Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 234/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA NGÀNH Y TẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 216/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế đến năm 2020)
Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 234/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;
Kế hoạch hành động phòng chống bạo lực và chấn thương khu vực Tây Thái Bình Dương giai đoạn 2016-2020 của Tổ chức Y tế Thế giới;
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chỉ thị và kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2011-2015.
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực của ngành y tế trong công tác phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT) tại cộng đồng góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử vong và tàn tật do tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động, bạo lực.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Mục tiêu 1: 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động tại địa phương.
b) Mục tiêu 2: 100% các tỉnh/thành phố thực hiện tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT.
c) Mục tiêu 3: Trên 95% địa phương tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
(d) Mục tiêu 4: Củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. 100% nhân viên y tế thôn, bản biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.
đ) Mục tiêu 5; Đến năm 2020, tăng 50% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn so với năm 2015.
III. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: 05 năm, từ 2016 - 2020.
Phạm vi thực hiện: 63 tỉnh/thành phố.
Kế hoạch Phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020 tập trung vào các nội dung sau:
1. 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động tại địa phương.
a) Thành lập, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế từ trung ương đến địa phương;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch PCTNTT đến năm 2020 và hằng năm, chú trọng đến tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động, bạo lực cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;
c) Đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch PCTNTT tại địa phương.
2. 100% các tỉnh/thành phố thực hiện tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT.
a) Xây dựng các tài liệu truyền thông về PCTNTT phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương;
b) Đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với các đối tượng và vùng miền; phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh tại địa phương;
c) Xây dựng mô hình truyền thông tại các cơ sở y tế; đưa nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho cộng đồng của bệnh viện vào đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm;
d) Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông PCTNTT vào hoạt động truyền thông trong các chương trình y tế, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; lồng ghép truyền thông PCTNTT trong phong trào làng văn hóa sức khỏe, phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, ngày Sức khỏe thế giới, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ hằng năm;
đ) Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo liên tục về PCTNTT cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên bao gồm: kỹ năng truyền thông; chăm sóc chấn thương thiết yếu; giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
3. Trên 95% địa phương tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
a) Cung cấp trang thiết bị và phần mềm để nâng cao chất lượng thống kê giám sát tai nạn thương tích; Tổ chức ghi chép giám sát số mắc và tử vong do tai nạn thương tích theo quy định tại các tuyến;
b) Theo dõi, giám sát về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em;
c) Triển khai hệ thống giám sát điểm (bao gồm xây dựng bộ chỉ số báo cáo, công cụ giám sát, xử lý số liệu, báo cáo giám sát điểm): Tai nạn giao thông tại ít nhất 10 tỉnh trên toàn quốc; Đuối nước tại cộng đồng ít nhất tại 5 tỉnh có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao; Tai nạn thương tích trẻ em tại ít nhất 5 Bệnh viện Nhi;
d) Triển khai ghi nhận và báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
e) Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cho từng loại hình tai nạn thương tích tại cộng đồng và hiệu quả các biện pháp can thiệp;
f) Phổ biến kết quả triển khai việc ghi chép, giám sát số mắc và tử vong do tai nạn thương tích cho cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, cán bộ y tế và cộng đồng (thông qua hội thảo, sách mỏng, tờ rơi, báo chí...); Tăng cường sử dụng số liệu giám sát tai nạn thương tích trong việc lập kế hoạch phòng chống, đánh giá các giải pháp PCTNTT.
4. Củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. 100% nhân viên y tế thôn, bản nắm được các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích.
a) Duy trì và phát triển các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên sơ cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên; Tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác như thuyền, mô tô,... ngoài xe cứu thương;
b) Cung cấp trang thiết bị phục vụ sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế;
c) Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan tại trung ương và địa phương triển khai các hoạt động: xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho từng nhóm đối tượng (người lao động, giáo viên, học sinh, cảnh sát giao thông, đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe,...) ; Củng cố, nâng cao chất lượng các điểm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông;
d) Thông tin rộng rãi về hệ thống sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tới người dân.
5. Đến năm 2020, tăng 50% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn so với năm 2015.
a) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn cộng đồng an toàn;
b) Rà soát năng lực xây dựng cộng đồng an toàn tại các địa phương, tổ chức đăng ký và xây dựng các mô hình an toàn;
c) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;
d) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng CĐAT trong chuẩn quốc gia y tế xã/phường;
đ) Phối hợp xây dựng kế hoạch PCTNTT lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng cộng đồng an toàn.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn:
- Ngân sách của ngành y tế hàng năm theo phân cấp hiện hành;
- Ngân sách của các địa phương;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức thực hiện triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức xây dựng kế hoạch PCTNTT hằng năm tại cộng đồng của ngành; Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tuyên truyền PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn hàng năm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng;
b) Chỉ đạo nâng cao chất lượng ghi chép, thống kê báo cáo các trường hợp mắc và tử vong do tai nạn thương tích và giám sát yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích trong môi trường lao động, nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ, phòng chống tai nạn lao động, sơ cứu, cấp cứu ban đầu tại nơi làm việc;
c) Mở rộng xây dựng các mô hình phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn, lồng ghép trong các chương trình y tế tại cộng đồng;
d) Đầu mối hợp tác quốc tế, huy động kinh phí từ các tổ chức quốc tế, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới về PCTNTT và xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam;
đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng ngân sách hằng năm và gửi Vụ Kế hoạch Tài chính thẩm định theo quy định;
e) Phối hợp với các đơn vị của Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động PCTNTT và xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam.
2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình ban hành quyết định quy định tiêu chuẩn chăm sóc chấn thương thiết yếu cho các cơ sở y tế các tuyến;
b) Chỉ đạo các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành nâng cao chất lượng chăm sóc chấn thương tại bệnh viện, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chăm sóc chấn thương thiết yếu; Củng cố, nâng cao năng lực và tăng cường hoạt động của mạng lưới các trạm cấp cứu, trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện nhằm cấp cứu kịp thời các trường hợp bị tai nạn thương tích;
c) Hướng dẫn chuyên môn về phác đồ xử lý sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển nạn nhân bị tai nạn thương tích tại cộng đồng;
d) Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Tổng hợp ngân sách hàng năm và gửi Bộ Tài chính cân đối bố trí ngân sách theo quy định;
b) Bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng trong kinh phí của ngành; Tổ chức thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện;
c) Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế trong việc đưa số liệu mắc và tử vong do tai nạn thương tích vào niên giám thống kê hằng năm.
4. Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo cho sinh viên đại học y và kỹ thuật viên y tế về PCTNTT và cấp cứu tai nạn thương tích;
b) Chỉ đạo nghiên cứu nguy cơ gây thương tích, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống để áp dụng trên toàn quốc;
5. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế căn cứ vào Chương trình mục tiêu Dân số - Y tế để lồng ghép nội dung hoạt động PCTNTT tại cộng đồng trong nhiệm vụ chuyên môn.
6. Cục Quản lý dược, Cục An toàn thực phẩm và các Vụ, Cục có liên quan - Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế triển khai các hoạt động PCTNTT tại cộng đồng.
7. Các Viện Trung ương và khu vực thuộc hệ y tế dự phòng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan y tế đánh giá tình hình triển khai hoạt động PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn;
b) Nghiên cứu các nguy cơ gây thương tích, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống để có thể phổ biến áp dụng rộng rãi trên toàn quốc;
c) Hướng dẫn chuyên môn, xây dựng các tài liệu tập huấn, tuyên truyền PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.
8. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Báo Sức khỏe và Đời sống, Báo Gia đình và Xã hội có trách nhiệm xây dựng chương trình và tổ chức truyền thông về PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn cho cán bộ ngành Y tế và người dân tại cộng đồng.
9. Công đoàn y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế trong công tác PCTNTT cho cán bộ ngành Y tế.
10. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Kiện toàn Ban chỉ đạo PCTNTT các cấp;
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch PCTNTT giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hằng năm của địa phương;
c) Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý, các tổ chức kinh tế, xã hội tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ PCTNTT;
d) Bố trí kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động PCTNTT hàng năm tại địa phương.
11. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện chương trình PCTNTT tại địa phương, đơn vị và tập trung vào các nội dung sau:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố/các Bộ, ngành chỉ đạo thành lập, củng cố Ban chỉ đạo PCTNTT các tuyến với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách hằng năm cho công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn của địa phương trình lãnh đạo Ủy ban các cấp thẩm quyền phê duyệt ban hành;
c) Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương củng cố và tăng cường nguồn lực cho hệ thống giám sát tai nạn thương tích, nâng cao chất lượng ghi chép và báo cáo tai nạn thương tích, triển khai thực hiện các công tác tuyên truyền, đào tạo về hoạt động PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn, lồng ghép trong phong trào xây dựng Làng Văn hóa sức khỏe và các chương trình y tế tại địa phương;
d) Chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức giám sát nguy cơ gây tai nạn thương tích trong môi trường lao động, nâng cao năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ trong cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học;
đ) Chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc chấn thương thiết yếu cho đội ngũ cấp cứu tại các trạm, chốt cấp cứu, cấp cứu 115, cứu hộ, cứu nạn; xây dựng các mô hình chăm sóc chấn thương trước khi đến cơ sở y tế phù hợp với điều kiện địa phương, bảo đảm kịp thời cấp cứu người bị nạn;
e) Chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác điều tra, báo cáo tai nạn lao động tại địa phương. Chỉ đạo thực hiện báo cáo tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở y tế theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
12. Phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương thực hiện các nội dung:
- Ngành Giao thông Vận tải: Xây dựng các chốt sơ cứu, cấp cứu trên các tuyến đường giao thông; Xây dựng nội dung và đào tạo về sơ cứu, cấp cứu cho các đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe;
- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn xảy ra tại nơi làm việc cho người lao động;
- Ngành Giáo dục - Đào tạo: Xây dựng tài liệu và tổ chức tập huấn sơ cứu, cấp cứu cho giáo viên mầm non và học sinh các cấp;
- Ngành Công an: Tập huấn cho cảnh sát giao thông về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông;
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Củng cố và nâng cao chất lượng điểm sơ cứu, cấp cứu dựa vào cộng đồng; Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người dân trong cộng đồng;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ: Tuyên truyền cho phụ nữ về phòng chống bạo lực gia đình; Hướng dẫn chăm sóc, giám sát trẻ và các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích trẻ em.
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực trong cộng đồng; Vận động đoàn viên thanh niên tham gia giao thông an toàn, phòng chống tác hại của rượu bia; Tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho đoàn viên thanh niên, thanh niên tình nguyện;
- Các tổ chức đoàn thể khác: Tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, xã hội; Vận động người dân tích cực tham gia xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại địa phương.
BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT
TT | Nội dung | Tiến độ triển khai | Đơn vị triển khai | Ghi chú | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||
I | Mục tiêu 1. 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng và tổ chức các hoạt động tại địa phương. | |||||||
1.1 | Thành lập, kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế từ trung ương đến địa phương; | X |
|
|
|
| Cục QLMTYT và các Vụ, Cục |
|
1.2 | Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch PCTNTT đến năm 2020 và hằng năm, chú trọng đến tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động, bạo lực cho các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Vụ KHTC và các Vụ, Cục |
|
1.3 | Đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch PCTNTT tại địa phương. |
|
|
|
| X | Cục QLMTYT và các Vụ, Cục |
|
II | Mục tiêu 2. 100% các tỉnh/thành phố thực hiện tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ y tế và cộng đồng trong PCTNTT | |||||||
2.1 | Xây dựng các tài liệu truyền thông về PCTNTT phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương; | X | X |
|
|
| Cục QLMTYT và các địa phương |
|
2.2 | Đa dạng hóa các loại hình truyền thông phù hợp với các đối tượng và vùng miền; phát huy hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh tại địa phương; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT và các địa phương |
|
2.3 | Xây dựng mô hình truyền thông tại các cơ sở y tế; đưa nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho cộng đồng của bệnh viện vào đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm. | X | X |
|
|
| Cục QLMTYT, Cục QLKCB và các Vụ, Cục |
|
2.4 | Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông PCTNTT vào hoạt động truyền thông trong các chương trình y tế, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; lồng ghép truyền thông PCTNTT trong phong trào làng văn hóa sức khỏe, phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào xây dựng nông thôn mới, ngày Sức khỏe thế giới, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ hàng năm; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Vụ KHTC, Trung tâm TTGD SK, Cục QLKCB và các Vụ, Cục |
|
2.5 | Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo liên tục về PCTNTT cho cán bộ y tế và mạng lưới cộng tác viên bao gồm: kỹ năng truyền thông; chăm sóc chấn thương thiết yếu; giám sát và thống kê báo cáo số mắc và tử vong do tai nạn thương tích; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Cục QLKCB, Vụ KHTC, Vụ TCCB, Trường ĐH YTCC và các Vụ, Cục | Phối hợp với Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT |
III | Mục tiêu 3. Trên 95% địa phương tổ chức giám sát, báo cáo đúng hạn, đầy đủ số liệu mắc, tử vong do tai nạn thương tích tại các cơ sở y tế và cộng đồng. | |||||||
3.1 | Cung cấp trang thiết bị và phần mềm để nâng cao chất lượng thống kê giám sát tai nạn thương tích; Tổ chức ghi chép giám sát số mắc và tử vong do tai nạn thương tích theo quy định tại các tuyến. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Vụ KHTC và các Vụ Cục |
|
3.2 | Theo dõi, giám sát về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT và các Vụ, Cục |
|
3.3 | Triển khai hệ thống giám sát điểm (bao gồm xây dựng bộ chỉ số báo cáo, công cụ giám sát, xử lý số liệu, báo cáo giám sát điểm): Tai nạn giao thông tại ít nhất 10 tỉnh trên toàn quốc; Đuối nước tại cộng đồng ít nhất tại 5 tỉnh có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao; Tai nạn thương tích trẻ em tại ít nhất 5 bệnh viện nhi) | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, 10 tỉnh TNGT, 5 tỉnh đuối nước và 5 tỉnh TNTT trẻ em | Phối hợp với Cục BVTE, Bộ LĐTBXH |
3.4 | Triển khai ghi nhận và báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 39/2016/NĐ_CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Cục QLKCB và các Vụ, Cục | Phối hợp với Cục ATLĐ, Bộ LĐTBXH |
3.5 | Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ cho từng loại hình tai nạn thương tích tại cộng đồng và hiệu quả các biện pháp can thiệp; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT và các Viện, Trường ĐHYTCC, ĐHYHN,... |
|
3.6 | Phổ biến kết quả triển khai việc ghi chép, giám sát số mắc và tử vong do tai nạn thương tích cho các lãnh đạo, hoạch định chính sách, cán bộ y tế và cộng đồng (thông qua hội thảo, sách mỏng, tờ rơi, báo chí...); Tăng cường sử dụng số liệu giám sát tai nạn thương tích trong việc lập kế hoạch phòng chống, đánh giá các giải pháp PCTNTT. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT và các Vụ, Cục |
|
IV | Mục tiêu 4. Củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. 100% nhân viên y tế thôn, bản biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị tai nạn, thương tích. | |||||||
4.1 | Duy trì và phát triển các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên sơ cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên; Tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác như thuyền, mô tô,... ngoài xe cứu thương. | X | X | X | X | X | Cục QLKCB, Vụ TCCB, Cục QLMTYT, các Vụ, Cục, UBND các tỉnh và các bệnh viện | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
4.2 | Cung cấp trang thiết bị phục vụ sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế. | X | X | X | X | X | Cục QLKCB, Vụ KHTC, Cục QLMTYT, các Vụ, Cục, UBND các tỉnh và các bệnh viện | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
4.3 | Phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức liên quan |
|
|
|
|
|
|
|
| - Hội chữ thập đỏ Việt Nam: hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm sơ cứu, cấp cứu và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong kế hoạch PCTNTT của một số tỉnh/thành phố; | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, Cục QLKCB, Hội Chữ thập đỏ và các địa phương |
|
| - Ban chỉ huy phòng chống thảm hoạ và tìm kiếm cứu nạn: cấp cứu người bị nạn khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ; | X | X | X | X | X | UBND các tỉnh, y tế địa phương |
|
| - Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: tập huấn sơ cứu, cấp cứu tai nạn xảy ra tại nơi làm việc; phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước; | X | X | X | X | X | Sở LĐTBXH các tỉnh và y tế các địa phương | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
| - Ngành Công an: tập huấn cho cảnh sát giao thông về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông; | X | X | X | X | X | Sở Công an các tỉnh và y tế các địa phương | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
| - Ngành Giao thông Vận tải: xây dựng các chốt sơ cứu, cấp cứu trên các tuyến đường giao thông; phối hợp xây dựng nội dung và đào tạo về sơ cứu, cấp cứu cho các đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe. | X | X | X | X | X | Sở GTVT các tỉnh và y tế các địa phương | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
4.4 | Thông tin rộng rãi về hệ thống sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tới người dân | X | X | X | X | X | Sở TTTTDL các địa phương và y tế các địa phương | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
V | Mục tiêu 5. Đến năm 2020, toàn quốc có 300 xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn. | |||||||
5.1 | Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Cộng đồng an toàn; | X |
|
|
|
| Cục QLMTYT và các Vụ, Cục |
|
5.2 | Rà soát năng lực xây dựng cộng đồng an toàn tại các địa phương, tổ chức đăng ký và xây dựng các mô hình an toàn; | X | X |
|
|
| Cục QLMTYT, các Vụ, Cục và các địa phương |
|
5.3 | Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. |
| X | X | X | X | Cục QLMTYT, các Vụ, Cục và các địa phương |
|
5.4 | Thực hiện can thiệp theo từng nguy cơ tử vong chung do tai nạn thương tích, nguy cơ tử vong trong các lĩnh vực đặc thù và đối tượng ưu tiên: PCTNTT do giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông; phòng chống đuối nước, bỏng, ngộ độc cho trẻ em và vị thành niên; phát triển cộng đồng an toàn tại trường học, gia đình, khu dân cư. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, các Vụ, Cục, các Bộ, ngành và các địa phương | Phối hợp với Bộ LĐTBXH và Bộ GDĐT |
5.5 | Phối hợp với các đơn vị trong ngành y tế thực hiện nhiệm vụ xây dựng CĐAT trong chuẩn quốc gia y tế xã/phường. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, các Vụ, Cục, các Bộ, ngành và các địa phương |
|
5.6 | Phối hợp xây dựng kế hoạch PCTNTT lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để xây dựng các mô hình cộng đồng an toàn. | X | X | X | X | X | Cục QLMTYT, các Vụ, Cục, các Bộ, ngành và các địa phương | Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện |
- 1Công văn số 4125/BGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích cho học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Công văn 1204/LĐTBXH-BVCSTE năm 2016 triển khai thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Kế hoạch 801/KH-BGDĐT năm 2016 thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 255/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 4125/BGDĐT-CTHSSV về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích cho học sinh sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị định 63/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 4Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- 5Quyết định 234/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 1204/LĐTBXH-BVCSTE năm 2016 triển khai thực hiện Quyết định 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 801/KH-BGDĐT năm 2016 thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 216/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế, giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 216/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/01/2017
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thanh Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra