- 1Thông tư 02/2007/TT-BTNMT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT về việc sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 83/2000/QĐ-TTg về sử dụng Hệ quy chế và Hệ toạ độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 506/QĐ-BTNMT năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2007/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai, Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
(ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
7. Trong Quy định này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bổ các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hoá từ các bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
Khoanh đất là đơn vị cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất, được xác định trên thực địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao kép kín. Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất tất cả các khoanh đất đều phải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo hiện trạng sử dụng của khoanh đất đó.
Loại đất trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xác định theo mục đích sử dụng đất.
Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ. Trường hợp khoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thành lập bản đồ chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì loại đất được xác định theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất loại đất được biểu thị bằng các ký hiệu tương ứng trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Đối với khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng thì thể hiện mục đích sử dụng chính của khoanh đất.
Mục đích sử dụng đất được phân loại và giải thích cách xác định theo Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị hành chính phải biểu thị:
Toàn bộ các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Biểu thị ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường; ranh giới các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa.
Đối với khu vực đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện rõ vị trí, ranh giới của khu vực đó.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính tiếp giáp biển phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, quần đảo trên biển tính đến đường bờ biển theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Các yếu tố nội dung bản đồ, khung bản đồ, các ghi chú trong và ngoài khung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị bằng các ký hiệu tương ứng trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
16. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thành lập bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp sử dụng bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Phương pháp sử dụng ảnh chụp từ máy bay, hoặc vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao;
- Phương pháp hiện chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước. Phương pháp này chỉ được áp dụng khi: Không có bản đồ địa chính cơ sở và ảnh chụp từ máy bay, hoặc ảnh chụp từ vệ tinh; bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước được thành lập trên bản đồ nền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi số lượng và diện tích các khoanh đất ngoài thực địa đã biến động không quá 25% so với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của chu kỳ trước.
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở;
- Lập kế hoạch chi tiết;
- Vạch tuyến khảo sát thực địa.
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản sao bản đồ nền;
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản sao bản đồ địa chính cơ sở.
Bước 4: Biên tập tổng hợp:
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa;
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở lên bản đồ nền;
- Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ;
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra, kết quả thành lập bản đồ;
- In bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả);
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu nhập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Tiếp nhận, nhân sao bản đồ nền;
- Kiểm tra đánh giá chất lượng ảnh;
- Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3: Điều vẽ ảnh nội nghiệp:
- Điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên ảnh;
- Kiểm tra kết quả điều vẽ, khoanh định các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên ảnh.
Bước 4: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, đối soát, bổ sung và chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền;
- Điều tra, đối soát kết quả điều vẽ nội nghiệp các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất ở ngoài thực địa và chỉnh lý bổ sung các nội dung còn thiếu;
- Kiểm tra, tu chỉnh kết quả điều vẽ ngoại nghiệp.
Bước 5: Biên tập tổng hợp:
- Chuyển kết quả điều vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ nền;
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ;
- Biên tập, trình bày bản đồ;
Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ;
- Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả);
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng và nhân sao bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước (gọi là bản sao);
- Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3: Công tác nội nghiệp
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý theo các tài liệu thu thập được lên bản sao;
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất theo các tài liệu thu thập được lên bản sao;
- Kiểm tra kết quả bổ sung, chỉnh lý nội nghiệp;
- Vạch tuyển khảo sát thực địa.
Bước 4: Công tác ngoại nghiệp:
- Điều tra, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung cơ sở địa lý;
- Điều tra, bổ sung, chỉnh lý yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản sao;
- Kiểm tra kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý bản đồ ngoài thực địa;
Bước 5: Biên tập tổng hợp:
- Chuyển kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Biên tập bản đồ.
Bước 6: Hoàn thiện và in bản đồ:
- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ;
- Hoàn thiện và in bản đồ (đối với công nghệ truyền thống thì hoàn thiện bản đồ tác giả);
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ;
Bước 7: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình:
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu;
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
Bước 2: Công tác chuẩn bị:
- Tiếp nhận bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính cấp dưới, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ dạng số;
- Kiểm tra số lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ dạng số;
- Tiếp nhận bản đồ nền;
- Lập kế hoạch chi tiết.
Bước 3: Biên tập tổng hợp:
- Bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý trên bản đồ nền;
- Chuyển các nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới lên bản đồ nền (đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện trước khi chuyển các nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã lên bản đồ nền phải chuyển hệ toạ độ của bản đồ hiện trạng sử dụng cấp xã về hệ toạ độ, kinh tuyến trục của bản đồ nền cấp huyện);
- Tổng quát hoá các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất;
- Biên tập, trình bày bản đồ.
Bước 4: Hoàn thiện và in bản đồ
- Kiểm tra kết quả biên tập bản đồ;
- Hoàn thiện và in bản đồ;
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ.
Bước 5: Kiểm tra, nghiệm thu:
- Kiểm tra, nghiệm thu;
- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
II. TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
4. Các tài liệu bản đồ dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:
- Bản đồ nền;
- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ và các trích lục kèm theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ quan có thẩm quyền;
- Bản đồ địa chính;
- Bản đồ địa chính cơ sở;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước;
- Các trích lục biến động sử dụng đất;
- Bản đồ, trích lục kèm theo các quyết định giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng của các cơ quan có thẩm quyền;
- Ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao và thời điểm ảnh được chụp cách thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không vượt quá 1 năm;
- Các bản đồ chuyên đề có liên quan.
- Bản đồ nền;
- Hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ và các trích lục kèm theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ quan có thẩm quyền;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ dạng số);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước;
- Bản đồ, trích lục kèm theo các quyết định giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất của các cơ quan có thẩm quyền;
- Ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao và phải có thời điểm chụp cách thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất không quá 1 năm;
- Các bản đồ chuyên đề có liên quan.
III. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI BẢN ĐỒ NỀN DÙNG ĐỂ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước:
- Bản trục lớn: 6.378.137 m;
- Độ dẹp: 1/298, 257223563.
1.2. Lưới chiếu bản đồ:
- Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11o và 21o để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9996 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/500.000 đến 1/25.000;
- Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.
1.3. Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xã quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy định này.
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ | Tỷ lệ bản đồ | Quy mô diện tích tự nhiên (ha) |
Cấp xã | 1:1.000 | Dưới 120 |
1:2.000 | Từ 120 đến 500 | |
1:5.000 | Trên 500 đến 3.000 | |
1:10.000 | Trên 3.000 | |
Cấp huyện | 1:5.000 | Dưới 3.000 |
1:10.000 | Từ 3.000 đến 12.000 | |
1:25.000 | Trên 12.000 | |
Cấp tỉnh | 1:25.000 | Dưới 100.000 |
1:50.000 | Từ 100.000 đến 350.000 | |
1:100.000 | Trên 350.000 | |
Cấp vùng | 1:250.000 |
|
Cả nước | 1:1.000.000 |
|
4.1. Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở ở nhiều tỷ lệ thì dùng các bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở có tỷ lệ nhỏ nhất để thành lập bản đồ nền;
4.2. Đối với các đơn vị hành chính cấp xã không có bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở thì dùng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao đã được nắn chỉnh thành sản phẩm trực giao để thành lập bản đồ nền;
4.3. Đối với các đơn vị hành chính là cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước thì dùng bản đồ địa hình có tỷ lệ từ trung bình đến nhỏ, ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh đã được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực giao để thành lập bản đồ nền;
5.1. Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá ± 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
5.2. Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ± 0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
6. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ nền:
Bản đồ nền phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
6.1. Biểu thị lưới kilômét hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
- Bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô lưới kilômét là 10 cm x 10 cm;
- Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 biểu thị lưới kilômét, với kích thước ô lưới kilômét là 8 cm x 8 cm;
- Bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000 chỉ biểu thị lưới kinh, vĩ tuyến. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ 1/50.000 là 5/ x 5/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ 1/100.000 là 10/ x 10/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ 1/250.000 là 20/ x 20/. Kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 là 10 x 10;
6.2. Dáng đất được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng;
6.3. Biểu thị thuỷ hệ; đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển được thể hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
6.4. Biểu thị hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và các công trình giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp như sau:
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã đường bộ biểu thị đến đường trục chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn;
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện đường bộ biểu thị tới đường liên xã, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường đất nhỏ;
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh biểu thị đến đường liên huyện;
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước biểu thị đến tỉnh lộ, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện.
6.5. Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm Quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng địa lý tự nhiên - kinh tế chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện. Đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước chỉ thể hiện đến địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
6.6. Biểu thị các yếu tố nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng có tính định hướng và các công trình kinh tế, văn hóa - xã hội;
6.7. Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú cần thiết khác.
IV. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC BIỂU THỊ CÁC YẾU TỐ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ | Diện tích khoanh đất trên bản đồ |
Từ 1/1000 đến 1/10.000 | ≥ 16 mm2 |
Từ 1/25.000 đến 1/100.000 | ≥ 9 mm2 |
Từ 1/250.000 đến 1/1.000.000 | ≥ 4 mm2 |
4. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
4.1. Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không vượt quá ± 0,7 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
4.2. Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất không được vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền;
V. ĐIỀU TRA, KHOANH VẼ, TỔNG HỢP, BIÊN TẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
5. Tổng quát hoá các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định như sau:
5.1. Được phép loại bỏ hoặc vẽ gộp các khoanh đất không phải hình tuyến có diện tích trên bản đồ được quy định tại Bảng 02 của Quy định này.
5.2. Các yếu tố thủy văn hình tuyến như sông, suối, kênh mương được tổng hợp, chọn, bỏ những dòng chảy có chiều dài nhỏ hơn 2 cm trên bản đồ và tổng quát hoá đường bờ. Khi tổng hợp phải xem xét các đặc tính như hình dáng, cấu trúc không gian, mật độ, kiểu phân bố, đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, không được bỏ dòng chảy đặc biệt như suối nước nóng, nước khoáng.
5.3. Tổng quát hoá đường bờ biển phải giữ được tính chất đặc trưng của từng kiểu bờ. Đối với khu vực có nhiều cửa sông, bờ biển có dạng hình cong tròn được phép gộp 2 hoặc 3 khúc uốn nhỏ nhưng phải giữ lại các cửa sông, dòng chảy đổ ra biển và các bãi bồi;
5.4. Không loại bỏ những hòn đảo kéo dài, phải giữ lại hình dạng đặc trưng của đảo, các đảo nhỏ biểu thị bằng những ký hiệu chấm nhỏ. Trường hợp mật độ các đảo quá dày cho phép bỏ một số đảo bên trong, bảo đảm khoảng cách giữa các đảo lớn hơn 3 mm trên bản đồ;
5.5. Tổng quát hóa đường giao thông phải dựa vào: mật độ, cấp hạng, ý nghĩa về kinh tế và hành chính của đường. Trường hợp đường sắt và đường ô tô đi sát nhau cho phép xê dịch vị trí đường ô tô để đảm bảo giữ vị trí đúng cho đường sắt.
6. Nội dung các công đoạn trong biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm:
6.1. Nghiên cứu quy trình, Quy định, Ký hiệu, Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt và các văn bản dùng làm căn cứ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp;
Biên soạn, lập kế hoạch triển khai và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng công đoạn biên tập bản đồ.
6.2. Chỉ đạo, theo dõi tiến độ thực hiện; kiểm tra sự phù hợp giữa bản đồ với các tài liệu sử dụng; kiểm tra sự thống nhất giữa công tác ngoại nghiệp và nội nghiệp; kiểm tra tính đầy đủ và thống nhất giữa bản đồ với Quy định, ký hiệu bản đồ và Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt.
7.1. Tổng hợp các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất và việc vận dụng các ký hiệu để biểu thị;
7.2. Cách biểu thị các yếu tố nội dung cơ sở địa lý, các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất phải thống nhất trên toàn lãnh thổ hành chính;
7.3. Việc tổng hợp, lấy, bỏ các yếu tố nội dung phải nêu bật được đặc điểm của đối tượng và đặc trưng của khu vực, đồng thời biểu thị đầy đủ theo yêu cầu của Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã phê duyệt.
8. Bố cục, trình bày bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo các nguyên tắc:
8.1. Khung của tờ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày phù hợp với kích thước của tờ bản đồ theo mẫu quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
8.2. Tên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải ghi đầy đủ tên của đơn vị hành chính và được bố trí ở phần chính giữa ngoài khung phía bắc của tờ bản đồ, trường hợp không trình bày được theo quy định trên, tên bản đồ được phép trình bày ở khu vực thích hợp trong khung. Tỷ lệ bản đồ ghi ở phần chính giữa ngoài khung phía nam tờ bản đồ. Kích thước, kiểu chữ của tên bản đồ và tỷ lệ bản đồ trình bày phù hợp với kích thước của tờ bản đồ theo mẫu quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.
8.3. Bản đồ phụ biểu thị vị trí của đơn vị hành chính trong đơn vị hành chính cấp cao hơn được bố trí trong khung bản đồ. Tỷ lệ, kích thước và vị trí của bản đồ phụ phải phù hợp với bố cục của bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
8.4. Bảng chú dẫn, biểu đồ cơ cấu diện tích đất đai bố trí tại vị trí thích hợp trong khung bản đồ. Vị trí ký xác nhận, xét duyệt và đóng dấu theo mẫu quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.
8.5. Ghi chú về tài liệu sử dụng trong quá trình biên tập, tên và địa chỉ đơn vị thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bố trí ở phần ngoài khung phía nam theo mẫu quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”.
VI. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT DẠNG SỐ
1. Quy định chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
1.1. Các quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số trong Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ.
1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các yếu tố nội dung và không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so với bản đồ tài liệu dùng để số hoá. Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa.
1.3. Độ chính xác về cơ sở toán học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá hạn sai cho phép quy định tại khoản 5 Mục III và khoản 4 Mục IV của Quy định này.
1.4. Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu biểu thị nội dung đã được quy định trong Quy định này và “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1.5. Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải biểu thị bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu, mà không được dùng công cụ đồ hoạ để vẽ.
1.6. Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline chain hoặc complex chain. Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục không đứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.
1.7. Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép kín, được trái pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color.
1.8. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa;
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ;
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu bản đồ;
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ;
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét (nếu dùng phương án quét), hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa.
Bước 6: Số hoá và làm sạch các dữ liệu;
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ;
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa;
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính;
Bước 10: In bản đồ ra giấy;
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD;
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy;
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ;
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
3. Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được chia thành 7 nhóm lớp:
3.1. Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan;
3.2. Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
3.3. Nhóm lớp thuỷ hệ gồm: thuỷ hệ và các đối tượng có liên quan;
3.4. Nhóm lớp giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên quan;
3.5. Nhóm lớp địa giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới hành chính các cấp.
3.6. Nhóm lớp ranh giới và các ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh đất; ranh giới các khu đất, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường, các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất;
3.7. Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội
Mỗi nhóm lớp được chia thành các lớp đối tượng. Mỗi lớp có thể gồm một hoặc vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối tượng được gắn một mã (code) riêng và thống nhất trên bản đồ.
4.1. Seedfile: vn2d.dgn;
4.2. Phông chữ tiếng Việt: vnfont.rsc;
4.3. Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỷ lệ;
4.4. Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỷ lệ;
4.5. Bảng mã chuẩn (feature table);
4.6. Bảng sắp xếp thứ tự (pen table);
6.1. Sạch sẽ, rõ ràng, không nhàu nát, không rách;
6.2. Chính xác về cơ sở toán học;
6.3. Đủ các điểm mốc để định vị hình ảnh của bản đồ.
7. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được số hoá theo các phương pháp sau:
7.1. Số hóa bằng bản số hóa (Digitizing table);
7.2. Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hoá bán tự động (Scanning and vectorizing);
7.3. Quét hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vector hóa tự động;
8. Quy định về sai số và độ chính xác của dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
8.1. Khung trong, lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản đồ, các điểm góc khung, các mắt lưới không có sai số (trên máy tính) so với toạ độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc đường cong để vẽ lại lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong bản đồ theo ảnh quét. Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị trí của các đường lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong của bản đồ;
8.2. Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý thuyết phải bảo đảm: các cạnh khung trong không vượt quá 0,2 mm và đường chéo không vượt quá 0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
8.3. Các đối tượng được số hoá phải đảm bảo đúng các chỉ số lớp và mã đối tượng của chúng. Chỉ số lớp được thể hiện bằng số lớp (level) trong tệp (file) *.dgn. Trong quá trình số hóa, các đối tượng được gán mã (code) theo quy định.
8.4. Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chính xác:
a. Các đối tượng kiểu đường phải bảo đảm tính liên tục, chỉ cắt và nối với nhau tại các điểm giao nhau của đường;
b. Đường bình độ, điểm độ cao được gán đúng giá trị độ cao;
c. Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ:
- Các sông, suối, kênh mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi 2 nét;
- Đường bình độ không được cắt nhau phải liên tục và phù hợp dáng với thuỷ hệ;
- Đường giao thông không đè lên hệ thống thủy văn, khi các đối tượng này chạy sát và song song nhau thì vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý;
- Đường bao của các đối tượng kiểu vùng phải đảm bảo khép kín;
- Kiểu, cỡ chữ, sổ ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chữ quy định trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”. Địa danh theo tuyến cần ghi chú theo độ cong của tuyến và thuận theo chiều dọc;
8.5. Tiếp biên bản đồ phải được tiến hành trên máy tính, các yếu tố nội dung tại mép biên phải được tiếp khớp với nhau tuyệt đối;
8.6. Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ sau khi tiếp biên phải khớp với nhau cả về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính). Đối với các bản đồ khác tỷ lệ phải lấy nội dung bản đồ tỷ lệ lớn làm chuẩn, sai số tiếp biên không vượt 0,3 mm cộng với sai số cho phép khi tổng quát hóa nội dung bản đồ về tỷ lệ nhỏ hơn.
9. Quy định số hoá và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
9.1. Các tài liệu bản đồ được dùng để số hoá, phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Mục II và khoản 6 Mục VI của Quy định này;
9.2. Độ phân giải khi quét bản đồ quy định trong khoảng từ 150 dpi đến 400 dpi phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu bản đồ. Ảnh bản đồ sau khi quét (raster) phải đầy đủ, rõ nét, không bị co dãn cục bộ;
9.3. Định vị bản đồ trên bàn số hoá hoặc nắn ảnh quét (raster) dựa vào các điểm chuẩn là các góc khung trong, các giao điểm lưới kilômét, các điểm khống chế tọa độ trắc địa có trên bản đồ. Sai số cho phép sau khi định vị hoặc nắn ảnh quét theo quy định tại khoản 6 Mục VI của Quy định này.
9.4. Bản đồ chỉ được số hoá sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo quy định. Các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ phải được xây dựng tự động theo các chương trình chuyên dụng. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ được số hoá theo trình tự sau:
- Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan.
- Dáng đất;
- Giao thông, các đối tượng liên quan;
- Địa giới hành chính;
- Ranh giới khoanh đất;
- Ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế, ranh giới các nông trường, lâm trường, ranh giới các đơn vị quốc phòng - an ninh, ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa.
9.5. Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã trên cơ sở từ bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở phải lưu lại toàn bộ cơ sở dữ liệu ban đầu (dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính), trước khi xử lý, tổng hợp và biên tập);
9.6. Bản đồ sau khi số hoá phải được biên tập theo các quy định sau:
- Các yếu tố nội dung bản đồ được biên tập theo đúng quy định về phân nhóm lớp và lớp;
- Màu sắc, kích thước và hình dáng của các ký hiệu dùng để biểu thị nội dung bản đồ phải tuân thủ theo các quy định đối với bản đồ in ra giấy;
- Việc trình bày các nội dung trong khung và ngoài khung bản đồ phải tuân theo “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
11. Nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
11.1. Công tác kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số tiến hành theo quy định tại Mục VIII của Quy định này;
11.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải kiểm tra ít nhất 01 (một) lần trên máy tính, 02 (hai) lần trên bản in ra giấy. Các lỗi phát hiện qua kiểm tra phải được sửa chữa triệt để;
11.3. Nội dung kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thực hiện trên máy tính và trên bản đồ in ra giấy như sau:
a. Nội dung kiểm tra trên máy tính:
- Kiểm tra độ chính xác nắn chỉnh các tệp tin ảnh nắn cuối cùng;
- Kiểm tra toạ độ góc khung, kích thước khung và đường chéo, giá trị các điểm độ cao;
- kiểm tra việc phân lớp của các yếu tố nội dung bản đồ;
- Kiểm tra tính nhất quán của việc sử dụng ký hiệu quy định để thể hiện nội dung điểm, đường, vùng của bản đồ;
- Kiểm tra tiếp biên bản đồ;
- Kiểm tra việc loại bỏ, làm sạch dữ liệu;
- Kiểm tra lực nét, màu sắc của các đối tượng;
- Kiểm tra việc ghi chép lý lịch bản đồ.
b. Nội dung kiểm tra bản đồ in ra giấy:
- Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp và độ chính xác của các yếu tố nội dung bản đồ theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Kiểm tra việc trình bày bản đồ.
11.4. Khi hoàn thành kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu bản đồ phải ghi vào đĩa CD. Đĩa CD sau khi ghi phải được kiểm tra 100% trên máy tính và giao nộp theo quy định tại khoản 8 Mục VIII của Quy định này. Mặt ngoài đĩa phải ghi tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ, tên đơn vị thực hiện, thời gian, ngày ghi đĩa CD. Đĩa CD dùng để ghi dữ liệu bản đồ phải có chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu lưu trữ trong điều kiện kỹ thuật như lưu trữ phim ảnh.
VII. THUYẾT MINH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Mỗi bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải có bản thuyết minh kèm theo
2. Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất soạn thảo theo các nội dung sau:
2.1. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và mục đích, yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
2.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính;
2.3. Thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
2.4. Các nguồn tài liệu được sử dụng và phương pháp công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
2.5. Đánh giá chất lượng bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm khối lượng công việc thực hiện; mức độ đầy đủ, chi tiết và độ chính xác của các yếu tố nội dung;
2.6. Kết luận, kiến nghị.
VIII. KIỂM TRA, NGHIỆM THU VÀ GIAO NỘP SẢN PHẨM
5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được nghiệm thu phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật sau:
5.1. Đúng quy trình công nghệ nêu trong Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã phê duyệt, các tài liệu phục vụ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo đúng quy định trong Quy định này.
5.2. Các yếu tố nội dung bản đồ phải đầy đủ, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất, mức độ tổng hợp và biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ theo đúng quy định trong Quy định này, “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” và “Thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã phê duyệt);
7. Xác nhận và xét duyệt bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
7.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã do người đứng đầu đơn vị lập bản đồ ký tên, đóng dấu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký duyệt.
7.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh do người đứng đầu đơn vị lập bản đồ và Thủ trưởng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ký tên, đóng dấu (trường hợp không có Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thì chỉ Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký); Thủ trưởng cơ Tài nguyên và Môi trường cùng cấp ký xác nhận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ký duyệt.
8. Quy định sản phẩm giao nộp:
Sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất của tất cả các cấp được giao nộp là sản phẩm đã được kiểm tra nghiệm thu theo đúng quy định, đạt yêu cầu chất lượng gồm:
8.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất in trên giấy;
8.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số lưu trên đĩa CD;
8.3. Dữ liệu hiện trạng sử dụng đất (đồ hoạ và thuộc tính) lưu trên đĩa CD;
8.4. Thuyết minh thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất in trên giấy và dạng số;
8.5. Các biên bản kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm.
KINH TUYẾN TRỤC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TT | Tỉnh, thành phố | Kinh tuyến trục | TT | Tỉnh, thành phố | Kinh tuyến trục |
1 | Lai Châu | 1030 00’ | 33 | Long An | 1050 45’ |
2 | Điện Biên | 1030 00’ | 34 | Tiền Giang | 1050 45’ |
3 | Sơn La | 1040 00’ | 35 | Bến Tre | 1050 45’ |
4 | Kiên Giang | 1040 30’ | 36 | Hải Phòng | 1050 45’ |
5 | Cà Mau | 1040 30’ | 37 | TP. Hồ Chí Minh | 1050 45’ |
6 | Lào Cai | 1040 45’ | 38 | Bình Dương | 1050 45’ |
7 | Yên Bái | 1040 45’ | 39 | Tuyên Quang | 1060 00’ |
8 | Nghệ An | 1040 45’ | 40 | Hoà Bình | 1060 00’ |
9 | Phú Thọ | 1040 45’ | 41 | Quảng Bình | 1060 00’ |
10 | An Giang | 1040 45’ | 42 | Quảng Trị | 1060 15’ |
11 | Thanh Hoá | 1050 00’ | 43 | Bình Phước | 1060 15’ |
12 | Vĩnh Phúc | 1050 00’ | 44 | Bắc Kạn | 1060 30’ |
13 | Hà Tây | 1050 00’ | 45 | Thái Nguyên | 1060 30’ |
14 | Đồng Tháp | 1050 00’ | 46 | Bắc Giang | 1070 00’ |
15 | Cần Thơ | 1050 00’ | 47 | Thừa Thiên - Huế | 1070 00’ |
16 | Hậu Giang | 1050 00’ | 48 | Lạng Sơn | 1070 15’ |
17 | Bạc Liêu | 1050 00’ | 49 | Kon Tum | 1070 30’ |
18 | Hà Nội | 1050 00’ | 50 | Quảng Ninh | 1070 45’ |
19 | Ninh Bình | 1050 00’ | 51 | Đồng Nai | 1070 45’ |
20 | Hà Nam | 1050 00’ | 52 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1070 45’ |
21 | Hà Giang | 1050 30’ | 53 | Quảng Nam | 1070 45’ |
22 | Hải Dương | 1050 30’ | 54 | Lâm Đồng | 1070 45’ |
23 | Hà Tĩnh | 1050 30’ | 55 | Đà Nẵng | 1070 45’ |
24 | Bắc Ninh | 1050 30’ | 56 | Quảng Ngãi | 1080 00’ |
25 | Hưng Yên | 1050 30’ | 57 | Ninh Thuận | 1080 15’ |
26 | Thái Bình | 1050 30’ | 58 | Khánh Hoà | 1080 15’ |
27 | Nam Định | 1050 30’ | 59 | Bình Định | 1080 15’ |
28 | Tây Ninh | 1050 30’ | 60 | Đắc Lắc | 1080 30’ |
29 | Vĩnh Long | 1050 30’ | 61 | Đắc Nông | 1080 30’ |
30 | Sóc Trăng | 1050 30’ | 62 | Phú Yên | 1080 30’ |
31 | Trà Vinh | 1050 30’ | 63 | Gia Lai | 1080 30’ |
32 | Cao Bằng | 1050 45’ | 64 | Bình Thuận | 1080 30’ |
LOẠI ĐẤT THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Thứ tự | Loại đất | Mã | Cấp hành chính | |||
Xã | Huyện | Tỉnh | Vùng và cả nước | |||
1 | Đất nông nghiệp | NNP |
|
|
|
|
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN |
|
| x | x |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN |
| x | x | x |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | x | x | x | * |
1.1.1.1.1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC | x | x | * |
|
1.1.1.1.2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK | x | x | * |
|
1.1.1.1.3 | Đất trồng lúa nương | LUN | x | x | * |
|
1.1.1.2 | Đất cỏ dùng vào chăn nuôi | COC | x | x | * |
|
1.1.1.3 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | x | x | * |
|
1.1.1.3.1 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK | x | * |
|
|
1.1.1.3.2 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK | x | * |
|
|
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
| x | x | x |
1.1.2.1 | Đất trồng cây công nghiệp lâu năm | LNC | x | * |
|
|
1.1.2.2 | Đất trồng cây ăn quả lâu năm | LNQ | x | * |
|
|
1.1.2.3 | Đất trồng cây lâu năm khác | LNK | x | * |
|
|
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP |
|
| x | x |
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | RSX |
|
| x | x |
1.2.1.1 | Đất có rừng tự nhiên sản xuất | RSN | x | x | * |
|
1.2.1.2 | Đất có rừng trồng sản xuất | RST | x | x | * |
|
1.2.1.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất | RSK | x | x | * |
|
1.2.1.4 | Đất trồng rừng sản xuất | RSM | x | x | * |
|
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
|
| x | x |
1.2.2.1 | Đất có rừng tự nhiên phòng hộ | RPN | x | x | * |
|
1.2.2.2 | Đất có rừng trồng phòng hộ | RPT | x | x | * |
|
1.2.2.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ | RPK | x | x | * |
|
1.2.2.4 | Đất trồng rừng phòng hộ | RPM | x | x | * |
|
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
|
| x | x |
1.2.3.1 | Đất có rừng tự nhiên đặc dụng | RDN | x | x | * |
|
1.2.3.2 | Đất có rừng trồng đặc dụng | RDT | x | x | * |
|
1.2.3.3 | Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng | RDK | x | x | * |
|
1.2.3.4 | Đất trồng rừng đặc dụng | RDM | x | x | * |
|
1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
|
| x | x |
1.3.1 | Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn | TSL | x | x | * |
|
1.3.2 | Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt | TSN | x | x | * |
|
1.4 | Đất làm muối | LMU | x | x | * |
|
1.5 | Đất nông nghiệp khác | NKH | x | * |
|
|
2 | Đất phi nông nghiệp | PNN |
|
|
|
|
2.1 | Đất ở | OTC |
|
| x | x |
2.1.1 | Đất ở tại nông thôn | ONT | x | x | * |
|
2.1.2 | Đất ở tại đô thị | ODT | x | x | * |
|
2.2 | Đất chuyên dùng | CDG |
|
| x | x |
2.2.1 | Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp | CTS | x | x | * |
|
2.2.1.1 | Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của nhà nước | TSC | x | * |
|
|
2.2.1.2 | Đất trụ sở khác | TSK | x | * |
|
|
2.2.2 | Đất quốc phòng | CQP | x | x | x | * |
2.2.3 | Đất an ninh | CAN | x | x | x | * |
2.2.4 | Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | CSK |
|
| x | x |
2.2.4.1 | Đất khu công nghiệp | SKK | x | x | x |
|
2.2.4.2 | Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh | SKC | x | * |
|
|
2.2.4.3 | Đất cho hoạt động khoáng sản | SKS | x | * |
|
|
2.2.4.4 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ | SKX | x | * |
|
|
2.2.5 | Đất có mục đích công cộng | CCC |
|
| x | x |
2.2.5.1 | Đất giao thông | DGT | x | x | x | x |
2.2.5.2 | Đất thủy lợi | DTL | x | x | x | x |
2.2.5.3 | Đất công trình năng lượng | DNL | x | * |
|
|
2.2.5.4 | Đất công trình bưu chính viễn thông | DBV | x | * |
|
|
2.2.5.5 | Đất cơ sở văn hóa | DVH | x | x | * |
|
2.2.5.6 | Đất cơ sở y tế | DYT | x | x | * |
|
2.2.5.7 | Đất cơ sở giáo dục - đào tạo | DGD | x | x | * |
|
2.2.5.8 | Đất cơ sở thể dục - thể thao | DTT | x | x | * |
|
2.2.5.9 | Đất cơ sở nghiên cứu khoa học | DKH | x | x | * |
|
2.2.5.10 | Đất cơ sở dịch vụ về xã hội | DXH | x | x | * |
|
2.2.5.11 | Đất chợ | DCH | x | x | * |
|
2.2.5.12 | Đất có di tích, danh thắng | DDT | x | x | * |
|
2.2.5.13 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA | x | x | * |
|
2.3 | Đất tôn giáo, tín ngưỡng | TTN |
| x | x |
|
2.3.1 | Đất tôn giáo | TON | x | * |
|
|
2.3.2 | Đất tín ngưỡng | TIN | x | * |
|
|
2.4 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | NTD | x | x | x |
|
2.5 | Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng | SMN | x | x | x | x |
2.5.1 | Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối | SON | x | x | * |
|
2.5.2 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC | x | x | * |
|
2.6 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
| x | * |
|
3 | Nhóm đất chưa sử dụng | CSD |
|
| x | x |
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS | x | x | x | * |
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS | x | x | x | * |
3.3 | Núi đá không có rừng cây | NCS | x | x | x | * |
4 | Đất có mặt nước ven biển | MVB |
|
| x | x |
4.1 | Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản | MVT | x | x | * |
|
4.2 | Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn | MVR | x | x | * |
|
4.3 | Đất mặt nước ven biển có mục đích khác | MVK | x | x | * |
|
Ghi chú:
Dấu nhân (x) loại đất phải thể hiện trên bản đồ;
Dấu sao (*) loại đất khuyến khích thể hiện trên bản đồ khi diện tích khoanh đất đủ lớn.
MỤC LỤC
1. Quy định chung ........................................................................................................................
2. Tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .......................................................
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .........
4. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các yếu tố hiện trạng sử dụng đất ........................................
5. Điều tra, khoanh vẽ, tổng hợp, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .................................
6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số ...................................................................................
7. Thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................................
8. Kiểm tra, nghiệm thu và giao nộp sản phẩm ............................................................................
Phụ lục số 01 - Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ...............................
Phụ lục số 02 - Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất .........................................
- 1Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 506/QĐ-BTNMT năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014
- 1Thông tư 28/2014/TT-BTNMT về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 506/QĐ-BTNMT năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014
- 1Thông tư 02/2007/TT-BTNMT hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 05/2007/QĐ-BTNMT về việc sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Quyết định 83/2000/QĐ-TTg về sử dụng Hệ quy chế và Hệ toạ độ quốc gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ
- 5Nghị định 91/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 6Luật Đất đai 2003
- 7Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai
- 8Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 22/2007/QĐ-BTNMT Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 22/2007/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/12/2007
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Phạm Khôi Nguyên
- Ngày công báo: 29/12/2007
- Số công báo: Từ số 847 đến số 848
- Ngày hiệu lực: 13/01/2008
- Ngày hết hiệu lực: 17/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực