Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2246/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế qui định hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”.

Điều 2. Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi” được áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 2796/QĐ-BYT ngày 06/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành tài liệu “Hướng dẫn về khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”.

Điều 4. Các Ông (Bà): Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, BM-TE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

 

HƯỚNG DẪN

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2246/QĐ-BYT ngày 01 tháng 8 năm 2024)

 

DANH SÁCH BAN SOẠN THẢO, TỔ BIÊN TẬP

(Tại Quyết định số 943/QĐ-BYT ngày 12/4/2024)

I. Ban soạn thảo:

1/ Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế - Trưởng ban;

2/ Ông Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - Phó Trưởng ban chuyên môn;

3/ Bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng - Thành viên;

4/ Ông Phạm Như Vĩnh Tuyên, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Huế - Thành viên;

5/ Bà Bùi Thị Minh Hiền, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng - Thành viên;

6/ Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Thành viên;

7/ Ông Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh - Thành viên.

II. Tổ Biên tập:

1/ Bà Nguyễn Mai Hương, Chuyên viên chính Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế - Tổ trưởng;

2/ Bà Lê Hồng Nhung, Trung tâm Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi Trung ương - Tổ phó;

3/ Bà Nguyễn Hoài Thu, Trung tâm Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi Trung ương - Tổ viên;

4/ Ông Lê Xuân Tùng, Trung tâm Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi Trung ương - Tổ viên;

5/ Ông Hoàng Mai Linh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Sơ sinh, Bệnh viện Trung ương Huế - Tổ viên;

6/ Bà Nguyễn Thị Lương Hạnh, Viện Dinh dưỡng - Tổ viên;

7/ Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng - Tổ viên;

8/ Ông Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh - Tổ viên;

9/ Ông Hoàng Nguyên Lộc, Trưởng khoa Sức khoẻ trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh - Tổ viên;

10/ Bà Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng RTCCD - Tổ viên.

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CD/T

Chiều dài theo tuổi

CN/T

Cân nặng theo tuổi

CN/CD

Cân nặng theo chiều dài

CSSK BMTE

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em

MUAC

(Mid-Upper Arm Circumference)

Chu vi vòng giữa cánh tay

SDD

Suy dinh dưỡng

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

 

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

1. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG HƯỚNG DẪN

2. MỤC ĐÍCH

3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

4. TỔ CHỨC CÁC BÀN CỦA 01 EKIP KHÁM

5. TỔNG KẾT BUỔI KHÁM

CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN KHÁM VÀ TƯ VẤN

1. NHIỆM VỤ CÁC BÀN KHÁM

2. PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI HIỆU CHỈNH TUỔI CỦA TRẺ SINH NON

MẪU 1: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 2-3 THÁNG

MẪU 2: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 4-6 THÁNG

MẪU 3: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 7-9 THÁNG

MẪU 4: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 10-12 THÁNG

MẪU 5: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 13-18 THÁNG

MẪU 6: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 19-DƯỚI 24 THÁNG

3. CÁC NỘI DUNG KHÁM VÀ TƯ VẤN

3.1. ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

3.2. ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

3.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHÁT TRIỂN TINH THẦN VẬN ĐỘNG

3.4. ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

3.5. KHÁM LÂM SÀNG

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MẪU HỒ SƠ SỨC KHỎE TRẺ EM

PHỤ LỤC 2: SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHO MỘT BUỔI KHÁM

PHỤ LỤC 4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ

PHỤ LỤC 5: CÁC MỐC PHÁT TRIỂN VÀ CẢNH BÁO CỦA TRẺ THEO ĐỘ TUỔI

PHỤ LỤC 6: LỊCH TIÊM CHỦNG

PHỤ LỤC 7: MẪU K HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

PHỤ LỤC 8: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ BUỔI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

PHỤ LỤC 9: MẪU TỜ THÔNG TIN VỀ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

PHỤ LỤC 10: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN

PHỤ LỤC 11: PHIẾU GIÁM SÁT TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

PHỤ LỤC 12: PHIẾU ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

PHỤ LỤC 13: BẢNG THAM CHIẾU PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO Z-SCORE

PHỤ LỤC 14: BẢNG THAM CHIẾU CHU VI VÒNG ĐẦU CỦA TRẺ

 

GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng; ngày 06/7/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2796/QĐ-BYT về “Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi” nhằm hướng dẫn cho cán bộ y tế thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em tại trạm y tế xã/phường/thị trấn.

Tài liệu Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi là công cụ hướng dẫn nhân viên y tế tuyến cơ sở khám sàng lọc các bất thường về thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại trạm y tế xã/phường/thị trấn.

Tuy nhiên, sau quá trình triển khai thực tế và phản hồi của các địa phương cho thấy một số nội dung hướng dẫn cần được cập nhật, chỉnh sửa, ngắn gọn, phù hợp, nhằm giúp cho địa phương triển khai hiệu quả hơn. Do vậy, Bộ Y tế đã tiến hành rà soát, chỉnh sửa, cập nhật “Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”.

Tài liệu hướng dẫn được biên soạn căn cứ vào hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với sự tham gia của các bệnh viện đầu ngành về nhi khoa, các bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến về nhi khoa, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (Save the Children). Trong quá trình soạn thảo, hướng dẫn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cán bộ y tế từ thực tiễn triển khai của Sở Y tế/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Bệnh viện nhi, sản nhi, Bệnh viện đa khoa các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các địa phương đã triển khai hoạt động khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi thuộc “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản” sẽ góp phần thay đổi nhận thức và cách thức hoạt động của nhân viên y tế tuyến cơ sở trong việc tiếp cận công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu dành cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, góp phần tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em ngay từ giai đoạn sớm và ngay từ nền tảng chăm sóc sức khỏe ban đầu.

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Tài liệu hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là công cụ hướng dẫn cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở khám, sàng lọc sức khỏe cho trẻ từ ngoài độ tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi.

Cấu trúc của tài liệu gồm 02 Chương, các bảng biểu và các Phụ lục

- Chương I: Hướng dẫn tổ chức một buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

- Chương II: Hướng dẫn khám và tư vấn

Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự phát triển thể chất, tinh thần vận động và sự phát triển toàn diện của trẻ để giúp cán bộ y tế các nội dung chuyên môn phục vụ cho việc khám và đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ sau khi khám.

Các mẫu phiếu khám:

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2-3 tháng

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 4-6 tháng

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 7-9 tháng

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 10-12 tháng

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng

+ Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến dưới 24 tháng

- Các Phụ lục cung cấp các công cụ phục vụ cho việc lập kế hoạch, đánh giá, giám sát, ghi chép, báo cáo trong buổi khám.

+ Mẫu hồ sơ sức khỏe trẻ em;

+ Mẫu sổ Theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em;

+ Danh mục trang thiết bị cho 1 buổi khám;

+ Biểu đồ tăng trưởng (cân nặng, chiều cao);

+ Các mốc phát triển và cảnh báo của trẻ theo độ tuổi;

+ Lịch tiêm chủng (Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia);

+ Mẫu kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em;

+ Mẫu báo cáo tổng kết buổi khám;

+ Chương trình tập huấn giảng viên;

+ Mẫu tờ thông tin về khám sức khỏe định kỳ;

+ Phiếu giám sát tổ chức tập huấn hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;

+ Phiếu đánh giá/giám sát khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.

 

CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

1. Đối tượng sử dụng hướng dẫn

- Cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức và thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

- Cán bộ tham gia kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

2. Mục đích

Đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ em dưới 24 tháng tuổi, phát hiện các trường hợp bất thường về thể chất, tinh thần và sự phát triển toàn diện cho trẻ em, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ và gánh nặng bệnh tật.

3. Công tác chuẩn bị

3.1. Lập kế hoạch và thông tin về buổi khám

- Trạm Y tế lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trên địa bàn hằng quý, gửi TTYT huyện và UBND xã (Mẫu kế hoạch - Phụ lục 7). Nếu cần hỗ trợ nhân lực từ TTYT huyện, TYT xã cần nêu rõ trong kế hoạch. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã/thôn thực hiện truyền thông đến cộng đồng về tầm quan trọng và mục đích của khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

- Trạm Y tế thông báo đến cha mẹ của từng trẻ 2-3 ngày trước khi buổi khám được tổ chức (Mẫu tờ thông tin về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi - Phụ lục 9). Không mời quá 30 trẻ trong một buổi khám để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Căn cứ tình hình thực tiễn, địa phương triển khai buổi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi riêng hoặc kết hợp trong buổi tiêm chủng mở rộng.

3.2. Hướng dẫn về nhân lực

- Bố trí nhân lực cho một ekip khám như sau:

+ 01 bác sĩ. Trường hợp Trạm y tế không có bác sĩ, Trung tâm Y tế huyện cử bác sĩ đến hỗ trợ trạm y tế xã khám. Nếu không thể bố trí bác sĩ, phân công 01 y sĩ có trên 3 năm kinh nghiệm để tham gia khám.

+ 02 nhân viên y tế (điều dưỡng, hộ sinh hoặc nhân viên y tế công cộng).

+ Các nhân viên tham gia khám phải được tập huấn hoặc được phổ biến về nội dung khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn này.

+ Có thể huy động sinh viên tình nguyện của trường đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn; Y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản... để hỗ trợ công tác đón tiếp, hướng dẫn cha mẹ đưa trẻ đến các bàn khám...

- Căn cứ tình hình thực tiễn về nhân lực y tế và số lượng trẻ đến khám, trạm y tế bố trí 01 ekip khám hoặc nhiều hơn trong một buổi khám.

3.3. Hướng dẫn về sắp xếp khu vực khám, bố trí nhân lực và trang thiết bị

- Khu vực ngồi chờ:

+ Sắp xếp tối thiểu 30 ghế chờ, có mái che. Mùa hè bố trí quạt điện theo tình hình thực tế tại địa phương; mùa đông bố trí khu vực chờ trong nhà, nếu ở ngoài sân thì cần có bạt chắn gió.

+ Có nước uống.

+ Chuẩn bị phương tiện và tài liệu truyền thông (nếu có).

- Khu vực khám:

+ Bố trí bàn khám:

Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 03 bàn khám cho 01 ekip khám.

Nếu không kết hợp với tiêm chủng: Bố trí tối thiểu 02 bàn khám cho 01 ekip khám.

- Trang thiết bị, dụng cụ khám:

+ Bàn (có khăn trải bàn), ghế ngồi.

+ Giường khám trẻ em.

+ Dụng cụ khám: Cân trọng lượng; thước đo chiều cao lúc nằm; ống nghe tim phổi; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bộ khám ngũ quan; búa phản xạ.

+ Bộ đồ chơi để kiểm tra sự phát triển tinh thần, vận động.

+ Hồ sơ sức khỏe trẻ em (lưu tại trạm y tế); Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em (nếu có).

4. Tổ chức các bàn của 01 ekip khám

Bàn

Chức năng

Nhân lực

Trang thiết bị, dụng cụ

Khu vực ngồi chờ

Tiếp đón trẻ và người chăm sóc

Nhân viên y tế công cộng hoặc tình nguyện viên

Ghế ngồi của người chăm sóc và trẻ.

Bàn số 1

Lập hồ sơ khám

01 điều dưỡng hoặc 01 hộ sinh

- 01 bàn ghi chép + 2 ghế.

- 01 Cân; 01 thước đo chiều dài lúc nằm; 01 thước dây.

- Phiếu khám sức khỏe trẻ theo độ tuổi.

- Hồ sơ sức khỏe.

- Sổ theo dõi SKBMTE.

Bàn số 2

Khám sức khỏe

Bác sỹ/ Y sĩ

- 01 bàn ghi chép + 2-3 ghế.

- 01 giường khám trẻ nhỏ.

- Ống nghe; nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử; bô khám ngũ quan; búa phản xạ.

- Thẻ quan sát và tư vấn phát triển trẻ toàn diện.

- Bộ đồ chơi để khám sự phát triển toàn diện.

- Tài liệu tư vấn về sức khỏe và dinh dưỡng (mô hình, tranh lật).

Bàn số 3

(Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng)

Tiêm chủng

01 Điều dưỡng hoặc NHS hoặc NVYT công cộng

- Tủ lạnh, phích vắcxin; Bơm kim tiêm.

- Các dụng cụ, vật tư, hóa chất để sát khuẩn.

- Hộp chống sốc: phác đồ chống sốc treo tường.

- Dụng cụ chứa chất thải y tế.

5. Tổng kết buổi khám

- Vệ sinh khu vực khám.

- Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, sổ ghi chép.

- Tổng hợp số liệu, lập báo cáo tổng hợp kết quả buổi khám (Mẫu tại Phụ lục 8).

- Họp tổng kết, rút kinh nghiệm buổi khám.

CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN KHÁM VÀ TƯ VẤN

1. Nhiệm vụ các bàn khám

1.1. Bàn số 1: Lập hồ sơ khám

- Ghi các thông tin về hành chính vào Hồ sơ sức khỏe (nếu khám lần đầu).

- Ghi các thông tin về hành chính vào Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ trẻ em (nếu có và khám lần đầu).

- Cân trọng lượng, đo chiều cao, vòng đầu và chu vi vòng cánh tay.

- Điền biểu đồ tăng trưởng của trẻ (trong Sổ theo dõi sức khỏe BM-TE).

- Ghi vào Phiếu khám theo độ tuổi (các thông số trong phần đánh giá về dinh dưỡng).

- Hướng dẫn cha/mẹ/người chăm sóc trẻ và chuyển Phiếu khám sang bàn số 2.

1.2. Bàn số 2: Khám sức khỏe

Hỏi tiền sử bệnh

- Hỏi tiền sử bệnh tật, dinh dưỡng của trẻ và gia đình.

Thăm khám sức khỏe trẻ

- Đánh giá dấu hiệu sinh tồn.

- Đánh giá dinh dưỡng.

- Quan sát và đánh giá sự phát triển tinh thần, vận động.

- Đánh giá và tư vấn tiêm chủng.

- Thăm khám toàn thân và bộ phận.

- Khám phát triển dị tật, bệnh lý.

Kết luận và tư vấn

- Kết luận về tình trạng sức khỏe tổng thể sau khi khám.

- Xem lại kết quả đánh giá về dinh dưỡng của trẻ trong Phiếu khám.

- Tư vấn cho trẻ suy dinh dưỡng (nếu trẻ bị suy dinh dưỡng).

- Hỏi về chế độ nuôi dưỡng trẻ. Nếu bà mẹ nuôi dưỡng trẻ không hợp lý cần tư vấn cho cha/mẹ/người chăm sóc trẻ về nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung.

- Tư vấn về tình trạng sức khỏe (nếu có), tiêm chủng, phát triển trẻ toàn diện (sử dụng thẻ tư vấn), hướng dẫn cách thực hiện và theo dõi.

- Ghi kết quả khám vào Sổ theo dõi SK BMTE.

- Hoàn thiện Hồ sơ sức khỏe.

- Tư vấn, đảm bảo cha/mẹ/người chăm sóc trẻ đã hiểu đúng các tư vấn của bác sĩ/y sĩ khám.

- Chuyển trẻ đến đơn vị khám bệnh, chữa bệnh phù hợp (nếu cần thiết).

- Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng thì chuyển trẻ đến Bàn số 3 để tiêm chủng (nếu có chỉ định).

- Nếu không kết hợp với buổi tiêm chủng: Tư vấn cha/mẹ/người chăm sóc đưa trẻ đến tiêm chủng vào ngày tiêm chủng gần nhất.

- Hẹn cha/mẹ/người chăm sóc trẻ lịch khám sức khỏe định kỳ lần sau.

1.3. Bàn số 3: Tiêm chủng (Nếu kết hợp với buổi tiêm chủng)

- Xem lại kết quả chỉ định tiêm chủng của trẻ trong Phiếu khám.

- Kiểm tra chỉ định vắc xin tiêm chủng theo quy định.

- Tiến hành tiêm chủng, theo dõi sau tiêm theo quy định.

2. Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Hiệu chỉnh tuổi của trẻ sinh non

Hiệu chỉnh sinh non giúp cán bộ y tế tính tuổi thực của trẻ và chuẩn bị Phiếu khám phù hợp độ tuổi của trẻ.

• Trẻ sinh đủ tháng: tuổi của trẻ được tính từ ngày sinh và tuần thai khi sinh 40 tuần.

• Trẻ sinh non tháng (dưới 37 tuần tuổi thai) thì cần tính tuổi hiệu chỉnh như sau:

Tuổi của trẻ sau khi hiệu chỉnh = tuổi hiện tại - số tuần tuổi thiếu; trong đó số tuần tuổi thiếu = 40 - tuổi thai khi sinh).

• Ví dụ: Trẻ sinh non lúc 33 tuần tuổi thai. Hiện tại theo ngày sinh trẻ được 18 tuần tuổi, vậy tuổi hiệu chỉnh là 18 - (40 - 33) = 11 tuần.

 

MẪU 1: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 2-3 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2.Sinh ngày: Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)………………… Chiều dài/Tuổi:……………. SD

Cân nặng (kg)…………………. Cân nặng/Tuổi……………. SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN -VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Không

- Phát ra tiếng khàn khàn, gừ gừ

- Cười mỉm

- Nhấc được đầu khi nằm sấp

- Trẻ ngoan/yên khi được vỗ về, hát ru, đung đưa

- Mắt nhìn theo đồ vật chuyển động

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra sổ tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1 (sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

Tư vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

Quan sát: Nét mặt/tư thế/tỷ lệ, sự đối xứng với các bộ phận cơ thể/sự chuyển động của trẻ.

Tìm dấu hiệu bệnh cấp hoặc mạn tính.

1. Da

 

 

- Lòng bàn tay

□ Không nhợt

□ Nhợt

- Các lỗ rò trên da: Rò luân nhĩ (trước tai), rò xoang bì (vùng cùng cụt/dọc theo cột sống)

 

□ Không

□ Có

- Vàng da kéo dài

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………………………..

2. Đầu - cổ

 

 

2.1. Khám đầu-cổ

 

 

- Thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………………………..

2.2. Khám mắt

 

 

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không □ Có

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………………..

2.3. Khám tai

 

 

- Sức nghe:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

□ Không

□ Có

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………………………..

2.4. Khám miệng

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

……………………………………………………………………………………………………

5. Bụng và cơ quan sinh dục

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục nam (thoát vị bẹn, tinh hoàn ẩn):

 

 

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục nữ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

6. Cơ xương và thần kinh

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Trương lực cơ bất thường:

□ Không

□ Có

- Khớp háng:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Dấu hiệu còi xương:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………….

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn và hẹn khám lần sau:

 

 

MẪU 2: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 4-6 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2. Sinh ngày:               Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)………………… Chiều dài/Tuổi:……………. SD

Cân nng (kg)…………………. Cân nặng/Tuổi……………. SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN -VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Không

- Mắt nhìn theo đồ chơi và người đang di chuyển

- Biểu hiện sự thích thú với mọi người (cử động tay chân, phát ra tiếng,..)

- Cười hoặc mỉm cười thể hiện sự thích thú

- Phát ra âm thanh khi vui vẻ hoặc không thoải mái

- Giữ đầu thẳng khi đỡ ngực trẻ hoặc khi đỡ trẻ ở tư thế ngồi

- Quay đầu về phía âm thanh, tiếng của cha mẹ

- Phát ra các âm thanh khi có người nói chuyện với trẻ

- Nhìn đồ vật, đưa tay hoặc với tay về phía đồ vật

- Cầm nắm được đồ vật trong tay

- Ngồi khi được giữ

- Biết lẫy

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra sổ tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1 (sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 3

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 3

- Tiêm vắc xin bại liệt IPV

Tư vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

Quan sát: Nét mặt/tư thế/tỷ lệ, sự đối xứng với các bộ phận cơ thể/sự chuyển động của trẻ.

Tìm dấu hiệu bệnh cấp hoặc mạn tính.

1. Da

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Lòng bàn tay □ Bình thường (Không nhợt) □ Không bình thường (Nhợt)

………………………………………………………………………………………………

2. Đầu - cổ

2.1. Khám đầu-cổ

- Thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………………….

2.2. Khám mắt

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không □ Có

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

2.3. Khám tai

- Màng nhĩ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Thính lực:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

Không

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

Không

…………………………………………………………………………………………….

2.4. Khám miệng

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

 

 

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

 

 

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

…………………………………………………………………………………………..

5. Bụng và cơ quan sinh dục

 

 

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục nam:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Cơ quan sinh dục nữ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

6. Cơ xương và thần kinh

 

 

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Trương lực cơ bất thường:

□ Không

□ Có

- Khớp háng:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Dấu hiệu còi xương:

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn và hẹn khám lần sau:

 

 

MẪU 3: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 7-9 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2. Sinh ngày:             Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)……………….. Chiều dài/Tuổi:……………………. SD

Cân nặng (kg)………………... Cân nặng/Tuổi:…………………… SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Không

- Bập bẹ chuỗi âm thanh khác nhau (b b, ư, ơ)

- Phát ra âm thanh (khóc, la hét) hoặc cử chỉ để thu hút sự chú ý và đòi giúp đỡ

- Chơi các trò chơi tương tác với người chăm sóc (chạm mũi, ú òa)

- Quay đầu về phía tiếng gọi hoặc người nói chuyện

- Biết nhìn theo đồ vật bị giấu đi

- Nhận biết được lạ - quen

- Ngồi được không cần hỗ trợ

- Dùng ngón cái đối diện các ngón còn lại để túm, lấy đồ vật

- Đứng khi được xốc nách

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra sổ tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1 (sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 3

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 3

- Tiêm vắc xin bại liệt IPV

- Sởi đơn (9 tháng)

vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

Quan sát: Nét mặt/tư thế/tỷ lệ, sự đối xứng với các bộ phận cơ thể/sự chuyển động của trẻ.

Tìm dấu hiệu bệnh cấp hoặc mạn tính

1. Da

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Lòng bàn tay □ Bình thường (Không nhợt) □ Không bình thường (Nhợt)

………………………………………………………………………………………………

2. Đầu - cổ

2.1. Khám đầu-cổ

- Sờ thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………………….

2.2. Khám mắt

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không □ Có

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

2.3. Khám tai

- Tai và màng nhĩ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

Không

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

Không

…………………………………………………………………………………………….

2.4. Khám mũi họng

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………….

2.5. Bất thường răng miệng

Không

……………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

 

 

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

 

 

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

…………………………………………………………………………………………..

5. Bụng và cơ quan sinh dục

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục ngoài:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

6. Cơ xương và thần kinh

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Trương lực cơ

Bình thường

Không bình thường

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Dấu hiệu còi xương:

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn và hẹn khám lần sau:

 

 

MẪU 4: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 10-12 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2. Sinh ngày:              Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)……………….. Chiều dài/Tuổi:……………………. SD

Cân nặng (kg)………………... Cân nặng/Tuổi:…………………… SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Không

- Đáp ứng, quay về phía người gọi tên trẻ

- Hiểu một số câu hỏi đơn giản, quen thuộc (Quả bóng ở đâu? Bố đâu? Mẹ đâu)

- Bập bẹ được một số từ gồm cả nguyên âm và phụ âm (ba, bà, ma, da, đi...)

- Bắt chước được một vài động tác: vỗ tay hoan hô, vẫy tay, lắc đầu, ú òa...

- Nhìn được đồ vật theo hướng tay của cha mẹ chỉ

- Lo lắng khi bị tách khỏi bố mẹ/người chăm sóc

- Đứng vịn được, biết đứng lên khi được kéo tay

- Có thể di chuyển hoặc lết bằng mông

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra sổ tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1 (sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 3

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 3

- Tiêm vắc xin bại liệt IPV

- Sởi đơn (9 tháng)

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

- Viêm não Nhật Bản mũi 2

Tư vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

Quan sát: Nét mặt/tư thế/tỷ lệ, sự đối xứng với các bộ phận cơ thể/sự chuyển động của trẻ.

Tìm dấu hiệu bệnh cấp hoặc mạn tính

1. Da

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Lòng bàn tay □ Bình thường (Không nhợt) □ Không bình thường (Nhợt)

………………………………………………………………………………………………

2. Đầu - cổ

2.1. Khám đầu-cổ

- Sờ thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………………….

2.2. Khám mắt

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không □ Có

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

2.3. Khám tai

- Tai và màng nhĩ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

Không

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

Không

…………………………………………………………………………………………….

2.4. Khám mũi họng

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………….

2.5. Bất thường răng miệng

Không

……………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

 

 

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

 

 

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

…………………………………………………………………………………………..

5. Bụng và cơ quan sinh dục

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục ngoài:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

6. Cơ xương và thần kinh

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Trương lực cơ

Bình thường

Không bình thường

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Dấu hiệu còi xương:

□ Không

□ Có

…………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn và hẹn khám lần sau:

 

 

MẪU 5: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 13-18 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2. Sinh ngày:              Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)……………….. Chiều dài/Tuổi:……………………. SD

Cân nặng (kg)………………... Cân nặng/Tuổi:…………………… SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN -VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Không

- Nói được từ 5-20 từ đơn có nghĩa, có chủ đích (VD: bố, mẹ, bà, xe, chó). Phát âm có thể chưa rõ ràng.

- Biết dùng tay để cầm và ăn thức ăn cứng

- Sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ hoặc đến nơi lạ

- Bắt chước được tiếng nói và cử chỉ của người khác

- Biết tìm đến bố mẹ/người chăm sóc thân thiết khi buồn, sợ hãi

- Thể hiện sự hứng thú với trẻ khác: nhìn, lại gần, cười, chơi cùng,...

- Tự cởi mũ/dép mà không cần bố mẹ trợ giúp

- Biết bò/dò dẫm đi lên được 3-4 bậc cầu thang, tam cấp

- Làm được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói không có chỉ dẫn (lấy được đồ vật/ đồ chơi quen thuộc theo yêu cầu)

- Dùng ngón trỏ để chỉ cho người khác biết thứ mình muốn

- Trả lời hoặc quay đầu về phía người gọi tên trẻ

- Đi được khi có người dắt, bám vào thành tủ, giường để di chuyển (trẻ <15 tháng); đi mà không cần trợ giúp (biết đi) (trẻ 18 tháng)

- Cố gắng ngồi xổm để nhặt đồ chơi dưới sàn

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra s tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1(sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 3

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 3

- Tiêm vắc xin bại liệt IPV

- Sởi đơn (9 tháng)

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

- Viêm não Nhật Bản mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 4 (18 tháng)

- Sởi- Rubella (MR - 18 tháng)

Tư vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

Quan sát: Nét mặt/tư thế/tỷ lệ, sự đối xứng với các bộ phận cơ thể/sự chuyển động của trẻ.

Tìm dấu hiệu bệnh cấp hoặc mạn tính

1. Da

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Lòng bàn tay □ Bình thường (Không nhợt) □ Không bình thường (Nhợt)

………………………………………………………………………………………………

2. Đầu - cổ

2.1. Khám đầu-cổ

- Thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………………….

2.2. Khám mắt

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không □ Có

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

2.3. Khám tai

- Tai và màng nhĩ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

Không

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

Không

…………………………………………………………………………………………….

2.4. Khám mũi họng

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………….

2.5. Bất thường răng miệng

Không

……………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

 

 

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

 

 

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

…………………………………………………………………………………………..

5. Bụng và cơ quan sinh dục

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục ngoài:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

6. Cơ xương và thần kinh

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Trương lực cơ

Bình thường

Không bình thường

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kiểm tra lưng:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khám tứ chi và khớp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Quan sát dáng đi:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn và hẹn khám lần sau:

 

 

MẪU 6: PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE CHO TRẺ 19-DƯỚI 24 THÁNG

Dành cho cán bộ y tế khám trẻ tại trạm y tế

HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên (In hoa):

2. Sinh ngày:               Sinh non □ Có □ Không

Tuần thai khi sinh:__ __ tuần □ KB

3. Giới: □ Nam □ Nữ

4. Dân tộc:

5. Nơi ở:

6. Họ tên người đi cùng trẻ:

7. Mối quan hệ với trẻ: □ Cha □ Mẹ □ Ông/bà □ Anh/chị □ Họ hàng □ Khác

8. Tiền sử:

- Bản thân:

- Gia đình:

ĐÁNH GIÁ DẤU HIỆU SINH TỒN

Nhit độ:…. độ C

□ Bình thường

□ Không bình thường

Mch:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

Nhịp thở:…. lần/phút

□ Bình thường

□ Không bình thường

ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG

Chiều dài (cm)……………….. Chiều dài/Tuổi:……………………. SD

Cân nặng (kg)………………... Cân nặng/Tuổi:…………………… SD

Chu vi vòng cánh tay (mm):

Vòng đầu (cm):

□ Phù dinh dưỡng □ Dấu hiệu thiếu máu □ Dấu hiệu còi xương □ Suy dinh dưỡng

□ Thừa cân/béo phì

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN TINH THẦN - VẬN ĐỘNG

Hành vi và năng lực trẻ độ tuổi này thường làm được

Kết quả

Có

Không

- Chỉ được một vài bộ phận trên cơ thể

- Ăn bằng thìa mà ít rơi vãi

- Biết hợp tác với bố mẹ trong các hoạt động hàng ngày

- Trẻ bắt đầu tập chạy

- Nói được một vài từ ghép (2 từ) có ý nghĩa, có chủ đích (uống nước, ăn cơm, đi chơi)

- Làm được yêu cầu 1 hoặc 2 hành động liên tiếp theo yêu cầu của người khác (vd: bỏ cái bút vào cốc rồi đưa cho cô; hoặc lấy ô tô rồi đưa cho mẹ, vứt rác vào thùng rác).

- Đi lùi 2 bước mà không cần trợ giúp.

- Biết cho đồ vật vào hộp hoặc lọ có miệng nhỏ.

ĐÁNH GIÁ TIÊM CHỦNG

Kiểm tra sổ tiêm chủng

Không

- Viêm gan B mũi 1 (sơ sinh)

- Lao (sơ sinh)

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 1

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 3

- Uống vắc xin bại liệt lần 1

- Uống vắc xin bại liệt lần 2

- Uống vắc xin bại liệt lần 3

- Tiêm vắc xin bại liệt IPV

- Sởi đơn (9 tháng)

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

- Viêm não Nhật Bản mũi 2

- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1) mũi 4 (18 tháng)

- Sởi- Rubella (MR - 18 tháng)

vấn:

 

KHÁM LÂM SÀNG

1. Da

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Lòng bàn tay

□ Bình thường (Không nhợt)

□ Không bình thường (Nhợt)

………………………………………………………………………………………………

2. Đầu - cổ

2.1. Khám đầu-cổ

- Thóp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kích thước và hình dạng đầu:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

………………………………………………………………………………………………….

2.2. Khám mắt

- Mí mắt và kết mạc:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Rung giật nhãn cầu/lác/vận động mắt bất thường: □ Không

- Đồng tử (kích thước, phản xạ):

□ Bình thường

□ Không bình thường

……………………………………………………………………………………………

2.3. Khám tai

- Tai và màng nhĩ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Có khối sưng sau tai:

Không

- Dấu hiệu chảy mủ, nước tai

Không

…………………………………………………………………………………………….

2.4. Khám mũi họng

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………….

2.5. Bất thường răng miệng

Không

……………………………………………………………………………………………

3. Hô hấp

 

 

- Dấu hiệu suy hô hấp:

□ Không

□ Có

- Tiếng thở bất thường

□ Không

□ Có

- Nghe phổi

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

4. Tim mạch

 

 

- Vị trí mỏm tim:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Mạch ngoại vi (mạch quay-bẹn):

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Nghe tim (rối loạn nhịp tim, tiếng thổi): □ Không □ Có

…………………………………………………………………………………………..

5. Bụng và cơ quan sinh dục

- Hình dáng bụng, rốn:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Gan, lách to:

□ Không

□ Có

- Khối bất thường:

□ Không

□ Có

- Cơ quan sinh dục ngoài:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

6. Cơ xương và thần kinh

- Vận động không đối xứng

□ Không

□ Có

- Trương lực cơ

Bình thường

Không bình thường

- Phản xạ cơ:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Kiểm tra lưng:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Khám tứ chi và khớp:

□ Bình thường

□ Không bình thường

- Quan sát dáng đi:

□ Bình thường

□ Không bình thường

…………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VÀ TƯ VẤN

Kết luận về sức khỏe:

□ Bình thường

□ Có vấn đề về sức khỏe.

Ghi rõ:

Tư vấn:

 

 

PHIẾU SÀNG LỌC NGUY CƠ TỰ KỶ (M-CHAT-R)

(Áp dụng sàng lọc cho trẻ từ 18 tháng tuổi)

Họ tên trẻ:……………………………………………………. Nam/Nữ.

Ngày sinh:………………… Tuổi:…………..

Địa chỉ:…………………………………………………..

Ngày đánh giá:…………………………………………….

Người đánh giá: □ Bố □ Mẹ □ Người chăm sóc khác:………………………………..

Anh/chị hãy trả lời các câu hỏi dưới đây về những hành vi có thể gặp ở con mình. Nếu hành vi nào xảy ra rất ít khi (chỉ thấy 1-2 lần) thì coi như không có.

 

Không

1. Nếu bạn chỉ vào một điểm trong phòng, con bạn có nhìn theo không? (Ví dụ: nếu bạn chỉ vào đồ chơi hay con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi đó hay con vật đó không?)

 

 

2. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không?

 

 

3. Con bạn có chơi trò tưởng tượng hoặc giả vờ không? (Ví dụ: giả vờ uống nước từ một cái cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại hay giả vờ cho búp bê, thú bông ăn)

 

 

4. Con bạn có thích leo trèo lên đồ vật không? (Ví dụ: trèo lên đồ đạc trong nhà, đồ chơi ngoài trời hoặc leo cầu thang)

 

 

5. Con ban có làm các cử động ngón tay một cách bất thường gần mắt của trẻ không? (Ví dụ: con bạn có vẫy / đưa qua đưa lại ngón tay gần mắt của trẻ)

 

 

6. Con bạn có dùng ngón tay trỏ để yêu cầu việc gì đó, hoặc để muốn được giúp đỡ không? (Ví dụ: chỉ vào bim bim hoặc đồ chơi ngoài tầm với)

 

 

7. Con bạn có dùng một ngón tay để chỉ cho bạn thứ gì đó thú vị mà trẻ thích thú không? (Ví dụ: chỉ vào máy bay trên bầu trời hoặc một cái xe tải lớn trên đường)

 

 

8. Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? (Ví dụ: con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, cười với những trẻ này hoặc tới chơi với chúng không?)

 

 

9. Con bạn có khoe với bạn những đồ vật bằng cách cầm hoặc mang chúng đến cho bạn xem, không phải để được bạn giúp đỡ mà chỉ để chia sẻ với bạn không?

(Ví dụ: khoe với bạn một bông hoa, thú bông hoặc một cái xe tải đồ chơi)

 

 

10. Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? (Ví dụ: con bạn có ngước lên tìm người gọi, đáp chuyện hay bập bẹ, hoặc ngừng việc đang làm khi bạn gọi tên của trẻ?)

 

 

11. Khi bạn cười với con bạn, con bạn có cười lại với bạn không?

 

 

12. Con bạn có cảm thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh? (Ví dụ: con bạn có hét lên hay la khóc khi nghe tiếng ồn của máy hút bụi hoặc tiếng nhạc to?)

 

 

13. Con bạn có biết đi không?

 

 

14. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện với trẻ, chơi cùng trẻ hoặc mặc quần áo cho trẻ không?

 

 

15. Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? (Ví dụ: vẫy tay bye bye, vỗ tay hoặc bắt chước tạo ra những âm thanh vui vẻ)

 

 

16. Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn cái gì không?

 

 

17. Con bạn có gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào trẻ không? (Ví dụ: con bạn có nhìn bạn để được bạn khen ngợi hoặc trẻ nói “nhìn” hay “nhìn con”)

 

 

18. Con bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu con làm không? (Ví dụ: Nếu bạn không chỉ tay, con bạn có hiểu “để sách lên ghế”, “đưa mẹ/bố cái chăn” không?

 

 

19. Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không? (Ví dụ: nếu trẻ nghe thấy một âm thanh lạ hoặc thú vị, hay nhìn thấy một đồ chơi mới, con bạn có nhìn bạn không?

 

 

20. Con bạn có thích những hoạt động mang tính chất chuyển động không? (Ví dụ: được lắc lư hoặc nhún nhảy trên đầu gối của bạn)

 

 

Tổng dấu hiệu nguy cơ

 

 

Chú ý: Câu 2, 5, 12: câu trả lời “Có” là có ý nghĩa nguy cơ

Cách chấm điểm:

- Các câu 2, 5, 12 nếu trả lời “Có” thì chấm 1 điểm, trả lời “Không” thì chấm 0 điểm

- Các câu còn lại nếu trả lời “Có” thì chấm 0 điểm, trả lời “Không” thì chấm 1 điểm

Tổng điểm/phiên giải nguy cơ:

+ 1-2 điểm: Trẻ có yếu tố nguy cơ thấp, quan sát thêm và đến 24 tháng tuổi đi kiểm tra lại.

+ Từ 3 điểm trở lên: Trẻ nên đi khám chuyên khoa.

3. Các nội dung khám và tư vấn

3.1. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn

Đánh giá dấu hiệu sinh tồn là đánh giá các chỉ số chức năng sống cơ bản nhất của cơ thể bao gồm: nhiệt độ, mạch, nhịp thở nhằm mục đích đánh giá chức năng hệ tuần hoàn, hô hấp.

- Theo dõi nhiệt độ: Nhiệt độ cơ thể có thể được đo bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện.

Đo ở nách: Bình thường từ 35,5°C -37,4 °C. Sốt là khi nhiệt độ >37,5°C. Hạ thân nhiệt là khi nhiệt độ <35,5°C

- Theo dõi mạch:

Bắt mạch: Dùng đầu các ngón tay thứ 2, 3 đặt vào rãnh động mạch để bắt mạch, từ gốc đến ngọn chi, đối xứng hai bên. Đếm mạch trong 30 giây rồi nhân 2, nếu có bất thường đếm trong 1 phút. Mạch máu thường được sử dụng để bắt mạch là động mạch quay tại vị trí mặt trước cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay, về phía ngón cái. Một số mạch máu khác cũng được sử dụng để bắt mạch là động mạch cánh tay, cảnh, bẹn...

- Theo dõi nhịp thở: Nhịp thở (hay tần số hô hấp) là số lần thở (gồm hít vào và thở ra) trong mỗi phút. Muốn đếm được nhịp thở của trẻ một cách chính xác nhất nên chọn thời điểm trẻ đã ngủ hoặc đang nằm yên. Lúc này hãy hãy vén áo trẻ lên để nhìn rõ phần bụng và ngực sau đó nhìn vào vùng này để đếm trong 1 phút. Mỗi lần trẻ hít vào rồi thở ra sẽ được tính là 1 nhịp thở.

Bảng 1. Nhịp tim và nhịp thở của trẻ theo lứa tuổi

Độ tuổi

Nhịp thở bình thường (lần/ phút)

Nhịp tim bình thường (lần/ phút)

0 - 3 tháng

35 - 60

120 - 180

3- 6 tháng

30 - 55

120 - 160

6 - 9 tháng

30 - 50

110 - 150

9 - 12 tháng

30 - 50

100 - 150

12 - 18 tháng

25 - 45

100 - 140

18 - 24 tháng

25 - 40

100 - 135

3.2. Đánh giá dinh dưỡng

3.2.1. Đánh giá tăng trưởng

Từ khi sinh ra cho đến dưới 24 tháng tuổi, trẻ cần đạt tiêu chuẩn theo biểu đồ tăng trưởng của WHO bao gồm:

+ Chiều dài nằm: Chiều dài nằm (từ đầu-gót)

- Chiều dài bình thường tăng thêm khoảng 30% khi 5 tháng và > 50% khi 12 tháng (tăng khoảng 25 cm so với lúc sinh).

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao

Tháng tuổi

Tốc độ tăng chiều cao

< 6 tháng

2,5cm/tháng

7-12 tháng

1,3 cm/tháng

13 tháng - < 24 tháng

0,9-1,2 cm/tháng

+ Cân nặng nên được đo mỗi lần thăm khám. Cân nặng tăng gấp đôi khi sinh lúc 5 tháng, tăng gấp ba lần lúc 12 tháng và gần gấp bốn lần lúc 2 tuổi.

+ Chu vi vòng đầu phải được đo tại mỗi lần khám trong vòng 24 tháng. Vòng đầu phản ánh kích thước não bộ và thường được đo đến 36 tháng. Khi sinh ra, não bộ trẻ đạt khoảng 25% kích thước não người lớn, và vòng đầu trung bình 35 cm. Vòng đầu tăng trung bình 1 cm/tháng trong năm thứ nhất; tăng trưởng nhanh hơn trong 8 tháng đầu, và đến 12 tháng, não bộ đã hoàn thành một nửa sự tăng trưởng sau sinh của nó và đạt 75% kích thước não bộ người lớn. Vòng đầu tăng 3,5 cm trong 2 năm tiếp theo; đạt được 80% kích thước não người lớn ở tuổi lên 3 và 90% khi 7 tuổi.

+ Chu vi vòng cánh tay

- Sự phát triển kém hoặc suy mòn các cơ là những biểu hiện chính của suy dinh dưỡng thiếu protein-năng lượng, nhất là trẻ nhỏ. Trong thực hành dinh dưỡng, đánh giá khối lượng cơ thường được thông qua vòng đo trực tiếp các chi.

- Tốc độ tăng trưởng cần được theo dõi bằng cách sử dụng đường cong tăng trưởng theo giới với bách phân vị; độ lệch của các tham số.

3.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Bảng 3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Phương pháp

Thực hiện

Đo các chỉ số nhân trắc

Đo cân nặng, chiều cao của trẻ.

Đo chu vi vòng cánh tay.

Đo chu vi vòng đầu.

Tra cứu bảng chiều cao, cân nặng theo tuổi của WHO để nhận định về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Sử dụng biểu đồ tăng trưởng.

Khám và nhận biết các triệu chứng lâm sàng

Nhận biết các dấu hiệu thiếu vi chất: sắt, vitamin D, canxi.

Nhận biết dấu hiệu phù dinh dưỡng.

Nhận biết dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.

Phương pháp nhân trắc học

Đối với trẻ em dưới 24 tháng tuổi, hiện nay nhận định TTDD chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau: Cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều dài theo tuổi (CD/T), cân nặng theo chiều dài (CN/CD).

- CN/T: phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung và tốc độ phát triển của trẻ, tuy nhiên không phân biệt được cấp tính hay mạn tính.

- CD/T: phản ánh tiền sử dinh dưỡng (Suy dinh dưỡng (SDD) kéo dài hoặc trong quá khứ).

- CN/CD: là chỉ số đánh giá TTDD ở hiện tại, phản ánh SDD cấp.

Bảng 4. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo z-score nhân trắc (WHO 2006)

Chỉ số Z-score

CN/T

CD/T

CN/CD

<-3 SD

Nhẹ cân nặng

Thấp còi nặng

Gầy còm nặng

-3SD Z-score < -2SD

Nhẹ cân vừa

Thấp còi vừa

Gầy còm vừa

-2SD Z-score +2SD

Bình thường

Bình thường

Bình thường

> +2SD

Thừa cân

 

Thừa cân

> +3SD

Béo phì

 

Béo phì

Chú ý:

- Tính tuổi trẻ theo tháng: Kể từ khi sinh tới 29 ngày được coi là 0 tháng tuổi; kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (30 ngày đến 59 ngày) được coi là 1 tháng tuổi; tương tự, kể từ ngày trẻ tròn 12 tháng đến 12 tháng 29 ngày vẫn được coi là 1 tuổi hoặc 12 tháng.

- Ngoài ra còn sử dụng chu vi vòng cánh tay (đối với trẻ 6 đến 59 tháng) để chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính

- Khuyến nghị các thời điểm cân đo: < 12 tháng cân đo 1 tháng/lần, >1 tuổi: 2 tháng/lần và bị bệnh có thể cần cân thường xuyên hơn

3.2.3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng

a) Mục đích việc sử dụng biểu đồ

- Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ.

- Theo dõi sự phát triển: lẫy, bò, đi, nói...

- Ghi nhận những sự kiện liên quan đến dinh dưỡng, sức khoẻ, đời sống của trẻ: thời điểm cho ăn bổ sung, ốm bệnh phải điều trị...

- Hướng dẫn các bà mẹ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

- Quá trình theo dõi này phải được tiến hành khi trẻ mới sinh cho đến 5 tuổi.

b) Mô tả biểu đồ tăng trưởng (WHO 2006) (Phụ lục 4)

Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) bao gồm các thành phần sau:

a) Hai mặt của biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) bao gồm hai loại biểu đồ trên cả hai mặt: Biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/chiều cao đứng theo tuổi.

b) Các trục đo trong biểu đồ:

- Trục tháng tuổi (nằm ở phía dưới của biểu đồ): từ 0 đến 60 tháng và được nhóm từ 1 đến 5 tuổi.

- Trục thang đo:

• Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi: Trục cân nặng từ 0 đến 30 kg ở bên trái và từ 8 đến 30 kg ở bên phải (đơn vị chia 2 kg).

• Biểu đồ theo dõi chiều dài nằm/chiều cao theo tuổi: Trục chiều dài nằm/chiều cao đứng từ 45 đến 125 cm ở bên trái và từ 60 đến 125 cm nằm ở bên phải (đơn vị chia 5 cm).

c) Cách chấm biểu đồ tăng trưởng

(1) Điền thông tin xác định của trẻ vào cả hai mặt mặt của BĐTT:

• Chọn loại biểu đồ dành cho bé trai (màu xanh nước biển) hay bé gái (màu hồng nhạt) đúng với giới tính của trẻ được theo dõi.

• Điền đầy đủ họ và tên, địa chỉ và ngày tháng năm sinh của trẻ vào cả hai mặt của biểu đồ.

(2) Lập lịch tháng tuổi:

• Viết tháng sinh và ngày sinh trẻ vào ô đầu tiên (ô tháng sinh) trong lịch tháng tuổi.

• Những ô tiếp theo ghi những tháng tiếp theo sau tháng sinh của trẻ.

• Hết một năm lại chuyển sang một năm mới (nhớ đánh dấu năm mới ở phía dưới ô tháng 1 của năm đó), cứ như vậy lập cho hết đến 60 tháng tuổi).

(3) Chấm BĐTT cân nặng theo tuổi:

Sau khi đã có cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài và tháng tuổi của trẻ, dùng ê-ke để tìm ra điểm chấm trên biểu đồ, một cạnh của ê-ke trùng với vạch đứng và cắt trục tháng tuổi tương ứng với tháng cân đo trẻ, cạnh kia tương ứng với cân nặng chiều cao hoặc chiều dài của trẻ. Đỉnh góc vuông của ê-ke chính là điểm chấm được trên BĐTT.

Vị trí của điểm chấm trên các kênh của BĐTT sẽ cho biết tình trạng dinh dưỡng cân theo tuổi của trẻ tương ứng với màu của kênh trên biểu đồ.

Nối điểm chấm của các tháng đã cân đo sẽ có đường biểu diễn tăng trưởng của trẻ.

Nhận định kết quả:

• Các giá trị đo của trẻ ở kênh từ -2 đến +2 (khoảng màu xanh) là bình thường.

• Các giá trị đo của trẻ ở kênh dưới -2 (khoảng màu cam) là SDD vừa.

• Các giá trị đo của trẻ ở kênh dưới -3 (khoảng màu đỏ) là SDD nặng.

• Các giá trị đo của trẻ ở kênh trên +2SD (khoảng màu vàng) là thừa cân.

• Nếu đường tăng trưởng của trẻ đi lên là bình thường.

• Nếu đường tăng trưởng của trẻ nằm ngang là đe dọa.

• Nếu đường tăng trưởng cân nặng của trẻ đi xuống là nguy hiểm.

Lưu ý:

Sự tăng cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài quan trọng hơn con số thực tế đo được.

Bất cứ trẻ nào nếu không tăng cân trong 3 tháng thì phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Trong 6 tháng đầu nếu đường biểu diễn đi ngang hoặc đi xuống đều là nghiêm trọng.

3.2.4. Một số chỉ số nhân trắc khác

Bảng 5. Công thức tính chu vi vòng đầu của trẻ

Tuổi

Công thức tính chu vi vòng đầu

< 6 tháng

43-1,5 (6-n). n: số tháng

6-12 tháng

43-0,5 (n-6): n là tháng tuổi

1-2 tuổi

50-1(5-n) n: là số năm tuổi

Bảng tham chiếu chu vi vòng đầu (Phụ lục 13)

Bảng 6: Ngưỡng đánh giá TTDD trẻ em theo vòng cánh tay (MUAC)

12,5cm

bình thường

11,5 - 12,4cm

SDD vừa

< 11,5 cm

SDD nặng

Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới năm 2006:

Suy dinh dưỡng cấp tính nặng: MUAC <11,5cm (tương tự < -3SD cân nặng/chiều cao lấy chuẩn tăng trưởng của WHO).

Suy dinh dưỡng cấp tính vừa: MUAC ≥11,5cm - <12,5mm (tương tự -3SD đến < -2SD cân nặng/chiều cao so với chuẩn tăng trưởng của WHO).

3.2.5. Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ

a) Trẻ dưới 6 tháng

- Trẻ cần được bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh.

- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn hoặc uống thêm bất cứ loại thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước trắng.

- Bú theo nhu cầu của trẻ. Cho trẻ bú cả ngày và đêm. Bà mẹ nên cho còn bú từ 8-12 lần trong 24h, cách 1-3 tiếng. Trẻ càng bú nhiều và được ngậm bắt vú đúng thì mẹ sẽ càng tiết nhiều sữa.

- Trẻ khóc là dấu hiệu muộn của đói. Bà mẹ cần học để phát hiện những dấu hiệu sớm cho thấy trẻ muốn bú mẹ là:

+ Ngọ ngoạy không nằm yên

+ Mở miệng và quay đầu sang hai bên.

+ Đưa lưỡi ra vào.

+ Mút ngón tay hoặc nắm tay.

- Cần nhận biết các trường hợp bà mẹ không đủ sữa để tìm hiểu nguyên nhân giúp bà mẹ có thể tiếp tục NCBSM hoặc xác định các tình huống cần hỗ trợ khác để giúp bà mẹ.

- Cho trẻ bú hết một bên bầu vú mới chuyển sang bên tiếp theo để giúp trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối cữ bú.

Bảng 7: Những dấu hiệu giúp bà mẹ nhận biết là trẻ không được bú đủ

Các dấu hiệu chắc chắn

- Trẻ đi tiểu ít (dưới 6 lần/ngày) và nước tiểu cô đặc, nặng mùi và có màu vàng

- Trẻ tăng cân kém: Dưới 500g/tháng

Các dấu hiệu không chắc chắn (có thể có nguyên nhân khác cần xác định rõ)

- Trẻ không thỏa mãn sau mỗi bữa bú

- Trẻ khóc thường xuyên

- Các bữa bú quá gần nhau

- Bữa bú của trẻ kéo dài

- Trẻ không chịu bú mẹ

- Trẻ đi ngoài phân rắn hoặc xanh, đôi khi đi ngoài ít phân

- Khi mẹ vắt sữa không thấy sữa chảy ra

- Hai bầu vú bà mẹ không to lên trong khi có thai

- Sữa không “về” sau khi sinh

b) Trẻ từ 6 đến 12 tháng

- Bắt đầu ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày tuổi).

Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

- Cho trẻ ăn từ mềm tới đặc (thời gian tập cho ăn bột loãng chỉ từ 2-3 ngày, sau đó cho ăn đặc dần), từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.

- S lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ.

- Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương.

- Bát bột, bát cháo của trẻ ngoài bột, cháo ra còn cần thêm nhiều loại thực phẩm khác, tạo nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.

- Khi chế biến, đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu.

- Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ hoặc vừng, lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

- Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường huyết, gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

- Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích động viên để trẻ ăn tốt hơn.

- Đa dạng hóa các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Thành phần của bữa ăn dặm phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thực phẩm cơ bản trong ô vuông thức ăn.

+ Nhóm tinh bột: Bao gồm ngũ cốc và khoai củ, là thức ăn cung cấp năng lượng chính: gạo, mỳ, ngô, khoai.

+ Nhóm chất đạm: Cung cấp protein cho cơ thể chủ yếu là thịt, cá, trứng, sữa... sử dụng các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trẻ dễ hấp thu. Nên phối hợp các protein có nguồn gốc thực vật như các loại đậu đỗ.

+ Nhóm chất béo: Sử dụng phối hợp các loại thực phẩm: mỡ, dầu... Nên sử dụng dầu thực vật, vì có nhiều acid béo không no cần cho sự phát triển thần kinh của trẻ nhỏ.

+ Nhóm vitamin và khoáng chất: Các loại rau, quả chín. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, các thực phẩm này còn nhiều chất xơ, có tác dụng tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và chống táo bón.

Hình 1. Bốn nhóm chất dinh dưỡng thực phẩm cơ bản

c) Minh hoạ về lượng thức ăn bổ sung theo nhóm tuổi

Tháng tuổi

Lượng thức ăn

6 tháng

- Tiếp tục bú mẹ.

- Nếu dùng sữa công thức thì lượng sữa khoảng 600 ml - 700 ml/ngày và chỉ sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc

- 1 bữa bột loãng 5%

7 - 8 tháng

- Sữa mẹ/sữa công thức: 500 - 600ml.

- 2 bữa bột 10% (200ml/bữa)

9-12 tháng

- Sữa mẹ/sữa công thức: 500- 600ml/ngày.

- 3 bữa bột 10% (200ml/bữa) sau đó chuyển dần sang cháo tấm

13-18 tháng

- Sữa mẹ/sữa công thức: 500 - 600ml/ngày.

- 3 bữa cháo đặc dần và tăng dần số lượng (200- 250ml/bữa)

19 - 23 tháng

- Sữa mẹ/sữa công thức: 500ml/ngày.

- 3 bữa cháo (200-250 ml/bữa) tập ăn cơm nát

d) Công thức nấu bột/cháo ăn dặm

- Công thức bột 5% (công thức nấu 200ml)

Thực phẩm

Định lượng

Tương đương

Bột gạo

10g

35g thịt, cá = 1 quả trứng gà trung bình = 2/3 quả trứng vịt trung bình = 4 quả trứng chim cút

Rau xanh (bí đỏ, rau ngót, cà rốt, cải xanh, hoa lơ,...)

10g

Thịt (lợn, bò, gà, tôm, cá...)

10g

Dầu ăn

3 ml

Nước

200ml

Năng lượng: 105 Kcal

P:L:G= 2.8g:6.4g:9g

- Công thức bột 10% (công thức nấu 200ml)

Thực phẩm

Định lượng

Tương đương

Bột gạo

20g

35g thịt, cá = 1 quả trứng gà trung bình = 2/3 quả trứng vịt trung bình = 4 quả trứng chim cút

Rau xanh (bí đỏ, rau ngót, cà rốt, cải xanh, hoa lơ, ...)

20g

Thịt (lợn, bò, gà, tôm, cá...)

20g

Dầu ăn

5 - 7g

Nước

200ml

Năng lượng: 160 Kcal

P:L:G=5.6g:6.8g:19g

- Công thức cháo (công thức nấu 250ml)

Thực phẩm

Định lượng

Tương đương

Gạo tẻ

35g

35g thịt, = 1 quả trứng gà trung bình = 2/3 quả trứng vịt trung bình = 4 quả trứng chim cút

Rau xanh (bí đỏ, rau ngót, cà rốt, cải xanh, hoa lơ, ...)

30g

Thịt (lợn, bò, gà, tôm, cá...)

35g

Dầu ăn

7-10 ml

Nước mắm

5ml

Năng lượng: 240 Kcal

P:L:G= 10.3g:8.7g:30g

Ghi chú: Nếu không cân thì có thể dùng muỗng ăn cơm thông thường với phần múc thức ăn chiều dài 6cm, chiều ngang 4cm để đong thực phẩm

Hình 2. Minh họa đong thực phẩm bằng muỗng

3.3. Đánh giá tình trạng phát triển tinh thần vận động

Mục đích: sàng lọc nhanh, phát hiện những bất thường về phát triển tinh thần vận động, nguy cơ tự kỷ để có tư vấn, hướng dẫn gia đình phù hợp.

3.3.1. Đón tiếp trẻ

- Đón tiếp và kiểm tra những thông tin cá nhân tên, tuổi, giới... của trẻ đến khám.

- Trẻ cần ở trong trạng thái thoải mái, không bị sốt hoặc bệnh cơ thể khiến trẻ mệt, khó chịu, quấy khóc, để có thể thực hiện đúng năng lực của trẻ trong quá trình đánh giá.

- Trong trường hợp không đảm bảo điều kiện đánh giá (trẻ ốm, người chăm sóc không biết gì về sinh hoạt hàng ngày của trẻ), cán bộ y tế có thể hẹn gia đình đánh giá tháng sau và yêu cầu người chăm sóc chính đi cùng trẻ.

- Trong quá trình đánh giá, cán bộ y tế cần có thái độ thân thiện, vui vẻ tạo không khí cởi mở, thoải mái, có thể sử dụng một vài đồ chơi quen thuộc (ô tô, búp bê) để giúp trẻ hợp tác.

3.3.2. Quan sát trẻ và người chăm sóc

- Việc quan sát có thể thực hiện ngay từ lúc người chăm sóc và trẻ bước chân vào khu vực/phòng đánh giá để có thông tin nhanh, chính xác và tự nhiên.

• Ví dụ: khi mẹ bế trẻ 12 tháng tuổi vào khám và trẻ nhoài người, muốn ra khỏi phòng và nói Không, thì cán bộ y tế có thể đánh dấu vào ô Có ở mục Bập bẹ được một số từ gồm cả nguyên âm và phụ âm (ba, bà, ma, da, đi...).

• Ví dụ: Trong lúc đang khám, bố của trẻ đứng ngoài cửa và gọi tên trẻ. Trẻ quay đầu ra cửa, nhìn bố, thì CBYT có thể đánh dấu có vào mục Đáp ứng, quay đầu về hướng người gọi tên trẻ mà không cần phải hỏi hoặc làm động tác đánh giá.

- Cán bộ y tế đánh dấu nhanh vào các mục đã quan sát được và chỉ làm đánh giá các mục chưa điền thông tin Có hoặc Không.

- Cán bộ y tế đồng thời sử dụng Bảng kiểm quan sát và tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (Bảng 8) để có nội dung tư vấn gia đình sau khi hoàn thành mục khám.

3.3.3. Đánh giá các kỹ năng phát triển của trẻ

- Cán bộ y tế vào học khóa học trực tuyến Đánh giá phát triển trẻ toàn diện theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 06/01/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc phát triển trẻ toàn diện trong 5 năm đầu đời dành cho cán bộ y tế trên trang web Hành Trình Đầu Đời (EJOL.VN) để biết kỹ năng đánh giá từng năng lực của trẻ.

- Cán bộ y tế thực hiện đánh giá từng mục hoặc hỏi cha mẹ xem trẻ đã làm được hoạt động đó tại nhà chưa.

- Cán bộ y tế hỏi thêm về các lo ngại của gia đình về trẻ (nếu có), ghi chép cụ thể trong phiếu khám hoặc sổ y bạ, bao gồm những thông tin: Lo ngại của ai (bố mẹ, ông bà, thành viên khác trong gia đình, giáo viên, bác sĩ, khác...); Lo ngại về điều gì (về vận động, ngôn ngữ, bắt chước, chơi...); Lo ngại từ bao giờ (từ khi mới sinh, sau khi mắc bệnh/chấn thương...).

- Hỏi về sự thoái lui các kỹ năng phát triển (nếu có), ghi chép cụ thể trong phiếu khám hoặc sổ y bạ: Trẻ có bị suy giảm hoặc mất đi các kỹ năng mà trẻ đã từng đạt được trước đó (vận động, ngôn ngữ, bắt chước, chơi...).

3.3.4. Kết luận và tư vấn

a) Trường hợp trẻ đạt được tất cả các kỹ năng phát triển theo lứa tuổi (làm được tất cả các kỹ năng theo bảng kiểm, không có hiện tượng thoái lùi):

- Kết luận: trẻ phát triển bình thường.

- Tư vấn:

+ Khen ngợi những hành động người chăm sóc đã làm tốt (cột Khen ngợi của Bảng 11 - Hướng dẫn Quan sát và Tư vấn Gia đình)

+ Tư vấn về các hoạt động gia đình nên chơi tương tác với trẻ hàng ngày (sử dụng ô phù hợp với độ tuổi của trẻ trong Thvấn - GỢI Ý TƯƠNG TÁC SỚM THEO ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ). Cán bộ y tế có thể chỉ cho người chăm sóc xem trên Thẻ tư vấn để gia tăng việc nhớ thông tin.

+ Nếu gia đình có khó khăn trong chăm sóc, sử dụng Thẻ tư vấn - GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN TRONG CHĂM SÓC để hướng dẫn giải pháp.

- Kiểm tra việc hiểu của người chăm sóc và thúc đẩy hành động khi về nhà:

+ Cán bộ y tế hỏi xem người chăm sóc có hiểu những gì CBYT/BS vừa tư vấn.

+ Yêu cầu người chăm sóc nhắc lại những hoạt động họ nên để giúp trẻ phát triển tốt.

b) Trường hợp trẻ KHÔNG đạt được ít nhất một kỹ năng phát triển theo lứa tuổi (không làm được ít nhất một kỹ năng theo bảng kiểm, hoặc có hiện tượng thoái lùi);

- Kết luận: trẻ nghi ngờ có vấn đề về phát triển tinh thần vận động.

- Tư vấn:

+ Hỏi kỹ bối cảnh gia đình và xã hội của trẻ, phát hiện những khó khăn trong nuôi dạy trẻ và tư vấn sử dụng Thẻ tư vấn - GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN TRONG CHĂM SÓC;

+ Chuyển khám chuyên khoa phục hồi chức năng, hoặc tâm bệnh, phòng/khoa tâm lý hoặc khoa nhi, bệnh viện tỉnh để có đánh giá chuyên sâu về sự phát triển và can thiệp (nếu cần).

- Kiểm tra việc hiểu của người chăm sóc và thúc đẩy hành động khi về nhà:

+ Cán bộ y tế hỏi xem người chăm sóc có hiểu những gì CBYT/BS vừa tư vấn.

+ Yêu cầu người chăm sóc nhắc lại những hoạt động họ cần làm ngay để giúp trẻ được chẩn đoán sớm vấn đề khó khăn và được hỗ trợ kịp thời.

3.3.5. Kết thúc tư vấn

Dặn dò gia đình khám lại theo lịch khám định kỳ, hoặc có bất cứ lo ngại gì về phát triển thì cần đến khám lại ngay.

3.3.6. Sàng lọc nguy cơ tự kỷ ở trẻ 18-23 tháng

Với trẻ trong độ tuổi 18-23 tháng, ngoài đánh giá phát triển tinh thần vận động, cán bộ cần giúp cha mẹ trẻ thực hiện sàng lọc nguy cơ tự kỷ.

Công cụ: Bảng hỏi sàng lọc tự kỷ MCHAT-R (Modified Checklist for Autism in Toddlers, Revised).

Cách thực hiện:

- Cán bộ y tế phát phiếu sàng lọc tự kỷ MCHAT-R cho cha mẹ.

- Cha mẹ điền đầy đủ các thông tin cá nhân của trẻ vào phiếu.

- Cha mẹ đọc và trả lời các câu hỏi mô tả những hành vi có thể gặp ở trẻ. Nếu trẻ thực hiện được hành vi thì sẽ đánh dấu vào ô "Có". Nếu trẻ không thực hiện được hành vi, hoặc hành vi rất ít xảy ra (chỉ thấy 1-2 lần) thì đánh dấu vào ô "Không".

Tính điểm và kết luận: Mỗi câu trả lời "Không" được tính là 1 điểm. Lưu ý, các câu số 2, 5, 12 là các câu hỏi ngược, trả lời CÓ” được tính là 1 điểm. Cán bộ y tế tính tổng số điểm của bảng hỏi sàng lọc.

- Nếu tổng điểm dưới 3: Tức sàng lọc âm tính: trẻ nguy cơ thấp về tự kỷ, nhân viên y tế động viên gia đình tiếp tục quan tâm, dành thời gian chơi đùa và dạy trẻ, chú ý theo dõi và phát hiện những bất thường, đánh giá định kỳ tiếp theo.

- Nếu tổng điểm từ 3 trở lên: Tức sàng lọc dương tính: Trẻ có nguy cơ trung bình và cao về tự kỷ. Cán bộ y tế tư vấn chuyển khám chuyên khoa tâm bệnh, phòng/khoa tâm lý hoặc khoa nhi, bệnh viện tỉnh để có đánh giá chuyên sâu và can thiệp nếu cần.

Lưu ý: Kết quả sàng lọc dương tính chỉ giúp xác định trẻ có nguy cơ tự kỷ, không có nghĩa trẻ được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ cần được đánh giá và khám chuyên khoa tại các cơ sở y tế, kết hợp các thông tin khác để đưa ra chẩn đoán xác định.

3.3.7. Công cụ Hướng dẫn Quan sát và Tư vấn Gia đình

Bảng 8. Hướng dẫn Quan sát và Tư vấn Gia đình

Quan sát

Khen ngợi người chăm sóc nếu người chăm sóc:

Khuyên người chăm sóc trẻ và giải quyết các vấn đề nếu người chăm sóc:

A - Tất cả các bé

Người chăm sóc thể hiện sự quan tâm của mình đến hoạt động của trẻ như thế nào?

Khi trẻ làm các động tác (đập tay chân, tạo tiếng động...) người chăm sóc đến bên hoặc chú ý đến trẻ ngay, cùng chuyện trò hoặc tạo âm thanh với trẻ.

□ Luôn hướng về trẻ, đến bên trẻ, chuyện trò hoặc tạo âm thanh cùng với trẻ.

Không đến bên trẻ, hoặc hạn chế hoạt động của trẻ: Yêu cầu người chăm sóc bắt chước hoạt động của trẻ, thực hiện theo sự dẫn dắt của trẻ.

Người chăm sóc thể hiện cách làm cho trẻ thấy thoải mái và cách thể hiện tình yêu thương của mình đối với trẻ như thế nào?

□ Luôn nhìn vào mắt trẻ và trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ, vuốt ve âu yếm hoặc ôm trẻ vào lòng.

Không có khả năng làm cho trẻ thoải mái, và trẻ không thấy sự thoải mái từ người chăm sóc: Giúp người chăm sóc nhìn vào mắt trẻ, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ và ôm ấp trẻ.

Người chăm sóc dạy trẻ đúng sai như thế nào?

Người chăm sóc dùng những hoạt động hoặc đồ chơi khác phù hợp để đánh trống lảng khi trẻ đòi/làm những thứ người chăm sóc không mong muốn

□ Chuyển hướng khéo léo cho trẻ từ những hoạt động không mong muốn sang những hoạt động và đồ chơi khác phù hợp.

Mắng trẻ: Giúp người chăm sóc chuyển hướng khéo léo cho trẻ từ những hoạt động không mong muốn sang những hoạt động hoặc đồ chơi thay thế phù hợp.

 

Hỏi và lắng nghe

Khen ngợi người chăm sóc nếu người chăm sóc:

Khuyên người chăm sóc trẻ và giải quyết các vấn đề nếu người chăm sóc:

B - Bé dưới 6 tháng

Bạn chơi với trẻ như thế nào?

□ Vận động chân và tay cho trẻ, hoặc xoa nhẹ nhàng trên da, tóc cho trẻ.

□ Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách lắc đồ chơi hoặc vật gì đó để trẻ chú ý theo.

Không chơi với trẻ: đưa ví dụ hướng dẫn người chăm sóc làm để trẻ nhìn theo, nghe, cảm nhận và vận động mà phù hợp với tuổi của trẻ.

 

Hỏi và lắng nghe

Khen ngợi người chăm sóc nếu người chăm sóc:

Khuyên người chăm sóc trẻ và giải quyết các vấn đề nếu người chăm sóc:

 

Bạn nói chuyện với trẻ như thế nào?

□ Nhìn vào mắt trẻ nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ.

Không nói chuyện với trẻ: yêu cầu người chăm sóc nhìn vào mắt trẻ và nói chuyện với trẻ.

Bạn làm như thế nào để trẻ cười?

□ Bắt chước, thể hiện quan tâm đối với âm thanh và điệu bộ mà trẻ tạo ra, để làm trẻ cười.

□ Cố ép trẻ cười hoặc không đáp ứng với trẻ: Yêu cầu người chăm sóc làm các điệu bộ và bắt chước âm thanh của trẻ và xem sự đáp ứng của trẻ.

 

Hỏi và lắng nghe

Khen ngợi người chăm sóc nếu người chăm sóc:

Khuyên người chăm sóc trẻ và giải quyết các vấn đề nếu người chăm sóc:

C - Bé từ 6 tháng trở lên

Bạn chơi với trẻ như thế nào?

□ Chơi trò chơi chữ hoặc chơi với những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Không chơi với trẻ: yêu cầu người chăm sóc chơi và giao tiếp phù hợp theo lứa tuổi của trẻ.

Bạn nói chuyện với trẻ như thế nào?

□ Nhìn vào mắt trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, đặt những câu hỏi với trẻ.

Không nói chuyện với trẻ, hoặc nói chuyện một cách cay nghiệt với trẻ: Gợi ý cho người chăm sóc và trẻ có một hoạt động chung với nhau. Giúp người chăm sóc diễn giải trẻ đang làm gì và nghĩ gì, và xem đáp ứng và cười của trẻ.

Bạn làm cách như thế nào để trẻ cười?

□ Làm cho trẻ cười.

Bạn nghĩ con bạn có khả năng tiếp thu như thế nào?

□ Nói rằng trẻ tiếp thu/nhận thức tốt.

Nói là trẻ tiếp thu/nhận thức chậm: Khuyến khích có nhiều hoạt động hơn cùng với trẻ, kiểm tra khả năng nghe và nhìn của trẻ. Chuyển tuyến nếu trẻ có nhiều khó khăn.

 

THẺ TƯ VẤN - GỢI Ý TƯƠNG TÁC SỚM THEO ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ

• Hãy dành cho sự chăm sóc chu đáo và tình yêu thương • Quan tâm đến điều bé thích thú và đáp ứng bé • Khen ngợi khi bé học kỹ năng mới

 

THẺ TƯ VẤN GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN TRONG CHĂM SÓC

3.4. Đánh giá tiêm chủng

Vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Lịch tiêm chủng chi tiết (Phụ lục 6)

3.5. Khám lâm sàng

3.5.1. Khám da

- Màu sắc da:

+ Tím tái: Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra chứng xanh tím. Phổ biến nhất bệnh lý tim bẩm sinh tím sớm.

+ Vàng da có thể do chế độ ăn quá nhiều các loại rau có màu vàng, đặc biệt là cà rốt, các loại trái cây và rau củ chứa caroten khác. Vàng da do tăng bilirubin máu có da màu vàng xanh, củng mạc và niêm mạc vàng, nước tiểu sẫm màu và phân nhạt màu. Các rối loạn dẫn đến tăng bilirubin máu bao gồm vàng da sơ sinh (sinh lý), thiếu máu tán huyết, viêm gan, thiếu enzym G6PD và tắc nghẽn đường mật.

+ Da xanh xao, lòng bàn tay bàn chân nhợt, kết mạc màu mắt nhạt màu có thể là thiếu máu.

+ Các đốm cà phê au lait (café-au-lait) ở vùng nách hoặc bẹn có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ thần kinh, trong khi các vùng da màu trắng do giảm sắc tố có hình lá tần bì có thể hướng tới chẩn đoán bệnh xơ cứng củ.

+ Vết rượu vang (u máu phẳng) ở da đầu, mặt, trán hoặc quanh mắt liên quan đến nhánh đầu tiên của dây thần kinh sinh ba có liên quan đến hội chứng Sturge-Weber.

- Phát ban trên da:

+ Thường gặp phát ban ở vùng mặc tã (có hoặc không có nhiễm nấm Candida), viêm da dị ứng (chàm), ban virus không điển hình hoặc điển hình (như thủy đậu, sởi, ban đỏ da). Ban do phản ứng thuốc thường là các ban dát sẩn tự giới hạn. Ít gặp nhưng nặng nề hơn trong hội chứng bong vảy da do tụ cầu, nhiễm khuẩn máu do não mô cầu, bệnh Kawasaki, hội chứng Stevens-Johnson.

+ Kiểm tra da dưới ánh sáng tốt từ đầu đến chân bao gồm các bề mặt gấp và duỗi, da đầu, tóc, móng tay và miệng. Xem xét kích thước, hình dạng, màu sắc và sự phân bố của ban, phân biệt giữa:

• Ban đỏ: đỏ da

• Các dát: tổn thương không sờ thấy được < 1 cm

• Mảng: tổn thương không s thấy được > 1 cm

• Sẩn: tổn thương sờ thấy được < 1 cm

• Mụn nước: sẩn < 1 cm chứa dịch trong suốt

• Bọng nước: mụn nước lớn > 1 cm

• Mụn mủ: mụn nước chứa mủ

• Ban xuất huyết: có thể sờ thấy hoặc không sờ thấy

+ Đánh giá phát ban

Lưu ý đến việc sử dụng thuốc gần đây, đặc biệt là kháng sinh, thuốc chống co giật và tiền sử dị ứng của gia đình.

Khám thực thể: chú ý đến đặc điểm của tổn thương da, bao gồm sự xuất hiện của phồng rộp, bọng nước, ban xuất huyết, hoặc nổi mày đay và tổn thương niêm mạc, lỗ rò trên da, dọc theo đường giữa cột sống từ cổ đến xuống vùng cùng cụt.

Các dấu hiệu cảnh báo cần được lưu ý:

• Phỏng rộp hoặc bong tróc da

• Tiêu chảy và/hoặc đau bụng

• Sốt và kích thích quá mức hoặc liên tục

• Viêm niêm mạc

• Đốm xuất huyết và/hoặc ban xuất huyết

• Mề đay với suy hô hấp

3.5.2. Khám đầu cổ

- Khám đầu

+ Một số nguyên nhân có thể dẫn tới chỉ số chu vi vòng đầu không bình thường ở trẻ:

• Tật đầu to được xác định khi chu vi vòng đầu được đo qua ụ chẩm và phần trán giữa hai lông mày lớn hơn 2 độ lệch chuẩn > 2 SD so với trẻ cùng giới tính, tuổi và sắc tộc. Có thể là bình thường nhưng cũng có thể có nguyên nhân cần điều trị: chứng đầu to có tính chất gia đình (đứa trẻ sinh ra với đầu to và cơ thể bình thường); các tình trạng di truyền khác bao gồm chứng loạn sản sụn, rối loạn chuyển hóa, não úng thủy (tăng dịch não tủy), u nang, áp xe, khối u trong não; nhiễm trùng chu sinh (toxoplasmosis, rubella, giang mai, cytomegalovirus). Ngoài ra có thể có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

 Thóp đóng chậm

 Dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: thóp căng và phồng, buồn nôn, nôn, nhìn đôi, mất điều hòa

 Dấu hiệu viêm màng não: sốt, cứng gáy

Đối với những trẻ có vòng đầu phát triển song song với các đường của biểu đồ tăng trưởng, không có triệu chứng nào khác và có khả năng được chẩn đoán là tật đầu to mang tính chất gia đình, tiếp tục theo dõi sự tăng trưởng. Cần xử trí cấp cứu nếu trẻ có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, chấn thương hoặc viêm màng não. Chuyển đến bác sĩ chuyên khoa các trường hợp có vòng đầu tăng nhanh.

• Tật đầu nhỏ được xác định khi chu vi vòng đầu dưới 2 độ lệch chuẩn (<- 2SD) so với mức trung bình theo tuổi, giới và dân tộc. Một số trẻ bị tật đầu nhỏ sẽ phát triển hoàn toàn bình thường mà không có triệu chứng nào khác. Những nguyên nhân khác có thể là: Nhiễm trùng khi mang thai (toxoplasma, vi rút Zika, rubella, thủy đậu, cytomegalovirus, giang mai), tiếp xúc với các chất độc hại khi mang thai (lạm dụng rượu và chất kích thích, hút thuốc, một số chất độc và thuốc), di truyền, ví dụ: Hội chứng Down, rối loạn chuyển hóa thần kinh, suy dinh dưỡng nặng trong thời kỳ bào thai, tổn thương não đang phát triển (thiếu oxy-thiếu máu cục bộ, chấn thương) và có thể có các triệu chứng khác:

 Động kinh (40% trường hợp)

 Tăng cân kém, thấp bé

 Các vấn đề về thị giác và thính giác

 Chậm nói

 Bất thường khuôn mặt

Nên chuyển trẻ có dị tật đầu nhỏ và trẻ không tăng vòng đầu trong vòng 3 tháng đến bác sĩ chuyên khoa.

+ Đánh giá hình dáng của đầu: sờ tìm các dị dạng hộp sọ, sự bất đối xứng, biến dạng, các đường khớp sọ, mật độ xương sọ, vết rách, hoặc dấu hiệu chấn thương. Hình dạng đầu không đối xứng mức độ nhẹ thường là bình thường, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Nhưng khi trẻ lớn hình dạng đầu méo mó có thể là dấu hiệu bệnh lý. Vì vậy, cần phát hiện sự bất thường này sớm, lý tưởng là trước 6 tháng tuổi, điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Hình 3. Hình dạng đầu của trẻ

+ Đánh giá thóp: kích thước thóp, thóp phồng/trũng

• Bình thường thóp trông phẳng hoặc hơi trũng một chút. Thóp đầy hoặc phồng lên là không bình thường, khi đó não đang chịu một sức ép lớn hơn bình thường.

• Thóp sau của trẻ lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ. Thóp sau đóng rất sớm, thường khép kín lại chậm nhất khi được 4 tháng tuổi. Trong khi đó, thóp trước thay đổi liên tục, thường đóng trước 19 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có thể đóng trong thời gian từ 4 đến 26 tháng với thời gian đóng trung bình là 14 tháng.

Hình 4. Thóp bình thường của trẻ

- Khám cổ

+ Tính đối xứng và chiều dài của cổ: Vẹo cổ bẩm sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi do tình trạng xơ hóa cơ ức đòn chũm, hoặc do tư thế bào thai, hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tm vận động của cột sống cổ, thậm chí do chăm sóc trẻ sai tư thế trong thời gian dài (sai tư thế ẵm, bế, cho bú và tư thế ngủ). Nếu được phát hiện sớm (dưới 2 tháng tuổi) và có phương pháp tập vật lý trị liệu kịp thời, liên tục và đúng cách, khối u cơ sẽ mất, tầm vận động nghiêng và xoay cổ trở lại bình thường. Trong trường hợp phát hiện muộn hoặc tập không liên tục, cơ bị co rút cần phẫu thuật và điều trị kéo dài.

Hình 5. Vẹo cổ bẩm sinh

+ Đánh giá tầm vận động của cổ: cho trẻ uốn cong, nghiêng trái, nghiêng phải, ngửa và cúi đầu để đánh giá tầm vận động và sự trơn tru trong chuyển động.

+ Đánh giá hạch/khối bất thường vùng đầu mặt cổ.

3.5.3. Khám mắt

- Chẩn đoán và điều trị sớm các vấn đề về mắt và thị lực là rất quan trọng để tránh biến chứng và ngăn ngừa mất thị lực. Một số đánh giá thị lực được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong quá trình thăm khám sức khỏe trẻ em và khi có:

+ Cha mẹ lo lắng về thị lực

+ Bất kỳ phát hiện nào trong quá trình hỏi bệnh hoặc khám

+ Các yếu tố nguy cơ có các vấn đề về thị giác: sinh non, tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền có liên quan, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, lác, nhược thị.

- Khám:

+ Mắt và mi mắt: dùng đèn bút để kiểm tra bên ngoài mắt của trẻ, bao gồm cả mí mt và kết mạc, dịch tiết và các dấu hiệu:

• Nhiễm trùng (mí mắt đỏ và bị đóng ghèn)

• Dị ứng (mí mắt sưng, chảy nước mắt, tiết dịch, dính mi mắt và sợ ánh sáng, không thể nhìn thẳng vào ánh sáng).

• Tắc tuyến lệ (chảy nước mắt nhiều, mắt có ghèn nhưng không đỏ, nước mắt có dịch vàng trong).

• Lông mi có bị rủ xuống không, có dấu hiệu co rút cơ nâng mi hay sụp mi không (sụp mi bẩm sinh hoặc có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh nhược cơ, liệt dây thần kinh sọ não số III (do u não...)

• Kiểm tra đồng tử ở hai mắt có kích thước bằng nhau, tròn và phản ứng với ánh sáng hay không.

• Glôcôm bẩm sinh: nghi ngờ khi thy bộ ba triệu chứng co thắt mi (chớp mắt quá nhiều), sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và tràn nước mắt (chảy nước mắt). Khi giác mạc lồi sẽ tiếp tục xuất hiện nếp gấp, dần dần giác mạc bị phù và đục, nặng có thể dẫn đến mất thị lực. Nếu được điều trị sớm, có thể ngăn ngừa giảm thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác.

• Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời. Nguyên nhân chính được xác định là do di truyền (chiếm 10 -25%), cũng có thể do nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai nghén của mẹ, rối loạn chuyển hóa hay phối hợp các bệnh lý toàn thân. Có thể bị đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai mắt, có ánh hồng, khi chiếu đèn soi có ánh sáng trắng trong mắt. Cần điều trị sớm để hồi phục thị lực đề phòng nhược thị.

• U nguyên bào võng mạc: dấu hiệu thường gặp là ánh đồng tử trắng (phản xạ trắng trong đồng tử) và lác, ít gặp hơn là viêm và thị lực kém, dấu hiệu muộn có lồi mắt, hai lòng đen có mầu sắc khác nhau, mắt giãn to

+ Kiểm tra rung giật nhãn cầu: Rung giật nhãn cầu là các vận động dao động lặp lại của nhãn cầu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt nhưng không do chủ ý của cơ thể. Các loại rung giật nhãn cầu trong lứa tuổi này có thể gặp:

• Rung giật nhãn cầu sinh lý không cần điều trị, thường không ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt.

• Rung giật nhãn cầu bẩm sinh: trước 1 tuổi, có thể do di truyền, thường nhẹ không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần xử trí khi ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

Hình 6. Đục thủy tinh thể có thể gây rung giật nhãn cầu

- Kiểm tra chuyển động mắt bằng cách đánh giá khả năng cố định vật thể (như đồ chơi) và theo dõi mắt khi di chuyển vật đó sang các vị trí khác nhau.

Hình 7. Chuyển động của mắt theo mọi hướng

Thực hiện kỹ thuật khám này với từng mắt và cả hai mắt cùng nhau để phát hiện lác mắt.

+ Lác mắt là bệnh lý mà 2 mắt không nhìn cùng một hướng và mắt lé nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Sự chuyển hướng của mắt có thể cố định hoặc tạm thời, mắt nhìn thẳng và mắt nhìn lệch có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau. Khám lác bằng các nghiệm pháp che mắt-bỏ che mắt. Yêu cầu trẻ tập trung vào một mục tiêu.

• Che một mắt và theo dõi bất kỳ chuyển động nào ở mắt kia.

• Lặp lại thử nghiệm trên mỗi mắt.

Hình 8. Các biểu hiện của lác mắt

3.5.4. Khám tai

Mục đích của khám tai là để sàng lọc các vấn đề về tai trong trường hợp mất thính lực, đau tai, chảy mủ, dị vật trong tai nhằm phát hiện các bệnh lý ống tai, màng nhĩ và tai giữa. Những vấn đề này có thể bao gồm nhiễm trùng, quá nhiều ráy tai, viêm tai, dị vật, thủng màng nhĩ nhằm đánh giá sơ bộ trước khi thực hiện nội soi tai mũi họng.

- Quan sát hình dáng, vị trí và kích thước tai, đồng thời tìm dấu hiệu bất thường (tai thấp, rò luân nhĩ, thịt thừa ngoài tai, vành tai không phát triển...).

- Ấn các điểm đau: điểm đau trước tai, điểm đau sau tai, điểm mỏm chũm, điểm bờ sau xương chũm. Các điểm đau này thường trong các bệnh lý của xương chũm như viêm xương chũm cấp, viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm.

- Soi tai kiểm tra: quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ.

- Khám thính lực: đánh giá sự đáp ứng với âm thanh bằng cách quan sát phản ứng của trẻ với âm thanh mà bác sĩ tạo ra (tiếng ồn hoặc giọng nói), thông thường thì trẻ sẽ quay đầu về hướng có âm thanh.

+ Nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thính lực ở trẻ em là:

• Nút ráy tai

• Viêm tai giữa, viêm tai giữa ứ dịch

• Các nguyên nhân khác: sử dụng thuốc (aminoglycosides, thiazides), nhiễm virus (quai bị), khối u hoặc các thương tổn ảnh hưởng đến thần kinh thính giác, dị vật ống tai ngoài, ít gặp hơn trong các bệnh tự miễn.

+ Đánh giá thính lực

• Trẻ 4-6 tháng tuổi: Thức dậy khi nghe tiếng động thình lình; Nhận ra tiếng nói quen thuộc; Thích lục lạc hoặc các đồ chơi khác phát ra tiếng, dõi mắt theo âm thanh, bắt đầu bi bô.

• Trẻ từ 6- 9 tháng tuổi: Quay đầu về phía có âm thanh; Bắt đầu bắt chước các âm thanh tiếng nói, trẻ bập bẹ các âm thanh khác nhau “ba-ba”, đáp ứng khi nghe gọi tên.

• Trẻ từ 9-12 tháng tuổi: Lặp lại những từ ngữ và âm thanh đơn giản, phản ứng lại trước tiếng hát hoặc tiếng nhạc, gọi đúng từ “mẹ” hoặc “ba”.

3.5.5. Khám răng miệng:

- Khám môi, lợi, vòm miệng, niêm mạc miệng, lưỡi, vòm miệng, amidan.

- Kiểm tra kích thước lưỡi và hãm lưỡi trẻ.

- Kiểm tra răng về số lượng, tính chất, tình trạng, vị trí và sâu răng.

+ Thông thường trẻ có 6 răng lúc 12 tháng, 12 răng lúc 18 tháng, 16 răng lúc 2 tuổi, và tất cả răng (20) lúc 2,5 tuổi; răng sữa được thay thế bằng các răng vĩnh viễn trong khoảng từ 5 đến 13 tuổi. Sự mọc răng sữa tương tự nhau ở cả hai giới; răng vĩnh viễn có xu hướng xuất hiện sớm hơn ở bé gái.

+ Mọc răng có thể chậm hơn mốc bình thường do yếu tố gia đình hoặc một số bệnh như còi xương, suy tuyến yên, suy tuyến giáp, hoặc hội chứng Down.

+ Quan sát các bất thường ở răng: quan sát các bất thường về răng như sâu răng, mảng bám, khử khoáng (đốm trắng) đối với trẻ > 12 tháng.

3.5.6. Khám hô hấp

- Quan sát:

+ Dấu hiệu suy hô hấp (ví dụ: thở nhanh, tím tái, co kéo cơ hô hấp phụ, thở rên, thở rít thì hít vào, mệt mỏi).

+ Hình dáng, kích thước lồng ngực (bình thường, ngực lõm, ngực gà...).

+ Nhịp thở, kiểu thở.

- Gõ và sờ:

+ Khi gõ phát hiện thấy vùng đục là có dịch màng phổi hoặc ít gặp hơn là dấu hiệu của đông đặc nhu mô phổi.

+ S rung thanh (cảm nhận độ rung của thành ngực khi trẻ đang nói), rung thanh giảm gặp trong tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi.

- Nghe: Nghe phổi là bước khám quan trọng nhất của khám thực thể. Khi nghe phổi, cần đặt loa ống nghe tại tất cả các vị trí khác nhau của lồng ngực, bao gồm cả vùng mạng sườn và phía trước ngực để phát hiện những bất thường của tất cả các thùy phổi. Các tiếng bất thường là ran ẩm, ran ngáy, khò khè (wheezes) và ran rít.

* Các dấu hiệu cảnh báo:

- Tím hoặc thiếu oxy được đo qua máy đo bão hòa oxy qua da

- Thở rít

- Suy hô hấp

- Biểu hiện hội chứng nhiễm độc

- Khám phổi bất thường:

3.5.7. Khám tim mạch

- Cần trấn an trẻ, cho trẻ làm quen với ống nghe (trẻ nhũ nhi: làm ấm trong lòng bàn tay).

- Khai thác tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc các bệnh tim có tính chất di truyền ...

- Khám tìm các dấu hiệu:

+ Tím được đặc trưng bởi tím ở môi và lưỡi và/hoặc giường móng.

+ Nghe tim: tiếng thổi trong một số trường hợp (đặc điểm của tiếng thổi gồm thời gian, cường độ, âm thanh), tiếng tim bất thường (tiếng cọ màng tim, nhịp ngựa phi, tiếng tim mờ), hoặc rối loạn nhịp tim.

+ Dấu hiệu suy tim: nhịp tim nhanh, thở nhanh, tím tái, gan to, phù mí mắt

+ Quấy khóc, cáu kỉnh.

3.5.8. Khám tiêu hóa và cơ quan sinh dục

a) Khám tiêu hóa

- Khai thác các triệu chứng

+ Trẻ có nôn hay không

+ Tình trạng ăn uống dinh dưỡng

+ Khai thác bệnh lý liên quan đến tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, biếng ăn

- Khám:

+ Khám miệng: dưới ánh sáng thường hoặc đèn pin dùng đè lưỡi đưa nhẹ quan sát: hai bên má và hầu họng phát hiện các bệnh lý thường gặp ở miệng như tưa lưỡi, viêm loét miệng

+ Quan sát hình dáng bụng: bình thường bụng phải hòn và đối xứng. Bụng lõm có thể là biểu hiện của thoát vị hoành, bụng không đối xứng có thể khối u ở bụng hay chướng bụng.

+ Sờ, nắn: gan (bình thường có thể sờ thấy từ 1 đến 2 cm dưới bờ sườn), lách, thận (có thể s nắn thấy khi ấn sâu bụng, thận trái dễ s thấy hơn là thận phải. Thận lớn có thể do tắc nghẽn, khối u, hoặc nang thận). Quan sát lỗ thoát vị, hậu môn của trẻ (nứt hậu môn, lỗ dò...).

+ Quan sát và nhận định chất nôn, trớ của trẻ (nếu có) nhận biết sữa mới, sữa vón, dịch vàng...

+ Quan sát đánh giá phân: ỉa chảy, phân nhày máu mũi

b) Khám niệu - sinh dục: quan sát bộ phận sinh dục ngoài

- Ở trẻ trai: cần kiểm tra dương vật để xác định dị tật lỗ tiểu lệch thấp hoặc lệch cao, tinh hoàn nên nằm trong bìu. Sưng bìu có thể là biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, hoặc hiếm hơn, xoắn tinh hoàn. Với tràn dịch màng tinh hoàn, chiếu ánh sáng qua vùng bìu giúp quan sát rõ hơn dịch xung quanh tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn gây ra tình trạng tụ máu và căng cứng cn phẫu thuật khẩn cấp.

- Ở trẻ gái: kiểm tra môi âm hộ, âm vật.

- Bộ phận sinh dục không rõ ràng (không rõ giới tính) có thể do một số rối loạn không thường gặp (ví dụ: tăng sản thượng thận bẩm sinh; Thiếu enzyme 5-alpha- reductase; Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Turner, hoặc hội chứng Swyer). Nên chuyển khám bác sĩ chuyên khoa.

3.5.9. Khám hệ cơ xương - thần kinh

a) Khám hệ cơ xương

Mục đích để phát hiện các vấn đề bất thường, dị tật cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp nhất như trật khớp háng bẩm sinh, bàn chân bẹt, bàn chân khoèo.

Trật khớp háng bẩm sinh: hay gặp ở trẻ sinh ngôi mông, phát hiện ở ngay sau sinh hoặc vài tuần đầu sau sinh.

Biểu hiện bằng 4 dấu hiệu như sau:

• Giới hạn cử động dạng khớp háng

• Vị trí đầu gối không đều nhau (dấu hiệu Galeazzi - hình vẽ)

• Các nếp gấp không cân xứng (nếp lằn mông, nếp lằn bẹn...)

• Chi bên trật khớp ngắn hơn bên lành

Lưu ý: nếu trật 1 bên thì nếp lằn mông mất cân xứng và chi dài không đều nhau. Nếu trật cả 2 bên thì giới hạn tầm vận động cả 2 khớp háng. Trẻ cần được chẩn đoán trước 4 tháng để tránh được các biến chứng sau này về dáng đi và ảnh hưởng phát triển thể chất, tâm lý của trẻ, đồng thời giảm chi phí điều trị.

Hình 9. Dấu hiệu Galeazzi

(Trẻ được đặt như hình. Ở bên bị tổn thương đầu gối thấp hơn bởi sự dịch chuyển phía sau ổ của khớp háng-mũi tên).

- Bàn chân bẹt: Bàn chân bẹt thường kèm theo gót vẹo ngoài và giảm chiều cao vòm dọc của gan chân. Bàn chân bẹt được chia làm 2 loại: bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Nếu được khám phát hiện và can thiệp sớm trong giai đoạn 2-7 tuổi, bàn chân bẹt bệnh lý sẽ dễ dàng được điều chỉnh bằng phương pháp trị liệu không phẫu thuật đơn giản và hiệu quả.

- Bàn chân khoèo bẩm sinh: là dạng dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai (bàn chân nhón gót-vẹo trong) với 4 biến dạng: Gập lòng tại khớp cổ chân, áp của bàn chân giữa, vẹo trong của xương gót và bàn chân vòm. Việc chỉnh hình cho trẻ bị bàn chân khoèo nên được thực hiện càng sớm càng tốt, khi xương, khớp và các dây chằng của trẻ vẫn còn mềm dễ uốn chỉnh. Nếu được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp Ponseti, tỷ lệ thành công là >90% mà không cần phẫu thuật.

- Trẻ ở độ tuổi tự đứng được nên được sàng lọc vẹo cột sống bằng cách quan sát tư thế, đầu nhọn bả vai và xương vai đối xứng hai bên, dọc thân, và đặc biệt là sự bất đối xứng hai bên cột sống khi trẻ cúi về phía trước.

Hình 10. Sàng lọc vẹo cột sống

b) Khám thần kinh

- Khám thần kinh bắt đầu bằng sự quan sát ngay khi trẻ vào phòng khám và trong suốt quá trình thăm khám. Cần chú ý tốc độ, sự đối xứng và phối hợp động tác, cũng như tư thế và dáng đi của trẻ. Cách nói chuyện, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi bất thường; mất chú ý không gian; tư thế bất thường; và các rối loạn vận động khác có thể nhận thấy rõ trước khi tiến hành thăm khám.

- Khám thần kinh bao gồm:

+ Đánh giá tình trạng tỉnh táo, chú ý sự thờ ơ hoặc khó chịu

+ Hệ thống vận động: bộc lộ vai và các chi, đánh giá:

• Teo cơ

• Phì đại cơ

• Phát triển không đối xứng

• Giật bó

• Tăng trương lực cơ

• Run

• Các cử động tự ý khác, bao gồm múa giật (các động tác giật, ngắn), múa vờn (cử động liên tục, quằn quại), và giật cơ (co cơ kiểu điện giật)

• Khám trương lực cơ qua co và duỗi thụ động các chi

+ Dáng đi, tư thế và phối hợp động tác: dáng đi, tư thế và phối hợp động tác bình thường khi có sự toàn vẹn của con đường vận động, tiền đình, tiểu não, và cảm nhận cảm giác. Một tổn thương bất kỳ nào ở con đường trên sẽ dẫn tới những dấu hiệu đặc trưng:

• Trẻ bị thất điều có dáng đi chân dạng rộng để giữ ổn định.

• Bàn chân rủ gây ra dáng đi bàn chân ngựa (nâng bàn chân lên cao hơn bình thường để tránh chạm chân xuống nền).

• Yếu cơ đai chậu gây ra dáng đi như vịt.

• Co cứng chi dưới gây ra dáng đi cắt kéo và đi vòng tròn.

• Trẻ bị tổn thương cơ quan cảm nhận cảm giác phải luôn nhìn xuống nơi sẽ đặt bàn chân của mình để tránh vấp, ngã.

+ Phản xạ: Phản xạ là những chuyển động hoặc hành động không tự nguyện để giúp xác định hoạt động bình thường của não và thần kinh phát triển. Sau đây là một số phản xạ nên được thử nghiệm ở trẻ đến 2 tuổi.

Bảng 9. Đánh giá phản xạ của trẻ

Phản xạ

Phương pháp

Đáp ứng

Tuổi

Lòng bàn tay nắm chặt

Đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ

Nắm chặt ngón tay người khám

Sơ sinh đến 2 tháng tuổi

Phản xạ vùng miệng (Rooting)

Khi bị kích thích gần miệng

Quay đầu về phía kích thích và mở miệng

Sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Phản xạ Placing

Giữ lưng bàn chân trẻ hoặc mặt trước của chân chạm gờ bàn

Gập chân vào hông và đặt bàn chân lên bàn

Sơ sinh 6 tuần tuổi

Phản xạ bước

Bế trẻ lên và đặt chân lên bàn khám

Chuyển động bước hoặc đi bộ nhanh tự động

Sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Phản xạ Moro

Ở tư thế nằm ngửa, nâng đầu lên rồi nhanh chóng cho phép đầu hạ xuống 30° dưới mức thân người

Chuyển động và gập các chi trên đối xứng

Sơ sinh đến 6 tháng tuổi

Phản xạ Babinski (phản xạ các ngón chân)

Khi lòng bàn chân trẻ được vuốt mạnh

Ngón chân cái uốn cong lên trên và các ngón chân khác quạt ra

Sơ sinh đến 2 tuổi

Phản xạ phòng vệ khi bị xoay vùng cổ

Xoay đầu trẻ sang một bên trong 15 giây

Duỗi cánh tay ở phía cằm và uốn cong ở phía chẩm (tư thế đấu kiếm)

2 tháng đến 6 tháng tuổi

Phản xạ Landau

Giữ trẻ nằm sấp, nằm ngang và cúi đu xuống

Sự uốn cong của chân và thân

3 tháng đến 24 tháng tuổi

Phản xạ nhảy dù

Giữ trẻ đứng thng. Nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng xoay cơ thể hướng về phía trước

Trẻ mở rộng cánh tay về phía trước, với các ngón tay dang rộng

Bắt đầu từ 7 tháng tuổi

 

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MẪU HỒ SƠ SỨC KHỎE TRẺ EM

TỈNH………………………..

Huyện:……………….……..

Xã: ………………………….

 

Mã số:…………………….

HỒ SƠ SỨC KHỎE TRẺ EM

1. Họ và tên (chữ in hoa): .............................................................................................

2. Giới tính: Nam □ Nữ □

3. Sinh ngày…… tháng…… năm…………

4. Số Định danh công dân/CCCD: ................................................................................

5. Nơi ở: .....................................................................................................................

6. Số thẻ BHYT: ..........................................................................................................

7. Họ tên mẹ: ……………………………………………………Nghề nghiệp: ........................

8. Họ và tên cha: ………………………………………………Nghề nghiệp: ..........................

9. Tiền sử bệnh, tật của gia đình:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

10. Tiền sử bản thân:

- Nơi sinh: ...................................................................................................................

- Tình trạng lúc sinh: Sinh thường: □;      Sinh mổ: □;       Đa thai: □;

Cân nặng lúc sinh: ………….. kg;

Đẻ ra khóc ngay: Có □               Không □

Bú mẹ trong giờ đầu sau sinh: Có □                   Không □

Bệnh, tật bẩm sinh: Có □           Không □; Nếu có, ghi rõ: …………………

Các bất thường khác lúc sinh (ghi rõ, nếu có):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 


Cha/mẹ xác nhận
(Ký và ghi rõ họ, tên)

……, ngày …. tháng …. năm ….
Người lập hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

(Cập nhật kết quả khám bệnh và khám sức khỏe định kỳ vào các trang sau)

PHỤ LỤC 2: SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ TRẺ EM

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CHO MỘT BUỔI KHÁM

TT

Trang thiết bị

Số lượng

Đơn vị

Trang thiết bị

1

Bàn (có khăn trải bàn)

5

Cái

2

Ghế ngồi

10

Cái

3

Giường khám trẻ em

2

Cái

Dụng cụ khám

1

Cân trọng lượng

2

Cái

2

Thước đo chiều cao lúc đứng

1

Cái

3

Thước đo chiều cao lúc nằm

1

Cái

4

Thước dây

1

Cái

5

Ống nghe tim phổi

1

Cái

6

Nhiệt kế (thủy ngân hoặc điện tử)

1

Cái

7

Bộ khám ngũ quan

1

Cái

8

Búa phản xạ

1

Cái

Trang thiết bị phục vụ cho tiêm chủng (nếu có)

1

Tủ lạnh

1

Cái

2

Phích vắcxin

2

Cái

3

Bơm kim tiêm

Tùy theo số lượng thực tế

4

Các dụng cụ, vật tư, hóa chất để sát khuẩn

1

Bộ

5

Hộp chống sốc

1

Cái

6

Phác đồ chống sốc treo tường

2

Cái

7

Dụng cụ chứa chất thải y tế

2

Cái

Tư vấn, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng (nếu có)

1

Bàn chế biến thực phẩm

1

Cái

2

Bếp đun (ga hoặc điện)

1

Cái

3

Dụng cụ chế biến thực phẩm và nấu ăn

1

Cái

4

Nguyên liệu chế biến thức ăn cho trẻ theo độ tuổi

Tùy theo số lượng thực tế

5

Tài liệu truyền thông (mô hình, tranh lật, apphic, video...trình chiếu - nếu có)

Tùy theo tình hình thực tế

Vật tư tiêu hao (phụ thuộc số lượng thực tế)

1

Khẩu trang

2

Sát khuẩn tay

3

Găng tay

4

Thùng rác các loại

 

PHỤ LỤC 4: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ

 

PHỤ LỤC 5: CÁC MỐC PHÁT TRIỂN VÀ CẢNH BÁO CỦA TRẺ THEO ĐỘ TUỔI

Phần này trình bày các mốc phát triển của trẻ theo độ tuổi (phần lớn các trẻ làm được hành động đó) và các dấu hiệu cảnh báo (dấu hiệu chậm hơn so với độ tuổi, cần được đưa tới bác sĩ chuyên khoa nhi khám chẩn đoán và hỗ trợ kịp thời). Nội dung trong phần này tham khảo theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật CDC Mỹ (CDC, 2020a).

Cán bộ y tế đọc phần này để hiểu rõ hơn về sự phát triển toàn diện của trẻ và các vấn đề cảnh báo trong tâm lý phát triển của trẻ. Nội dung trong phần này chi tiết hơn so với nội dung khám tâm lý phát triển ở Bảng kiểm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ (chương 2), nhằm mục đích cung cấp kiến thức nền tảng để cán bộ y tế đi đến quyết định chuyển tuyến hay tư vấn gia đình tăng cường chơi với trẻ và theo dõi thêm tại nhà

Trẻ 4 tháng

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc tương tác

• Cười chủ động, đặc biệt với người thân (bố, mẹ, ông, bà,..)

• Thích chơi với bố mẹ đặc biệt có thể khóc khi bố mẹ không chơi cùng

• Có thể bắt chước một số vận động và biểu cảm của nét mặt của người thân (cười, cau mày..)

Ngôn ngữ

• Bắt đầu biết tạo ra các âm thanh: aaa, eee

• Bập bẹ với biểu cảm nét mặt (hóng chuyện) và có thể bắt chước các âm thanh khi trẻ nghe thấy

• Trẻ thể hiện các kiểu khóc khác nhau tùy theo nhu cầu như đói, đau hoặc buồn ngủ

Nhận thức

• Bé có các hành vi cho bố mẹ biết bé phấn khích, mệt mỏi hay bực bội

• Có phản ứng với các hành động yêu thương (vuốt ve, ôm, thơm trẻ)

• Nhìn theo đồ vật di chuyển sang cả hai bên của cơ thể

• Nhìn vào khuôn mặt khi ở gần

• Nhận biết khuôn mặt người thân và các đồ vật ở xa hơn

Vận động tinh tế

• Bắt đầu với các đồ vật bằng 1 tay

• Trẻ biết phối hợp tay và mắt, ví dụ: nhìn đồ chơi và với tay lấy đồ chơi, nhìn và lắc đồ chơi tạo ra tiếng kêu

Vận động thể lực

• Có thể giữ đầu lâu hơn mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ

• Đạp/ấn mạnh chân xuống khi được đặt trên nền cứng

• Có thể lật ngửa khi đang đặt nằm sấp

• Có thể lắc đồ chơi hoặc đung đưa đồ chơi treo trưc mặt

• Đưa cả hai tay vào mồm

• Khi nằm sấp, trẻ có thể đẩy người lên bằng khủy tay

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không nhìn theo các đồ vật chuyển động

 Không cười, bập bẹ khi có bố mẹ nói chuyện với trẻ

 Không tự giữ được đầu thẳng

 Không bập bẹ hoặc tạo ra âm thanh

 Không đưa đồ chơi vào mồm

 Không nhún nhảy khi được đặt trên nền cứng

 Có vấn đề trong di chuyển mắt: mệt hoặc cả 2 mắt không di chuyển được về tất cả các hướng (hiếng, lác)

Trẻ 6 tháng

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc tương tác

• Nhận biết được các khuôn mặt quen thuộc và bắt đầu nhận biết được người lạ

• Thích chơi với người khác, đặc biệt là bố mẹ

• Đáp lại các trạng thái cảm xúc của người khác và thường là vui vẻ (cười, hóng chuyện)

• Thích thú khi nhìn bản thân trong gương

Ngôn ngữ - giao tiếp

• Đáp ứng lại các âm bằng cách tạo ra âm thanh “hóng chuyện”

• Bắt đầu nói các nguyên âm khi bập bẹ như: Ah, Eh, Oh và lắng nghe người lớn nói chuyện và “nói” khi người lớn ngừng nói

• Đáp ứng với tên gọi

• Tạo các âm thanh để bày tỏ niềm vui hoặc không thích

• Bắt đầu tạo các phụ âm (nói nhanh và không hiểu nói gì) với âm M, B

Nhận thức

• Quan sát các đồ vật xung quanh mình

• Đưa các đồ vật vào mồm

Vận động tinh tế

• Bắt đầu tò mò về các đồ vật xung quanh và cố gắng với các đồ vật xa mình

• Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia

Vận động thể lực

• Có thể lật ngửa và lật sấp

• Bắt đầu ngồi được mà không cần hỗ trợ

• Khi cho bé đứng bé (có hỗ trợ), trẻ có thể đỡ được trọng lượng cơ thể và nhún nhảy bằng 2 chân

• Có thể cúi người ra trước, ra sau (có hỗ trợ) và bò giật lùi sau đó mới bò lên phía trước

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không cố gắng với lấy đồ vật ở trong tầm tay

 Không thể hiện tình cảm cười, phấn khích với người thân

 Không phản ứng với các âm thanh xung quanh trẻ (không quay đầu tìm về hướng âm thanh phát ra)

 Khó khăn khi đưa các đồ vật vào miệng

 Chưa nói được các âm bập bẹ: ah, eh, oh

 Không lật ngửa hoặc lật sấp được

 Không cười hoặc tạo ra các âm thanh phấn khích

 Các cơ có vẻ cứng nhắc (cử động không mềm dẻo) hoặc èo uột (không giữ được trọng lượng cơ thể, không cầm được các đồ vật)

Trẻ 9 tháng

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc tương tác

• Có thể sợ người lạ, khi được nói chuyện hoặc bế

• Bám lấy bố mẹ hoặc người thân quen khi ở môi trường lạ

• Thích một số đồ chơi nhất định

Ngôn ngữ - giao tiếp

• Bắt đầu “nói” rất nhiều âm như “mamama” “bababa”

• Bắt chước các âm thanh và hành động của người khác (làm mặt cười, vỗ tay,...)

• Giơ bàn tay về phía đồ vật bé thích hoặc những thứ làm trẻ ngạc nhiên thích thú

• Nhìn và quan sát thái độ của mọi người khi có nghe thấy từ “không”

Nhận thức

• Nhìn theo hướng đi của các vật khi nó bị rơi

• Biết tìm đồ chơi khi bị giấu đi (nhìn thấy chỗ giấu)

• Chơi ú òa

• Trẻ vẫn tiếp tục khám phá các đồ vật bằng cách cho vào mồm

Vận động tinh tế

• Lấy được viên thức ăn nhỏ (≈ 2cm) bằng ngón cái và 1 phần các ngón khác

• Chuyển đồ vật từ tay nọ sang tay kia một cách thành thạo

Vận động thể lực

• Có thể đứng bám vào thành giường

• Có thể ngồi xuống khi đang đứng (có trợ giúp)

• Ngồi được một mình không cần hỗ trợ

• Có thể đứng lên được khi đang ngồi (có trợ giúp)

• Bò nhanh

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không giữ được trọng lượng cơ thể trên 2 chân khi có hỗ trợ

 Không ngồi được dù có hỗ trợ

 Không bập bẹ các âm: mama, baba, dada

 Không chơi các trò chơi có sự tương tác qua lại như: ú òa

Không đáp ứng khi được gọi tên

 Không nhận ra người thân (bố mẹ, ông bà, người chăm sóc) của trẻ

 Không nhìn về phía mà bố mẹ chỉ tay

 Không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia

Trẻ 12 tháng

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc và tương tác xã hội

• Sợ, xấu hổ với người lạ

• Khóc nhiều khi bố mẹ đi đâu để bé ở nhà

• Thích một số đồ chơi và một số người nhất định

• Thể hiện sự sợ hãi trong một số tình huống (sợ tối, sợ ma,

• Đưa cho bố mẹ chuyện tranh khi bé muốn nghe đọc truyện

• Lặp đi lặp lại một số âm thanh hoặc hành vi khi bé muốn bố mẹ quan tâm, nhìn đến bé.

• Biết giơ tay, giơ chân khi mặc quần áo

• Chơi trò chơi ú òa

Ngôn ngữ - Giao tiếp

• Làm theo được một số hiệu lệnh đơn giản

• Làm được một số các ngôn ngữ cơ thể đơn giản như lc đầu, vẫy tay bye bye

• Tạo được các âm thanh gần giống như nói

• Nói “Mama” “Dada” và các âm biểu cảm như “uh oh”

• Bắt chước nói các từ vừa nghe bố mẹ nói

Nhận thức

• Khám phá mọi thứ xung quanh (lắc, ném, đồ chơi.

• Tìm và Tìm được đồ vật bị giấu một cách dễ dàng

• Nhìn được đúng đồ vật khi gọi tên đồ vật đó

• Bắt chước các hành động của người khác

• Quan sát đồ vật lăn, rơi

• Chỉ bằng ngón tay trỏ

• Làm theo được hiệu lệnh đơn giản như “Nhặt đồ chơi lên”

Vận động tinh tế

• Dùng đồ vật đúng với chức năng (uống nước ở cốc, dùng lược chải đầu..)

• Cho đồ chơi vào trong hộp, lấy đồ chơi ra khỏi hộp

Vận động thể lực

• Tự ngồi không cần trợ giúp

• Bám vào thành giường để đứng lên, bám vào thành giường để đi

• Có thể đi được vài bước không cần bám

• Có thể đứng một mình không cần bám

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không bò

 Không đứng được kể cả khi có trợ giúp

 Không biết đi tìm các đồ vật bé nhìn thấy đã được dấu đi

 Không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia

 Không thích chơi các trò chơi tương tác như ú òa

 Không phản ứng khi gọi tên bé

 Không nhìn theo khi mẹ chỉ vào một thứ gì đó

 Không dùng ngón tay chỉ đồ vật

 Có vẻ như không nhận biết được những người đã thân quen

 Không phát được các âm như: “mama” or “dada”

 Không bắt chước các động tác như vẫy tay, bắt tay,

 Trẻ không làm những hành động mà trước đó trẻ đã làm

vd: đã nói một số từ sau đó không nói nữa, biết vẫy tay, sau đó không làm nữa...

Trẻ 18 tháng

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc và tương tác xã hội

• Thích đưa đồ chơi cho người khác khi chơi

• Có thể có những cơn ăn vạ

• Có thể sợ người lạ

• Thể hiện tình cảm với bố mẹ, người thân, đặc biệt khi bố mẹ đi đâu hoặc khi về đến nhà

• Chơi trò chơi giả vờ đơn giản như cho búp bê ăn

• Có thể bám dính bố mẹ, người thân ở nơi xa lạ

• Chỉ ngón tay vào những gì lạ, thích cho bố mẹ thấy

• Thích khám phá một mình nhưng phải có bố mẹ ở quanh đó

Ngôn ngữ - Giao tiếp

• Nói được một số từ đơn (ít nhất là 6 từ và số từ tăng dần)

• Thực hiện được một số ngôn ngữ cơ thể đơn giản như lắc, gật đầu, vẫy gọi, vẫy tay bye bye

• Nói “không” kèm theo lắc đầu

• Chỉ vào các đồ vật bé muốn lấy

Nhận thức

• Hiểu được ý nghĩa, công dụng của một số đồ vật thông thường (điện thoại, bàn chải đánh răng, thìa...)

• Chỉ và có các từ, hành động đề người khác chú ý tới những vật, người mà bé muốn nói tới

• Tỏ ra rất thích thú, say sưa khi chơi giả vờ bón cho với búp bê hoặc thú nhồi bông ăn.

• Làm theo được hiệu lệnh đơn giản mà không cần mô tả, hỗ trợ bằng hành động (vd: ngồi xuống, chỉ tay ra hiệu...)

• Chỉ được các bộ phận của cơ thể

Vận động tinh tế

• Tự vẽ nghuệch ngoạc lên giấy

• Tự cởi được quần áo

• Uống nước bằng cốc

• Ăn bằng thìa

Vận động thể lực

• Tự đi tốt một mình

• Đi vài bước rồi chạy

• Kéo đồ chơi trong khi đi

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không chỉ tay vào những thứ trẻ quan tâm

 Không thể tự đi

 Không nhận ra những đồ vật quen thuộc

 Không biết bắt chước

 Không tiếp thu được từ mới

 Không nói được ít nhất 6 từ đơn

 Không để ý đến sự xuất hiện hoặc rời đi của người chăm sóc

 Mất những kỹ năng đã làm được trước đó

Trẻ 2 tuổi

Dấu hiệu phát triển bình thường

Dấu hiệu cảnh báo

Cảm xúc tương tác

• Thích bắt chước người khác đặc biệt là người lớn và trẻ em

• Thể hiện rất phấn khích khi chơi với trẻ khác

• Thể hiện hành vi độc lập

• Thể hiện các hành vi chống đối (làm ngược lại những gì bố mẹ bảo)

• Thường ngồi chơi một mình bên cạnh trẻ khác, nhưng bắt đầu chơi cùng các bạn khác, đặc biệt là các trò chơi đuổi bắt

Ngôn ngữ - Giao tiếp

• Chỉ đúng đồ vật hoặc tranh ảnh khi được nghe tên đồ vật

• Biết tên của người thân, quen, tên các bộ phận cơ thể

• Nói được câu có 2-4 từ

• Làm theo được một số các hiệu lệnh đơn giản

• Chỉ được đúng các hình trong sách

• Nhắc lại một số từ nghe được từ người lớn

Nhận thức

• Tìm được các đồ vật được giấu dưới 2 hoặc 3 lớp

• Phân loại màu sắc, hình dạng

• Đọc tiếp được câu trong truyện hoặc câu thơ bé đã nghe nhiều lần

• Chơi được một số trò chơi giả vờ đơn giản

• Đọc tên được các hình trong sách như chó, mèo, bóng, chim...

• Làm theo được hiệu lệnh kép như “Nhặt giầy của con lên và để vào giá để giày”

Vận động tinh tế

• Xếp chồng được 4 (hoặc nhiều hơn) khối hình

• Tô theo hoặc vẽ được hình tròn, đường thẳng

Vận động thể lực

• Biết đi nhón chân, đá bóng

• Bắt đầu chạy được

• Tự trèo lên xuống ghế, giường

• Bám tay vịn trèo lên, trèo xuống cầu thang

• Ném bóng giơ tay cao qua đầu

Giới thiệu đi khám chuyên khoa nếu có những biểu hiện dưới đây

 Không nói được câu 2 từ (VD: uống nước)

 Không biết làm những việc đơn giản như thế nào vd: cầm lược chải đầu, dùng thìa xúc ăn, cầm điện thoi đưa lên tai nghe

 Không bắt chước lời nói hoặc hành vi của người khác

 Không làm theo được những hiệu lệnh đơn giản

 Không thể tự đi một cách vững chắc

 Mất đi những kỹ năng từng có trước đây (lời nói, cử chỉ, hành động).

 

PHỤ LỤC 6: LỊCH TIÊM CHỦNG

Vaccine

Sơ sinh

2 tháng

3 tháng

4 tháng

5 tháng

6 tháng

9 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

Lao (BCG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viêm gan siêu vi B (VGSV B)

Mũi 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván- Viêm gan B - Hib (vắc xin 5 trong 1)

 

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

 

 

 

 

Mũi nhắc

 

Bại liệt

 

Liều 1 (Ung)

Liều 2 (Uống)

Liều 3 (Ung)

Tiêm (IPV)

 

 

 

 

 

Phế cầu *

 

Mũi 1

Mũi 2

Mũi 3

 

 

Mũi 4 sau 6 tháng tiêm mũi 3

Tiêu chảy do Rotavirus *

 

2-3 liều cách nhau ít nhất 1 tháng

 

 

 

 

Cúm *

 

 

 

 

 

Lần đầu 2 mũi cách nhau 1 tháng, mỗi năm nhắc lại 1 lần

Sởi

 

 

 

 

 

 

Mũi 1

 

 

 

Sởi - Rubella (MR)

 

 

 

 

 

 

 

 

Mũi 1

 

Viêm não Nhật Bản (VNNB)

 

 

 

 

 

 

 

3 mũi cơ bản, mũi 2 cách mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 sau 1 năm, nhắc lại 3 năm/l

Thủy đậu *

 

 

 

 

 

 

 

1 - 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng

Viêm gan siêu vi A (VGSV A) *

 

 

 

 

 

 

 

Hai mũi cách nhau 6 tháng

Não mô cầu BC
(NMC BC) *

 

 

 

 

 

2 mũi cách nhau 2 tháng

 

 

 

Ghi chú: Vắc xin có dấu * là vắc xin khuyến cáo sử dụng

 

PHỤ LỤC 7: MẪU KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  /KH-…….

……. ngày   tháng   năm 20…

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG QUÝ .../NĂM...

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

TT

Đối tượng

Số trẻ mời đến khám

Thời gian

Địa điểm

Bác sĩ/Y sĩ khám

Điều dưỡng/ Hộ sinh

Cán bộ hỗ trợ (Y tế thôn bản, cộng tác viên, ...)

Ghi chú (Trang thiết bị, dụng cụ, ...)

1.

Trẻ 0-24 tháng - Thôn: …..

10 (Danh sách kèm theo)

 

 

Nguyễn Văn A (tăng cường từ TTYT tuyến huyện)

 

 

 

2.

Trẻ 0-24 tháng - Thôn:

... (Danh sách kèm theo)

 

 

 

 

 

 

3.

Trẻ 0-24 tháng- Thôn: …..

... (Danh sách kèm theo)

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 8: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ BUỔI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /BC-…….

……. ngày     tháng     năm 20…

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ BUỔI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

1. Thời gian:

2. Địa điểm:

3. Nhân lực:

- Bác sĩ/Y sĩ khám

- Điều dưỡng/ Hộ sinh

- Cán bộ hỗ trợ (Y tế thôn bản/cộng tác viên,...)

4. Kết quả thực hiện:

TT

Nội dung

Kết quả

1

Tổng số trẻ được thông báo đến khám

 

2

Tổng số trẻ đến khám

Trong đó:

 

 

+ Trẻ từ 2-3 tháng

 

 

+ Trẻ từ 4-6 tháng

 

 

+ Trẻ từ 7-9 tháng

 

 

+ Trẻ từ 10-12 tháng

 

 

+ Trẻ từ 13-18 tháng

 

 

+ Trẻ từ 19- dưới 24 tháng

 

3

Số trẻ phát triển tinh thần, vận động bất thường

 

4

Số trẻ mắc bệnh/ốm

 

5

Số trẻ suy dinh dưỡng

 

6

Số trẻ có dấu hiệu thiếu máu

 

7

Số trẻ nghi ngờ tự kỷ

 

8

Số trẻ nghi ngờ bệnh, tật bẩm sinh

 

9

Số trẻ chuyển đến cơ sở tuyến trên

 

(Kèm theo danh sách trẻ đến khám)

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 9: MẪU TỜ THÔNG TIN VỀ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……. ngày   tháng   năm 20…

 

TỜ THÔNG TIN

VỀ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

Triển khai Kế hoạch số …../KH-…., Trạm Y tế xã ... tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, cụ thể như sau:

1. Thời gian:

 

2. Địa điểm:

 

3. Đối tượng:

(Kèm theo danh sách trẻ đến khám)

4. Cán bộ phụ trách:

(Cung cấp thông tin liên lạc của cán bộ phụ trách tổ chức buổi khám sức khỏe)

 

5. Nội dung:

Đánh giá sức khỏe toàn diện cho trẻ em để phát hiện các bất thường về thể chất và tinh thần, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại.

 

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 10: CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN “HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

 

Nội dung

Thực hiện

Ghi chú

Ngày 1

Sáng

Đón tiếp đại biểu và phát tài liệu

Ban tổ chức

 

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế phát biểu

Đại diện lãnh đạo Sở Y tế

Đại diện giảng viên phát biểu

Đại diện Giảng viên

Giới thiệu về giảng viên và học viên

Ban tổ chức

Học viên

Giới thiệu chung về chương trình, mục tiêu và phương pháp giảng dạy

Giảng viên

Lý thuyết

Giải lao

 

Hội trường

Hướng dẫn tổ chức một buổi khám

Giảng viên

Học viên

Lý thuyết

Giải đáp thắc mắc

Giảng viên

Học viên

 

Chiều

Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ (phần 1)

Giảng viên

Lý thuyết

Giải lao

 

Hội trường

Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ (phần 2)

Ban chuyên môn

Lý thuyết

Giải đáp thắc mắc

Giảng viên

Học viên

 

Tổng kết ngày 1

Họp giảng viên

Giảng viên

 

Ngày 2

Sáng

Chia nhóm thực hành

Giảng viên

Chia nhóm

Hướng dẫn học viên thực hành sử dụng

Phiếu khám

Giảng viên

Học viên

 

Giải lao

 

Hội trường

Hướng dẫn học viên thực hành sử dụng

Phiếu khám (tiếp)

Giảng viên

Học viên

 

Giải đáp thắc mắc

Giảng viên

Học viên

Chiều

Chia nhóm thực hành

Giảng viên

Chia nhóm

Học viên thực hành tổ chức một buổi khám

Giảng viên

Học viên

 

Giải lao

 

Hội trường

Học viên thực hành tổ chức một buổi khám (tiếp)

Giảng viên

Học viên

 

Tổng kết ngày 2

Giảng viên

Học viên

Họp giảng viên

Ban chuyên môn

 

Ngày 3

Sáng

Chia nhóm thực hành

Giảng viên

Học viên

 

Học viên thực hành khám sức khỏe trẻ em trên mô hình

Học viên

Mô hình trẻ em

Giải lao

 

Hội trường

Thực hành về xử lý các tình huống

Học viên

 

Hỏi và giải đáp

Giảng viên

Học viên

Chiều

Tổng kết và giải đáp toàn bộ nội dung khóa học

Giảng viên

Học viên

 

Kiểm tra cuối khóa

Ban tổ chức

Học viên

Giải lao

 

Hội trường

Tổng kết khóa học và trao chứng chỉ

Giảng viên

Ban tổ chức

Học viên

 

 

PHỤ LỤC 11: PHIẾU GIÁM SÁT TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

BỘ Y TẾ
TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Ngày .... tháng … năm ….

 

PHIẾU GIÁM SÁT TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

I. HÀNH CHÍNH

1. Đơn vị thực hiện:

2. Địa điểm:

3. Thời gian:

4. Người giám sát:

5. Chức danh:

6. Đơn vị công tác:

7. Điện thoại:

8. Email:

9. Thông tin khác:

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT TỔ CHỨC BUỔI KHÁM

1. Công tác chuẩn bị

Không

Ghi chú

Chương trình

 

Bàn tiếp đón học viên (HV)

 

Cán bộ tiếp đón HV

 

Tài liệu tập huấn

 

Tài liệu khác

 

Thẻ học viên

 

Thẻ giảng viên

 

Kiểm tra thông tin HV:quyết định, giấy đi đường (nếu có),...

 

Đủ số lượng HV

 

Hội trường

 

 

 

+ Đủ chỗ ngồi

 

+ Bố trí thuận tiện, dễ tương tác

 

+ Màn chiếu

 

+ Máy tính, bút chì

 

+ Loa, mic

 

Dụng cụ thực hành

 

 

 

+ Biển tên hướng dẫn khu vực khám

 

+ 3 bàn, 6 ghế

 

+ Cân

 

+ Thước đo

 

+ Nhiệt kế

 

+ Ống nghe

 

+ Dụng cụ khác: Bộ ngũ quan,...

 

Trình chiếu tài liệu truyền thông

 

Các biểu mẫu thông tin của buổi khám

 

Sổ theo dõi Sức khỏe BM và TE

 

Hồ sơ, phiếu khám theo lứa tuổi

 

2. Tổ chức buổi tập huấn

Không

Ghi chú

2.1 Tổ chức chung

 

 

 

Lượng giá đầu vào

 

Lượng giá đầu ra

 

Đủ nội dung lý thuyết

 

Đủ nội dung thực hành

 

Thanh toán hỗ trợ cho HV

 

Lấy phản hồi của HV

 

2.2 Giảng viên

Số lượng đủ

 

Đã có chứng chỉ đào tạo

 

Đủ nội dung tập huấn

 

Kĩ năng truyền đạt tốt

 

Tương tác với HV

 

Giải đáp thắc mắc cho HV

 

Bài trình bày (slide) sinh động

 

2.3 Tổng kết lớp tập huấn

Tổng kết kết quả lượng giá

 

Cấp chứng chỉ cho HV đủ điều kiện

 

Bế mạc lớp tập huấn

 

Báo cáo tổng kết gửi Sở Y tế

 

Ý kiến của đoàn giám sát và hỗ trợ kỹ thuật

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Ý kiến của cơ sở khám bệnh:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

Đại diện đơn vị được giám sát
(Ký tên, Đóng dấu)

Giám sát viên

 

PHỤ LỤC 12: PHIẾU ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

BỘ Y TẾ
TÊN ĐƠN VỊ GIÁM SÁT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày   tháng   năm ….

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

I. HÀNH CHÍNH

1. Đơn vị thực hiện:

2. Địa điểm:

3. Thời gian:

4. Cán bộ đánh giá/GS khám sức khoẻ 1:

5. Chức danh:

6. Đơn vị công tác:

7. Cán bộ đánh giá/GS khám sức khoẻ 2:

8. Chức danh:

9. Đơn vị công tác:

10. Thông tin khác:

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ/ GIÁM SÁT TỔ CHỨC BUỔI KHÁM

1. Công tác chuẩn bị

Không

Ghi chú

Bản kế hoạch thực hiện

 

Truyền thông

 

Sơ đồ khám/Bố trí bàn khám

 

Trang thiết bị

 

Quy trình khám

 

Các biểu mẫu thông tin của buổi khám

 

2. Tổ chức buổi khám

Không

Ghi chú

2.1 Nhân lực

- Đủ bác sĩ/y sĩ (số lượng: 01)

 

- Bác sĩ/Y sĩ được tập huấn về KSKĐK

 

- Đủ NVYT (số lượng: ít nhất 3 người)

 

- NVYT được tập huấn

 

2.2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Khu vực chờ đạt yêu cầu?

 

 

 

- Có mái che

 

- Có ghế ngồi

 

- Phát phiếu thứ tự

 

- Phát bảng kiểm theo độ tuổi khám

 

Khu vực khám:

 

 

 

- Số lượng bàn khám

 

- Số lượng giường khám

 

- Bố trí, sắp xếp bàn khám hợp lý

 

- Dụng cụ thăm khám

 

 

 

+ Cân

 

+ Thước đo

 

+ Nhiệt kế

 

+ Ống nghe

 

+ Dụng cụ khác: búa phản xạ, bộ khám ngũ quan

 

- Hồ sơ, phiếu khám theo lứa tuổi

 

III. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ/GIÁM SÁT KHÁM SỨC KHỎE

Khu vực TĐ

Bàn 1

Bàn 2

Bàn 3 (nếu kết hợp với buổi tiêm chủng)

Quy trình khám

Không

Ghi chú

Đúng trình tự

 

Đúng nhiệm vụ được phân công

 

 

 

- Khu vực tiếp đón

 

- Bàn 1: tiếp đón, lập hồ sơ, cân đo...

 

- Bàn 2: khám tổng quát, tư vấn, kết luận...

 

- Bàn 3: Tư vấn tiêm chủng và hướng dẫn tiêm chủng (nếu có)

 

Nội dung khám

 

Không

Ghi chú

Đo chiều cao, cân nặng (vòng cánh tay đối với trẻ từ 6 tháng tuổi)

 

Đánh giá dấu hiệu sinh tồn

 

Đánh giá dinh dưỡng

 

Đánh giá phát triển tinh thần vận động

 

Đánh giá tiêm chủng

 

Khám lâm sàng

 

Kết luận và tư vấn

 

Tổng kết bui khám (vệ sinh, bố trí lại khu khám, lưu trữ hồ sơ...)

 

IV. KẾT LUẬN

 

Đạt

Không đạt

Ghi chú

Lưu trữ hồ sơ, giấy tờ tại trạm y tế xã/TTYT huyện

 

Báo cáo buổi khám sức khỏe định kỳ lênTTKSBT

 

Ý kiến của đoàn giám sát và hỗ trợ kỹ thuật

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Ý kiến của cơ sở y tế:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ Y TẾ

CÁN BỘ GIÁM SÁT

 

PHỤ LỤC 13: BẢNG THAM CHIẾU PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG THEO Z-SCORE

Bảng PL13a. Tham chiếu cân nặng theo tuổi của trẻ trai

Năm

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Cân nặng kg)

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

2.1

2.5

2.9

3.3

3.9

4.4

5.0

0:

1

1

2.9

3.4

3.9

4.5

5.1

5.8

6.6

0:

2

2

3.8

4.3

4.9

5.6

6.3

7.1

8.0

0:

3

3

4.4

5.0

5.7

6.4

7.2

8.0

9.0

0:

4

4

4.9

5.6

6.2

7.0

7.8

8.7

9.7

0:

5

5

5.3

6.0

6.7

7.5

8.4

9.3

10.4

0:

6

6

5.7

6.4

7.1

7.9

8.8

9.8

10.9

0:

7

7

5.9

6.7

7.4

8.3

9.2

10.3

11.4

0:

8

8

6.2

6.9

7.7

8.6

9.6

10.7

11.9

0:

9

9

6.4

7.1

8.0

8.9

9.9

11.0

12.3

0:

10

10

6.6

7.4

8.2

9.2

10.2

11.4

12.7

0:

11

11

6.8

7.6

8.4

9.4

10.5

11.7

13.0

1:

0

12

6.9

7.7

8.6

9.6

10.8

12.0

13.3

1:

1

13

7.1

7.9

8.8

9.9

11.0

12.3

13.7

1:

2

14

7.2

8.1

9.0

10.1

11.3

12.6

14.0

1:

3

15

7.4

8.3

9.2

10.3

11.5

12.8

14.3

1:

4

16

7.5

8.4

9.4

10.5

11.7

13.1

14.6

1:

5

17

7.7

8.6

9.6

10.7

12.0

13.4

14.9

1:

6

18

7.8

8.8

9.8

10.9

12.2

13.7

15.3

1:

7

19

8.0

8.9

10.0

11.1

12.5

13.9

15.6

1:

8

20

8.1

9.1

10.1

11.3

12.7

14.2

15.9

1:

9

21

8.2

9.2

10.3

11.5

12.9

14.5

16.2

1:

10

22

8.4

9.4

10.5

11.8

13.2

14.7

16.5

1:

11

23

8.5

9.5

10.7

12.0

13.4

15.0

16.8

2:

0

24

8.6

9.7

10.8

12.2

13.6

15.3

17.1

 

Bảng PL13b. Tham chiếu cân nặng theo tuổi của trẻ gái

Năm:

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Cân nặng kg)

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

2.0

2.4

2.8

3.2

3.7

4.2

4.8

0:

1

1

2.7

3.2

3.6

4.2

4.8

5.5

6.2

0:

2

2

3.4

3.9

4.5

5.1

5.8

6.6

7.5

0:

3

3

4.0

4.5

5.2

5.8

6.6

7.5

8.5

0:

4

4

4.4

5.0

5.7

6.4

7.3

8.2

9.3

0:

5

5

4.8

5.4

6.1

6.9

7.8

8.8

10.0

0:

6

6

5.1

5.7

6.5

7.3

8.2

9.3

10.6

0:

7

7

5.3

6.0

6.8

7.6

8.6

9.8

11.1

0:

8

8

5.6

6.3

7.0

7.9

9.0

10.2

11.6

0:

9

9

5.8

6.5

7.3

8.2

9.3

10.5

12.0

0:

10

10

5.9

6.7

7.5

8.5

9.6

10.9

12.4

0:

11

11

6.1

6.9

7.7

8.7

9.9

11.2

12.8

1:

0

12

6.3

7.0

7.9

8.9

10.1

11.5

13.1

1:

1

13

6.4

7.2

8.1

9.2

10.4

11.8

13.5

1:

2

14

6.6

7.4

8.3

9.4

10.6

12.1

13.8

1:

3

15

6.7

7.6

8.5

9.6

10.9

12.4

14.1

1:

4

16

6.9

7.7

8.7

9.8

11.1

12.6

14.5

1:

5

17

7.0

7.9

8.9

10.0

11.4

12.9

14.8

1:

6

18

7.2

8.1

9.1

10.2

11.6

13.2

15.1

1:

7

19

7.3

8.2

9.2

10.4

11.8

13.5

15.4

1:

8

20

7.5

8.4

9.4

10.6

12.1

13.7

15.7

1:

9

21

7.6

8.6

9.6

10.9

12.3

14.0

16.0

1:

10

22

7.8

8.7

9.8

11.1

12.5

14.3

16.4

1:

11

23

7.9

8.9

10.0

11.3

12.8

14.6

16.7

2:

0

24

8.1

9.0

10.2

11.5

13.0

14.8

17.0

 

Bảng PL13c. Tham chiếu chiều dài theo tuổi của trẻ trai

Năm:

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Chiều dài nằm cm)

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

44.2

46.1

48.0

49.9

51.8

53.7

55.6

0:

1

1

48.9

50.8

52.8

54.7

56.7

58.6

60.6

0:

2

2

52.4

54.4

56.4

58.4

60.4

62.4

64.4

0:

3

3

55.3

57.3

59.4

61.4

63.5

65.5

67.6

0:

4

4

57.6

59.7

61.8

63.9

66.0

68.0

70.1

0:

5

5

59.6

61.7

63.8

65.9

68.0

70.1

72.2

0:

6

6

61.2

63.3

65.5

67.6

69.8

71.9

74.0

0:

7

7

62.7

64.8

67.0

69.2

71.3

73.5

75.7

0:

8

8

64.0

66.2

68.4

70.6

72.8

75.0

77.2

0:

9

9

65.2

67.5

69.7

72.0

74.2

76.5

78.7

0:

10

10

66.4

68.7

71.0

73.3

75.6

77.9

80.1

0:

11

11

67.6

69.9

72.2

74.5

76.9

79.2

81.5

1:

0

12

68.6

71.0

73.4

75.7

78.1

80.5

82.9

1:

1

13

69.6

72.1

74.5

76.9

79.3

81.8

84.2

1:

2

14

70.6

73.1

75.6

78.0

80.5

83.0

85.5

1:

3

15

71.6

74.1

76.6

79.1

81.7

84.2

86.7

1:

4

16

72.5

75.0

77.6

80.2

82.8

85.4

88.0

1:

5

17

73.3

76.0

78.6

81.2

83.9

86.5

89.2

1:

6

18

74.2

76.9

79.6

82.3

85.0

87.7

90.4

1:

7

19

75.0

77.7

80.5

83.2

86.0

88.7

91.5

1:

8

20

75.8

78.6

81.4

84.2

87.0

89.8

92.6

1:

9

21

76.5

79.4

82.3

85.1

88.0

90.9

93.8

1:

10

22

77.2

80.2

83.1

86.0

89.0

91.9

94.9

1:

11

23

78.0

81.0

83.9

86.9

89.9

92.9

95.9

2:

0

24

78.7

81.7

84.8

87.8

90.9

93.9

97.0

 

Bảng PL13d. Tham chiếu chiều dài theo tuổi của trẻ gái

Năm:

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Chiều dài nằm cm)

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

43.6

45.4

47.3

49.1

51.0

52.9

54.7

0:

1

1

47.8

49.8

51.7

53.7

55.6

57.6

59.5

0:

2

2

51.0

53.0

55.0

57.1

59.1

61.1

63.2

0:

3

3

53.5

55.6

57.7

59.8

61.9

64.0

66.1

0:

4

4

55.6

57.8

59.9

62.1

64.3

66.4

68.6

0:

5

5

57.4

59.6

61.8

64.0

66.2

68.5

70.7

0:

6

6

58.9

61.2

63.5

65.7

68.0

70.3

72.5

0:

7

7

60.3

62.7

65.0

67.3

69.6

71.9

74.2

0:

8

8

61.7

64.0

66.4

68.7

71.1

73.5

75.8

0:

9

9

62.9

65.3

67.7

70.1

72.6

75.0

77.4

0:

10

10

64.1

66.5

69.0

71.5

73.9

76.4

78.9

0:

11

11

65.2

67.7

70.3

72.8

75.3

77.8

80.3

1:

0

12

66.3

68.9

71.4

74.0

76.6

79.2

81.7

1:

1

13

67.3

70.0

72.6

75.2

77.8

80.5

83.1

1:

2

14

68.3

71.0

73.7

76.4

79.1

81.7

84.4

1:

3

15

69.3

72.0

74.8

77.5

80.2

83.0

85.7

1:

4

16

70.2

73.0

75.8

78.6

81.4

84.2

87.0

1:

5

17

71.1

74.0

76.8

79.7

82.5

85.4

88.2

1:

6

18

72.0

74.9

77.8

80.7

83.6

86.5

1 89.4

1:

7

19

72.8

75.8

78:8

81.7

84.7

87.6

90.6

1:

8

20

73.7

76.7

79.7

82.7

85.7

88.7

91.7

1:

9

21

74.5

77.5

80.6

83.7

86.7

89.8

92.9

1:

10

22

75.2

78.4

81.5

84.6

87.7

90.8

94.0

1:

11

23

76.0

79.2

82.3

85.5

88.7

91.9

95.0

2:

0

24

76.7

80.0

83.2

86.4

89.6

92.9

96.1

 

Bảng PL13e. Tham chiếu cân nặng theo chiều dài nằm của trẻ trai

Chiều dài

Z-Scores (Cân nặng kg)

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

45.0

1.9

2.0

2.2

2.4

27

3.0

3.3

45.5

1.9

2.1

2.3

2.5

2.8

3.1

3.4

46.0

2.0

2.2

2.4

2.6

2.9

3.1

3.5

46.5

2.1

2.3

2.5

2.7

3.0

3.2

3.6

47.0

2.1

2.3

2.5

2.8

3.0

3.3

3.7

47.5

2.2

2.4

2.6

2.9

3.1

3.4

3.8

48.0

2.3

2.5

2.7

2.9

3.2

3.6

3.9

48.5

2.3

2.6

2.8

3.0

3.3

3.7

4.0

49.0

2.4

2.6

2.9

3.1

3.4

3.8

4.2

49.5

2.5

2.7

3.0

3.2

3.5

3.9

4.3

50.0

2.6

2.8

3.0

3.3

3.6

4.0

4.4

50.5

2.7

2.9

3.1

3.4

3.8

4.1

4.5

51.0

2.7

3.0

3.2

3.5

3.9

4.2

4.7

51.5

2.8

3.1

3.3

3.6

4.0

4.4

4.8

52.0

2.9

3.2

3.5

3.8

4.1

4.5

5.0

52.5

3.0

3.3

3.6

3.9

4.2

4.6

5.1

53.0

3.1

3.4

3.7

4.0

4.4

4.8

5.3

53.5

3.2

3.5

3.8

4.1

4.5

4.9

5.4

54.0

3.3

3.6

3.9

4.3

4.7

5.1

5.6

54.5

3.4

3.7

4.0

4.4

4.8

5.3

58

55.0

3.6

3.8

4.2

4.5

5 0

5.4

6.0

55.5

3.7

4.0

4.3

4.7

5.1

5.6

6.1

56.0

3.8

4.1

4.4

4.8

5.3

5.8

6.3

56.5

3.9

4.2

4.6

5.0

5.4

5.9

6.5

57.0

4.0

4.3

4.7

5.1

5.6

6.1

6.7

57.5

4.1

4.5

4.9

5.3

5.7

6.3

6.9

58.0

4.3

4.6

5.0

5.4

5.9

6.4

7.1

58.5

4.4

4.7

5.1

5.6

6.1

6.6

7.2

59.0

4.5

4.8

5.3

5.7

6.2

6.8

7.4

59.5

4.6

5.0

5.4

5.9

6.4

7.0

7.6

60.0

4.7

5.1

5.5

6.0

6.5

7.1

7.8

60.5

4.8

5.2

5.6

6.1

6.7

7.3

8.0

61.0

4.9

5.3

5.8

6.3

6.8

7.4

8.1

61.5

5.0

5.4

5.9

6.4

7.0

7.6

8.3

62.0

5.1

5.6

6.0

6.5

7.1

7.7

8.5

62.5

5.2

5.7

6.1

6.7

7.2

7.9

8.6

63.0

5.3

5.8

6.2

6.8

7.4

8.0

8.8

63.5

5.4

5.9

6.4

6.9

7.5

8.2

8.9

64.0

5.5

6.0

6.5

7.0

7.6

8.3

9.1

64.5

5.6

6.1

6.6

7.1

7.8

8.5

9.3

65.0

5.7

6.2

6.7

7.3

7.9

8.6

9.4

65.5

5.8

6.3

6.8

7.4

8.0

8.7

9.6

66.0

5.9

6.4

6.9

7.5

8.2

8.9

9.7

66.5

6.0

6.5

7.0

7.6

8.3

9.0

9.9

67.0

6.1

6.6

7.1

7.7

8.4

9.2

10.0

67.5

6.2

6.7

7.2

7.9

8.5

9.3

10.2

68.0

6.3

6.8

7.3

8.0

8.7

9.4

10.3

68.5

6.4

6.9

7.5

8.1

8.8

9.6

10.5

69.0

6.5

7.0

7.6

8.2

8.9

9.7

10.6

69.5

6.6

7.1

7.7

8.3

9.0

9.8

10.8

70.0

6.6

7.2

7.8

8.4

9.2

10.0

10.9

70.5

6.7

7.3

7.9

8.5

9.3

10.1

11.1

71.0

6.8

7.4

8.0

8.6

9.4

10.2

11.2

71.5

6.9

7.5

8.1

8.8

9.5

10.4

11.3

72.0

7.0

7.6

8.2

8.9

9.6

10.5

11.5

72.5

7.1

7.6

8.3

9.0

9.8

10.6

11.6

73.0

7.2

7.7

8.4

9.1

9.9

10.8

11.8

73.5

7.2

7.8

8.5

9.2

10.0

10.9

11.9

74.0

7.3

7.9

8.6

9.3

10.1

11.0

12.1

74.5

7.4

8.0

8.7

9.4

10.2

11.2

12.2

75.0

7.5

8.1

8.8

9.5

10.3

11.3

12.3

75.5

7.6

8.2

8.8

9.6

10.4

11.4

12.5

76.0

7.6

8.3

8.9

9.7

10.6

11.5

12.6

76.5

7.7

8.3

9.0

9.8

10.7

11.6

12.7

77.0

7.8

8.4

9.1

9.9

10.8

11.7

12.8

77.5

7.9

8.5

9.2

10.0

10.9

11.9

13.0

78.0

7.9

8.6

9.3

10.1

11.0

12.0

13.1

78.5

8.0

8.7

9.4

10.2

11.1

12.1

13.2

79.0

8.1

8.7

9.5

10.3

11.2

12.2

13.3

79.5

8.2

8.8

9.5

10.4

11.3

12.3

13.4

80.0

8.2

8.9

9.6

10.4

11.4

12.4

13.6

80.5

8.3

9.0

9.7

10.5

11.5

12.5

13.7

81.0

8.4

9.1

9.8

10.6

11.6

12.6

13.8

81.5

8.5

9.1

9.9

10.7

11.7

12.7

13.9

82.0

8.5

9.2

10.0

10.8

11.8

12.8

14.0

82.5

8.6

9.3

10.1

10.9

11.9

13.0

14.2

83.0

8.7

9.4

10.2

11.0

12.0

13.1

14.3

83.5

8.8

9.5

10.3

11.2

12.1

13.2

14.4

84.0

8.9

9.6

10.4

11.3

12.2

13.3

14.6

84.5

9.0

9.7

10.5

11.4

12.4

13.5

14.7

85.0

9.1

9.8

10.6

11.5

12.5

13.6

14.9

 

Bảng PL13f. Tham chiếu cân nặng theo chiều dài nằm của trẻ gái

Chiều dài

Z-Scores (Cân nặng kg)

 

-3SD

-2SD

-1SD

Mean

1SD

2SD

3SD

45.0

1.9

2.1

2.3

2.5

2.7

3.0

3.3

45.5

2.0

2.1

2.3

2.5

2.8

3.1

3.4

46.0

2.0

2.2

2.4

2.6

2.9

3.2

3.5

46.5

2.1

2.3

2.5

2.7

3.0

3.3

3.6

47.0

2.2

2.4

2.6

2.8

3.1

3.4

3.7

47.5

2.2

2.4

2.6

2.9

3.2

3.5

3.8

48.0

2.3

2.5

2.7

3.0

3.3

3.6

4.0

48.5

2.4

2.6

2.8

3.1

3.4

3.7

4 1

49.0

2.4

2.6

2.9

3.2

3.5

3.8

4.2

49.5

2.5

2.7

3.0

3.3

3.6

3.9

4.3

50.0

2.6

2.8

3.1

3.4

3.7

4.0

4.5

50.5

2.7

2.9

3.2

3.5

3.8

4.2

4.6

51.0

2.8

3.0

3.3

3.6

3.9

4.3

4.8

51.5

2.8

3.1

3.4

3.7

4.0

4.4

4.9

52.0

2.9

3.2

3.5

3.8

4.2

4.6

5.1

52.5

3.0

3.3

3.6

3.9

4.3

4.7

5.2

53.0

3.1

3.4

3.7

4.0

4.4

4.9

5.4

53.5

3.2

3.5

3.8

4.2

4.6

5.0

5.5

54.0

3.3

3.6

3.9

4.3

4.7

5.2

5.7

54.5

3.4

3.7

4.0

4.4

4.8

5.3

5.9

55.0

3.5

3.8

4.2

4.5

5.0

5.5

6.1

55.5

3.6

3.9

4.3

4.7

5.1

5.7

6.3

56.0

3.7

4.0

4.4

4.8

5.3

5.8

6.4

56.5

3.8

4.1

4.5

5.0

5.4

6.0

6.6

57.0

3.9

4.3

4.6

5.1

5.6

6.1

6.8

57.5

4.0

4.4

4.8

5.2

5.7

6.3

7.0

58.0

4.1

4.5

4.9

5.4

5.9

6.5

7.1

58.5

4.2

4.6

5.0

5.5

6.0

6.6

7.3

59.0

4.3

4.7

5.1

5.6

6.2

6.8

7.5

59.5

4.4

4.8

5.3

5.7

6.3

6.9

7.7

60.0

4.5

4.9

5.4

5.9

6.4

7.1

7.8

60.5

4.6

5.0

5.5

6.0

6.6

7.3

8.0

61.0

4.7

5.1

5.6

6.1

6.7

7.4

8.2

61.5

4.8

5.2

5.7

6.3

6.9

7.6

8.4

62.0

4.9

5.3

5.8

6.4

7.0

7.7

8.5

62.5

5.0

5.4

5.9

6.5

7.1

7.8

8.7

63.0

5.1

5.5

6.0

6.6

7.3

8.0

8.8

63.5

5.2

5.6

6.2

6.7

7.4

8.1

9.0

64.0

5.3

5.7

6.3

6.9

7.5

8.3

9.1

64.5

5.4

5.8

6.4

7.0

7.6

8.4

9.3

65.0

5 5

5.9

6.5

7.1

7.8

8.6

9.5

65.5

5.5

6.0

6.6

7.2

7.9

8.7

96

66.0

5.6

6.1

6.7

7.3

8.0

8.8

9.8

66.5

5.7

6.2

6.8

7.4

8.1

9.0

9.9

67.0

5.8

6.3

6.9

7.5

8.3

9.1

10.0

67.5

5.9

64

7.0

7.6

8.4

9.2

10.2

68.0

6.0

6.5

7.1

7.7

8.5

9.4

10.3

68.5

6.1

6.6

7.2

7.9

8.6

9.5

10.5

69.0

6.1

6.7

7.3

8.0

8.7

9.6

10.6

69.5

6.2

6.8

7 4

8.1

8.8

9.7

10.7

70.0

6.3

6.9

7.5

8.2

9.0

9.9

10.9

70.5

6.4

6.9

7.6

8.3

9.1

10.0

11.0

71.0

6.5

7.0

7.7

8.4

9.2

10.1

11.1

71.5

6.5

7.1

7.7

8.5

9.3

10.2

11.3

72.0

6.6

7.2

7.8

8.6

9.4

10.3

11.4

72.5

6.7

7.3

7.9

8.7

9.5

10.5

11.5

73.0

6.8

7.4

8.0

8.8

9.6

10.6

11.7

73.5

6.9

7.4

8.1

8.9

9.7

10.7

11.8

74.0

6.9

7.5

8.2

9.0

9.8

10.8

11.9

74.5

7.0

7.6

8.3

9.1

9.9

10.9

12.0

75.0

7.1

7.7

8.4

9.1

10.0

11.0

12.2

75.5

7.1

7.8

8.5

9.2

10.1

11.1

12.3

76.0

7.2

7.8

8.5

9.3

10.2

11.2

12.4

76.5

7.3

7.9

8.6

9.4

10.3

11.4

12.5

77.0

7.4

8.0

8.7

9.5

10.4

11.5

12.6

77.5

7.4

8.1

8.8

9.6

10.5

11.6

12.8

78.0

7.5

8.2

8.9

9.7

10.6

11.7

12.9

78.5

7.6

8.2

9.0

9.8

10.7

11.8

13.0

79.0

7.7

8.3

9.1

9.9

10.8

11.9

13.1

79.5

7.7

8.4

9.1

10,0

10.9

12.0

13.3

80.0

7.8

8.5

9.2

10.1

11.0

12.1

13.4

80.5

7.9

8.6

9.3

10.2

11.2

12.3

13.5

81.0

8.0

8.7

9.4

10.3

11.3

12.4

13.7

81.5

8.1

8.8

9.5

10.4

11.4

12.5

13.8

82.0

8.1

8.8

9.6

10.5

11.5

12.6

13.9

82.5

8.2

8.9

9.7

10.6

11.6

12.8

14.1

83.0

8.3

9.0

9.8

10.7

11.8

12.9

14.2

83.5

8.4

9.1

9.9

10.9

11.9

13.1

14.4

84.0

8.5

9.2

10.1

11.0

12.0

13.2

14.5

84.5

8.6

9.3

10.2

11.1

12.1

133

14.7

85.0

8.7

9.4

10.3

11.2

12.3

13.5

14.9

 

PHỤ LỤC 14: BẢNG THAM CHIẾU CHU VI VÒNG ĐẦU CỦA TRẺ

Bảng PL14a. Tham chiếu chu vi vòng đầu của trẻ trai

Năm:

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Chu vi vòng đầu cm)

-3SD

-2SD

-1SD

Median

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

30,7

31,9

33,2

34,5

35,7

37

38,3

0:

1

1

33,8

34,9

36,1

37,3

38,4

39,6

40,8

0:

2

2

35,6

36,8

38

39,1

40,3

41,5

42,6

0:

3

3

37

38,1

39,3

40,5

41,7

42,9

44,1

0:

4

4

38

39,2

40,4

41,6

42,8

44

45,2

0:

5

5

38,9

40,1

41,4

42,6

43,8

45

46,2

0:

6

6

39,7

40,9

42,1

43,3

44,6

45,8

47

0:

7

7

40,3

41,5

42,7

44

45,2

46,4

47,7

0:

8

8

40,8

42

43,3

44,5

45,8

47

48,3

0:

9

9

41,2

42,5

43,7

45

46,3

47,5

48,8

0:

10

10

41,6

42,9

44,1

45,4

46,7

47,9

49,2

0:

11

11

41,9

43,2

44,5

45,8

47

48,3

49,6

1:

0

12

42,2

43,5

44,8

46,1

47,4

48,6

49,9

1:

1

13

42,5

43,8

45

46,3

47,6

48,9

50,2

1:

2

14

42,7

44

45,3

46,6

47,9

49,2

50,5

1:

3

15

42,9

44,2

45,5

46,8

48,1

49,4

50,7

1:

4

16

43,1

44,4

45,7

47

48,3

49,6

51

1:

5

17

43,2

44,6

45,9

47,2

48,5

49,8

51,2

1:

6

18

43,4

44,7

46

47,4

48,7

50

51,4

1:

7

19

43,5

44,9

46,2

47,5

48,9

50,2

51,5

1:

8

20

43,7

45

46,4

47,7

49

50,4

51,7

1:

9

21

43,8

45,2

46,5

47,8

49,2

50,5

51,9

1:

10

22

43,9

45,3

46,6

48

49,3

50,7

52

1:

11

23

44,1

45,4

46,8

48,1

49,5

50,8

52,2

2:

0

24

44,2

45,5

46,9

48,3

49,6

51

52,3

 

Bảng PL14b. Tham chiếu chu vi vòng đầu của trẻ gái

Năm:

Tháng

Tháng tuổi

Z-Scores (Chu vi vòng đầu cm)

-3SD

-2SD

-1SD

Median

1SD

2SD

3SD

0:

0

0

30,3

31,5

32,7

33,9

35,1

36,2

37,4

0:

1

1

33

34,2

35,4

36,5

37,7

38,9

40,1

0:

2

2

34,6

35,8

37

38,3

39,5

40,7

41,9

0:

3

3

35,8

37,1

38,3

39,5

40,8

42

43,3

0:

4

4

36,8

38,1

39,3

40,6

41,8

43,1

44,4

0:

5

5

37,6

38,9

40,2

41,5

42,7

44

45,3

0:

6

6

38,3

39.6

40,9

42,2

43,5

44,8

46,1

0:

7

7

38,9

40,2

41,5

42,8

44,1

45,5

46,8

0:

8

8

39,4

40,7

42

43,4

44,7

46

47,4

0:

9

9

39,8

41,2

42,5

43,8

45,2

46,5

47,8

0:

10

10

40,2

41,5

42,9

44,2

45,6

46,9

48,3

0:

11

11

40,5

41,9

43,2

44,6

45,9

47,3

48,6

1:

0

12

40,8

42,2

43,5

44,9

46,3

47,6

49

1:

1

13

41,1

42,4

43,8

45,2

46,5

47,9

49,3

1:

2

14

41,3

42,7

44,1

45,4

46,8

48,2

49,5

1:

3

15

41,5

42,9

44,3

45,7

47

48,4

49,8

1:

4

16

41,7

43,1

44,5

45,9

47,2

48,6

50

1:

5

17

41,9

43,3

44,7

46,1

47,4

48,8

50,2

1:

6

18

42,1

43,5

44,9

46,2

47,6

49

50,4

1:

7

19

42,3

43,6

45

46,4

47,8

49,2

50,6

1:

8

20

42,4

43,8

45,2

46,6

48

49,4

50,7

1:

9

21

42,6

44

45,3

46,7

48,1

49,5

50,9

1:

10

22

42,7

44,1

45,5

46,9

48,3

49,7

51,1

1:

11

23

42,9

44,3

45,6

47

48,4

49,8

51,2

2:

0

24

43

44,4

45,8

47,2

48,6

50

51,4

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bài giảng nhi khoa, tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.

2. Bài giảng nhi khoa, tập 2, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.

3. Bộ Y Tế, Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18/8/2016 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0-72 tháng tuổi.

4. Bộ Y tế, Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 6/1/2023 về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về chăm sóc phát triển trẻ toàn diện trong 5 năm đầu đời.

5. Dinh dưỡng trong điều trị nhi khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.

6. Giáo trình kỹ năng y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2019.

7. Hoàng Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn Thu Nhạn, Hoàng Trọng Kim. Sách giáo khoa Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học, 2016.

8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh viện Nhi Trung ương. 2019.

9. Quyết định 845/QĐ-BYT về lịch tiêm các vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, HIB trong dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia ra ngày 17 tháng 3 năm 2010.

10. Triệu chng học nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2018.

11. Viện Dinh Dưỡng. Các Phương Pháp Đánh Giá và Theo Dõi Tình Trạng Dinh Dưỡng. Dinh Dưỡng và an Toàn Thực Phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2012.

12. Sổ theo dõi Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế, 2023

13. Hướng dẫn Chăm sóc Phát triển Trẻ Toàn diện (Care for Child Development) của Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, 2012. Tài liệu dịch thuật bởi trung tâm RTCCD.

Tài liệu tiếng Anh

1. AAP: Media and children communication toolkit

2. A. Patricia Wodi, Neil Murthy, Henry Bernstein, et all Advisory Committee on Immunization Practices Recommended Immunization Schedule for Children and Adolescents Aged 18 Years or Younger—United States, 2022. https://www.cdc.gov/vaccines/schedules/downloads/child/0-18yrs- child-combined-schedule.spdf.

3. Archives of Disease in Childhood 2022; 107 i-i Published Online First: 19 Oct 2022. doi: 10.1136/archdischild-2022-324969

4. Bright Futures/American Academy of Pediatrics (AAP): Recommendations for preventive pediatric health care, 2021

5. Bright Futures/American Academy of Pediatrics Recommendations for Preventive Pediatric Health Care (Periodicity Schedule)-Updated July 2022

6. CDC's Revised Developmental Milestone Checklists. Learn the Signs. Act Early program. https://www.cdc.gov/ActEarly/Materials.

7. Douglas C. Heimburger; Roland L. Weinsier. Handbook of Clinical Nutrition 4th Edition.(p31- 53).

8. Human Nutrition. 13th edition. Barry Bogin; Bridget A Holmes. Chapter: Nutritional Assessment Methods. Publisher: Oxford University Press.(pp.613-646).

9. Joan Webster, Angela Madden. Handbook of Nutrition and Dietetics. Oxford press third edition 2020.

10. Pocket book of primary health care for children and adolescents: guidelines for health promotion, disease prevention and management from the newborn period to adolescence (2022)

11. United Nations Children’s Fund-UNICEF (2017). Programme guidance for early childhood development.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2246/QĐ-BYT năm 2024 về Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 2246/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/08/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Trần Văn Thuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản