- 1Quyết định 3399/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2005/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Thực hiện uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 126/TTg - CN ngày 28 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thô
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để phát triển ngành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu;
b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; Phát triển ngành theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
c) Đẩy mạnh phát triển đàn bò sữa có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh, hình thành các vùng chăn nuôi bò sữa tập trung trên cơ sở áp dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao. Tập trung nghiên cứu để tuyển chọn được đàn bò chủ lực cho ngành. Đầu tư các nhà máy, xưởng dự trữ thức ăn (ủ cỏ và các phụ phẩm) và chế biến thức ăn tinh cho bò;
d) Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng sữa tươi trong nước và giảm tỷ lệ sữa bột nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.
2. Mục tiêu của Quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát
Từng bước xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8 kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, năm 2020 bình quân đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. .
Việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa phải gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm 2005 có thể tự túc được 20% và đến năm 2010 tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt từ đàn bò trong nước
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu tăng sản lượng sữa toàn ngành trung bình 6-7%/năm giai đoạn 2001-2005 và 5-6%/năm giai đoạn 2006-2010.
Mức tăng trưởng của các sản phẩm cụ thể như sau:
| Mức tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 (%/năm) | Mức tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2010 (%/năm) |
Sữa đặc | 2% | 1% |
Sữa bột | 15% | 10% |
Sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng | 25% | 20% |
Sữa chua các loại | 15% | 15% |
Kem các loại | 10% | 10% |
Dự kiến sản lượng đến năm 2010 (quy ra sữa tươi):
Chỉ tiêu | Đơn vị | 2000 | 2005 | 2010 | Tăng trưởng b/q (%/năm) | |
1. Số lượng sữa tiêu dùng trong nước: | 2001-2005 | 2006-2010 | ||||
- Dân số | Ngàn người. | 77.685,5 | 83.352 | 87.758 |
|
|
- Mức tiêu dùng b/quân mỗi người | Lít/người | 5,9 | 8 | 10 |
|
|
- Lượng sữa tiêu dùng trong nước | Ngàn lít | 460.000 | 667.000 | 900.000 | 7,7 | 6,2 |
2. Số lượng sữa xuất khẩu: | 2001-2005 | 2006-2010 | ||||
- Sữa bột | Tấn | 34.400 | 44.000 | 56.000 | 5 | 5 |
(Quy ra sữa tươi) | (Ngàn lít) | 258.000 | 330.000 | 420.000 |
|
|
- Sữa đặc | Ngàn hộp | 1.000 | 1.104 | 1.219 | 2 | 2 |
(Quy ra sữa tươi) | (Ngàn lít) | 1.000 | 1.104 | 1.219 |
|
|
Cộng 1 + 2 | Ngàn lít | 719.000 | 998.104 | 1.321.219 | 6,8 | 5,8 |
3. Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa
a) Định hướng phát triển
Phát triển đàn bò sữa Việt Nam từ nay tới năm 2010 nhằm thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sản lượng sữa tươi đạt hơn 140 ngàn tấn vào năm 2005 (thay thế được khoảng 20% nguyên liệu nhập), năm 2010 đạt trên 300 ngàn tấn, tự túc được khoảng 40% nguyên liệu, sau năm 2010 đạt 1 triệu tấn sữa. Năm 2020 tự túc được 50% nguyên liệu sữa tươi.
b) Quy hoạch phát triển đàn bò sữa
Dự kiến đàn bò sữa năm 2005 và 2010 như sau:
Đơn vị: con
Vùng Tỉnh, thành phố | 2005 | 2010 | ||
Tổng đàn bò | Bò vắt sữa | Tổng đàn bò | Bò vắt sữa | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
I. Đông Nam Bộ | 61.103 | 27.499 | 78.591 | 35.365 |
Lâm Đồng | 4.533 | 2.000 | 7.385 | 3.300 |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
II. Tây Nam Bộ | 9.913 | 4.461 | 26.011 | 11.696 |
III. Nam Trung Bộ | 9.578 | 4.310 | 32.270 | 14.508 |
IV. Bắc Trung Bộ | 12.500 | 5.625 | 39.500 (20.500) | 17.775 (9.225) |
V. Đồng bằng Bắc Bộ | 21.217 | 9.545 | 49.100 | 22.095 |
VI.Vùng núi phía Bắc | 18.917 | 8.512 | 38.382 | 17.270 |
Tổng cộng: | 137.761 | 61.952 | 252.239 | 113.459 |
Năm 2005 cần 128 trạm thu mua sữa, năm 2010 cần 254 trạm. Tổng vốn đầu tư cho các trạm thu mua là 152,8 tỷ đồng.
Diện tích đất trồng cỏ năm 2005 là 15.600 ha, năm 2010 là 30.200 ha.
4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa
Đối chiếu với năng lực sản xuất toàn ngành hiện có khoảng 547,3 triệu lít/năm (quy sữa tươi đã chế biến) và nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng lên theo hàng năm, dự kiến đến 2005 toàn ngành phải đầu tư bổ sung thêm năng lực sản xuất 120 triệu lít và đến 2010 là 248 triệu lít (quy ra sữa tươi chế biến).
Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn I: từ năm 2001 đến năm 2005 và giai đoạn II: từ năm 2006 đến năm 2010. Danh mục các dự án đầu tư mở rộng và xây dựng được thể hiện trong Phụ lục 1
Đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất bao bì sữa, in nhãn mác, công suất đáp ứng 50% nhu cầu về công suất của các sản phẩm: Công suất giai đoạn I: 75.000.000 m2/năm, công suất giai đoạn II: 150.000.000 m2/năm. Vốn đầu tư: Giai đoạn I: 5 triệu USD, giai đoạn II: 3 triệu USD
Tổng hợp vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010
TT | Hạng mục | Đến năm 2005 (tỷ đồng) | Đến năm 2010 (tỷ đồng) |
1 | Phát triển nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi bò | 45 | 100 |
2 | Vốn cho phát triển đàn bò | 1.000 | 1.000 |
3 | Vốn cho các trạm thu mua sữa | 51,2 | 101,6 |
4 | Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy sữa | 901,25 | 993,75 |
| Tổng cộng | 1997,45 | 2195,35 |
a) Dự kiến cơ cấu nguồn huy động vốn đầu tư
Dự kiến nguồn vốn từ ngân sách và các chương trình của Nhà nước cho phát triển vùng đàn bò sữa khoảng 10%;
Vốn tín dụng để xây dựng các nhà máy chế biến và phát triển vùng nguyên liệu tập trung: 50%;
Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế và doanh nghiệp: 40%.
b) Định hướng phân vùng
Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010, bố trí công nghiệp phải gắn liền với vùng nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng chăn nuôi bò sữa có quy mô tập trung và có thị trường tiêu thụ lớn, với cự ly mỗi cơ sở phụ trách một vùng có bán kính từ 100 - 150 km. Các vùng có quy mô đàn bò không lớn và thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, bố trí các cơ sở chế biến nhỏ có công suất khoảng 4.000 - 5.000 tấn/năm với công nghệ chủ yếu là sữa thanh trùng và sữa chua phục vụ thị trường tại chỗ và cung cấp làm sữa nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến lớn. Tại các vùng có khả năng phát triển trồng đậu tương như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, mở thêm mặt hàng sữa đậu nành, bố trí xen kẽ với các sản phẩm của các cơ sở công nghiệp chế biến có quy mô lớn, thương hiệu đã có uy tín.
Điều 2. Một số giải pháp và chính sách để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp Sữa và vùng nguyên liệu đến năm 2010:
1. Về thị trường
Các doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu, mẫu mã và chất lượng sản phẩm theo quy định. Tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng sữa trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất. Duy trì và cải tạo giống nòi. Thực hiện các chương trình về sữa học đường.
Phối hợp với Bộ Thương mại và các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài giúp cung cấp thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm sữa.
2. Về đầu tư
a) Về năng lực sản xuất: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất đối với các nhà máy hiện có và đầu tư xây dựng các nhà máy mới để giai đoạn 2001-2005 tăng thêm sản lượng 120 triệu lít/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng thêm 228 triệu lít/năm.
Đầu tư nhà máy sản xuất bao bì phục vụ cho ngành Sữa để có thể tự chủ về mẫu mã, đáp ứng việc thay đổi mặt hàng nhanh, giảm nhập ngoại những công đoạn mà Việt Nam tự sản xuất được.
b) Về phân bố sản xuất: Tại các khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung như miền Đông Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, tập trung đầu tư một số cơ sở sản xuất có quy mô lớn để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Tổ chức các nhà máy chế biến quy mô nhỏ, công suất 4-5 triệu lít/năm tại những vùng có quy mô đàn bò sữa nhỏ phân tán ở các tỉnh Trung du miền núi và một số tỉnh miền Tây Nam bộ.
3. Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu.
Tăng cường hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học xây dựng mối liên kết bền vững giữa nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
4. Về phát triển vùng chăn nuôi bò sữa
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước và Nhà khoa học trên cơ sở bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể thông qua hợp đồng kinh tế dài hạn.
Rà soát quỹ đất hiện có, dành một phần đất phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Tạo quỹ hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu bằng việc trích tỷ lệ 2-5% trên giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sữa vào chi phí sản xuất.
5. Về phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng chương trình và kế hoạch đồng bộ mang tầm chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ và thợ lành nghề. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho các cơ sở đào tạo nhân lực tại chỗ. Kết hợp các khoa đào tạo chuyên ngành tại các trường đại học trong nước, có chính sách tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành về làm việc cho ngành; cử người đi đào tạo tại những nước có truyền thống về sản xuất sữa.
6. Về huy động vốn
Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư vào xây dựng các trung tâm giống, các trung tâm nghiên cứu sản xuất tinh, các viện nghiên cứu và đào tạo đội ngũ gieo tinh viên, các trường để đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành sữa.
Nguồn vốn của các doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư phát triển năng lực chế biến, ứng vốn hỗ trợ một phần vốn cho người chăn nuôi, đầu tư xây dựng các trạm thu mua sữa tại các khu vực, xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển nguồn nguyên liệu.
Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn thuộc các chương trình của nhà nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
1. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo phát triển ngành theo quy hoạch.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính về phát triển vùng nguyên liệu tập trung thông qua hệ thống khuyến nông, giống bò sữa, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.
3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương trong việc triển khai quy hoạch đã được phê duyệt.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua hệ thống quỹ khuyến công, khuyến nông và các chính sách của địa phương khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến sữa gắn liền với các vùng nguyên liệu ở địa phương. Tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết, phân bổ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và đất cho các nhà máy chế biến ở địa phương.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo trưởng Quyết định số 22/2005/QĐ-BCN ngày 26/4/2005
của Bộ Bộ Công nghiệp)
TT | Vùng, tên dự án
| Giai đoạn 2001-2005 | Giai đoạn 2006-2010 | ||
Sản lượng đạt sau đầu tư quy ra sữa tươi Tr.l/năm | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | Sản lượng đạt sau đầu tư quy ra sữa tươi Tr.l/năm | Vốn đầu tư (tỷ đồng) | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| I. Miền Đông Nam Bộ |
|
|
|
|
| NM Sữa Dielac (ĐT chiều sâu) | 105 | 91,5 |
|
|
| NM Sữa Trường Thọ (Đầu tư chiều sâu) | 155 | 18,0 |
|
|
| NM Sữa Thống Nhất (Đầu tư chiều sâu) | 147,2 | 28,5 |
|
|
| NM Sữa Lâm Đồng (mở rộng) |
|
| 10 | 45 |
| Công ty Sữa Foremost (mở rộng) |
|
| 58 | 105 |
| Công ty Sữa Nestle Đồng Nai (mở rộng) |
|
| 25 | 24 |
| Đầu tư mới một số dự án | 35,6 | 177,5 | 5 | 33,75 |
| Cộng | 442,8 | 315,5 | 98 | 207,75 |
| II. Vùng Hà Nội và phụ cận |
|
|
|
|
| NM Sữa HN Vinamilk (Đầu tư mở rộng) | 129 | 39,5 | 20 | 105 |
| NM Sữa HN cổ phần Hà Nội milk (Đầu tư mới) | 25 | 127,5 | 25 | 127,5 |
| Xưởng chế biến sữa Phù Đổng (TT bò sữa Gia Lâm)(Đ.tư mới) | 5 | 45,0 |
|
|
| NM Nestle Ba Vì-Sơn Tây (Đầu tư mở rộng) | 5 | 45,0 |
|
|
| Cộng | 164 | 257 | 45 | 232,5 |
| III. Vùng Tây Nam Bộ |
|
|
|
|
| NM Sữa Cần Thơ (ĐT chiều sâu) | 30 | 9 | 20 | 100 |
| Đầu tư mới một số dự án |
|
| 15 | 114,5 |
| Cộng | 30 | 9 | 35 | 214,5 |
| IV. Vùng Bắc khu IV cũ |
|
|
|
|
| NM Sữa Nghệ An (Đầu tư mới) | 15,0 | 69,5 | 10 | 69,5 |
| Cộng | 15,0 | 69,5 | 30 | 174,5 |
| V. Vùng miền Trung |
|
|
|
|
| NM Sữa Đà nẵng (Đầu tư mới) | 80 | 139 |
|
|
| NM Sữa Bình Định (ĐT mở rộng) | 10,6 | 25,5 | 10 | 25,5 |
| Cộng | 90,6 | 164,5 | 20 | 95 |
|
|
|
|
|
|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
| VI. Vùng miền núi phía Bắc |
|
|
|
|
| NM Sữa Mộc Châu (ĐT mở rộng) | 5,0 | 37,5 |
|
|
| Cộng | 5,0 | 37,5 | 10 | 69,5 |
| NM Mứt quả (Đầu tư mới) |
| 48 |
|
|
| Tổng cộng | 747,4 | 901 | 238 | 993,75 |
- 1Quyết định 002/2007/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Quyết định 3399/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 3399/QĐ-BCT năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 2Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 167/2001/QĐ-TTg về biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 55/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp
- 3Quyết định 002/2007/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Quyết định 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 22/2005/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2005
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 20/05/2005
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực