Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2177/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2177/QĐ-BCT ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu và nhiệm vụ chung phấn đấu cải thiện cả về Điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh, bao gồm: Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh, tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới). Mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
+ Bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới, củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong khởi sự kinh doanh, tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư, nộp thuế và bảo hiểm xã hội, đồng thời phấn đấu nâng Điểm trên tất cả các chỉ tiêu.
+ Bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về Điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, trái quy định của pháp luật. Cải cách toàn diện các quy định về Điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm. Đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
+ Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu; thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn tối đa 200 ngày.
+ Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành và với các cơ quan hải quan.
+ Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Đến năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới): Chỉ số Hiệu lực chính sách cạnh tranh thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; Hạn chế rào cản phi thuế quan thuộc nhóm 40 nước đứng đầu. Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thị trường hàng hóa và cạnh tranh công bằng.
- Mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế: Thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp dưới 33 ngày, trong đó, thời gian thực hiện của ngành Điện dưới 10 ngày; thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
1. Văn phòng Bộ thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các đơn vị.
2. Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Xuất nhập khẩu, cục Quản lý cạnh tranh, Vụ Pháp chế cùng các đơn vị liên quan chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực để xếp hạng.
3. Vụ Pháp chế làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh; rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền; xây dựng và trình ban hành các Nghị định về điều kiện kinh doanh liên quan đến ngành Công Thương theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014; xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung và ban hành một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương.
4. Vụ Kế hoạch là đầu mối lấy ý kiến, gửi thẩm định và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung và ban hành một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương.
5. Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính; chủ trì, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ triển khai thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tổng cục Năng lượng, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016. Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
Rà soát danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, theo đó, chỉ hàng hóa nhập khẩu trên quy mô thương mại mới thuộc diện phải kiểm tra; mã hóa chi tiết mặt hàng cần kiểm tra. Áp dụng kiểm tra chuyên ngành theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh công nhận lẫn nhau theo thỏa thuận; chủ động công nhận chất lượng của những nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hóa được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao, tiên tiến (châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản...). Chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng hàng hóa, hiệu suất năng lượng, an toàn thực phẩm trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan (trừ kiểm dịch đối với trường hợp mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước thực hiện kiểm tra tại khâu sản xuất và trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông; đối với hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thực hiện tại cơ sở sản xuất trước khi xuất hàng.
Điện tử hóa thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả...) kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành với Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN để giảm thiểu giấy tờ, hướng tới mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
7. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
Công khai các thủ tục hành chính đã được các Bộ, cơ quan, địa phương chuẩn hóa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia trước 30 tháng 6 năm 2016. Hoàn thành việc chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng Internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm quy định về giải trình và giải quyết các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng hoặc dịch vụ bưu điện.
8. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng năng lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các lĩnh vực liên quan đến ngành Công Thương.
9. Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng, báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/NĐ-CP trước tháng 9 năm 2016; sửa đổi Thông tư số 40/2011/TT-BCT về thủ tục khai báo hóa chất.
10. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
- Xây dựng và ban hành Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng đơn giản hóa, chi tiết hóa, mã hóa danh mục.
- Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11039/2014/QĐ-BCT trước tháng 9 năm 2016 về danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm.
- Ban hành văn bản giải thích những nội dung chưa rõ ràng của Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2015 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trên các sản phẩm dệt may.
11. Tổng cục Năng lượng phối hợp với các đơn vị liên quan thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suất năng lượng, bãi bỏ các quy định không có hiệu quả thực tế, kéo dài thời gian thông quan, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp.
12. Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành.
13. Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Tổ chức đánh giá các quy định và hiệu quả thực thi Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2015.
14. Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thành sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BCT trước tháng 12 năm 2016 theo hướng: (i) Bỏ yêu cầu thực hiện Xác nhận phù hợp quy hoạch đối với các công trình trung áp có công suất dưới 2000 KVA; (ii) phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về ban hành quy định thời hạn giải quyết các thủ tục Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lưới điện, cấp phép thi công công trình xây dựng.
15. Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trình Quốc hội dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) trước tháng 12 năm 2017, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát có hiệu quả độc quyền trong kinh doanh. Giải quyết kịp thời các khiếu nại đối với các vụ việc lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường ,vi phạm cạnh tranh, và xử lý nghiêm các vi phạm.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung công tác thuộc lĩnh vực được giao, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.
2. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Định kỳ hàng quý, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gửi Vụ Kế hoạch (trước ngày 10 của tháng cuối quý).
3. Vụ Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan và tổng hợp, báo cáo trình Lãnh đạo Bộ để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý.
Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Vụ Kế hoạch phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Bộ Công Thương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, để tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12. Kết quả thực hiện Nghị quyết được đưa vào đánh giá chất lượng hoạt động của từng Bộ tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức Đoàn thể nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NĐ-CP.
4. Văn phòng Bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia phản biện, góp ý và mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân./.
- 1Quyết định 726/QĐ-LĐTBXH năm 2016 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1170/QĐ-BTP năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016–2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Kế hoạch 407/KH-BGDĐT năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 3486/QĐ-BNN-KH Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 507/QĐ-BCT năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất
- 2Nghị định 26/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 108/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất
- 3Thông tư 40/2011/TT-BCT quy định về khai báo hóa chất do Bộ Công thương ban hành
- 4Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 5Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 6Thông tư 33/2014/TT-BCT quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Quyết định 11039/QĐ-BCT năm 2014 công bố Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
- 8Luật Đầu tư 2014
- 9Quyết định 08/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Nghị quyết 19/2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 726/QĐ-LĐTBXH năm 2016 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Quyết định 1170/QĐ-BTP năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016–2017, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 16Kế hoạch 407/KH-BGDĐT năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17Quyết định 3486/QĐ-BNN-KH Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 71/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 18Quyết định 507/QĐ-BCT năm 2017 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 2177/QĐ-BCT năm 2016 Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 2177/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2016
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra