Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2226/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP MỘT SỐ TỈNH PHÍA TÂY VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013;

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

Căn cứ Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017;

Căn cứ Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

Căn cứ Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án “Phát triển nông nghiệp một số tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Phát triển nông nghiệp của vùng phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước; Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo thống nhất với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, ngành, lĩnh vực; gắn phát triển kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển bền vững.

- Phát triển nông nghiệp tập trung vào các sản phẩm có lợi thế so sánh, mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với xã hội và môi trường, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường tiêu thụ, đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển nông nghiệp phải gắn với phát triển bền vững an ninh quốc phòng; đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội giữa các dân tộc; bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ các tập tục lạc hậu và nâng cao mức sống nhân dân trong vùng.

- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài vùng, gắn với sự quan tâm đầu tư đặc biệt của nhà nước đối với vùng còn nhiều khó khăn và có vị trí quan trọng về bảo vệ môi trường, an ninh, quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

- Phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, tham gia cung ứng sản phẩm trong và ngoài nước, gắn với nhu cầu của thị trường.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của vùng; tổ chức sản xuất hàng hóa lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị, hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng GRDP nông lâm thủy sản bình quân của vùng giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 4,0% - 4,5%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 từ 3,5% - 4%/năm.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GO) nông lâm thủy sản bình quân của vùng giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 4,5% - 4,8%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 từ 4,0% - 4,5%/năm.

- Tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng đến năm 2025 đạt khoảng 51,0%, năm 2030 đạt khoảng 54% - 55%.

- Giá trị sản lượng bình quân/1 ha đất trồng trọt đến năm 2025 đạt khoảng 120 - 180 triệu đồng, đến năm 2030 đạt khoảng 200 - 250 triệu đồng.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng chế biến nông sản đạt bình quân 7% - 8%/năm, giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu tăng 5% - 7%/năm; tỷ trọng nông sản chế biến trong tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu đạt 50% - 60%; 50% số cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đến năm 2025 đạt khoảng 30% - 40% và đến năm 2030 đạt trên 50%.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất tại 07 tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2025 và 2030 đối với những sản phẩm như: lúa gạo chất lượng cao, rau các loại, ngô, sắn, khoai, chè, cà phê, quả các loại, cây dược liệu, hoa, cây cảnh, gỗ và lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm, ong), sản phẩm thủy sản (cá nước lạnh, cá và thủy sản nuôi lồng…). Đến năm 2025 và năm 2030, phần lớn diện tích đất chưa sử dụng của các địa phương sẽ được khai thác, đưa vào sử dụng để phát triển sản xuất, từng địa phương tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực đặc trưng.

1. Trồng trọt

a) Cây lúa: Đến năm 2025, duy trì diện tích gieo trồng lúa khoảng 309 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn; đến năm 2030, diện tích gieo trồng lúa khoảng 318 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,65 triệu tấn. Duy trì một phần diện tích đất trồng lúa nương trên cơ sở canh tác bền vững để đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ cho một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Chuyển đổi một phần diện tích gieo trồng lúa bấp bênh, năng suất thấp sang cây trồng khác.

b) Cây ngô: Đến năm 2025, duy trì diện tích gieo trồng ngô khoảng 222 nghìn ha với sản lượng khoảng 943 nghìn tấn; đến năm 2030, diện tích gieo trồng ngô khoảng 228 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,06 triệu tấn; tập trung ở những vùng đất cát, đất phù sa... hoặc luân canh, xen canh với những cây trồng khác. Hình thành các vùng sản xuất ngô hàng hóa; vùng sản xuất ngô ngọt, ngô nếp phục vụ chế biến; vùng ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi gia súc.

c) Cây sắn: Đến năm 2025, duy trì diện tích gieo trồng khoảng 88 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn; đến năm 2030, diện tích gieo trồng khoảng 94 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,44 triệu tấn. Trồng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh tốt để nâng cao năng suất. Đầu tư công nghệ cho thu hoạch, chế biến và sản phẩm chế biến sâu sau tinh bột; phối hợp tổ chức nguyên liệu và công nghệ cho sản xuất ethanol... để giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát.

d) Cây có củ khác: Duy trì và phát triển một số cây có củ khác phù hợp và cho hiệu quả như khoai sọ, dong riềng và các loại cây chất bột khác, ổn định diện tích khoai sọ khoảng 3 - 4 nghìn ha, sản lượng 25 - 27 nghìn tấn; dong riềng khoảng 8 - 9 nghìn ha, sản lượng 120 - 140 nghìn tấn.

đ) Cây rau đậu: Định hướng đến năm 2025, duy trì diện tích gieo trồng khoảng 91 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn; đến năm 2030, diện tích gieo trồng khoảng 117 nghìn ha với sản lượng khoảng 1,75 triệu tấn; Các tỉnh tập trung khai thác thế mạnh của vùng để phát triển rau hàng hóa quy mô lớn cung cấp cho thị trường trong vùng và Hà Nội. Tập trung phát triển rau trái vụ, rau ôn đới ở những nơi có thế mạnh tại một số địa phương của tỉnh Lào Cai, Sơn La.

e) Cây đậu tương: Tập trung đầu tư, thâm canh đưa khoảng 70% - 80% giống mới vào sản xuất kết hợp với áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp. Phấn đấu đến năm 2025, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha/vụ, sản lượng khoảng 20 nghìn tấn; đến năm 2030, năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha/vụ, sản lượng trên 30 nghìn tấn. Phát triển các vùng chuyên canh đậu tương ở tỉnh Lào Cai, Điện Biên, sử dụng các giống mới để đạt năng suất cao.

g) Cây lạc: Định hướng đến năm 2025, ổn định diện tích trồng lạc khoảng 20 nghìn ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng khoảng 40 nghìn tấn; đến năm 2030, ổn định diện tích gieo trồng, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng khoảng 50 nghìn tấn, tập trung ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ. Tập trung tuyển chọn các giống lạc cho năng suất, phẩm chất tốt, đầu tư thâm canh để bảo đảm năng suất và chất lượng lạc ổn định, đưa diện tích lạc sử dụng giống mới lên 75 - 85%.

h) Cây mía: Ổn định diện tích các vùng nguyên liệu mía tập trung 20 - 30 nghìn ha, sản lượng khoảng 1,6 - 2,5 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Tô Hiệu (tỉnh Sơn La); nhà máy đường Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình),... Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh mía; phục tráng và chọn lọc để nâng cao chất lượng giống mía tím tại Hòa Bình.

i) Cây chè: Đến năm 2030, trồng mới khoảng 3,1 nghìn ha để ổn định diện tích khoảng 45 - 50 nghìn ha, sản lượng 450 - 500 nghìn tấn; trong đó, phát triển vùng chè chất lượng cao, chè hữu cơ hàng hóa, diện tích chè được áp dụng quy trình sản xuất tốt, an toàn (VietGAP, Global GAP, hữu cơ...) chiếm trên 70%. Phát triển và bảo tồn chè cổ thụ gắn với chế biến và du lịch sinh thái.

k) Cây cà phê: Giai đoạn từ năm 2021 - 2030, ổn định diện tích 20 - 25 nghìn ha, có khoảng 80% diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (có chứng nhận UTZ Certify, 4C, Raiforest Alian, VietGAP...) và 80 - 90% sản lượng cà phê quả tươi đạt tiêu chuẩn quốc gia. Xây dựng vùng sản xuất cà phê liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và các hộ dân theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, hữu cơ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

l) Cây cao su: Đến năm 2025 - 2030, ổn định 30 nghìn ha. Phát triển cao su theo mô hình đại điền là chủ đạo, theo hình thức liên kết sản xuất với các Công ty, doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho hộ dân.

m) Cây ăn quả: Định hướng đến năm 2025, diện tích khoảng 127 nghìn ha; đến năm 2030, diện tích khoảng 150 nghìn ha, bao gồm cả diện tích trồng xen; diện tích được chứng nhận VietGAP, GAP khác khoảng 30 - 40%; sản lượng quả các loại khoảng 1,2 - 1,3 triệu tấn (trong đó riêng Sơn La khoảng hơn 1 triệu tấn). Các cây ăn quả chủ lực trong vùng gồm nhóm cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới (mơ, mận, lê, đào); nhóm cây ăn quả có nguồn gốc á nhiệt đới (cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, hồng); nhóm sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới (chuối, na, xoài…).

n) Cây dược liệu: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ. Diện tích các loại dược liệu khoảng 85 - 90 nghìn ha với các loại cây như quế, sơn tra, sâm Lai Châu, bảy lá 1 hoa, lan kim tuyến, đương quy…

o) Hoa, cây cảnh: Định hướng đến năm 2025, ổn định diện tích khoảng 200 ha hoa cây cảnh các loại, phát triển một số loại cây hoa (hoa Hồng, hoa Lan, Ly ly…) tại những tỉnh có tiểu vùng khí hậu ôn đới.

2. Chăn nuôi

a) Chăn nuôi trâu: Đến năm 2025, ổn định đàn trâu khoảng 800 nghìn con, sản lượng thịt hơi trên 23,3 nghìn tấn; năm 2030, khoảng 870 nghìn con, sản lượng thịt hơi 26,3 nghìn tấn. Duy trì ổn định đàn trâu, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn trâu.

b) Chăn nuôi bò thịt: Duy trì tốc độ tăng đàn trung bình 2 - 3%/năm và sản lượng thịt tăng trung bình 4 - 5%/năm, nâng cao tỷ lệ đàn bò lai các giống chuyên thịt. Đến năm 2025, tổng đàn bò khoảng 644 nghìn con, sản lượng thịt hơi khoảng 21 nghìn tấn; năm 2030, đàn bò khoảng 723 nghìn con, sản lượng thịt hơi khoảng 24,1 nghìn tấn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung cải tạo nâng cao tầm vóc, chất lượng bò thịt.

c) Chăn nuôi bò sữa: Đến năm 2025, đàn bò sữa đạt khoảng 35 - 40 nghìn con, sản lượng sữa khoảng 150 nghìn tấn; đến năm 2030, đạt khoảng 40 - 45 nghìn con, sản lượng sữa gần 220 nghìn tấn; chất lượng đàn bò sữa được cải thiện. Đàn bò sữa đạt tốc độ tăng bình quân 4 - 6%/năm, sản lượng sữa bò tăng bình quân 7 - 8%/năm. Năng suất sữa/bò của một chu kỳ khai thác sữa đạt 6 tấn sữa/bò/chu kỳ; 90% sữa được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

d) Chăn nuôi lợn: Định hướng đến năm 2025, tổng đàn lợn của vùng khoảng 3,57 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 285,3 nghìn tấn; đến năm 2030, đạt 3,8 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 302,6 nghìn tấn; 70 - 80% đàn lợn nái là các giống cao sản, còn lại là các giống lai, phát huy lợi thế các giống bản địa đặc sản. Chọn tạo các giống có năng suất cao, tính kháng bệnh tốt, giảm đàn nái của vùng xuống 10 - 12%. Phát triển đàn lợn theo hướng đặc sản sử dụng các giống lợn đen địa phương, lợn rừng lai… chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp gắn với chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi hữu cơ.

đ) Chăn nuôi gia cầm: Đến năm 2025, tổng đàn gia cầm của vùng dự kiến 46,7 triệu con, sản lượng thịt khoảng 101,5 nghìn tấn, trứng đạt 800 - 900 triệu quả; đến năm 2030, đàn gia cầm đạt khoảng 55 triệu con, sản lượng thịt khoảng 118,3 nghìn tấn và trứng đạt 1,1 - 1,2 tỷ quả; sản lượng thịt, trứng từ chăn nuôi tập trung chiếm 30% năm 2025 và trên 50% đến năm 2030. Phát triển đàn gà lông màu, chăn nuôi gia cầm bản địa như gà xương đen, thịt đen…

e) Chăn nuôi dê: Tốc độ tăng trưởng đàn dê bình quân đạt 4% - 5%/năm; định hướng đến năm 2025, đạt khoảng 800 nghìn con, sản lượng thịt hơi 4 - 4,5 nghìn tấn; đến năm 2030, ổn định 800 nghìn con, sản lượng thịt hơi khoảng 5,5 - 6 nghìn tấn. Phát triển chăn nuôi dê theo hướng trang trại kết hợp nuôi nhốt và bán chăn thả ở một số địa phương có điều kiện sinh thái phù hợp, tỷ lệ dê lai các loại lên 60 - 65% vào năm 2025.

g) Chăn nuôi ong: Định hướng đến năm 2025, đạt khoảng 250 - 300 nghìn tổ ong với sản lượng mật khoảng 2,2 - 2,6 nghìn tấn; đến năm 2030, đạt trên 350 nghìn tổ ong và trên 3,2 nghìn tấn mật; phấn đấu khoảng 90% sản lượng mật ong và sản phẩm từ ong dành cho xuất khẩu.

h) Nuôi tằm: Duy trì và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình với sản lượng kén tằm khoảng 800 - 900 tấn.

3. Lâm nghiệp

a) Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững; phấn đấu đến năm 2025, độ che phủ của rừng của vùng đạt khoảng 51%; năm 2030, đạt khoảng 54 - 55%, trong đó độ che phủ của rừng tự nhiên chiếm tối thiểu 46%.

b) Đất lâm nghiệp của vùng

- Đến năm 2025, diện tích đất lâm nghiệp của vùng đạt khoảng 3.350 nghìn ha; trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 1.515 nghìn ha, đất rừng phòng hộ khoảng 1.495 nghìn ha và đất rừng đặc dụng đạt 339 nghìn ha.

- Đến năm 2030, diện tích đất lâm nghiệp của vùng đạt khoảng 3.359 nghìn ha; trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 1.516 nghìn ha, đất rừng phòng hộ khoảng 1.502 nghìn ha và đất rừng đặc dụng đạt 340 nghìn ha.

4. Thủy sản

a) Nuôi trồng thủy sản: Định hướng đến năm 2025, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 25,4 nghìn ha với sản lượng khoảng 84,7 nghìn tấn; đến năm 2030, diện tích mặt nước nuôi trồng khoảng 28,6 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng 98,7 nghìn tấn. Tập trung ở vùng lòng hồ các công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông Đà, sông Lô và sông Mã. Đối tượng nuôi là cá rô phi và các loại cá truyền thống khác, cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi).

b) Khai thác thủy sản kết hợp bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản: Đến năm 2025, sản lượng khai thác đạt khoảng 8 - 10 nghìn tấn; đến năm 2030, đạt khoảng 12 - 15 nghìn tấn.

5. Chế biến nông lâm thủy sản, cơ giới hóa trong nông nghiệp

a) Chế biến nông lâm thủy sản

- Chế biến nông sản: Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng thêm 10 cơ sở sấy lúa, ngô bán công nghiệp với công suất 250 - 300 nghìn tấn/năm tại Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình; Dự kiến đầu tư một số dự án, điển hình như: Nhà máy chế biến chè chất lượng cao tại Lào Cai, cơ sở chế biến dứa tại Điện Biên, nhà máy chế biến rau, quả, dược liệu tại Lào Cai, Lai Châu, Sơn La; nhà máy chế biến sản phẩm củ Hoàng Sin Cô tại Lào Cai. Mỗi tỉnh có ít nhất 02 cơ sở giết mổ công nghiệp, mỗi huyện thị có 4 - 5 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và thủ công tập trung; xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt tại Lào Cai; Đầu tư 01 nhà máy sữa công nghệ cao tại Lào Cai; Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Văn Bàn, Lào Cai;...

- Chế biến lâm sản: Đến năm 2025, củng cố cơ sở chế biến đạt tổng công suất khoảng 1,8 - 2 triệu tấn gỗ nguyên liệu; xây dựng nhà máy chế biến gỗ tại Điện Biên, 03 nhà máy chế biến lâm sản tại Lai Châu. Giai đoạn 2026 - 2030, nâng cấp, phát triển các cơ sở chế biến để tăng công suất, hiện đại hóa công nghệ.

- Chế biến thủy sản: Xây dựng, nâng cấp Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa và 2 cơ sở chế biến thủy sản tại Lào Cai; xây dựng 01 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản tại Lai Châu.

b) Cơ giới hóa trong nông nghiệp

Phấn đấu tỷ lệ cơ giới hóa các khâu như sau:

- Đến năm 2025: Khâu làm đất đạt khoảng 95%; gieo trồng, cấy 70 - 75%; chăm sóc 75 - 80%; phòng trừ sâu bệnh 95 - 100%; tưới 85 - 90%; thu hoạch lúa bằng máy 80%; vận chuyển nông sản 95 - 100%; chế biến thức ăn chăn nuôi đạt khoảng 80%, vắt sữa 80%; cung cấp giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, chăm sóc rừng 70 - 75%.

- Đến năm 2030: Khâu làm đất khoảng 98 - 100%; gieo trồng, cấy 80 - 85%; chăm sóc 85 - 90%; phòng trừ sâu bệnh 100%; tưới 95 - 100%; thu hoạch lúa bằng máy 85 - 90%; vận chuyển nông sản 100%; chế biến thức ăn chăn nuôi đạt khoảng 85 - 90%, vắt sữa 90 - 95%; cung cấp giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, chăm sóc rừng 80 - 85%.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp

Căn cứ vào các định hướng chiến lược của từng địa phương và các kết quả nghiên cứu khoa học để xây dựng quy hoạch sử dụng đất ngắn, trung và dài hạn, nhằm đề ra các chiến lược sử dụng đất hợp lý. Chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cây thông qua bón phân cân đối nhằm cải thiện dung tích hấp thu và các chỉ tiêu độ phì khác. Thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất như trồng cây theo đường đồng mức, tăng độ che phủ và xen canh cây có tác dụng cải tạo đất. Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp. Ngay cả trong cùng nhóm đất nông nghiệp cũng phải hạn chế chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp.

2. Về khoa học công nghệ

- Tăng cường ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông sản. Ưu tiên đầu tư các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho các sản phẩm mũi nhọn của vùng như: chè, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, ngô, chăn nuôi trâu, bò, lợn và gà, cá nước lạnh...

- Tập trung nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu cơ bản có định hướng để phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của 07 tỉnh trong vùng; phát triển, chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi chủ lực của vùng phù hợp với thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GAP khác) đối với các cây trồng: chè, cà phê chè, cây ăn quả và rau để đạt năng suất, hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu phục tráng giống cây trồng bản địa và phát triển cây trồng mới có lợi thế (cây lương thực, đậu đỗ, chè, cà phê chè, cây ăn quả, kể cả cây ăn quả ôn đới có yêu cầu về độ lạnh thấp, các loài hoa bản địa).

- Nghiên cứu kỹ thuật quản lý và sử dụng tổng hợp tài nguyên đất và nước, nhất là đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường. Ưu tiên các kỹ thuật canh tác tối thiểu, hạn chế xói mòn, giữ ẩm, tưới tiết kiệm, mô hình nông lâm và nông lâm kết hợp.

- Phát triển công nghệ sau thu hoạch và tiêu chuẩn chất lượng đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế. Tổ chức sản xuất một số sản phẩm sơ chế và chế biến theo công nghệ tiên tiến (chè đặc sản; quả sấy, pure, mứt, các loại nước giải khát, rượu...).

3. Về thị trường tiêu thụ nông sản

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các kênh tiêu thụ sản phẩm chủ lực của vùng, kết nối chặt chẽ các khâu từ sản xuất đến thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực trên địa bàn liên kết với nông dân đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất theo quy trình sản xuất tiên tiến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực của vùng tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cộng đồng, tăng cường tuyên truyền, quảng bá để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa.

- Phát triển hệ thống Logistic để tăng cường kết nối, giảm chi phí vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

4. Về cơ chế chính sách

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chế biến, bảo quản nông sản đã ban hành, như: Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp,...

- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân và chính quyền cấp xã tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của nhà nước mới ban hành và đang còn hiệu lực về các lĩnh vực: đất đai, HTX, tín dụng, đầu tư, thị trường tiêu thụ...

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp cho toàn vùng; cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với người dân tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi; gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng cao, cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và phát triển các HTX chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ, chế biến tiêu thụ nông sản); hỗ trợ việc liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản chủ lực của vùng.

6. Về hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp

- Về thủy lợi và nước sạch nông thôn: Đầu tư công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai nhằm phòng ngừa, giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu: Phát triển các hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, ứng dụng phương pháp tưới tiên tiến để cung cấp nước cho các vùng khan hiếm nước, vùng đất dốc; điều tiết hài hòa nguồn nước; thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo và ứng phó với thiên tai (bão, lũ, sạt lở...).

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp: Cần đẩy mạnh triển khai các nội dung Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực chế biến nông sản theo hướng nâng cao năng lực chế biến gắn với thị trường; Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung phù hợp với quy mô sản xuất sản phẩm đặc sản địa phương, các sản phẩm OCOP... ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh theo chuỗi nông sản chủ lực.

- Tập trung xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ giới hóa, áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật, gắn vùng nguyên liệu với các cụm công nghiệp, dịch vụ.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện hiệu quả cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới, tăng cường bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn.

7. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đào tạo nông dân chuyên nghiệp, có trình độ tổ chức sản xuất và thị trường.

- Đào tạo, nâng cao năng lực về kỹ thuật, kỹ năng quản trị sản xuất cho chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

- Tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng cho các tác nhân thương lái, thu gom, chế biến nông sản về chính sách, pháp luật…

- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; các hộ nghề; các cơ sở kinh doanh; các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Có chính sách khuyến khích sử dụng lao động chuyên môn hóa, lao động được đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Gắn việc nhận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với việc sử dụng lao động được đào tạo.

8. Về tổ chức sản xuất

- Từng bước hoàn thiện các khâu trong chuỗi liên kết, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ các sản phẩm chủ lực trên địa bàn 7 tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Tiếp tục hỗ trợ thành lập mới và tổ chức lại khoảng 1.800 Hợp tác xã nông nghiệp hiện có phù hợp với Luật Hợp tác xã năm 2012. Hỗ trợ xây dựng điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động; bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã; hỗ trợ các hoạt động về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; ứng dụng khoa học công nghệ.

- Hỗ trợ phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, hộ gia đình phát triển sản xuất hàng hóa nhằm tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn vốn

- Vốn từ xã hội hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn, khoảng 70%, vốn xã hội hóa chủ yếu của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Vốn ngân sách khoảng 15 - 18%, chủ yếu thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các Bộ ngành và lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 12 - 15%.

2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT

a) Vụ Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn 07 địa phương thực hiện Đề án.

b) Các Tổng cục, Cục, Vụ

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Tổng cục, Cục chuyên ngành hướng dẫn và phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của Đề án.

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp 07 tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Phối hợp với các địa phương rà soát danh mục các dự án ưu tiên để cân đối, lồng ghép vào các dự án tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.

- Phối hợp với địa phương hoàn thiện phương án bố trí sử dụng đất, phương án phát triển ngành nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án, kịp thời đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả đề án.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 07 tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc

- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các nội dung của Đề án sát với điều kiện tại địa phương; rà soát, xây dựng các dự án và kế hoạch triển khai cụ thể trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án triển khai tại địa phương; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan liên quan về tiến độ thực hiện Đề án.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc 07 Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh phía Tây vùng Trung du và miền núi phía Bắc (như tại Điều 1) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- 07 UBND tỉnh (như Điều 1);
- 07 Sở NN và PTNT (như Điều 1);
- Lưu VT, KH

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 07 TỈNH GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 2226/BNN-KH ngày 21 tháng 05 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nội dung

Năm 2019

Năm 2025

Năm 2030

I. ĐIỆN BIÊN

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

51.800

187.800

54.000

200.000

55.000

217.000

b. Ngô

28.800

78.200

30.000

81.000

31.000

90.000

c. Sắn

7.660

67.970

8.000

68.000

9.000

80.000

d. Rau, đậu

4.900

75.800

6.000

90.000

7.000

105.000

đ. Cây ăn quả

2.300

 

3.000

 

4.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

134.300

2.267

145.000

3.632

150.000

4.200

b. Bò

59.800

1.941

95.500

2.861

115.000

3.563

c. Lợn

285.100

11.401

485.000

14.884

610.000

18.675

d. Gia cầm (1.000C)

4.237

4.183

5.695

5.567

7.514

7.344

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

2.600

3.445

2.700

4.600

2.800

6.000

II. LAI CHÂU

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

32.900

149.000

32.000

149.000

33.000

165.000

b. Ngô

21.000

70.600

20.000

72.000

22.000

97.000

c. Sắn

5.130

43.050

7.000

63.000

8.000

96.000

d. Rau, đậu

3.200

24.000

6.000

54.000

10.000

90.000

đ. Cây ăn quả

5.700

 

6.000

 

7.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

95.200

1.474

98.000

2.190

100.000

2.322

b. Bò

19.000

430

21.200

390

25.000

478

c. Lợn

143.800

8.016

230.000

11.700

250.000

12.500

d. Gia cầm (1.000C)

1.581

4.670

1.850

5.683

2.020

6.516

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

900

2.237

1.000

2.500

1.050

3.000

III. SƠN LA

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

50.800

187.900

48.000

203.000

47.000

202.000

b. Ngô

95.400

393.400

60.000

270.000

60.000

276.000

c. Sắn

37.020

439.660

35.000

455.000

40.000

600.000

d. Rau, đậu

10.300

128.200

12.000

156.000

15.000

195.000

đ. Cây ăn quả

47.300

 

70.000

 

89.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

130.100

4.745

150.000

5.635

170.000

6.642

b. Bò

283.700

5.077

280.000

5.161

300.000

5.751

c. Lợn

495.900

28.265

600.000

31.074

620.000

33.715

d. Gia cầm (1.000C)

6.938

11.715

8.000

14.049

10.000

18.439

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

2.700

8.006

3.500

8.800

4.200

11.100

IV. HÒA BÌNH

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

38.800

206.500

40.000

220.000

42.000

244.000

b. Ngô

33.100

145.400

35.000

175.000

35.000

193.000

c. Sắn

8.730

119.570

10.000

140.000

10.000

160.000

d. Rau, đậu

14.000

191.300

16.000

224.000

20.000

280.000

đ. Cây ăn quả

14.900

 

16.000

 

18.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

115.700

2.267

110.000

2.220

130.000

2.729

b. Bò

80.300

2.978

75.000

2.866

90.000

3.576

c. Lợn

397.200

30.676

420.000

34.098

440.000

37.508

d. Gia cầm (1.000C)

7.564

12.493

8.000

13.742

9.500

17.134

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

2.400

7.506

2.500

6.100

3.000

7.600

V. LÀO CAI

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

33.700

177.000

30.000

171.000

35.000

207.000

b. Ngô

37.700

153.600

32.000

150.000

35.000

182.000

c. Sắn

6.100

78.410

10.000

140.000

10.000

160.000

d. Rau, đậu

14.700

174.500

18.000

252.000

25.000

350.000

đ. Cây ăn quả

10.600

 

11.000

 

11.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

122.600

1.651

130.000

1.803

140.000

2.020

b. Bò

17.800

528

25.000

764

35.000

1.112

c. Lợn

267.700

30.278

540.000

34.694

560.000

37.778

d. Gia cầm (1.000C)

4.595

9.163

4.200

8.710

5.500

11.977

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

2.500

9.474

2.500

8.900

3.000

11.200

VI. YÊN BÁI

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

42.800

215.500

45.000

234.000

48.000

264.000

b. Ngô

28.800

98.700

30.000

120.000

30.000

150.000

c. Sắn

9.780

187.840

12.000

240.000

12.000

264.000

d. Rau, đậu

11.100

122.700

15.000

300.000

20.000

400.000

đ. Cây ăn quả

8.500

 

9.000

 

9.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

94.000

2.614

107.000

3.063

121.000

3.603

b. Bò

25.500

956

30.000

1.158

40.000

1.606

c. Lợn

368.700

23.679

540.000

26.515

560.000

28.872

d. Gia cầm (1.000C)

5.419

7.132

5.500

7.528

7.000

10.060

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

2.400

10.492

3.000

10.500

4.000

14.700

VII. PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

 

1. Trồng trọt

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

a. Lúa

61.700

345.200

60.000

348.000

58.000

348.000

b. Ngô

17.100

82.500

15.000

75.000

15.000

75.000

c. Sắn

6.480

98.350

6.000

96.000

5.000

80.000

d. Rau, đậu

15.600

228.200

18.000

270.000

20.000

320.000

đ. Cây ăn quả

12.100

 

12.000

 

12.000

 

2. Chăn nuôi

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

Số con (C)

SL thịt (T)

a. Trâu

57.000

4.303

60.000

4.800

59.000

4.800

b. Bò

106.600

7.677

117.000

7.800

118.000

8.050

c. Lợn

531.500

97.671

760.000

132.300

760.000

133.600

d. Gia cầm (1.000C)

14.642

30.466

13.500

46.200

13.500

46.800

3. Thủy sản

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

DT (Ha)

SL (Tấn)

Nuôi trồng thủy sản

10.900

37.923

10.200

43.300

10.500

45.000