Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 224/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 1987

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ : DÂY ĐỒNG HỒ ĐEO TAY BẰNG KIM LOẠI KIỂU KHÓA BẤM – KÝ HIỆU 53 TCV 129 - 87

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983.
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa;
- Căn cứ Thông tư số 488/LHKT/TT ngày 5-6-1986 của Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn địa phương về : Dây đồng hồ đeo tay bằng kim loại kiểu khóa bấm, ký hiệu 53 TVC 129 – 87.

ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở Quốc doanh, Công tư hợp doanh, tập thể và cá thể), cũng như trong lưu thông phân phối.

ĐIỀU 3: Các cơ quan quản lý phải đôn đốc, theo dõi, kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối.

ĐIỀU 4: Tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày ký được lưu hành trong toàn thành phố.

ĐIỀU 5: Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố, Liên hiệp xã thành phố, chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện , Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và các cơ sở liên quan đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng này trong thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Văn Triết

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

DÂY ĐỒNG HỒ ĐEO TAY BẰNG KIM LOẠI KIỂU KHÓA BẤM

53 TCV 129 – 87

- Cơ quan biên soạn : XÍ NGHỆIP CÔNG TƯ HỢP DOANH ĐỒNG HỒ SÀI GÒN

- Cơ quan đề nghị ban hành : CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

- Cơ quan trình duyệt : ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cơ quan xét duyệt và ban hành : ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quyết định ban hành số : 224/QĐ-UB ngày 02-11-1987

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

DÂY ĐỒNG HỒ ĐEO TAY BẰNG KIM LOẠI KIỂU KHÓA BẤM

53 TCV 129 – 87

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ C\HÍ MINH

Có hiệu lực từ :

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho dây đồng hồ đeo tay nam, nữ bằng kim loại kiểu có khóa bấm, được sản xuất và lưu thông phân phối trong thành phố Hồ Chí Minh.

1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN.

Hình dạng và kích thước cơ bản của dây đồng hồ đeo tay phải phú hợp với các quy định trên hình vẽ trong bảng.

Kích thước cơ bản

Mẫu quy định

Dây nam

Dây nữ

1. Chiều dài của dây khi điều chỉnh khóa bấm ở vị trí dài nhất

150 ± 3

140 ± 3

2. Chiều dài của dây khi điều chỉnh khóa bấm ở vị trí ngắn nhất

136 ± 3

128 ± 3

3. Chiều dài tối đa của dây khi mở hết khóa bấm

216 ± 3

207 ± 3

5. Chiều ngang của 2 móc đầu bằng lắp ráp vào vỏ đồng hồ

18 ± 0,2

14 ± 0,2

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT :

2.1- Các chi tiết của dây đồng hồ đeo tay phải được chế tạo bằng các vật liệu sau :

- Móc dây : Thép không rỉ, thau lá.

- Chốt, lò xo : Dây thép không rỉ, dây thau.

- Khóa bấm : Thép không rỉ.

Cho phép thay thế bằng các loại vật liệu có cơ tính tương đương.

2.2- Các mối lắp của các mốc dây, không được lỏng lẻo, độ rơ ngang và cơ dọc không quá 0,2mm. Các cạnh của dây không được có bavia, không sắc cạnh.

2.3- Độ nhám bề mặt của dây đồng hồ theo TCV N 2611 = 78, không thấp hơn Ra = 1,25 + 0,63 Mm (tương đương ).

2.4- Cơ cấp bấm khóa phải chắc chắn, lực tách rời khóa bấm không thấp hơn 20 N cho dây nữ và không thấp hơn 30 N cho dây nam.

2.5- Cơ cấp bấm khóa phải bảo đảm độ bền thao tác liên tục 500 lần không bị hỏng.

2.6- Lực phá hủy cơ cấu điều chỉnh chiều dài dây không thấp hơn 200N.

2.7- Dây đồng hồ làm bằng thau lá hoặc thep carbon phải được xi mạ Ni, Cr. Lớp mạ này phải đạt tối thiểu hạng C53 TCV 30 – 77.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ :

3.1- Mẫu và phương pháp lấy mẫu phải phú hợp với các tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật tương ứng.

3.2- Kiểm tra kích thước cơ bản bằng các dụng cụ đo thông dụng.

3.3- Kiểm tra độ nhám bề mặt của dây đồng hồ bằng cách so sánh với mẫu chuẩn hoặc bằng máy đo chuyên dung.

3.4- Kiểm tra độ bền thao tác : Thao tác đóng mở dây đồng hồ lien tục 500 lần. Mỗi lần bấm khóa và mở ra tính như 1 lần thao tác. Sau khi thử, cơ cấu hiệu chỉnh chiều dài dây và cơ cấu bấm khóa không bị hư hỏng. Biến dạng hay long sọc.

3.5- Kiểm tra lực phá hủy cơ cấu điều chỉnh chiều dài và tách rời khóa bấm bằng lực kế hoặc trên máy kháng kéo.

3.6- Kiểm tra lớp mạ theo 53 TCV 32-77.

4. GHI NHÃN – BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN :

4.1- Trên bề mặt của dây đồng hồ đeo tay phải ghi tên hiệu hoặc dấu hiệu của cơ sở sản xuất .

4.2- Mỗi sợi dây đồng hồ được bỏ trong 1 túi nylon và được gắn trên 1 tấm lót bằng giấy cứng.

4.3- Trên bề mặt mỗi hộp phải dán nhãn hiệu gồm nội dung :

- Tên sản phẩm (ký hiệu kèm theo).

- Tên địa chỉ cơ sở sản xuất.

- Số đăng ký NKCL.

- Số hiệu tiêu chuẩn này.

4.4- Dây đồng hồ đeo tay phải được bảo quản nơi khô ráo, không cho phép để nơi có các loại hóa chất ăn mòn hoặc bụi bẩn.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 224/QĐ-UB năm 1987 ban hành tiêu chuẩn địa phương về: Dây đồng hồ đeo tay bằng kim loại kiểu khóa bấm, ký hiệu 53 TVC 129 – 87 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 224/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/11/1987
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Văn Triết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản