- 1Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 2Thông tư 05/2019/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, liên tịch ban hành
- 3Quyết định 120/QĐ-NHNN năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2019
- 4Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2006/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số10/2003/QH11ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản trị Ngân hàng hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 223/QĐ-NH11 ngày 17/4/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế về công tác phòng cháy, nổ, chữa cháy trong ngành Ngân hàng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Quản trị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| THỐNG ĐỐC |
VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-NHNN ngày 18/5/2006 của Thống đốc NHNN)
Quy chế này quy định về phòng cháy và chữa cháy trong các đơn vị, tổ chức (sau đây gọi chung là đơn vị) thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy
Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành triệt để pháp luật về phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước, các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của đơn vị đồng thời tham gia tích cực vào việc phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi địa bàn được giao quản lý.
Điều 3. Tổ chức, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy.
Công tác tổ chức, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức theo hệ thống ngành dọc. Tuỳ theo tình hình, đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định mô hình tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 4. Mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Thủ trưởng các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, mua sắm, trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy đồng thời quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả.
CƠ CẤU, TỔ CHỨC VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy hệ thống Ngân hàng Nhà nước:
- Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng ban.
- Cục trưởng Cục Quản trị Ngân hàng Nhà nước làm Phó trưởng ban thường trực; Cục trưởng Cục Phát hành & Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước làm Phó trưởng ban.
- Lãnh đạo cấp vụ thuộc các đơn vị: Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế toán–Tài chính, Vụ Tổng kiểm soát và Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Ngân hàng Nhà nước làm uỷ viên.
2. Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh; các tổ chức sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Trưởng ban là Thủ trưởng đơn vị, các thành viên khác do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Điều 6. Tổ chức, biên chế lực lượng phòng cháy và chữa cháy
1. Tổ chức lực lượng:
a) Mỗi đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể về công tác phòng cháy và chữa cháy mà thành lập các đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
b) Tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đối với một số đơn vị vụ, cục, ban, sở có trụ sở nằm ngoài phạm vi trụ sở chính, tuỳ theo tình hình hoạt động để thành lập đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
c) Nguyên tắc tổ chức lực lượng.
- Mỗi đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải bố trí đủ lực lượng tham gia vào các bộ phận:
+ Bộ phận làm nhiệm vụ trực tiếp chữa cháy.
+ Bộ phận hướng dẫn thoát nạn, cứu người, cứu tài sản.
+ Bộ phận cứu thương, di chuyển bảo vệ tài sản.
- Cán bộ tham gia trong đội, tổ phòng cháy và chữa cháy phải là những người có sức khoẻ, thường xuyên làm việc tại cơ quan, đơn vị.
2. Biên chế đội, tổ phòng cháy và chữa cháy:
a) Đơn vị có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại đơn vị đó là thành viên tổ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị và do người lãnh đạo đơn vị làm tổ trưởng.
b) Đơn vị có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng (hoặc tổ trưởng) và các đội phó (hoặc tổ phó) giúp việc.
c) Đơn vị có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc.
d) Đơn vị có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc.
3. Quản lý, điều hành:
Đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy đơn vị. Đội trưởng, đội phó, tổ trưởng, tổ phó do thủ trưởng đơn vị cử.
Điều 7. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy hệ thống Ngân hàng Nhà nước
1. Nghiên cứu, soạn thảo trình Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy theo điều kiện hoạt động công tác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo các đơn vị.
2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Trực tiếp chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước.
4. Bảo đảm đầu tư, kinh phí thực hiện cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy của đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình chấp hành thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy hàng năm tại các đơn vị trong hệ thống để có biện pháp chỉ đạo và thống kê báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định.
6. Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm xảy ra liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy tại các đơn vị trong hệ thống.
Điều 8. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy cơ sở:
1. Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu, soạn thảo trình thủ trưởng đơn vị ký ban hành các Nội quy, Quy định về phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị; kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức thực hiện, chấp hành các Nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy.
b) Nghiên cứu và triển khai hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các quy định của pháp luật, các văn bản của ngành, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, của cơ quan quản lý về phòng cháy và chữa cháy tại địa bàn nơi đóng trụ sở về phòng cháy và chữa cháy.
c) Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cơ quan quản lý về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, công chức, viên chức.
d) Lập kế hoạch, dự trù kinh phí và thực hiện mua sắm trang bị phương tiện, các hoạt động về phòng cháy và chữa cháy hàng năm của đơn vị.
đ) Phối hợp với chủ đầu tư và cơ quan chức năng quản lý về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn xem xét, thống nhất giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xây dựng mới và tham gia việc kiểm tra, nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy .
e) Chỉ đạo các đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở nghiên cứu, xây dựng các phương án phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị, kiểm tra ký duyệt các phương án để triển khai thực hiện.
g) Trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở trong việc tổ chức chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; xử lý khắc phục hậu quả, ổn định trật tự đưa các hoạt động công tác trở lại bình thường.
h) Chỉ đạo kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy theo phân cấp uỷ quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
i) Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy định kỳ 6 tháng, một năm về Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy theo ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn.
2. Quyền hạn:
a) Chỉ đạo các đội, tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những nguy cơ trực tiếp có thể gây cháy nổ và yêu cầu các đơn vị chuyên môn có thẩm quyền thi hành ngay những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra.
b) Điều động, huy động cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị tham gia công tác cứu, chữa cháy.
c) Được phép mở cửa, phá khoá khi có trường hợp cấp bách về cháy, nổ xảy ra trong phạm vi cơ quan, đơn vị (kể cả phạm vi kho đặc biệt) để tổ chức cứu, chữa cháy và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.
PHỐI HỢP VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Khi xảy ra cháy tại bất kỳ địa điểm nào trong phạm vi đơn vị quản lý, bộ phận cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại nơi phát cháy phải báo động và chủ động tổ chức chữa cháy kịp thời không để đám cháy lây lan, đồng thời báo ngay cho Ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy đơn vị biết để tổ chức, huy động lực lượng đến ứng cứu, chữa cháy kịp thời.
2. Các trường hợp xảy ra cháy trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc tại trụ sở đơn vị, người chỉ huy chữa cháy hoặc người trực tiếp phát hiện có cháy xét thấy mức độ đám cháy lớn vượt quá khả năng tự chữa cháy, đều phải khẩn trương gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn đến hỗ trợ cứu chữa cháy kịp thời.
Điều 10. Quyền chỉ huy chữa cháy
Trưởng ban chỉ đạo phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm chỉ huy chữa cháy khi chưa có lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn tham gia. Khi có lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn tham gia, quyền chỉ huy chữa cháy do người chỉ huy chữa cháy lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp đảm nhiệm.
Tập thể, cá nhân có đóng góp hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy và chữa cháy tại đơn vị sẽ được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành.
1.Tập thể, cá nhân không chấp hành nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của đơn vị hoặc không chấp hành lệnh điều động làm nhiệm vụ chữa cháy gây tổn thất về người và tài sản của đơn vị và của Nhà nước thì tuỳ theo mức độ thiệt hại để xem xét xử lý kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu đội, tổ phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- 1Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy năm 1961
- 2Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 3Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
- 4Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 6Thông tư 05/2019/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, liên tịch ban hành
- 7Quyết định 120/QĐ-NHNN năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2019
- 8Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 1349/QĐ-NHNN năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/01/2006 – 31/12/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3Thông tư 05/2019/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, liên tịch ban hành
- 4Quyết định 120/QĐ-NHNN năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2019
- 5Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy năm 1961
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 4Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 5Nghị định 35/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- 6Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 7Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 8Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2004
Quyết định 22/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế Phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 22/2006/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/05/2006
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: 28/05/2006
- Số công báo: Từ số 29 đến số 30
- Ngày hiệu lực: 12/06/2006
- Ngày hết hiệu lực: 09/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực