường tính tự chủ, gắn với sự phát triển của thị trường lao động để chia sẻ thông tin, tăng cường kết nối cung - cầu lao động bảo đảm hỗ trợ tốt nhất cho người thất nghiệp trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.
d) Đổi mới theo hướng gắn kết các hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm hướng tới hình thành một hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm thống nhất.
đ) Tăng cường công tác phối hợp, thống nhất trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan tại Trung ương cũng như tại địa phương.
3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
Tiến hành đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thống nhất trên toàn quốc, có sự liên thông giữa các địa phương và yếu tố đặc thù của từng địa phương theo hướng đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và các biện pháp hỗ trợ duy trì việc làm.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
a) Xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp, đảm bảo nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được tuyển dụng phải có đủ năng lực và kỹ năng phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thị trường lao động biến động nhanh chóng.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp và các nghiệp vụ cần thiết khác cho đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
c) Xây dựng nội dung chương trình và tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng theo hình thức tập trung và trực tuyến.
d) Xây dựng tiêu chí và định kỳ tổ chức đánh giá, phân loại chất lượng về nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
đ) Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng... nhằm thu hút đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp có chất lượng cao, bảo đảm sự công bằng, minh bạch, quyền lợi phải gắn với trách nhiệm và sự cống hiến, tạo động lực cho nhân sự thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
5. Đổi mới cơ chế tài chính về bảo hiểm thất nghiệp
a) Hoàn thiện cơ chế tài chính về bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở chuyển đổi trung tâm dịch vụ việc làm thành đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự đảm bảo chi hoạt động thường xuyên.
b) Kinh phí thực hiện bảo hiểm thất nghiệp được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và giá dịch vụ sự nghiệp công về bảo hiểm thất nghiệp. Các địa phương thực hiện đặt hàng trung tâm dịch vụ việc làm đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách địa phương trong lĩnh vực việc làm.
c) Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo chi phí cho các hoạt động tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của trung tâm dịch vụ việc làm. Các hoạt động khác của trung tâm dịch vụ việc làm được đảm bảo từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
d) Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tăng cường phân cấp kinh phí thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm để chủ động tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nhằm phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng trung tâm dịch vụ việc làm.
đ) Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng kinh phí bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm.
6. Tăng cường cơ sở vật chất trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
a) Đầu tư, phân bổ kinh phí đảm bảo cơ sở vật chất của các trung tâm dịch vụ việc làm và bố trí nhân sự để tổ chức các điểm tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
b) Hằng năm, rà soát, đánh giá cơ sở vật chất hiện có tại trung tâm dịch vụ việc làm, nhằm xác định nhu cầu đầu tư về cơ sở vật chất để đảm bảo việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; xây dựng kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất trung hạn, dài hạn theo hướng hiện đại hóa cơ sở vật chất, cụ thể số lượng trang thiết bị cho từng bộ phận thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
c) Xây dựng và ban hành quy chế đầu tư, quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
a) Thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động, người lao động trong việc quản lý, thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung cấp thông tin thị trường lao động, quản lý đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
b) Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo theo quy định Chính phủ điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ việc kết nối giữa trung tâm dịch vụ việc làm với các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn về nhu cầu sử dụng lao động, tình hình biến động lao động; thực hiện số hóa và điện tử hóa nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp, kết nối chặt chẽ với công tác quản lý lao động, thị trường lao động.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, phương thức làm việc trong tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
8. Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp
a) Hướng dẫn, tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền, thông tin về bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách có liên quan.
b) Xây dựng kế hoạch hàng năm về thông tin tuyên truyền kết hợp với tư vấn, giải đáp về chính sách với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng là người sử dụng lao động, người lao động tại các địa phương.
c) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp.
9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị thực hiện bảo hiểm thất nghiệp
a) Hằng năm có kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp, nhất là các hành vi trốn đóng, chậm đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận kiểm tra, thanh tra nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng thanh tra, kiểm tra.
c) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương trong việc rà soát đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp
Tăng cường học tập, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng chính sách và thực thi bảo hiểm thất nghiệp đặc biệt là tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia đã thực hiện thành công chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn theo hướng: hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động; hoàn thiện cơ chế tài chính; hoàn thiện quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; ngàn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi gian lận, trục lợi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động.
b) Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
c) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả về nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
d) Hoàn thiện tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
đ) Ban hành giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
e) Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo về bảo hiểm thất nghiệp, tập trung đẩy mạnh đào tạo về kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm và các kỹ năng mềm nhằm nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
h) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp: hoàn thiện phần mềm bảo hiểm thất nghiệp, tích hợp với các phần mềm về quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, thông báo biến động lao động; hoàn thiện và thống nhất cơ sở dữ liệu về quản lý lao động để thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu liên ngành tài chính, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội nhằm tăng hiệu quả quản lý đối tượng tham gia và thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, tiến tới số hóa quản lý hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, liên kết chặt chẽ với phát triển thị trường lao động, việc làm.
i) Đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
k) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
2. Bộ Tài chính
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định về tài chính đối với hoạt động thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
b) Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về thuế liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động với ngành lao động - thương binh và xã hội, bảo hiểm xã hội, kế hoạch và đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để chia sẻ, kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, thuế, lao động, bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
a) Đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các nội dung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức thực hiện và ngăn ngừa, hạn chế trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
b) Thực hiện chia sẻ, kết nối thông tin về bảo hiểm thất nghiệp với ngành lao động - thương binh và xã hội, kế hoạch và đầu tư, thuế, tài chính để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng và thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thực hiện theo các hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
b) Hàng năm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương để chủ động đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
c) Ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước / trong lĩnh vực việc làm.
d) Bố trí ngân sách hàng năm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho trung tâm dịch vụ việc làm đảm bảo việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp và các nghiệp vụ liên quan.
đ) Chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
e) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn.
g) Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người lao động.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ ngân sách nhà nước, kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo về tiến độ thực hiện Đề án khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn, các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Đề án thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã giao tại Đề án và dự toán chi tiết gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 3537/VPCP-KTTH báo cáo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và những giải pháp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1895/BHXH-CSXH báo cáo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Công văn 4103/BHXH-CSXH năm 2015 về tăng cường công tác quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Công văn 3537/VPCP-KTTH báo cáo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và những giải pháp trong thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1895/BHXH-CSXH báo cáo thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3Luật việc làm 2013
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Công văn 4103/BHXH-CSXH năm 2015 về tăng cường công tác quản lý thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành
- 8Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
Quyết định 2269/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2269/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2020
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực