- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 5Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2168/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 26 tháng 12 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3137/TTr-SGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Kế hoạch ban hành kèm theo).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, nhằm tăng cường hơn nữa công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ trong thời gian tới; Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) tỉnh đề ra Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
- Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục kế thừa kết quả đạt được trong Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành;
- Tăng cường nâng cao nhận thức của toàn thể nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ: lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt nhằm thống nhất nhận thức chung để công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trong thời gian tới thực hiện được tốt hơn, hiệu quả hơn;
- Tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ một cách thống nhất theo các quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ qua các thời kỳ; từng bước hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào đường bộ (theo Quy hoạch đấu nối là được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 19/7/2010), các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
2. Giải pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, để mọi người tự giác chấp hành; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan Báo, Đài thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục;
- Kiện toàn bộ máy Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh;
- Tiếp tục rà soát, phân loại và thống kê: các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ trên cơ sở kết quả thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới; các đường nhánh đấu nối trái phép vào đường bộ;
- Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và tăng cường bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới;
- Tiếp tục thống nhất nhận thức chung trong các cấp, các ngành về quy hoạch hệ thống đường gom trong khu vực khu công nghiệp, khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đấu nối, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung với Trung ương nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang; an toàn đường bộ trong thời gian tới.
II. TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối với đường bộ:
a) Từ năm 2014 đến năm 2017:
Trên cơ sở kết quả đã thực hiện theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục triển khai thực hiện những công việc sau:
- Các đơn vị được giao quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thành phố; các chủ đầu tư các công trình xây dựng đường chuyên dùng...) chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đất đai của địa phương có tuyến đường bộ đi qua rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố đề xuất giải pháp xử lý các công trình, vật kiến trúc, cây cối,... nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ trước ngày 30 tháng 6 năm 2015;
- Đến hết năm 2017, thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến quốc lộ, khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch, từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở. Trước ngày 31 tháng 5 hàng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau về Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Chính phủ bố trí vốn giao UBND cấp tỉnh thực hiện năm sau theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1088/QĐ-UBND ngày 19/7/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối các vào Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A và Quốc lộ 34 qua tỉnh Cao Bằng. Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch đấu nối đường nhánh vào quốc lộ phù hợp với nhu cầu đấu nối hiện tại, tiến hành lập quy hoạch đấu nối vào đường tỉnh trên địa bàn;
- Tiếp tục việc cắm đầy đủ mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ;
- Tăng cường hơn nữa về thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Trung ương về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Từ năm 2018 đến năm 2020:
- Thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông;
- Từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến quốc lộ còn lại;
- Tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ;
- Tiếp tục nghiên cứu, từng bước triển khai hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
1. Nguồn kinh phí: Kinh phí được bố trí từ ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương dành cho ngành Giao thông vận tải theo phân cấp quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
2. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước:
- Nguồn chi thường xuyên: Dùng để chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hành lang an toàn giao thông đường bộ.
- Nguồn vốn sự nghiệp: Dùng để chi cho các nội dung sau:
+ Chi thống kê các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, diện tích đất đã bồi thường, diện tích đất cần được bồi thường, hỗ trợ giải tỏa; chỉ cắm mốc xác định giới hạn phần đất dành cho đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ;
+ Chi cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ;
- Nguồn vốn bảo trì đường bộ: Dùng để chi cho công tác bảo trì đường bộ;
- Nguồn vốn đầu tư phát triển: Dùng để chi bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ (thực hiện trong các năm 2015 đến 2020).
1. Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này, các nhiệm vụ cụ thể được phân công nêu tại Phụ lục số 01 kèm theo, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính. Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 6 tháng trước ngày 25/6 và 31/12 hàng năm.
2. Phân công trách nhiệm:
2.1. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, tham mưu kiện toàn Tổ công tác Liên ngành cấp tỉnh thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ trước đây để thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ (thành phần gồm: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị quản lý đường bộ trên địa bàn với mọi hình thức);
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa đối với các tuyến quốc lộ;
- Tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ về các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch giải tỏa trong hành lang an toàn đường bộ;
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đất đai của địa phương có tuyến đường bộ đi qua rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố đề xuất giải pháp xử lý các công trình, vật kiến trúc, cây cối .... nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ trước ngày 30 tháng 6 năm 2015;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương, với Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường bộ trong địa phương nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đường bộ trong các tầng lớp nhân dân, góp phần bảo vệ và phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ.
2.2. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng lại các Khu công nghiệp, Khu dân cư dọc theo các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
2.3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hướng dẫn, rà soát, thống kê, phân loại và xử lý tồn tại về sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt;
- Kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ.
2.4. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, theo quy định.
2.5. Công an tỉnh:
- Bố trí lực lượng tham gia Tổ công tác Liên ngành cấp tỉnh;
- Chỉ đạo công an cấp huyện, thành phố tham gia Tổ công tác Liên ngành ở địa phương trong việc cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Thành lập Tổ công tác Liên ngành cấp huyện, thành phố (các thành phần tương ứng như Tổ công tác Liên ngành cấp tỉnh) thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn, thông báo, tuyên truyền kế hoạch thực hiện giải tỏa đến cá nhân, đơn vị có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ;
- Tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ;
- Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm;
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
3. Về tổng hợp, báo cáo:
Sở Giao thông vận tải chủ trì, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giao thông vận tải theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6) và hàng năm (trước ngày 31 tháng 12) theo quy định.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, các đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN NĂM 2014 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 2168/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Số TT | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Ghi chú |
I | Giai đoạn năm 2014 đến năm 2017 |
|
|
|
1.1 | Từ năm 2014 đến năm 2016 |
|
|
|
a | Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ | Sở Giao thông vận tải Cao Bằng | UBND cấp huyện, thị xã, thành phố | Hàng năm |
b | Rà soát thống kê, phân loại các loại đất, vật kiến trúc, cây cối nằm trong phạm vi phân đất BVBTĐB và đất HLATĐB | Sở Giao thông vận tải Cao Bằng | UBND cấp huyện, thành phố; UBND cấp xã | Hoàn thành trước 30/6/2015 |
c | Lập hồ sơ giải thửa, dự toán đền bù thiệt hại khi thu hồi đất, vật kiến trúc, cây cối nằm trong phạm vi phần đất BVBTĐB và đất HLATĐB | Sở Giao thông vận tải Cao Bằng | UBND cấp huyện, thành phố; UBND cấp xã; nhà thầu Quản lý, bảo trì |
|
1.2 | Giai đoạn năm 2017 |
|
|
|
| Thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ; bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông. a) Đến hết năm 2016: - Thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) trên các tuyến: - Đường Hồ Chí Minh (đoạn Pác Bó -TP.Cao Bằng); - QL 34 đoạn Km247-Km266 (Mã Phục- Cửa khẩu Hùng Quốc) - Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLAT ĐB ảnh hưởng ATGT trên các đoạn tuyến: + Đường Hồ Chí Minh (đoạn Pác Bó -TP. Cao Bằng); + QL 34 đoạn Km247-Km266 (Mã Phục - Cửa khẩu Hùng Quốc) b) Đến hết năm 2017: - Thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ chưa thu hồi) trên tuyến: + QL4A (Km66-Km106); - Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLAT ĐB ảnh hưởng ATGT tuyến. | UBND tỉnh Cao Bằng | Các Sở, Ngành, UBND các cấp, nhà thầu Quản lý, bảo trì đường bộ | Tổ chức thực hiện trong năm 2016 và hoàn thành trong năm 2017 |
1.3 | Thực hiện cắm mốc GPMB xác định giới hạn phần đất của đường bộ và mốc lộ giới (MLG) xác định đất HLATĐB | Sở Giao thông vận tải Cao Bằng | nhà thầu Quản lý, bảo trì đường bộ; UBND cấp huyện, thành phố; UBND cấp xã, phường. |
|
2 | Giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 |
|
|
|
2.1 | Thu hồi phần đất BVBTĐB: bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLATĐB ảnh hưởng đến ATGT. a) Đến hết năm 2018: - Thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) trên các tuyến; + QL4C (Km200-Km217); + QL34 (đoạn Km212-247Km; - Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLAT ĐB ảnh hưởng ATGT trên các đoạn tuyến: + QL4C (Km200-Km217); + QL 34 (đoạn Km212-247Km; b) Năm 2019 đến hết năm 2020: - Thu hồi phần đất bảo vệ bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) trên các tuyến: + QL 34 (đoạn Km73-Km209); - Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLAT ĐB ảnh hưởng ATGT các đoạn tuyến: + QL 34 (đoạn Km73-Km209); | UBND tỉnh Cao Bằng | Các Sở, Ngành, UBND các cấp, nhà thầu Quản lý, bảo trì đường bộ |
|
2.2 | Thực hiện cắm mốc GPMB xác định giới hạn phần đất của đường bộ và mốc lộ giới (MLG) xác định đất HLATĐB trên đoạn tuyến + QL 34 (đoạn Km73-Km209); | Sở Giao thông vận tải Cao Bằng | Ban QLDA SCĐB; nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ; UBND cấp huyện, UBND cấp xã. |
|
- 1Quyết định 1385/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 1734/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Long An
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1856/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật giao thông đường bộ 2008
- 5Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 6Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 7Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1385/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 1734/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 10Quyết định 1309/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Long An
Quyết định 2168/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Số hiệu: 2168/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Đàm Văn Eng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực