Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2025/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 25 tháng 3 năm 2025 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/20215; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 63/2020/QH14 ngày 18/6/2020;
Căn cứ Khoản 8 Điều 38 Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ Về phát triển và quản lý chợ;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 329/TTr-SCT ngày 04 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/4/2025 và thay thế Quyết định số 414/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh về việc Quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(kèm theo Quyết định số 22/2025/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
1. Quy định này quy định phân cấp quản lý chợ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, bao gồm: đầu tư xây dựng chợ; tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý.
2. Các nội dung chưa quy định cụ thể trong quy định này thực hiện theo Nghị định 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) được phân công, phân cấp quản lý chợ trên địa bàn.
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, đầu tư, kinh doanh chợ.
Điều 3. Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Việc phân cấp bảo đảm tính thống nhất về quản lý chợ trên địa bàn
2. Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành.
3. Phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, cá nhân; phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành và người đứng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Phân cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch đầu tư xây dựng chợ hàng năm phù hợp với Quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, Kế hoạch phát triển chợ theo giai đoạn của tỉnh và các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan;
b) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn; việc đầu tư phải phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, ngân sách nhà nước và quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Rà soát, đề xuất điều chỉnh Phương án phát triển chợ theo kỳ điều chỉnh Quy hoạch tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn;
d) Huy động và đa dạng hoá các nguồn lực để đầu tư xây dựng chợ;
e) Thực hiện việc quản lý quy hoạch, đầu tư, chất lượng công trình xây dựng theo quy định pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường và quy định phân công, phân cấp của UBND tỉnh.
2. Phân cấp Ủy ban nhân cấp xã
Chủ động bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn cấp trên hỗ trợ hoặc nguồn vốn huy động hợp pháp để tổ chức, triển khai đầu tư xây dựng, các chợ trên địa bàn.
Điều 5. Tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Phân công, giao nhiệm vụ đối với các cơ quan, đơn vị được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn thực hiện quản lý, khai thác chợ đảm bảo phát huy hiệu quả các chợ được đầu tư từ nguồn ngân sách;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức kinh doanh khai thác chợ hạng 3 trên địa bàn và các chợ do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao;
b) Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước quản lý kinh doanh khai thác chợ đối với chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn.
Điều 6. Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chủ trì thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn;
b) Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện;
c) Bố trí nguồn kinh phí bảo trì tài sản từ nguồn thu khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc ngân sách địa phương (trong trường hợp thu không đủ bù chi). Nguồn kinh phí bảo trì sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
d) Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện;
đ) Quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng chợ quản lý giữa cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện;
e) Quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn, bao gồm: Giao, thu hồi, thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
g) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi các Tổ chức quản lý chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã
Quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao;
3. Trường hợp các chợ hạng 2, hạng 3 đã giao cho Ban quản lý chợ trực thuộc Ủy ban nhân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân cấp xã quản lý, khai thác thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 60/2024/NĐ-CP.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nội dung phân cấp theo quy định.
2.Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Ban hành Kế hoạch phát triển chợ theo giai đoạn trên địa bàn tỉnh.
b) Phê duyệt Nội quy mẫu về chợ làm cơ sở thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn tỉnh;
c) Hướng dẫn về việc quản lý điểm kinh doanh tại chợ theo quy định;
d) Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với chợ đầu mối;
e) Ban hành Quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.
3. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai, thực hiện Quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1.Chủ trì, thực hiện nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ cấp tỉnh do Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP.
2.Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút các nhà đầu đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh; tổng hợp các dự án chợ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung vào danh mục dự án thu hút đầu tư.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ việc thực hiện trích khấu hao, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng chợ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các Tổ chức được giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
4. Hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài chính và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến quy chuẩn, định mức xây dựng, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động văn hóa, du lịch, quảng bá đối với các chợ có giá trị văn hóa, cảnh quan kiến trúc và chợ đêm trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong phạm vi chợ và khu vực xung quanh chợ.
Điều 13. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước toàn diện hoạt động của các chợ trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân cấp tại Điều 4, khoản 1 Điều 5, khoản 1 Điều 6 Quy định này.
3. Chủ trì triển khai thực hiện việc rà soát, công bố phân hạng, phân loại chợ trên địa bàn theo quy định.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trên địa bàn thực hiện lập báo cáo kê khai tài sản; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương, Sở Tài chính) để thực hiện việc nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng chợ và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ hàng năm.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, xây dựng phương án xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh thương mại.
6. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển, quản lý chợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý các chợ được giao trên địa bàn theo quy định.
8. Tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn quản lý theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện các nhiệm vụ đã được phân cấp tại khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Quy định này.
2. Phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ đối với chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn;
3. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo phân cấp.
4. Rà soát, xây dựng phương án xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh thương mại.
5. Báo cáo tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn quản lý theo quy định.
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung Quy định này
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, bất cập, các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 414/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 06/2025/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 4/2025/QĐ-UBND phân cấp quản lý chợ do Nhà nước đầu tư, quản lý trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 22/2025/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định 22/2025/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 22/2025/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/03/2025
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Đào Quang Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra