Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2234/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG (TỶ LỆ 1/2.000) BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TẠI HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020"';

Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ, khung tên trong các đồ án quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 810/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Huế;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản thẩm định số 520/TĐ-SXD ngày 29 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Huế với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi nghiên cứu: thuộc thôn Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế; Ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Đông, phía Tây và phía Nam: giáp đất trồng rừng và nghĩa địa.

- Phía Bắc: giáp Khu chứng tích Chín Hầm và Học viện Phật giáo tại Huế.

2. Diện tích: 99,36 ha.

3. Tính chất: Là bảo tàng thiên nhiên cấp khu vực có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu giữ bảo quản và tổ chức trưng bày, giới thiệu các bộ sưu tập mẫu vật và tư liệu về thiên nhiên duyên hải miền Trung Việt Nam, phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch.

4. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản:

a) Mật độ xây dựng toàn khu quy hoạch (brutto): £ 15%; Trong đó:

- Diện tích xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng: £ 5%.

- Diện tích đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe: £ 10%.

b) Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

- Chỉ tiêu cấp nước;

+ Nước công trình công cộng và dịch vụ được quy hoạch tùy theo tính chất cụ thể của công trình, tối thiểu 2 lít/m2 sàn - ngày.đêm.

+ Nước tưới vườn hoa, công viên: ≥ 3 lít/m2 - ngày.đêm.

+ Nước rửa đường: ≥ 0,5 lít/m2 - ngày.đêm.

- Chỉ tiêu cấp điện:

+ Công cộng, dịch vụ: ≥ 20 W/m2 sàn

+ Nhà chiếu phim: ≥ 25 W/m2 sàn.

- Rác thải sinh hoạt: 1,3 kg/người/ngày. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt là 100%.

5. Cơ cấu sử dụng đất:

Stt

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Đất khu trung tâm

16,07

16,17

2

Đất khu rừng mưa nhiệt đới

70,00

70,45

3

Đất khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực

0,83

0,84

4

Đất hành lang an toàn lưới điện

1,37

1,38

5

Mặt nước

3,00

3,02

6

Đất hạ tầng kỹ thuật

8,09

8,14

 

Tổng cộng

99,36

100,00

6. Giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan:

a) Phân khu chức năng: Khu quy hoạch được phân thành các khu chức năng chính: Khu trung tâm; khu rừng mưa nhiệt đới; khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực.

- Khu trung tâm (ký hiệu KTT) có diện tích 16,07 ha, bao gồm các khu:

+ Nhà trưng bày mẫu vật (ký hiệu số 2) với diện tích 2,19 ha.

+ Bảo tàng thiên nhiên tổng hợp (ký hiệu số 3) với diện tích 2,48 ha.

+ Khu dịch vụ (ký hiệu số 4) với diện tích 0,62 ha.

+ Khu giải trí và nhà chiếu phim 4D (ký hiệu số 5) với diện tích 1,86 ha.

+ Khu nhà điều hành (ký hiệu số 6) với diện tích 0,47 ha.

+ Khu vườn thú (ký hiệu KVT) với diện tích 4,72 ha.

+ Khu tìm hiểu thế giới côn trùng (ký hiệu KCT) với diện tích 3,26 ha.

+ Bãi đỗ xe (ký hiệu P) với diện tích 0,47 ha.

- Khu rừng mưa nhiệt đới có diện tích 70,00 ha, bao gồm các khu:

+ Khu rừng trồng cây bản địa (ký hiệu RBD) với diện tích 24,48 ha.

+ Khu rừng cây tán cao (ký hiệu RTC) với diện tích 18,38 ha.

+ Khu rừng cây tán trung (Ký hiệu RTTR) với diện tích 13,04 ha.

+ Khu rừng cây tán thấp (ký hiệu RTTH) với diện tích 14,10 ha.

- Khu nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực (ký hiệu NC) với diện tích 0,83 ha.

b) Tổ chức không gian:

- Khu quy hoạch được gắn kết với các cụm di tích lịch sử và văn hóa lân cận như Khu chứng tích Chín Hầm, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân và Học viện Phật giáo tại Huế, ... tạo thành một quần thể các công trình dịch vụ du lịch, văn hóa thống nhất.

- Cổng chính được bố trí theo hướng nhìn ra Khu chứng tích Chín Hầm tạo thành nút không gian mở từ đường Thiên Thai vào khu quy hoạch, thuận tiện cho du khách đến tham quan; cổng phụ được đặt ở vị trí giáp khu đất Học viện Phật giáo tại Huế.

Các công trình của khu trung tâm bao gồm: Bảo tàng thiên nhiên tổng hợp, nhà trưng bày mẫu vật, nhà điều hành, khu dịch vụ, khu vui chơi giải trí và rạp chiếu phim 4D được đặt ở vị trí phía Bắc của khu quy hoạch, hướng nhìn ra hồ nước tự nhiên, hòa nhập với thiên nhiên xung quanh. Khu vườn thú và khu tìm hiểu thế giới côn trùng được bố trí về phía Tây Nam và Đông Nam của khu quy hoạch. Các khu chức năng trong khu quy hoạch được kết nối với nhau bằng tuyến giao thông rộng 6,0 m.

- Rừng mưa nhiệt đới: Là một vườn thực vật rừng, đồng thời còn là nơi bảo tồn nguồn gen một số thực vật rừng của các tỉnh duyên hải miền Trung và Thừa Thiên Huế. Công viên "Rừng mưa nhiệt đới" là khu rừng với hệ thực vật hiện còn và nhân tạo, mô tả những nét đặc trưng và tiêu biểu nhất cho hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (với các tầng, tán thực vật, các loại cây rừng phổ biến, cho gỗ và cho hương, dược liệu quý hiếm) của dãy Trường Sơn dọc các tỉnh duyên hải miền Trung.

- Khu nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực: Nằm ở phía Nam của khu quy hoạch; là nơi nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, học sinh, sinh viên đồng thời là nơi tham quan du lịch.

- Các công trình xây dựng có quy mô không lớn, thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, tận dụng tốt địa hình, cây xanh sẵn có để tạo cảnh quan trong khu quy hoạch.

c) Các chỉ tiêu về kiến thức, quy hoạch:

- Chiều cao công trình: từ 01 đến 02 tầng. Diện tích xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng: 3,77%. Trong đó, các khu chức năng có các chỉ tiêu về kiến trúc, quy hoạch cụ thể như sau:

Khu trung tâm bao gồm:

+ Nhà trưng bày mẫu vật: Mật độ xây dựng (net-tô): £ 15%; Chiều cao công trình: 02 tầng.

+ Bảo tàng thiên nhiên tổng hợp: Mật độ xây dựng (net-tô): £20%; Chiều cao công trình: 02 tầng.

+ Khu dịch vụ: Mật độ xây dựng (net-tô): £15% Chiều cao công trình: 02 tầng.

+ Nhà điều hành: Mật độ xây dựng (net-tô): £20%; Chiều cao công trình: 02 tầng.

+ Khu vui chơi giải trí và nhà chiếu phim 4D: Mật độ xây dựng (net-tô): £20%; Chiều cao công trình sẽ được xác định theo dự án cụ thể.

+ Khu vườn thú và khu tìm hiểu thế giới côn trùng: Mật độ xây dựng (net-tô): £20%; Chiều cao công trình sẽ được xác định theo dự án cụ thể nhưng phải đảm bảo cảnh quan thiên nhiên.

Khu nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực: Mật độ xây dựng (net-tô): £30%; Chiều cao công trình: 02 tầng.

- Chỉ giới xây dựng:

+ Lùi ≥ 15 m so với chỉ giới đường đỏ đối với các trục đường giao thông trong khu quy hoạch.

+ Hành lang bảo vệ đối với các hồ, khe suối trong khu vực là 20m mỗi bên.

7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Chuẩn bị kỹ thuật:

- San nền: Thiết kế san nền các khu chức năng theo hướng san nền cục bộ từng công trình, hạn chế đào đắp nhiều để khai thác tốt các điều kiện địa hình tự nhiên và cảnh quan khu vực.

- Thoát nước mưa: Tổ chức mạng thoát nước mưa riêng bằng các hệ thống rãnh thu gom nước từ trên sườn đồi chảy xuống và đổ vào các hồ nước trong khu quy hoạch.

b) Giao thông:

- Đường quy hoạch (mặt cắt 1-1): lộ giới 16,5 m (3,0 m + 10,5 m + 3,0 m); nối từ cổng chính vào khu trung tâm của khu quy hoạch.

- Đường quy hoạch (mặt cắt 2-2): lộ giới 6,0 m; là đường chính dẫn đến các khu chức năng trong khu quy hoạch.

- Đường quy hoạch (mặt cắt 3-3): lộ giới 4,0 m; là đường dạo bám theo địa hình tự nhiên.

- Bãi đỗ xe được bố trí gần cổng chính của khu quy hoạch và trong các khu chức năng.

c) Cấp nước:

- Nguồn nước: Trước mặt sử dụng nguồn nước ngầm từ hệ thống giếng khoan. Về lâu dài sử dụng đường ống cấp nước của thành phố Huế.

-Mạng lưới đường ống cấp nước đi ngầm, được thiết kế theo các trục đường thuận tiện cho việc kết nối các công trình.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy: Tận dụng các hồ, mặt nước để dự trữ nước chữa cháy, Hệ thống cấp nước chữa cháy bố trí theo đúng tiêu chuẩn hiện hành.

d) Cấp điện:

- Nguồn điện: Lấy từ lưới điện trung thế nằm ở đường Tam Thai cách vị trí quy hoạch khoảng 200 m, cấp điện áp 22kV. Do khoảng cách giữa các công trình trong khu quy hoạch khá lớn nên cần lắp mới 2 trạm biến áp 22/0,4kV.

- Mạng điện: Lưới điện hạ thế, sử dụng cáp ngầm đi dọc theo các tuyến đường thuận tiện cho việc kết nối các công trình.

- Chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng.

đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải ở các công trình được xử lý bằng cách dùng hầm tự hoại đúng quy cách, nước được lắng lọc ở hầm tự hoại tự thấm vào đất. Về lâu dài nước thải sẽ được thu gom đấu nối vào hệ thống thoát nước thải khu vực.

- Vệ sinh môi trường: Bố trí các thùng thu gom rác công cộng với thiết kế phù hợp thiên nhiên. Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển về các nhà máy xử lý hoặc bãi chôn lấp hợp vệ sinh ở khu vực phía Nam thành phố Huế.

e) Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống điện thoại, truyền hình, mạng internet, … được thiết kế theo yêu cầu sử dụng. Sử dụng cáp ngầm.

8. Giải pháp bảo vệ môi trường

a) Bảo vệ môi trường nguồn nước:

- Hồ, suối trong khu quy hoạch phải được cải tạo, bảo vệ; hạn chế tối đa việc san lấp.

-  Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, suối.

b) Bảo vệ môi trường không khí: Hạn chế việc chặt, phá cây xanh. Các nguồn chất thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Ngoài những quy định nêu trên, các quy định khác tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

9. Các hạng mục ưu tiên đầu tư:

a) Triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu tại khu vực theo quy hoạch được duyệt.

b) Xây dựng nhà điều hành; công viên "Rừng mưa nhiệt đới".

c) Nạo vét, chỉnh trang và xây mới các hồ nước trong khu quy hoạch.

Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:

1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức công bố quy hoạch.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo đúng quy định.

3. Chuyển giao các bản vẽ quy hoạch được duyệt để các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý theo quy định (bao gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Huế).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND thành phố Huế; Chủ tịch UBND phường An Tây và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP và các CV;
- Lưu: VT, XD (2).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VAY VỐN THEO QUYẾT ĐỊNH 54/2012/QĐ-TTg GIAI ĐOẠN 2013-2015 TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2426/QĐ-UBND ngày 29/11/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

ĐƠN VỊ

2013

2014

2015

Tổng 3 năm

GHI CHÚ

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

Thành phố Đà Lạt

 

 

39

312

27

216

66

528

 

2

Thành phố Bảo Lộc

6

48

 

 

 

 

6

48

 

3

Huyện Lạc Dương

226

1.808

285

2.280

150

1.200

661

5.288

 

4

Huyện Đơn Dương

260

2.080

218

1.744

163

1.304

641

5.128

 

5

Huyện Đức Trọng

56

448

48

384

41

328

145

1.160

 

6

Huyện Lâm Hà

563

4.504

530

4.240

500

4.000

1.593

12.744

 

7

Huyện Đam Rông

374

2.992

355

2.840

339

2.704

1.067

8.536

 

8

Huyện Di Linh

414

3.312

434

3.472

323

2.584

1.171

9.368

 

9

Huyện Bảo Lâm

459

3.672

496

3.968

428

3.424

1.383

11.064

 

10

Huyện Đa Huoai

 

 

126

1.008

123

984

249

1.992

 

11

Huyện Đạ Tẻh

30

240

31

248

 

 

61

488

 

12

Huyện Cát Tiên

68

544

60

480

50

400

178

1.424

 

13

Tổng cộng

2.456

19. 648

2.622

20.976

2.143

17.144

7.221

57.768

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2234/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 2234/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Cao
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản