Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2179/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp đa sở hữu có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; kinh doanh đa ngành, trong đó ngành kinh doanh chính: sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản; hóa chất tiêu dùng; công nghiệp hóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến cao su; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác. Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; làm nòng cốt để ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
2. Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, có cơ cấu như sau:
a) Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được Nhà nước, giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tập đoàn gồm: Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và bộ máy giúp việc.
b) Các công ty con do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Tổng công ty Apatit – Vinachem hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con – thành lập mới trên cơ sở tổ chức lại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Apatít Việt Nam và một số công ty khác;
- Tổng công ty Phân đạm và Hóa chất – Vinachem hoạt động theo hình thức công ty mẹ – công ty con – thành lập mới trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Ban Quản lý Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình và một số công ty khác;
- Công ty TNHH một thành viên Hóa chất cơ bản miền Nam;
- Công ty TNHH một thành viên Hơi kỹ nghệ Que hàn;
- Công ty TNHH một thành viên DAP – Vinachem;
- Công ty TNHH Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào;
- Công ty vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
c) Các công ty con do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cổ phần hóa:
- Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển;
- Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao;
- Công ty Phân bón miền Nam;
- Công ty Phân bón Bình Điền;
- Công ty cổ phần Bột giặt Net;
- Công ty cổ phần Bột giặt LIX;
- Công ty cổ phần Pin ắcquy miền Nam;
- Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình;
- Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Phương Đông;
- Công ty cổ phần Công nghiệp hóa chất và Vi sinh;
- Công ty cổ phần Ắcquy Tia sáng;
- Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội;
- Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ;
- Công ty cổ phần Hóa chất Việt Trì;
- Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam;
- Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Thuốc sát trùng Việt Nam;
- Công ty cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất;
- Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng;
- Công ty cổ phần Sơn chất dẻo;
- Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem.
d) Các công ty do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
- Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội;
- Công ty cổ phần Công nghiệp hóa chất Đà Nẵng;
- Công ty cổ phần Pin ắcquy Vĩnh Phú;
- Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ;
- Công ty cổ phần Pin Hà Nội;
- Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ;
- Công ty cổ phần Hóa chất Vĩnh Thịnh;
- Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức;
- Công ty cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang;
- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hóa chất miền Nam;
- Công ty Tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam;
- Công ty TPC VINA;
- Công ty TNHH Inoue Việt Nam;
- Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn.
- Tổng công ty cổ phần Bảo Minh;
- Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
đ) Các đơn vị sự nghiệp:
Thành lập Trường đại học Hóa chất Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam và Trường cao đẳng Công nghiệp Hóa chất.
Việc thành lập mới các đơn vị thành viên; chuyển các công ty thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần; bổ sung các công ty con, công ty liên kết mới, Hội đồng quản trị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tập đoàn có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Hội đồng quản trị Tập đoàn thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam theo quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa Tập đoàn với chủ sở hữu và các công ty con, công ty liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện Quyết định này; kịp thời phát hiện, giải quyết những vướng mắc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới cần thí điểm trong quá trình thực hiện.
2. Hội đồng quản trị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam:
a) Quyết định chuyển các công ty nêu tại điểm b và c khoản 2, Điều 1 Quyết định này thành công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên theo quy định hiện hành.
b) Xây dựng Đề án thành lập các Tổng công ty nêu tại điểm b khoản 2, Điều 1 và Trường đại học Hóa chất Việt Nam nêu tại
3. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương, Hội đồng quản trị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và Hội đồng quản trị Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 5Nghị định 101/2009/NĐ-CP về việc thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
Quyết định 2179/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 2179/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/2009
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra