- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 4Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 5Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2022/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 18 tháng 7 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc, hình thức, nội dung, trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác phối hợp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp, ủy quyền.
2. Trong công tác phối hợp giải quyết các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo theo đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, chế độ bảo mật về hồ sơ, tài liệu và các thông tin có liên quan.
3. Trong quá trình phối hợp cần xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống chức năng, nhiệm vụ.
1. Lập kế hoạch, đề án, dự án và kiến nghị, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Giải quyết các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
5. Quản lý hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đã được xếp hạng di tích.
6. Quản lý hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo và giải quyết “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ”, “tà đạo”.
7. Giải quyết vấn đề đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
8. Giải quyết các vấn đề về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
9. Quản lý các hoạt động xuất bản, in ấn và phát hành sản phẩm in ấn; vận chuyển tài liệu, sản phẩm in ấn không rõ nguồn gốc xuất xứ; phổ biến, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo, dạy nghề của tổ chức, cá nhân tôn giáo.
10. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
11. Quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
12. Xử lý các đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
13. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
14. Giải quyết các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
15. Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo đề nghị của cơ quan chủ trì.
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức cuộc họp.
3. Tổ chức hội nghị, hội thảo, mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Cung cấp thông tin.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Các hình thức khác (nếu có).
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH PHỐI HỢP
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, đơn vị chủ trì trước khi tổ chức họp phải gửi tài liệu trước cho các cơ quan, đơn vị được mời họp. Các cơ quan, đơn vị được mời dự họp có trách nhiệm cử lãnh đạo tham gia và trong cuộc họp được nêu chính kiến của cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp ủy quyền cho cán bộ, công chức cấp dưới tham gia họp thì phải chịu trách nhiệm về nội dung thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.
3. Đối với những nội dung phối hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan chủ trì kịp thời gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Ý kiến của các cơ quan, đơn vị phải nêu rõ đồng ý hoặc không đồng ý, trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ lý do và gửi văn bản đến cơ quan chủ trì theo đúng thời gian quy định. Nếu quá thời hạn mà các cơ quan, đơn vị không có ý tham gia kiến thì xem như là đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung công việc được đề nghị phối hợp. Nếu có ý kiến chưa đồng thuận giữa các cơ quan, đơn vị thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (trừ lễ hội tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng; lễ hội tôn giáo trong các cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của tỉnh) trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nội dung:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, chỉ thị, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; văn bản chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo và chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, người đại diện Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; quản lý, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
d) Tham mưu giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật (trừ những nội dung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý tại Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 về phân cấp một số nội dung quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên).
e) Xác nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị và đơn thư khiếu nại, tố cáo về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ theo quy định của pháp luật.
f) Phối hợp nắm tình hình, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các chủ trương, chính sách giải quyết các hiện tượng tôn giáo mới có tính chất cực đoan, “tà đạo”, “đạo lạ” xuất hiện trên địa bàn tỉnh.
h) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
i) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Thực hiện các nội dung liên quan đến lễ hội tín ngưỡng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý tại Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 về phân cấp một số nội dung quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về các lễ hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo được tổ chức trong các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích; hướng dẫn việc trùng tu, tôn tạo các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích; quản lý, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Quản lý, hướng dẫn treo cờ, biển hiệu, biểu ngữ, băng rôn và các hình thức quảng cáo, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tổ chức các sự kiện có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức và quản lý lễ hội; quyên góp, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích; thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Tiếp nhận, giải quyết hoặc tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những phản ánh, kiến nghị và đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
6. Tham mưu lập hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” đối với các cá nhân thực hành loại hình tín ngưỡng là di sản văn hóa phi vật thể.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, di sản văn hóa tại cơ sở tín ngưỡng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các cơ sở tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo.
3. Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo hoàn thiện hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính về việc giao đất, giao thêm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và các vấn đề khác có liên quan đến nhà, đất thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp nhận, giải quyết hoặc đề xuất việc giải quyết những phản ánh, kiến nghị và đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; ngăn chặn và xử lý các trường hợp chuyển nhượng, hiến, tặng, mua bán đất đai để sử dụng vào hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật.
5. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo giai đoạn và từng năm cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quỹ đất cho việc giải quyết các nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về xây dựng đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật; thẩm định quy hoạch, quy mô, diện tích, kiến trúc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề khác có liên quan.
3. Tiếp nhận, giải quyết hoặc đề xuất giải quyết những phản ánh, kiến nghị, đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo theo quy định; ngăn chặn, xử lý những trường hợp xây dựng, cơi nới, sửa chữa cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo trái pháp luật.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, pháp luật về xây dựng đối với các công trình cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
5. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý Nhà nước việc sửa chữa, cải tạo, di dời công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo và các công trình phụ trợ tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí, xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, quảng cáo, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát hoạt động thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, các phương tiện truyền thông số, mạng xã hội về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; phê phán, đấu tranh, phản biện đối với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật, trục lợi hoặc thực hiện các âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và các hành vi tuyên truyền tà đạo trái pháp luật trên mạng internet, nền tảng mạng xã hội.
3. Tiếp nhận, giải quyết hoặc đề xuất giải quyết những phản ánh, kiến nghị và đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xuất bản, in ấn, phát hành, quảng cáo, hoạt động chuyển phát các sản phẩm in có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xuất bản, in ấn và phát hành xuất bản phẩm; việc đăng, phát tin bài trên báo chí; thông tin mạng internet, nền tảng mạng xã hội có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp thẩm định nội dung, hình thức xử lý tài liệu có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo không rõ nguồn gốc xuất xứ, chữ viết tán phát vào địa bàn.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết đối với sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài; tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến địa bàn tỉnh để hoạt động từ thiện, nhân đạo, tìm hiểu hiểu các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và quản lý hoạt động từ thiện xã hội, dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dạy trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người tàn tật, trẻ mồ côi của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động khám, chữa bệnh từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tôn giáo trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về y tế.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và tham mưu giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; đảm bảo an ninh trật tự đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động vi phạm pháp luật; đấu tranh giải quyết các hiện tượng tôn giáo mới có tính chất cực đoan, “tà đạo”, “đạo lạ” xuất hiện trên địa bàn; điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; không để xảy ra các điểm nóng, biểu tình và các tình huống đột xuất, bất ngờ liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình an ninh trật tự liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, “hiện tượng tôn giáo mới”, “tà đạo”, “đạo lạ” với các cơ quan có liên quan để phối hợp giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý cư trú, xuất nhập cảnh của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo trên địa bàn; việc quản lý và sử dụng con dấu của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
5. Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng có những nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong vùng đồng bào có đạo; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo gắn với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Quản lý chặt chẽ diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Phối hợp tham mưu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh và kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn đối với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu vực biên giới.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất giải quyết các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Nắm chắc tình hình tôn giáo trên địa bàn; kịp thời phát hiện các hiện tượng tôn giáo mới có tính chất cực đoan, “tà đạo”, “đạo lạ” xuất hiện trên địa bàn và tham mưu giải quyết theo quy định của pháp luật. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và “hiện tượng tôn giáo mới”, “đạo lạ”, “tà đạo” đến số chức sắc, chức việc, tín đồ và nhân dân trên địa bàn.
3. Hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền và đề xuất giải quyết theo quy định; tiếp nhận, giải quyết những phản ánh, kiến nghị và đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc địa bàn quản lý.
4. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn theo quy định; ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thuộc địa bàn quản lý.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.
6. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
1. Tham gia tuyên truyền, phổ biến, vận động các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cho Tỉnh Ủy ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, vận động nhân dân, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo theo đề nghị của cơ quan được giao chủ trì.
Điều 22. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
a) Tham mưu cho Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hóa, văn nghệ, cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương, các hội văn học - nghệ thuật, hội nhà báo về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
b) Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý lĩnh vực báo chí, xuất bản và xử lý những sai phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản, phát hành các ấn phẩm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 23. Trách nhiệm của các Cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Chủ động thực hiện những nội dung có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trường hợp cần thiết, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp thực hiện.
2. Phối hợp theo đề nghị của cơ quan được giao chủ trì đề xuất hoặc giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Điều 24. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; định kỳ (trước ngày 15 tháng 11 hàng năm) hoặc đột xuất có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp chung. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Điều 25. Sở Nội vụ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này; định kỳ (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) hoặc đột xuất có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 26. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản có nội dung khác với quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở cấp cao hơn./.
- 1Quyết định 11/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 14/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 4Quyết định 25/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Kế hoạch 161/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022
- 6Quyết định 30/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 29/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 8Quyết định 06/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 4Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 5Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 11/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Quyết định 14/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 10Quyết định 01/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 11Quyết định 25/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Quyết định 02/2022/QĐ-UBND phân cấp nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 13Kế hoạch 161/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022
- 14Quyết định 30/2022/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 15Quyết định 29/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 16Quyết định 06/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định
Quyết định 22/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Số hiệu: 22/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lê Thành Đô
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực