Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2216/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2012 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính;

Căn cứ Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Thực hiện Công văn số 4667/VPCP-KSTT ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về phạm vi kiểm soát thủ tục hành chính và nội dung kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2012 của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ và các Sở Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KSTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Thị Kim Thoa

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2012 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2216 /QĐ-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

I. Phạm vi và mục đích kiểm tra

1. Phạm vi kiểm tra

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương.

2. Mục đích kiểm tra

- Nắm bắt tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính để kịp thời hướng dẫn các Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính đạt được kết quả tích cực, đáp ứng kỳ vọng của người dân;

- Kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ biểu dương những cá nhân, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác này và chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai trái, thực hiện không đúng với chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính.

II. Nội dung kiểm tra

- Công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính;

- Việc cho ý kiến về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;

- Việc công bố, công khai, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính;

- Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;

- Việc thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

- Việc thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

- Những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

III. Chương trình kiểm tra

1. Họp đoàn kiểm tra với các Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, mục đích, nội dung, chương trình làm việc, dự kiến danh sách đơn vị được kiểm tra, phương pháp kiểm tra;

- Thống nhất nội dung, chương trình kiểm tra;

- Yêu cầu hỗ trợ, phối hợp trong quá trình kiểm tra;

- Nội dung cuộc họp sau khi kết thúc buổi kiểm tra;

- Công bố kết quả kiểm tra;

- Ký biên bản kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra

- Trưởng đoàn kiểm tra phân công thực hiện kiểm tra;

- Ghi nhận kết quả kiểm tra:

+ Tiến hành kiểm tra theo nội dung đã thống nhất;

+ Ghi chép kết quả kiểm tra của từng nội dung theo mẫu kiểm tra;

- Lập Báo cáo kết quả kiểm tra.

IV. Tổng kết đợt kiểm tra

Căn cứ Báo cáo kiểm tra tại các đơn vị, xây dựng Báo cáo tổng hợp của đợt kiểm tra./.


PHỤ LỤC 1

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1. Nội dung kiểm tra cụ thể

- Các văn bản đã ban hành để chỉ đạo, Điều hành hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

- Bố trí cán bộ đầu mối.

2. Kịch bản chi tiết

Ngày, tháng, năm

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra

Chi tiết cách thức tiến hành

Thời điểm tiến hành

Nhận xét/căn cứ

Phân công thực hiện

1

Công tác chuẩn bị

 

Tập hợp các VB chỉ đạo điều hành hoạt động KSTTHC, CCTTHC của Chính phủ và Bộ Công Thương

Trước khi đi kiểm tra

 

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị

- Phối hợp với cán bộ đầu mối

2

Kiểm tra công tác chỉ đạo, điều hành

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Kiểm tra việc chỉ đạo điều hành hoạt động KSTTHC, CCTTHC của các đơn vị được kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện các Quy chế phối hợp trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị được kiểm tra với Văn phòng Bộ.

- Kiểm tra việc bố trí cán bộ đầu mối thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, tại các đơn vị được kiểm tra

 

 

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

PHỤ LỤC 2

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, LẤY Ý KIẾN VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL CÓ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. Nội dung kiểm tra cụ thể

1. Nội dung đánh giá tác động và lấy ý kiến

- Việc tổ chức thực hiện việc đánh giá tác động theo các biểu mẫu về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp và tính toán chi phí tuân thủ (theo Điều 10, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính).

- Việc thực hiện xin ý kiến và cho ý kiến đối với quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL (theo Điều 9, 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính).

- Việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL.

2. Nội dung thẩm định đối với quy định về TTHC

- Thực hiện thẩm định sau khi có ý kiến đơn vị kiểm soát TTHC (theo Điều 9, 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính).

- Thực hiện thẩm định và bổ sung vào báo cáo thẩm định kết quả thẩm định về TTHC.

II. Kịch bản chi tiết

Ngày, tháng, năm

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra

Chi tiết cách thức tiến hành

Thời điểm thực hiện

Nhận xét/căn cứ

Phân công thực hiện

1. Kiểm tra thực hiện đánh giá tác động và cho ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự thảo VBQPPL

 

1.1. Công tác chuẩn bị kiểm tra

 

Lập danh mục văn bản QPPL của Bộ đã ban hành thuộc phạm vi quản lý của Vụ, Cục, Tổng cục, Sở, ngành được kiểm tra

Trước khi đi kiểm tra

 

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực, đơn vị.

- Phối hợp với các cán bộ đầu mối

 

 

Lựa chọn một số văn bản để tiến hành nghiên cứu. Trong đó:

+ Nghiên cứu các quy định về TTHC được quy định trong văn bản (số lượng TTHC, thống kê các bộ phận cấu thành của TTHC được quy định trong văn bản)

+ Nghiên cứu điền độc lập biểu mẫu đánh giá tác động một số TTHC trong văn bản

Trước khi đi kiểm tra

 

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực lựa chọn, điền và gửi cho Đoàn kiểm tra

 

1.2. Yêu cầu cung cấp hồ sơ để tiến hành kiểm tra

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Yêu cầu cung cấp hồ sơ công việc về quá trình xây dựng, ban hành các văn bản đã được chọn tại mục 1.1

 

Thực hiện việc nhận xét về nội dung phối hợp trong thực hiện kiểm tra

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.3. Tiến hành kiểm tra thực hiện đánh giá tác động và cho ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự thảo VBQPPL

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xem xét tính đầy đủ những nội dung cần kiểm tra trong hồ sơ lưu, gồm:

+ Biểu mẫu đánh giá tác động

+ Văn bản đề nghị góp ý quy định về TTHC

+ Văn bản cho ý kiến quy định về TTHC

+ Văn bản tiếp thu, giải trình

 

Căn cứ quy định tại Điều 9, 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xác định tính đầy đủ của biểu mẫu đánh giá tác động so với số lượng quy định TTHC cần đánh giá tác động trong văn bản QPPL

 

Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Lựa chọn điểm và xem xét nội dung điền một số biểu mẫu đánh giá tác động theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP và hướng dẫn của VPCP (Công văn 7416/VPCP –KSTT về tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính)

 

Căn cứ hướng dẫn tại công văn số 7416/VPCP-KSTT về tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xem xét đã thể hiện một phần riêng về nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với quy định về thủ tục hành chính trong văn bản tiếp thu, giải trình

 

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xem xét tính đầy đủ của nội dung tiếp thu, giải trình so với nội dung đã góp ý kiến của cơ quan KSTTHC

 

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xem xét về thời gian gửi lấy ý kiến về TTHC theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

 

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.4. Ghi nhận kết quả kiểm tra

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Lập phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

 

 

Chuyên viên kiểm tra lập phiếu

2. Kiểm tra thực hiện thẩm định quy định về TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL

 

2.1. Chuẩn bị kiểm tra

 

Lựa chọn một số văn bản QPPL có quy định về TTHC của Bộ Công Thương đã ban hành để tiến hành kiểm tra (Căn cứ trên danh mục VBQPPL đã được cung cấp tại mục 1.1, lựa chọn 1 số văn bản trong danh mục đó)

Trước khi đi kiểm tra

 

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực

 

2.2. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra

Vụ Pháp chế

Yêu cầu cung cấp hồ sơ công việc liên quan đến việc thẩm định văn bản QPPL của các văn bản được chọn tại mục 2.1.

 

Thực hiện việc nhận xét về nội dung phối hợp trong thực hiện kiểm tra

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

2.3. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện

Vụ Pháp chế

Xem xét tính đầy đủ của những nội dung cần kiểm tra trong hồ sơ lưu:

+ Bản đánh giá tác động của cơ quan gửi thẩm định

+ Báo cáo giải trình, tiếp thu của cơ quan gửi thẩm định

+ Ý kiến góp ý của cơ quan, đơn vị KSTTHC

+ Văn bản thẩm định

 

Căn cứ Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Vụ Pháp chế

Xem xét xác định việc đúng quy định về trình tự thực hiện gửi thẩm định bằng cách so sánh thời gian thẩm định và thời gian góp ý kiến của đơn vị KSTTHC.

 

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

 

Vụ Pháp chế

Xem xét kết quả thẩm định về thủ tục hành chính quy định tại dự thảo VBQPPL trong văn bản (báo cáo) thẩm định của cơ quan thẩm định.

 

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

 

2.4. Ghi nhận kết quả kiểm tra

Vụ Pháp chế

Lập phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

 

 

Chuyên viên kiểm tra lập phiếu

 

PHỤ LỤC 3

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BỐ, CÔNG KHAI TTHC

I. Nội dung kiểm tra cụ thể

1. Nội dung thực hiện công bố TTHC

- Việc công bố TTHC theo đúng thẩm quyền, phạm vi, thời hạn và nội dung (quy định tại Điều 12, 14 và 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính).

- Nội dung quy định về TTHC tại các Quyết định công bố đầy đủ và chính xác so với nội dung trong các văn bản QPPL quy định về các TTHC đó.

2. Nội dung thực hiện công khai TTHC

Thực hiện công khai những TTHC đã được công bố (theo Điều 16, 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính)

II. Kịch bản chi tiết

Ngày, tháng, năm

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra

Chi tiết cách thức tiến hành

Thời điểm tiến hành

Nhận xét/căn cứ

Phân công thực hiện

1. Kiểm tra thực hiện công bố TTHC

 

1.1. Chuẩn bị kiểm tra

 

Đề nghị các đơn vị cung cấp danh mục văn bản QPPL của Bộ Công Thương ban hành thuộc phạm vi quản lý của Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Trước khi đi kiểm tra

 

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị

- Phối hợp với cán bộ đầu mối

 

 

Lập danh mục văn bản QPPL có quy định về TTHC của Bộ Công Thương đã ban hành thuộc phạm vi giải quyết của Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Trước khi đi kiểm tra

 

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị

- Đoàn Kiểm tra gửi cho đơn vị được kiểm tra

 

 

- Lựa chọn một số lĩnh vực để kiểm tra.

- Lựa chọn văn bản, lĩnh vực để tiến hành nghiên cứu.

- Lựa chọn một số TTHC để tiến hành nghiên cứu

Trước khi đi kiểm tra

- Lập danh mục TTHC được quy định trong văn bản theo từng tính chất: ban hành mới; sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; hủy bỏ, bãi bỏ.

- Nghiên cứu các quy định về TTHC được quy định trong văn bản đối với các TTHC đã chọn

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực lựa chọn, điền và gửi cho Đoàn kiểm tra.

 

1.2. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu để tiến hành kiểm tra

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Yêu cầu cung cấp hồ sơ các Quyết định công bố TTHC (của các văn bản đã lựa chọn tại Mục 1.1) do Vụ, Cục, Tổng cục chủ trì dự thảo.

 

 

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.3. Tiến hành kiểm tra thực hiện công bố TTHC

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Xác định tính đầy đủ của các Quyết định công bố so với số lượng văn bản QPPL

 

Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

Xem xét thời gian ban hành các Quyết định công bố

 

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

 

Xem xét việc tuân thủ trong xây dựng và ban hành Quyết định công bố TTHC theo quy định

 

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Quy chế phối hợp thống kê công bố TTHC của Bộ Công Thương

 

1.4. Ghi nhận kết quả kiểm tra

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Lập phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

 

 

Chuyên viên kiểm tra lập phiếu

2. Kiểm tra thực hiện công khai TTHC

 

2.1. Chuẩn bị kiểm tra

 

- Tương tự như bước chuẩn bị tại mục 1.1

- Ngoài ra, lựa chọn một số hồ sơ TTHC thực hiện tại đơn vị

Trước khi kiểm tra

 

- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị.

- Phối hợp với cán bộ đầu mối.

 

2.2. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

- Xem xét việc niêm yết công khai TTHC tại trụ sở cơ quan (hình thức công khai bắt buộc)

 

- Căn cứ Điều 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP .

- Yêu cầu: Dễ dàng cho cá nhân, tổ chức tiếp cận.

+ Các hình thức công khai phải đạt yêu cầu: Đóng quyển để trên bàn, dán trên bảng, chạy chữ trên màn hình điện tử, có máy tính để tra cứu

+ Vị trí ngồi đọc/nhìn/xem thuận tiện;

+ Cá nhân, tổ chức không phải đề nghị cán bộ, công chức cho xem bộ TTHC đã công khai

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Xem xét tính đầy đủ của số lượng TTHC được công khai so với số lượng TTHC đã được công bố

 

Căn cứ Điều 23,24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

Lãnh đạo Văn phòng, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính

 

 

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Lựa chọn điểm và xem xét tính chính xác và đầy đủ của những nội dung công khai so với Quyết định công bố.

- Tập trung kiểm tra kỹ quy định về trình tự thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết, yêu cầu, điều kiện, mẫu đơn, tờ khai.

- Trường hợp công khai TTHC không có trong các Quyết định công bố thì cần kiểm tra xem có phải là trường hợp tự đặt ra TTHC.

 

Căn cứ Điều 23,24 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

 

2.3. Ghi nhận kết quả kiểm tra

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Lập phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

 

 

Chuyên viên kiểm tra lập phiếu

 

PHỤ LỤC 4

KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT TTHC

I. Nội dung kiểm tra cụ thể

1. Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra

Yêu cầu cơ quan trực tiếp giải quyết TTHC cung cấp 03 bộ hồ sơ mới tiếp nhận, đang giải quyết hoặc đã giải quyết xong.

2. Kiểm tra hồ sơ giải quyết công việc

- So sánh thành phần hồ sơ thực tế và nội dung đã được công bố trên CSDLQG và nội dung được niêm yết công khai xem có yêu cầu thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định không; có yêu cầu đặc tính của thành phần hồ sơ khác so với quy định không (đặc biệt lưu ý các yêu cầu công chứng, chứng thực và xác nhận đối với các thành phần hồ sơ phải nộp);

- Kiểm tra thời hạn giải quyết TTHC xem có giấy hẹn trả kết quả không; thời hạn trả kết quả có đúng theo quy định không; giải quyết có chậm so với thời hạn ghi trên giấy hẹn không.

- Sao chụp hồ sơ nếu cần.

3. Quan sát việc hướng dẫn, giải quyết TTHC trên thực tế

- Thái độ của cán bộ, công chức giải quyết TTHC có vui vẻ, niềm nở, ân cần không;

- Việc cung cấp mẫu đơn, mẫu tờ khai: thu phí hay không thu phí? Có cho phép sử dụng mẫu đơn, tờ khai in trên mạng hay không. Lưu ý việc cơ quan giải quyết TTHC bắt buộc cá nhân, tổ chức sử dụng mẫu đơn, tờ khai có đóng dấu treo, dấu vuông của cơ quan không.

4. Phỏng vấn người dân, doanh nghiệp đến thực hiện TTHC (nếu cần)

Nội dung phỏng vấn về việc giải quyết thủ tục của cán bộ, công chức và nội dung của TTHC.

II. Kịch bản chi tiết

Ngày, tháng, năm

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra

Chi tiết cách thức tiến hành

Thời điểm tiến hành

Nhận xét/căn cứ

Phân công thực hiện

 

1.1. Công tác chuẩn bị

 

Chọn một số TTHC được thực hiện nhiều, có phạm vi ảnh hưởng lớn; nghiên cứu kỹ nội dung từng thủ tục được công bố, công khai trên CSDLQG

Trước khi đi kiểm tra

 

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị

 

1.2. Kiểm tra hồ sơ giải quyết công việc

Đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC (Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương)

+ Yêu cầu cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cung cấp một số bộ hồ sơ đang giải quyết hoặc đã giải quyết xong;

+ So sánh thành phần hồ sơ thực tế và nội dung đã được công bố trên CSDLQG và nội dung được niêm yết công khai (đặc biệt lưu ý các yêu cầu công chứng, chứng thực và xác nhận đối với các thành phần hồ sơ phải nộp)

+ Kiểm tra thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (Lưu ý thời hạn trên giấy hẹn trả kết quả, thời điểm tiếp nhận hồ sơ để xác định hồ sơ giải quyết có đúng thời hạn hay không có bị chậm không)

+ Sao chụp hồ sơ nếu thấy cần thiết

 

Điều 18 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về Kiểm soát thủ tục hành chính

+ Có yêu cầu thêm thành phần hồ sơ ngoài quy định không; có yêu cầu đặc tính của thành phần hồ sơ khác so với quy định không

+ Có giấy hẹn trả lời kết quả không; thời hạn trả kết quả có đúng theo quy định không; giải quyết có chậm so với thời hạn ghi trên giấy hẹn không.

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.3. Quan sát việc hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính trên thực tế

Đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC (Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương)

Thái độ của cán bộ, công chức giải quyết TTHC có vui vẻ, niềm nở, ân cần không

 

 

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.4. Phỏng vấn người dân hoặc doanh nghiệp đến thực hiện thủ tục hành chính

Đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC (Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương)

Về việc giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức và nội dung của thủ tục hành chính

 

 

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

1.5. Ghi nhận kết quả kiểm tra

Đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC (Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương)

Lập phiếu ghi nhận kết quả kiểm tra

 

 

Chuyên viên kiểm tra lập phiếu

 

PHỤ LỤC 5

KIỂM TRA VIỆC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH

I. Nội dung kiểm tra cụ thể

- Công khai địa chỉ, số điện thoại, email của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

- Tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị:

+ Tổng số phản ánh, kiến nghị đã nhận được;

+ Tổng số phản ánh, kiến nghị do cơ quan khác chuyển đến (Lưu ý: thời hạn chuyển là 05 ngày)

+ Xử lý phản ánh, kiến nghị về hành vi;

+ Xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính: kiểm tra xác suất 02 hồ sơ phản ánh kiến nghị (về hình thức, nội dung phản ánh, kiến nghị theo Điều 6, 7 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP; các kết quả xử lý).

+ Kiểm tra việc công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị (Điều 19).

II. Kịch bản chi tiết

Ngày, tháng, năm

Nội dung kiểm tra

Đơn vị được kiểm tra

Chi tiết cách thức tiến hành

Thời điểm tiến hành

Nhận xét/căn cứ

Phân công thực hiện

 

1.1. Chuẩn bị kiểm tra

 

Thống kê các phản ánh kiến nghị Văn phòng Bộ đã chuyển để xử lý, thời hạn xử lý và báo cáo

Trước khi đi kiểm tra

 

Chuyên viên phụ trách lĩnh vực/đơn vị

 

1.2. Kiểm tra công tác xử lý phản ánh, kiến nghị, công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị và công khai các thông tin của cơ quan trực tiếp giải quyết

Vụ, Cục, Tổng cục và các Sở Công Thương

Kiểm tra trực tiếp tại cơ quan hành chính các cấp với các nội dung sau:

- Kiểm tra việc công khai:

+ Địa chỉ cơ quan;

+ Địa chỉ thư tín;

+ Số điện thoại chuyên dùng

+ Địa chỉ website, địa chỉ email của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

- Kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị:

+ Tổng số phản ánh kiến nghị được chuyển để xử lý theo thẩm quyền;

+ Số phản ánh, kiến nghị đã xử lý;

+ Số còn tồn tại, nguyên nhân.

 

Điều 14 và Điều 19 Nghị định số 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

Lãnh đạo

Văn phòng,

Phòng KSTTHC

 

PHỤ LỤC 6

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA

I. Khái quát tình hình kiểm tra

Nêu khái quát phạm vi, mục đích kiểm tra, nội dung kiểm tra, chương trình kiểm tra, cách thức kiểm tra và các đơn vị được kiểm tra.

II. Tình hình kết quả kiểm tra

Nêu từng nội dung kiểm tra và tập trung vào những mặt được, những tồn tại, chỉ rõ cơ quan, đơn vị nào làm tốt, cơ quan, đơn vị nào chưa tốt.

III. Nhận xét, đánh giá chung

Xét khái quát mặt được, hạn chế tồn tại và phân tích kỹ nguyên nhân của hạn chế

IV. Đề xuất, kiến nghị của Đoàn kiểm tra

Nêu rõ những đề xuất, kiến nghị của Đoàn kiểm tra để công tác cải cách TTHC nói chung, kiểm soát TTHC nói riêng đạt được mục đích đề ra./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2216/QĐ-BCT năm 2012 về Kế hoạch kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Công Thương

  • Số hiệu: 2216/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/05/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Hồ Thị Kim Thoa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản