Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2237/QĐ-UBND

Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về phân loại đô thị;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 14d/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thông qua Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiến Huế về việc phê duyệt Đề cương Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 25-QĐ/TU ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Tỉnh ủy về việc thành lập ban Chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn Ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét Tờ trình số 836/TTr-SXD ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

Xây dựng, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo hướng “đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường”.

Đô thị Thừa Thiên Huế được xây dựng theo mô hình “chùm đô thị, đa trung tâm”, bao gồm: “đô thị thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh”; trong đó thành phố Huế hiện nay sẽ là đô thị hạt nhân để thúc đẩy đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Tầm nhìn

- Trước năm 2015: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời là trung tâm của khu vực miền Trung, cực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Đến năm 2025: Phát triển thành phố với cấu trúc đô thị sinh thái hoàn chỉnh - xứng tầm là đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á.

- Sau 2025: Đô thị Thừa Thiên Huế hoàn chỉnh theo các chương trình và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố “đô thị sinh thái cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường” phát triển năng động của khu vực, là thành phố Festival và du lịch đặc sắc hấp dẫn trên thế giới.

II. MỤC TIÊU

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trước năm 2015. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo lớn của cả nước, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

III. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ

1. Các chỉ tiêu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025

a) Về kinh tế - xã hội:

- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trên 13%/năm, trong đó: Các ngành dịch vụ tăng 13 - 13,5%; Công nghiệp - xây dựng tăng 16 - 17%; Nông - lâm - ngư nghiệp tăng 2 - 3%.

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt trên trung bình của cả nước khoảng 2.300 USD, gấp 2 lần so năm 2010, năng suất lao động xã hội tăng gấp 1,8 - 2 lần so với năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: dịch vụ 48%; công nghiệp và xây dựng 43%; nông - lâm - ngư nghiệp 9%.

- Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 260 nghìn tấn.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 700 triệu USD.

- Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm đạt 90 - 100 nghìn tỷ đồng.

- Thu ngân sách tăng bình quân >20%/năm; đạt khoảng 6.000 - 6.500 tỷ đồng.

b) Về phát triển đô thị:

- Dân số toàn đô thị Thừa Thiên Huế: năm 2015 khoảng 1.150.000 người; năm 2025 khoảng 1.395.000 người;

- Tỷ lệ đô thị hóa: năm 2015 khoảng 50% - 60%; năm 2025 khoảng 65% - 70%;

- Đất xây dựng đô thị: năm 2015 khoảng 7000 - 9000ha, bình quân 130 - 150m2/người; năm 2025 khoảng 16.000 - 18.000ha, bình quân 150 - 170 m2/người.

- Nhà ở: năm 2015 khoảng 15 - 20m2/sàn/người; năm 2025 khoảng 20 - 25m2/sàn/người.

c) Về phát triển nông thôn:

- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn: năm 2015 khoảng 12.000 ha – trên 200m2/ người; năm 2025 khoảng 6.800ha - trên 200m2/ người.

- Đất ở: 80m2/ người.

- Đảm bảo các tiêu chí nông thôn mới (theo bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới).

d) Về phát triển hạ tầng kỹ thuật:

TT

Hạ tầng

Năm 2015

Năm 2025

Nông thôn

Thành thị

TX- TP

Nông thôn

Thành thị

TX - TP

1

Cấp điện

170

kW/người

250

kW/người

350- 500

kW/người

375

kW/ người

700

kW/người

1000-1200

kW/người

2

Cấp nước

80 lít/ ngày

100

lít/ngày

120

lít/ngày

100

lít/ngày

120

lít/ngày

150

lít/ngày

3

Thoát nước

80 lít/ ngày

100

lít/ngày

120

lít/ngày

100

lít/ngày

120

lít/ngày

150

lít/ngày

4

Giao thông

15-25%

 

 

15- 25%

 

 

5

Cây xanh

12

m2/người

 

 

15

m2/người

 

 

2. Định hướng phát triển không gian đô thị

a) Phát triển theo không gian kinh tế:

- Phân bố theo thềm địa hình: vùng đồng bằng ven biển thuộc Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Huế, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc; Vùng gò đồi miền núi thuộc A Lưới và Nam Đông.

- Phân bố theo trục kinh tế động lực: Trục Bắc Nam dọc Quốc lộ IA và ven biển bao gồm: Phong Điền - Quảng Điền - Hương Trà - Huế - Hương Thủy - Phú Lộc, Chân Mây - Lăng Cô. Trục Đông Tây: Huế - Bình Điền - A Lưới (Quốc lộ 49); Huế - Phong Điền - A Lưới (đường 71); Huế - Nam Đông - A Lưới (đường 74).

b) Phát triển theo phân bố lực lượng sản xuất:

- Vùng đồng bằng ven biển là vùng động lực chính, vùng phát triển của thành phố, tập trung chủ yếu các khu kinh tế, khu cụm công nghiệp, các khu du lịch nghỉ dưỡng, các trung tâm dịch vụ xã hội, các đầu mối kỹ thuật và các trung tâm dân cư đô thị lớn.

- Vùng gò đồi miền núi phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng, các trung tâm thương mại cửa khẩu, các vùng trang trại, vùng sinh thái phòng hộ và các đô thị trung tâm về phía Tây.

3. Mô hình phát triển đô thị, nông thôn

a) Phát triển hệ thống đô thị:

Mô hình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế sẽ theo hướng “chùm đô thị, đa trung tâm”, bao gồm:

Đô thị trung tâm: thành phố Huế hiện nay và khu vực mở rộng bao gồm nội thị của thị xã Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An và thị trấn Bình Điền; với diện tích khoảng 230km2. Quy mô dân số đô thị trung tâm năm 2015 khoảng 475.000 người; đến năm 2025 khoảng 610.000 người. Với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu,… cấp vùng cấp quốc gia và quốc tế; thành phố Festival đồng thời là một thành phố cố đô của Việt Nam. Đây là vùng đô thị tập trung sẽ trở thành cực phát triển đô thị và là nội thị của thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai.

- Đô thị vệ tinh Chân Mây - Lăng Cô (đô thị loại III): cực phát triển phía Nam, cùng với đô thị trung tâm trở thành vùng động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn đô thị Thừa Thiên Huế.

- Đô thị vệ tinh gồm các đô thị hiện có (trung tâm các huyện ngoại thị của đô thị Thừa Thiên Huế) như: Phong Điền, Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Khe Tre và A Lưới. Các đô thị mới Điền Hải, An Lỗ, Phong Mỹ, Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, A Đớt, Hồng Vân... Các đô thị vệ tinh sẽ hỗ trợ một phần chức năng và giảm áp lực cho đô thị trung tâm.

b) Phát triển điểm dân cư nông thôn:

Điểm dân cư nông thôn được phân bố theo cụm điểm, tuyến và phân tán ở 2 vùng đồng bằng ven biển đầm phá và đồi núi. Phát triển gắn với các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, sản suất nông - lâm - thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ; các trung tâm dịch vụ, chợ biên giới; vùng kinh tế quốc phòng, đồn trạm biên phòng, hải đảo. Phát triển nhiều loại hình nông thôn - sinh thái - du lịch nhất là ở vùng ven các đô thị.

- Đẩy mạnh phát triển ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, dịch vụ để chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng phát triển lực lượng lao động phi nông nghiệp.

4. Phát triển hạ tầng đô thị

a) Hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông: Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông đối ngoại và hạ tầng các đô thị; mở rộng và nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây, đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan. Đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông đối nội: cầu đường bộ qua Sông Hương; đường La Sơn – Nam Đông; mở rộng Quốc lộ IA đoạn La Sơn - Hải Vân và 02 hầm đường bộ Phú Gia và Phước Tượng, nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A, 49B; tiếp tục đầu tư đường 74, 71. Ưu tiên đầu tư, chỉnh trang hệ thống giao thông chính kết nối đồng bộ giữa các cụm đô thị động lực và các đô thị vệ tinh để tạo những thay đổi tích cực về diện mạo và gắn kết hữu cơ trên toàn địa bàn. Phát triển hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và các tuyến giao thông vào các khu sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu.

- Cấp nước: Hoàn thành hệ thống cấp nước đến các xã vùng ven biển đảm bảo cung cấp nước sạch và nâng cao chất lượng nước cho các khu đô thị khu công nghiệp, khu du lịch, các hộ dân ở vùng đồng bằng, các thị trấn và vùng dân cư tập trung của 2 huyện Nam Đông và A Lưới.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: hoàn thành cơ bản hệ thống này tại các điểm đô thị trung tâm và vệ tinh. Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề; đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung.

Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác: cấp điện, thông tin liên lạc,... cũng được đầu tư đồng bộ.

b) Hạ tầng xã hội:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công trình công cộng cấp đô thị như: các cơ sở y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ, các khu đô thị, các khu nhà ở mới, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở sinh viên. Xây dựng hoàn thiện Trung tâm y tế chuyên sâu, hoàn thành cơ bản xây dựng Làng đại học; phát triển và nâng cao chất lượng các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, nâng cấp hệ thống trường phổ thông. Xây dựng đồng bộ thiết chế văn hóa các cấp; quy hoạch, xây dựng các công trình văn hóa, hệ thống bảo tàng, công viên, tượng đài, các khu bảo tồn thiên nhiên...

IV. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1. Các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2015

Ngoài các giải pháp phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế xã hội cần tập trung đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực để khắc phục các hạn chế nhằm đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn đô thị loại I, bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tập trung rà soát các quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch xây dựng đô thị, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh theo định hướng phát triển đô thị toàn tỉnh, quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thuận An theo hướng mở rộng đạt chuẩn đô thị loại IV, quy hoạch chung xây dựng các thị trấn mới như: Bình Điền, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân, La Sơn, An Lỗ, Điền Hải, Phong Mỹ... tập trung công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 toàn tỉnh và các địa phương;

- Huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống đô thị vệ tinh nhất là các đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền..., đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị ở thành phố Huế nhất là các dự án xử lý nước thải, các dự án chỉnh trang đô thị, các dự án đầu tư khu đô thị mới ở Khu quy hoạch An Vân Dương, nâng cao chất lượng đô thị hóa trên toàn tỉnh, đầu tư phát triển các khu cụm đô thị mới. Phát triển các cơ sở hạ tầng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở sinh viên, nhà ở cho các khu công nghiệp, xây dựng mới các khu tái định cư, khu dân cư tập trung ở các đô thị...

- Phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, tăng cường kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với quy mô lớn; đồng thời tập trung các giải pháp cải cách hành chính, giải quyết mọi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trên các lĩnh vực, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm huy động tối đa tổng mức đầu tư toàn xã hội để phát triển kinh tế xã hội...

- Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ nguồn lực của trung ương, huy động cao nhất nguồn lực trong và ngoài nước như các nguồn vốn ODA, NGO... để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật như giao thông bằng nhiều hình thức (BT, BOT, BTO...), đặc biệt là giao thông đối ngoại, giao thông kết nối các đô thị vệ tinh, kết nối đô thị miền núi Nam Đông, A Lưới và thành phố Huế...

- Ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước cho các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đô thị ở các đô thị vệ tinh; phát triển hạ tầng cấp điện, thông tin liên lạc...

- Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn toàn diện, thực hiện quy hoạch và xây dựng nông thôn mới, tăng cường công tác đào tạo nghề trong nông thôn, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang lao động phi nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, công nghiệp...

- Thực hiện Kế hoạch triển khai Quyết định 1955/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế - xã hội Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhằm đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nông thôn.

- Triển khai thực hiện Quyết định 818/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn di tích cố đô Huế nhằm phát huy tối đa giá trị văn hóa Huế và di sản cố đô Huế góp phần xây dựng Huế thực sự là thành phố Festival đặc trưng - một trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hóa và du lịch.

2. Lộ trình thực hiện

a) Lập chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2010 - 2015 (2010 - 2012, 2013 - 2015) và sau 2015 trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua để triển khai thực hiện.

b) Lập Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2025 theo định hướng xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Lập Đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên Huế là đô thị loại I trực thuộc Trung ương (trong năm 2012 - 2013) trình Chính phủ phê duyệt.

d) Lập Đề án xin công nhận đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương, trình Chính phủ thông qua (vào cuối 2013) để Chính phủ trình Quốc Hội xem xét quyết định trong năm 2014.

3. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

a) Các chương trình trọng điểm:

- Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị, trọng tâm là đô thị Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Thuận An;

- Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai;

- Chương trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô;

- Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội;

- Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;

- Chương trình phát triển công nghệ thông tin và công nghệ cao.

- Chương trình xây dựng mạng lưới hạ tầng chính (giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước) kết nối mạng lưới đô thị thành phố trung tâm với các đô thị vệ tinh độc lập phía Nam và các đô thị vệ tinh phụ thuộc phía Bắc...

b) Các dự án ưu tiên đầu tư:

- Các đề án phát triển đô thị Thừa Thiên Huế (quy hoạch, xây dựng đô thị - Phụ lục 1).

- Các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư (Phụ lục 2);

- Các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA (Phụ lục 3);

- Các dự án đầu tư từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực: công nghiệp

- công nghệ thông tin, thương mại - du lịch, nông nghiệp, giáo dục - y tế, giao thông, khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và đô thị mới An Vân Dương (Phụ lục 4).

4. Các giải pháp chủ yếu

a) Cụm giải pháp về vốn:

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu thương mại. Thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động mạnh mẽ nguồn lực trong nhân dân, các doanh nghiệp ngoài nhà nước từ các địa phương trong cả nước và vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, và các ngành nghề phi nông nghiệp bằng các hình thức góp vốn liên doanh, BOT, BT, PPP…

- Có cơ chế thu hút và định hướng các nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực có khả năng hấp thụ vốn nhanh và tạo bước đột phá trong phát triển, nhất là các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực; chú trọng đến chất lượng các dự án (ngành, nghề, đối tác đầu tư, trình độ công nghệ, mức độ sử dụng tài nguyên và nguồn lực quý hiếm, mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước, các tác động lan tỏa, thân thiện với môi trường...).

- Rà soát, sắp xếp các thứ tự ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hợp lý để tạo bước đột phá trong phát triển, trình tự ưu tiên theo các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội đô thị; mức độ hoàn thành. Ưu tiên đầu tư cho các dự án quan trọng về cung cấp các dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục), các dự án có tác động thúc đẩy phát triển nhanh (như kết cấu hạ tầng lớn, đào tạo nguồn nhân lực), dự án có hiệu quả kinh tế ở giai đoạn sắp hoàn thành.

- Cân đối nguồn thu phát sinh trên địa bàn để phát triển hệ thống hạ tầng, tiện ích đô thị và tạo quỹ đất sạch. Áp dụng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất tại các đô thị mới, các điểm dịch vụ, các loại đất có thể sinh lời cần thiết để tạo vốn phát triển hạ tầng.

b) Cụm giải pháp về nguồn nhân lực:

- Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo.

- Ban hành các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về địa phương; phát huy năng lực của cán bộ, công chức.

- Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách khuyến khích công tác, nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng thành quả công nghệ mới.

- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhất là cán bộ quản lý đô thị; cán bộ chuyên môn kỹ thuật; chuẩn bị bộ máy cho thành phố Thừa Thiên Huế tương lai.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm, phát triển nâng cấp có trọng điểm các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương về kinh phí khuyến công quốc gia để đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

c) Cụm giải pháp về quản lý xây dựng và kiến trúc đô thị:

- Ưu tiên ngân sách để tổ chức lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nhất là các quy hoạch thuộc cụm đô thị động lực, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới, quy hoạch điểm dân cư nông thôn,... Nâng cao chất lượng các đề án quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc đô thị.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng từ các khâu quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển, chuẩn bị đầu tư, tổ chức thi công, giám sát...để nâng cao hiệu quả đầu tư; phòng ngừa kịp thời các trường hợp tham ô, lãng phí, vi phạm pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

a) Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo để kiểm tra, giám sát, đôn đốc và đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án này tại các Sở, Ban ngành và địa phương có liên quan.

b) Sở Xây dựng: Tổ chức lập Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án được duyệt. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả về Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đảm bảo việc thực hiện theo đúng lộ trình tới 2013 và 2015 để phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các ngành liên quan hoàn chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (nhiệm kỳ 2011 - 2015) theo hướng bổ sung lồng ghép các chương trình, dự án phát triển đô thị đến năm 2015. Tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh các giải pháp hỗ trợ huy động vốn đầu tư để thực hiện các dự án phát triển đô thị.

d) Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế; Ban

Quản lý khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có kế hoạch lập quy hoạch, tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn thực hiện chương trình phát triển đô thị, cũng như tăng cường kêu gọi và huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế; Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp Tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

PHỤ LỤC 1

CÁC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tên Đề án, Quy hoạch

Thời gian thực hiện

I

Quy hoạch

 

1

Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế

2011

2

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng đô thị Huế

2010-2012

3

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thị trấn Thuận An mở rộng

2010-2011

4

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Bình Điền

2010-2011

5

Qui hoạch chung xây dựng đô thị A Lưới

2010-2011

6

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Vinh Thanh

2011

7

Qui hoạch chung xây dựng đô thị A Đớt

2010-2012

8

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thị trấn Phú Lộc

2009-2010

9

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thị trấn Phong Điền

2011-2012

10

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thị trấn Khe Tre

2011-2012

11

Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thị trấn Sịa

2011-2012

12

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Thanh Hà

2011-2012

13

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Hồng Vân

2012-2013

14

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Điền Lộc

2012-2013

15

Qui hoạch chung xây dựng đô thị La Sơn

2010-2011

16

Qui hoạch chung xây dựng đô thị Điền Hải

2012-2013

17

Qui hoạch chung xây dựng đô thị An Lỗ

2011-2012

18

Lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất các huyện

2010- 2011

19

Lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất toàn Tỉnh

2010- 2011

20

Lập chương trình phát triển đô thị các huyện thị

2010

21

Điều chỉnh Qui hoạch xây dựng khu đô thị mới An-Vân-Dương

2009- 2013

22

Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng khu Trung tâm phía Nam TP Huế

2011- 2012

II

Đề án

 

23

Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

2010

24

Đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên Huế là đô thị loại I trực thuộc Trung ương

2012-2013

25

Đề án xin công nhận đô thị Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

2013

26

Lập đề án thành lập Hương Trà

2011

27

Lập đề án thành lập Thuận An

2011-2012

28

Lập thủ tục thành lập đô thị mới Phú Đa

2010-2011

29

Lập thủ tục thành lập đô thị mới Bình Điền

2011-2012

30

Lập đề án thành lập đô thị mới Điền Lộc

2011-2012

31

Lập đề án thành lập đô thị mới Thanh Hà

2011-2012

32

Lập đề án thành lập đô thị mới Vinh Thanh

2011-2012

33

Lập đề án thành lập đô thị mới Hồng Vân

2012-2013

34

Lập đề án thành lập đô thị mới La Sơn

2012-2013

35

Lập đề án thành lập đô thị mới Chân Mây- Lăng Cô

2013

 

PHỤ LỤC 2

CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2010 – 2013
 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: 1000 tỷ đồng

Số TT

Danh mục dự án đầu tư

Địa điểm xây dựng

Năng lực thiết kế

Phân kỳ đầu tư

Tổng số(Tỷ đồng)

Thời kỳ 2010- 2013

NS TƯ

NS ĐP

 

Tổng cộng

 

 

8.224,2

5.551,5

2.672,7

A

HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

 

5.484,7

3.752,0

1.732,7

I

GIAO THÔNG

 

 

4.467,7

3.242,0

1.225,7

I.1

Hệ thống giao thông đối ngoại

 

 

2.572,0

2.572,0

-

a

Hệ thống giao thông đối ngoại nối cụm đô thị động lực

 

 

1.412,0

1.412,0

-

1

Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 49B từ Thuận An - Vinh Hiền - Lộc Bình - Quốc lộ 1A (ưu tiên đoạn Thuận An - Tư Hiền)

1.000,0

1.000,0

 

2

Cầu Ca Cút và đường vào cầu(Quốc lộ 49B)

Hương Trà - Phú Vang

8,5km đường và 1 cầu

12

12,0

 

3

Nâng cấp đường tỉnh 16

Hương Trà

21,7 Km

150,0

150,0

 

4

Nâng cấp đường tỉnh 18

Hương Thủy-Phú Vang

200,0

200,0

 

5

Nâng cấp Cảng Thuận An

Phú Vang

1,5 triệu T/năm

50,0

50,0

 

b

Trục giao thông đối ngoại nối chùm đô thị vệ tinh

 

 

1.160,0

1.160,0

-

1

Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn La Sơn - hầm Hải Vân và 2 hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng (BOT)

Phú Lộc

40km, 4 làn xe, 02 hầm đường bộ1.400m

550,0

550,0

 

2

Đường 14B từ A Đớt đi cửa khẩu S10

A Lưới

10km

60,0

60,0

 

3

Đường 74 (đường ngang Hồ Chí Minh - QLộ 1A)

Nam Đông - A Lưới

53km

450,0

450,0

 

4

Đường Nguyễn Chí Thanh

Quảng Điền

11,4 km

100,0

100,0

 

I.2

Hệ thống giao thông nội thị

 

 

1.345,7

120,0

1.225,7

a

Hệ thống giao thông nội thị đô thị Huế

 

 

977,0

 

977,0

1

Các cầu đô thị Huế (Đông Ba, Phủ Cam, Vân Dương, Ba Bến, Bao Vinh…)

Huế

 

67,0

 

67,0

2

Cầu đường bộ Bạch Hổ

Huế

 

642,0

 

642,0

3

Nâng cấp, mở rộng các tuyến phố, đường đến các điểm di tích

Huế

 

268,0

 

268,0

b

Hệ thống giao thông các đô thị động lực

 

 

368,7

120,0

248,7

1

Hệ thống giao thông nội thị Hương Thủy

 

 

263,7

120,0

143,7

2

Hệ thống giao thông nội đô đô thị Hương Trà

 

 

65,0

 

65,0

3

Hệ thống giao thông nội đô đô thị Thuận An

 

 

20,0

 

20,0

4

Hệ thống giao thông nội đô đô thị Bình Điền

 

 

20,0

 

20,0

I.3

Hệ thống giao thông nông thôn

 

 

50,0

50,0

-

1

Hệ thống đường ven biển

Toàn tỉnh

239km

50,0

50,0

 

I.4

Hệ thống đường trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Phú Lộc

 

500,0

500,0

 

II

CẤP NƯỚC

 

 

91,0

-

91,0

1

Nâng cấp hệ thống cấp nước các huyện phía Bắc (thị trấn Tứ Hạ; các huyện: Phong Điền, Quảng Điền)

PĐ,QĐ,HT

36 nghìn m3/ngày đêm

25,0

 

25,0

2

Nhà máy nước Phú Lộc

 

6,5 nghìn m3/ngày đêm

10,0

 

10,0

3

Hệ thống cấp nước sạch cho các xã Đông phá Tam Giang - Cầu Hai (giai đoạn 1)

 

 

56,0

 

56,0

III

HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

 

 

776,0

400,0

376,0

1

Dự án Phát triển đô thị Huế

TT-Huế

40 vạn dân

400,0

400,0

 

2

Dự án định cư dân vạn đò thành phố Huế

Huế

gđ 1: 520 hộ;

gđ 2:515 hộ

100,0

100,0

 

3

Chỉnh trang tôn tạo Thượng thành và Eo Bầu

Huế

Chỉnh trang 10km thành, giải tỏa 850hộ

200,0

200,0

 

4

Dự án hạ tầng kỹ thuật nội đô và các điểm du lịch

Huế và vùng phụ cận

 

100,0

100,0

 

5

Hạ tầng đô thị Hương Trà (vỉa hè, lề đường, thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng…)

Hương Trà

10 vạn dân

50,0

 

50,0

6

Hạ tầng đô thị Hương Thủy

Hương Thủy

10 vạn dân

50,0

 

50,0

7

Hạ tầng đô thị Thuận An

Phú Vang

10 vạn dân

100,0

 

100,0

8

Dự án Phát triển đô thị Bình Điền

Hương Trà

10 vạn dân

50,0

 

50,0

9

Hạ tầng đô thị Chân Mây - Lăng Cô

Phú Lộc

20 vạn dân

126,0

 

126,0

IV

HẠ TẦNG CÔNG CỘNG KHÁC

 

 

150,0

110,0

40,0

1

Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu đô thị

Toàn tỉnh

 

20,0

 

20,0

2

Dự án thu gom và xử lý chất thải rắn

"

 

20,0

 

20,0

3

Hạ tầng công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông

"

 

60,0

60,0

 

4

Công cộng khác

"

 

50,0

50,0

 

B

HẠ TẦNG VĂN HÓA XÃ HỘI

 

 

2.114,5

1.219,5

895,0

I

Y tế Xã hội

 

 

363,7

100,0

263,7

1

Các bệnh viện chuyên khoa

 

 

263,7

-

263,7

2

Trung tâm Y tế chuyên sâu miền Trung

 

 

100,0

100,0

-

II

Giáo dục đào tạo

 

 

1.450,8

959,5

491,3

1

Các trường học phổ thông trong thành phố Huế

 

 

50,0

 

50,0

2

Dự án trường chất lượng cao Nguyễn Tri Phương

Huế

1700 Hsinh

120,0

 

120,0

3

Hệ thống trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp

 

 

645,5

645,5

-

4

Đại học Huế

Huế

40.000 sviên

150,0

150,0

 

5

Khu ký túc xá và nội trú (6 dự án)

 

 

321,3

 

321,3

6

Đại học Y Dược Huế

Huế

2.000SV

164,0

164,0

 

III

Văn hóa thông tin

 

 

300,0

160,0

140,0

1

Trùng tu di tích cố đô Huế

Huế

Huế

250,0

150,0

100,0

2

Các dự án tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử

Hương Trà

Toàn tỉnh

50,0

10,0

40,0

C

HẠ TẦNG SẢN XUẤT

 

 

285,0

275,0

10,0

I

Công nghiệp

 

 

20,0

10,0

10,0

1

Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề

 

 

20,0

10,0

10,0

II

Dịch vụ

 

 

265,0

265,0

-

1

Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô

Phú Lộc

 

150,0

150,0

 

2

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt

A Lưới

 

60,0

60,0

 

3

Dự án Cảng cá Tư Hiền (giai đoạn 2)

Phú Lộc

Bến 80m, tàu 500CV

30,0

30,0

 

4

Dự án Cảng cá Thuận An (giai đoạn 2)

Phú Vang

 

25,0

25,0

 

5

Xây dựng các Bến thuyền du lịch đầm phá

 

 

-

 

 

D

HẠ TẦNG KHÁC

 

 

340,0

305,0

35,0

I

Khoa học - Công nghệ thông tin

 

 

80,0

55,0

25,0

1

Các đề tài nghiên cứu triển khai

Toàn tỉnh

 

80,0

55,0

25,0

II

Môi trường

 

 

260,0

250,0

10,0

1

Hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai

Toàn tỉnh

 

10,0

 

10,0

2

Chống xói lở bờ biển Hải Dương - Thuận An

 

 

250,0

250,0

 

 

PHỤ LỤC 3

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN ODA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Triệu USD

TT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Nội dung/ Hoạt động chủ yếu

Tổng vốn đầu tư

Tổng

Vốn ODA

1

Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Huế

Thành phố Huế

Đầu tư hạ tầng giao thông đô thị, cải thiện môi trường đô thị

135

15

2

Xây dựng hệ thống cầu đường bộ qua sông Hương

Huế

Xây dựng các cầu: Cồn Hến, cầu qua sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, cầu vành đai III, cầu Đông Ba, cầu Bao Vinh với qui mô xây dựng vĩnh cửu, tải trọng HL93

133.99

102.59

3

Cầu Hà Trung

Phú Vang- Phú Lộc

Xây dựng cầu bê tông cốt thép tải trọng HL93. Đường hai đầu cầu cấp IV, nền rộng 9.0m, mặt rộng 7.0m. Toàn cầu dài 600 m, rộng 10 m

12.60

11.34

4

Cầu Vĩnh Tu

Quảng Điền

Xây dựng cầu bê tông cốt thép tải trọng HL93. Đường hai đầu cầu cấp IV, nền rộng 9.0m, mặt rộng 7.0m. Toàn cầu dài 2365m, rộng 10m.

43.20

38.80

5

Hệ thống thoát nước thải, xử lý nước thải khu công nghiệp, khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.

Chân Mây- Lăng Cô

Ước tính đến năm 2020, khối lượng nước thải là tại khu vực Chân Mây là 30646 m3/ngày.đêm.

30.00

3.00

6

Phát triển hạ tầng nông thôn (đường, điện, vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực...)

Vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai

Phát triển nông thôn theo mô hình nông thôn mới

8

0.5

7

Xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây

Phú Lộc

Xây dựng đê chắn sóng để đảm bảo ổn định công trình, tăng năng lực khai thác hàng hóa qua cảng và neo đậu thuyền trong mùa mưa bão

61.60

56.00

8

Đầu tư xây dựng hệ thống đê biển, đầm phá

Vùng ven biển và đầm phá Tam Giang- Cầu Hai

Hệ thống đê ngăn mặn dài 181km chống lũ cho 11.119 ha

35.50

30.50

9

Xây mới các bến neo đậu thuyền, âu thuyền

Vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai

Tạo nơi trú bão, đảm bảo tính mạng cho người và tầu thuyền

8

0.5

10

Cải tạo và xây dựng hệ thống thủy lợi ( vùng Ninh Hòa Đại, hạ du sông Ô Lâu, sông Bồ)

Phong Điền- Quảng Điền

Đảm bảo thoát lũ nhanh, chống lũ tiểu mãn sớm, đảm bảo nước tưới cho vùng dự án

22

2.5

11

Nâng cấp, xây mới tuyến Tây phá Tam Giang - Cầu Hai từ Phong Bình (Phong Điền) - Vinh Hà (Phú Vang)

Vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai

Phát triển kinh tế xã hội, du lịch kết hợp phòng chống lụt bão

8.5

1.5

12

Chống sạt lở bờ biển, bờ sông  (bờ biển từ Phong Điền - Phú Lộc, các sông: Hương, Bồ, Cầu Hai, Bù Lu, Truồi, Nong)

Vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai

Phát triển kinh tế xã hội, du lịch kết hợp phòng chống lụt bão

8.5

1.5

13

Phát triển thủy sản bền vững

Vùng ven biển và đầm phá Tam Giang- Cầu Hai

- Xây dựng đê bao, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống lắng của các vùng nuôi tôm tập trung;

- Đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực, hỗ trợ sản xuất;

15.62

14

14

Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung

Tỉnh

Xây dựng Nhà trưng bày trung tâm; vườn rừng mưa nhiệt đới; Bể cá thế giới thủy sinh đầm phá

30

20

15

Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác lập kế hoạch

Toàn tỉnh

Tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch địa phương

1.8

0.2

 

PHỤ LỤC 4

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Triệu USD

STT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Mục tiêu

Quy mô dự án

Hình thức đầu tư

I

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC XD VÀ KD CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHỆ CAO, KHU KINH TẾ

1

Khu công nghiệp, khu phi thuế quan

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Đầu tư XD và KD hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng quy mô, đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại

1000 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

2

Khu công nghiệp công nghệ cao

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghiệp công nghệ cao

1000 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

3

Khu công nghệ cao hồ Truồi

Các xã: Lộc Điền, Lộc Hòa (Phú Lộc)

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao

100 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

4

Khu công nghiệp La Sơn

Xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc)

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

300 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

5

Khu công nghiệp Phú Đa

Xã Phú Đa (huyện Phú Vang)

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

250 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

6

Khu công nghiệp Tứ Hạ

Thị trấn Tứ Hạ (huyện Hương Trà)

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

250 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

7

Khu công nghiệp Quảng Vinh

Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền)

Đầu tư XD và KD cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

150 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

8

Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu đô thị mới Chân Mây

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Xây dựng một đô thị mới, hiện đại, thành phố loại III trong cụm đô thị trọng điểm miền Trung

500 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

9

Khu công nghệ thông tin tập trung

Thành phố Huế

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm sản xuất phần mềm và nội dung số

05 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

10

Xây dựng nhà ở cho công nhân

Liền kề các khu CN, khu CNC

Xây dựng nhà ở để bán, cho thuê đối với công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Phục vụ hơn 5000 công nhân

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

11

Nhà máy xử lý nước thải

Tại các khu công

nghiệp

Đáp ứng nhu cầu xử lý môi trường tại các khu công nghiệp

4000 m3/ngày. đêm

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

II

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

12

Các dự án đầu tư sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D) trong khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao hồ Truồi (huyện Phú Lộc)

- Công nghệ sinh học phục vụ các ngành: y-dược, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Công nghệ vật liệu mới, vật liệu nano.

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

 

 

 

- SXphần mềm công nghệ thông tin.

- Công nghệ thiết kế, chế tạo các bộ vi xử lý, mạch tích hợp, chất bán dẫn.

- Công nghiệp quang điện tử.

- SX trang thiết bị thông tin liên lạc.

- SX các sản phẩm cơ khí chính xác, cơ điện tử (thiết bị y tế, đo lường, chế tạo robot, dụng cụ quang học...).

- Công nghiệp xử lý môi trường.

 

 

13

Nhà máy sản xuất lắp ráp máy tính

Tại các khu công

nghiệp

Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư nước ngoài

14

Nhà máy lắp ráp và chế tạo sản phẩm điện tử, viễn thông - kỹ thuật số

Tại các khu công nghiệp

Lắp ráp, chế tạo và kết hợp nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D) để xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư nước ngoài

15

Nhà máy sản xuất, lắp ráp hàng điện - điện tử gia dụng

Tại các khu công nghiệp

SX, lắp ráp hàng điện-điện tử đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

16

Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử y tế cao cấp

Tại các khu công

nghiệp

Sản xuất và cung cấp thiết bị y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư nước ngoài

17

Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy

Tại các khu công

nghiệp

Sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

18

Nhà máy sản xuất bông xơ sợi tổng hợp

Tại các khu công

nghiệp

Sản xuất bông xơ từ nhựa tổng hợp làm nguyên liệu đầu vào ngành sợi, vải

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

19

Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may

Tại các khu công nghiệp: Phú Bài, Phong Điền

Phục vụ cho các nhà máy dệt, may xuất khẩu trên địa bàn và khu vực

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

20

Nhà máy sản xuất gốm sứ kỹ thuật cao cấp

Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Cung cấp gốm sứ kỹ thuật cao cho công nghiệp điện, điện tử, chế tạo máy để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

21

Nhà máy cao su kỹ thuật

Tại các khu công

nghiệp

Sản xuất và gia công các chi tiết kỹ  huật bằng vật liệu cao su để xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

22

Nhà máy sản xuất gỗ ván ép nhân tạo MDF

Tại các khu công nghiệp

Sản xuất sản phẩm gỗ MDF phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

23

Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm

Tại các khu công

nghiệp

Phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

24

Nhà máy chiết xuất dược liệu, hương liệu thiên nhiên

Tại các khu công

nghiệp

Làm nguyên liệu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

25

Nhà máy SX thức ăn thuỷ sản, thức ăn gia súc

Tại các khu công

nghiệp

Cung cấp sản phẩm thức ăn các loại trên địa bàn tỉnh và khu vực

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

26

Các dự án sản xuất công nghiệp về: điện, điện tử, công nghệ cao; SX, lắp ráp ô tô, xe máy; dược phẩm, hóa mỹ phẩm, dệt may...

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Khu công nghiệp 650 ha đã hoàn thiện hạ tầng

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

27

Nhà máy chế biến thuỷ sản

Tại các khu công

nghiệp

Đáp ứng nhu cầu đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải phục vụ xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

28

Nhà máy chế biến súc sản, đồ nguội

Tại các khu công nghiệp

Góp phần giải quyết tiêu thụ sản phẩm cho ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và phục vụ chế biến xuất khẩu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

29

Nhà máy sản xuất thuỷ tinh pha lê

Khu công nghiệp Phong Điền

Chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

30

Nhà máy sản xuất kính an toàn

Khu công nghiệp Phong Điền

Chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

31

Nhà máy sản xuất Pin năng lượng mặt trời

Khu công nghiệp Phong Điền

Chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

32

Nhà máy sản xuất bông sợi thủy tinh

Khu công nghiệp Phong Điền

Chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

33

Nhà máy sản xuất sợi quang học

Khu công nghiệp Phong Điền

Chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

34

Tổ hợp năng lượng gió

Tuyến ven biển huyện Phong Điền

Sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới quốc gia

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

35

Tổ hợp năng lượng mặt trời

Vùng cát huyện Phong Điền

Sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới quốc gia

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

III

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC DU LỊCH

36

Khu du lịch cồn Dã Viên

Thành phố Huế

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven bờ sông Hương

5 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

37

Khu du lịch cồn Hến

Thành phố Huế

Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven bờ sông Hương

10 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

38

Hệ thống cáp treo Bạch Mã

Vườn quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc)

Xây dựng hệ thống cáp treo du lịch

20 km

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

39

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bạch Mã

Vườn quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc)

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong vườn quốc gia và các dịch vụ đi kèm

50 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

40

Khu du lịch sinh thái ven biển Điền Lộc

Xã Điền Lộc (huyện Phong Điền)

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

200 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

41

Khu du lịch sinh thái ven biển Quảng Công

Xã Quảng Công (huyện Quảng Điền)

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

100 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

42

Khu du lịch sinh thái ven biển núi Chúa

Xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc)

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

20 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

43

Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng A Roàng

Xã A Roàng (huyện A Lưới)

Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng

10 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

44

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển Bãi Cả

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

100 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

45

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven đầm Hói Dừa

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

100 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

46

Khu du lịch nghỉ dưỡng ven đầm Hói Cạn

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

70 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

47

Khu du lịch nghỉ dưỡng Bắc Hải Vân

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Xây dựng cụm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và các dịch vụ đi kèm

Dọc theo tuyến đường bộ cũ qua đèo Hải Vân

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

IV

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

48

Đại học quốc tế

Đang nghiên cứu địa điểm

Xây dựng đại học quốc tế khu vực

100 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

49

Trường công nhân kỹ thuật Chân Mây

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

500 học viên/năm

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

V

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

50

Tuyến Quốc lộ 1A đoạn La Sơn - hầm Hải Vân

Tuyến QL 1A qua huyện Phú Lộc

Nâng cấp tuyến đường bộ quốc lộ 1A đoạn Huế - Đà Nẵng

42 km

Doanh nghiệp đầu tư BOT

51

Hầm đường bộ đèo Phú Gia trên Quốc lộ 1A

Tuyến QL 1A qua huyện Phú Lộc

Xây dựng mới hầm đường bộ qua đèo trên tuyến QL 1A, đoạn Huế - Đà Nẵng

Chiều dài 500m; chiều rộng mặt đường 11,5 m

Doanh nghiệp đầu tư BOT

52

Hầm đường bộ đèo Phước Tượng trên Quốc lộ 1A

Tuyến QL 1A qua huyện Phú Lộc

Xây dựng mới hầm đường bộ qua đèo trên tuyến QL 1A, đoạn Huế - Đà Nẵng

Chiều dài 400m; chiều rộng mặt đường 11,5 m

Doanh nghiệp đầu tư BOT

53

Mở rộng cảng nước sâu Chân Mây

Cảng Chân Mây

Xây dựng thêm các bến cảng hàng hóa số 2,3,4, cảng du lịch; tạo thành cụm cảng hiện đại đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và du lịch cho các tỉnh Vùng KTTĐ miền Trung và hành lang kinh tế Đông –Tây

370 ha

Liên doanh, BT, BOT, BTO

VI

CÁC DỰ ÁN THUỘC LĨNH VỰC DỊCH VỤ KHÁC

54

Trung tâm thiết kế thời trang

Thành phố Huế

Đào tạo và thiết kế thời trang

Không hạn chế quy mô

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

55

Trung tâm hội nghị và nghệ thuật truyền thống Thiên An

Thành phố Huế

Xây dựng trung tâm dịch vụ du lịch M.I.C.E

10 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

56

Trung tâm hội chợ triển lãm và Hội nghị quốc tế

Khu đô thị mới An Vân Dương (TP Huế)

Xây dựng trung tâm triển lãm và hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế

12 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

57

Khu chung cư thấp tầng và cao tầng

Khu đô thị mới An Vân Dương (TP Huế)

Xây dựng chung cư thương mại

Gồm 2 khu vực: 4 ha và 4,65 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

58

Khu ở và dịch vụ thương mại

Khu đô thị mới An Vân Dương (TP Huế)

Xây dựng chung cư, trung tâm thương mại

Gồm 3 khu vực: 1,9 ha; 2,6 ha; 6,4 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

59

Trung tâm thương mại, siêu thị

Khu đô thị mới An Vân Dương (TP Huế)

Phát triển các hình thức mua sắm hiện đại

3,4 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

60

Chợ cửa khẩu biên giới A Đớt – Tà Vàng

Xã A Đớt (huyện A Lưới)

Xây dựng chợ, trung tâm thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (giáp Lào)

Quy mô chợ loại III trở lên

Đầu tư trong nước

61

Các dự án dịch vụ Logictics: kho ngoại quan, siêu thị, cửa hàng bán lẻ...

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Phục vụ hậu cần cảng Chân Mây và hoạt động vận tải theo Hành lang kinh tế Đông - Tây

Khu phi thuế quan 300 ha đã đầu tư hạ tầng

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

62

Các dự án công nghiệp hậu cần cảng: sản xuất container, thiết bị nâng dỡ, sửa chữa tàu thuyền...

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Hỗ trợ nhu cầu phát triển của cảng Chân Mây và xuất khẩu hàng hóa

Khu hậu cần cảng 200 ha

Đầu tư trong nước hoặc nước ngoài

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2237/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

  • Số hiệu: 2237/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/11/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Cao
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản