Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2151/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 24 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 157/TTr-SNN ngày 30 tháng 7 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỎ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

1

Cấp CCHN Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

2

Thông qua nội dung hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương

3

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

4

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

5

Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

6

Cấp thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

7

Cấp giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật

II

Lĩnh vực Thú Y

1

Gia hạn chứng chỉ hành nghề (đối với các chứng chỉ do Chi cục Thú Y cấp)

2

Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Trung ương quản lý, cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư của nước ngoài

3

Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý

4

Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở

5

Cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chuẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật

6

Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

7

Cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật

8

Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y

9

Kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh

10

Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh

11

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật thủy sản vận chuyển trong nước

12

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước

III

Lĩnh vực Lâm nghiệp

1

Công nhận cây trội (cây mẹ)

2

Công nhận lâm phần tuyển chọn

3

Công nhận rừng giống chuyển hóa

4

Công nhận rừng giống cây trồng lâm nghiệp

5

Công nhận vườn cây đầu dòng

6

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con

7

Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống

8

Cải tạo rừng (Đối với chủ rừng: không phải hộ gia đình, cá nhân, không phải Vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

9

Chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập

10

Phê duyệt Phương án Điều chế rừng, Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

11

Khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là tổ chức (Đối với các loại lâm sản có trong danh mục CITES và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

12

Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức

13

Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh

14

Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức

15

Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức

IV

Lĩnh vực Kiểm Lâm

1

Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật, thực vật hoang dã thông thường

2

Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

3

Cấp giấy phép vận chuyển gấu

4

Đóng búa kiểm lâm

5

Cho thuê rừng đối với tổ chức

6

Giao rừng đối với tổ chức

7

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)

8

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

9

Cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES

V

Lĩnh vực Thủy sản

1

Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá tạm thời

2

Cấp lại giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá

3

Đăng ký tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu

4

Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá đóng mới

5

Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu

6

Đăng ký thuyền viên và cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

7

Cấp giấy chứng nhận Đăng ký bè cá

8

Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán

9

Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN

I. Lĩnh vực Bảo vệ thực vật

1. Thủ tục Cấp CCHN buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp CCHN kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) lập hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Tổ chức cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Phòng Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên (48A Nguyễn Tất Thành, TP Tuy Hòa, Phú Yên).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày tập huấn chuyên môn.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung theo đúng quy định.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

+ Cấp CCHN kinh doanh thuốc BVTV sau khi hoàn thành khóa học có giấy chứng nhận huấn luyện chuyên môn và đóng lệ phí theo quy định.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên hoặc gửi qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp cấp trở lên của một (01) trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp;

- Có 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Thời hạn xét cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Thanh tra.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề có thời hạn vô thời hạn.

- Lệ phí: Cấp CCHN 200.000 đồng (Thông tư số 110/2003/TT-BTC, ngày 17/11/2003 quy định về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 10 Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. (Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ BVTV, Điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc BVTV.

+ Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN.

+ Công văn số 1493/BVTV-TTr ngày 16/9/2011 của Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn cấp, gia hạn CCHN sản xuất, buôn bán thuốc BVTV.

+ Thông tư số 85 /2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thủ tục Thông qua nội dung hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ nội dung hội thảo, quảng cáo (theo quy định), công văn xin phép hội thảo quảng cáo.

+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin phép hội thảo, quảng cáo tại Phòng thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật trong giờ hành chính.

+ Bước 3: Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ vể nội dung và thủ tục xin phép hội thảo, quảng cáo.

* Trường hợp hồ sơ hợp lệ, nội dung hội thảo quảng cáo đúng theo quy định thì bộ phận thanh tra trình lãnh đạo cơ quan cho phép đơn vị thực hiện (Bằng văn bản);

* Truờng hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

- Cách thức thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Giấy thông báo nội dụng quảng cáo (có mẫu ban hành kèm theo).

+ Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng, đĩa bằng các loại vật liệu hoặc Maket quảng cáo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đăng ký hội thảo, quảng bá thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: (Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc BVTV - thay cho Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006)

1. Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên các phương tiện thông tin của Trung ương phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung quảng cáo loại thuốc đó của Cục Bảo vệ thực vật.

2. Việc hội thảo hoặc hội nghị khách hàng có giới thiệu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên các phương tiện thông tin của địa phương đều phải có ý kiến bằng văn bản thống nhất về nội dung của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố sở tại. Trường hợp các thuốc đã được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin của Trung ương, nếu có nhu cầu quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin của địa phương, đơn vị có sản phẩm phải sao gửi ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung quảng cáo loại thuốc đó của Cục Bảo vệ thực vật cho Chi cục Bảo vệ thực vật, nơi cần quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001.

+ Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001.

+ Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 03/11/2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT ngày 28/02/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông.

+ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ Bảo vệ thực vật, điều lệ kiểm dịch thực vật, điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

+ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc BVTV.

+ Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN.

3. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm KDTV thuộc Chi cục BVTV Phú Yên trong giờ hành chính.

- Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Cấp giấp chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa).

- Cách thức thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (mẫu Phụ lục 5 kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xông hơi khử trùng trên từng loại hình theo quy định;

- Bản sao chụp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

- Danh sách người trực tiếp xông hơi khử trùng đã được cấp Thẻ xông hơi khử trùng theo quy định;

- Nội quy đảm bảo an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa; địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hóa chất theo quy định của pháp luật;

- Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp;

- Bản cam kết môi trường theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong thời hạn mười (10) ngày làm việc. Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng có giá trị trong năm (05) năm. Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực ba (03) tháng, tổ chức phải gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng. (Phụ lục 5 Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật).

- Yêu cầu và điều kiện của TTHC: Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng (Điều 26 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 và Điều 4 được sửa đổi bổ sung của Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT cho Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007).

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Người trực tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Có quy trình kỹ thuật, nội quy hoạt động bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi. Đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng theo qui định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật QCVN 01-19: 2010/BNNPTNT - Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Có phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động xông hơi khử trùng phù hợp với qui mô được phép hành nghề.

5. Chịu trách nhiệm đảm bảo về an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa; về vệ sinh môi trường, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001.

+ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

+ Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ- BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

4. Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm KDTV thuộc Chi cục BVTV Phú Yên trong giờ hành chính.

- Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Cấp lại giấp chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa).

Bước 4: Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa) đã cấp.

- Cách thức thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng của tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng, mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT;

- Quy trình kỹ thuật, danh mục phương tiện, trang thiết bị xông hơi khử trùng đã sửa đổi, bổ sung, cập nhật theo quy định;

- Danh sách cán bộ đã được cấp Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng, Thẻ xông hơi khử trùng đang làm việc tại đơn vị kèm theo bản sao chụp các chứng chỉ và thẻ;

- Báo cáo tình hình hoạt động xông hơi khử trùng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN;

- Biên bản kiểm tra về môi trường, phòng cháy chữa cháy của các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn hoạt động của đơn vị.

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong thời hạn mười (10) ngày làm việc. Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng có giá trị trong năm (05) năm. Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực ba (03) tháng, tổ chức phải gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 6: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng. (Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng (Điều 26 của Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 và Điều 4 được sửa đổi bổ sung của Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT cho Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007).

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành (ít nhất một người trong các vị trí sau: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật đối với các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích; Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân) phải có Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Người trực tiếp thực hiện xông hơi khử trùng phải có Thẻ xông hơi khử trùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Có quy trình kỹ thuật, nội quy hoạt động bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi. Đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng theo quy định tại Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật QCVN 01-19: 2010/BNNPTNT - Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Có phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động xông hơi khử trùng phù hợp với quy mô được phép hành nghề.

5. Chịu trách nhiệm đảm bảo về an toàn đối với người, vật nuôi và hàng hóa; về vệ sinh môi trường, về phòng chống cháy, nổ và địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất theo quy định của pháp luật.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001.

+ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

+ Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ- BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

5. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa) (T-PYE-152614-TT)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm KDTV thuộc Chi cục BVTV Phú Yên trong giờ hành chính.

Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả và đóng lệ phí theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa).

Bước 4: Thu hồi giấy chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa) nếu cấp lại.

- Cách thức thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng của người đề nghị cấp chứng chỉ (Phụ lục 7 Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp bằng tốt nghiệp đại học của một (01) trong các chuyên ngành về hoá chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;

- Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Hai ảnh cỡ 4cm x 6cm;

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng trong thời hạn ba (03) ngày làm việc. Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề có thời hạn vô thời hạn.

- Lệ phí: Cấp CCHN 200.000 đồng (Thông tư số 110/2003/TT-BTC, ngày 17/11/2003 quy định về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 7: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng. (Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

+ Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên của 01 (một) trong các chuyên ngành về hóa chất, bảo vệ thực vật, trồng trọt hoặc nông học.

+ Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xông hơi khử trùng.

+ Có Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/7/2001.

+ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

+ Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

+ Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ- BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

6. Thủ tục Cấp thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Trạm KDTV thuộc Chi cục BVTV Phú Yên trong giờ hành chính.

Kiểm tra tính hợp lệ và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn ngày nhận kết quả.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Cấp thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa).

Bước 4: Thu hồi thẻ xông hơi khử trùng (vật thể bảo quản nội địa) nếu cấp lại.

- Cách thức thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng của người đề nghị cấp thẻ, (Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011);

- Bản sao chụp kết quả học tập về hoạt động xông hơi khử trùng (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày cấp;

- Bản sao chụp Giấy chứng minh nhân dân (có mang theo bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao chứng thực;

- Hai ảnh cỡ 2cm x 3cm;

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng trong thời hạn ba (03) ngày làm việc. Trường hợp không thể cấp được trong thời hạn trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan quyết định: Chi cục BVTV Phú Yên.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trạm Kiểm dịch thực vật.

- Kết quả thực hiện TTHC: Thẻ xông hơi khử trùng có thời hạn vô thời hạn.

- Lệ phí: Không.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phụ lục 8: Đơn đề nghị cấp/cấp lại thẻ xông hơi khử trùng. (Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

+ Phải qua tập huấn về xông hơi khử trùng và được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề.

+ Có Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001.

+ Nghị định số 02/2007/NĐ-CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ ban hành về kiểm dịch thực vật.

+ Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật”.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ- BNN ngày 01/11/2007 Quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

7. Thủ tục Cấp giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật trong giờ hành chính.

+ Bước 3: Tập huấn chuyên môn.

+ Bước 4: Cấp giấp chứng nhận huấn luyện chuyên môn.

+ Bước 5: Cấp giấy Chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV và thu lệ phí theo quy định Thông tư 110/2003/TT-BTC.

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 85/2011/TT- BNNPTNT.

b) Bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về hoá học hoặc nông học (của một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật).

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp và có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày cấp.

d) 02 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm.

e) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Thời hạn xét cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề là ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người xin cấp/cấp lại chứng chỉ hành nghề ở tại những vùng xa xôi, hẻo lánh hoặc ở những vùng mà việc đi lại gặp nhiều khó khăn phải nộp hồ sơ qua Trạm bảo vệ thực vật

thì thời hạn là mười hai (12) ngày làm việc, kể từ ngày Trạm bảo vệ thực vật nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu vì lý do nào đó mà không cấp chứng chỉ hành nghề, Chi cục Bảo vệ thực vật phải trả lời bằng văn bản cho người xin cấp.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Lệ phí:

Thu phí, lệ phí cấp và gia hạn chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật mức thu phí: 1000.000 đồng/chứng chỉ hành nghề (Trong đó 800.000 đồng phí thẩm định phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề và 200.000 đồng lệ phí cấp).

(Thông tư số 110/2003/TT-BTC, ngày 17/11/2003 quy định về chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật).

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp/cấp lại CCHN sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ BVTV, Điều lệ kiểm dịch thực vật và điều lệ quản lý thuốc BVTV.

+ Thông tư số 110/2003/TT-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí bảo vệ, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

+ Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06/10/2008 ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc Bảo vệ thực vật.

+ Công văn số 1759/BVTV-TTr ngày 17/11/2008 của Cục Bảo vệ thực vật v/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN.

+ Công văn số 1493/BVTV-TTr ngày 16/9/2011 của Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn cấp, gia hạn CCHN sản xuất, buôn bán thuốc BVTV.

+ Thông tư số 85/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01/11/2007 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. Lĩnh vực Thú y

1. Thủ tục Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y (đối với các chứng chỉ do Chi cục Thú y cấp) Chỉ áp dụng cho hoạt động liên quan đến thú y thủy sản.

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng chỉ hành nghề thú y, tại phòng tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính.

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng chỉ hành nghề thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Tổng hợp, Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm :

Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề:

- Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh).

- Đơn xin gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho nhân viên bán hàng).

- Chứng chỉ hành nghề Thú y đã cấp lần trước liền kề.

- Biên bản thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc Thú y.

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về Thú y (từ Trung cấp chăn nuôi Thú y trở lên).

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế huyện, thành phố và thị xã cấp và có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Có 02 ảnh chân dung màu chụp trong năm cỡ 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 10 ngày làm việc để giải quyết xong TTHC.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổng hợp Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Lệ phí:

* Phí thẩm định điều kiện và tiêu chuẩn cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản:

+ Đối với cửa hàng: Mức thu 225.000 đồng/lần.

+ Đối với đại lý: Mức thu 450.000 đồng/lần.

* Phí gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thủy sản: Mức thu 40.000 đồng/lần.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho cơ sở, cá nhân, phải có bằng chuyên môn Trung cấp Chăn nuôi Thú y trở lên.

- Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân.

- Đối với người hành nghề chuẩn đoán lâm sàng, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có Giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo về chuyên môn thú y do Chi cục Thú y Phú Yên cấp hoặc do các dự án của Trung ương hoặc nước ngoài cấp.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

+ Thông tư số 37/2006/TT-BNN, ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.

+ Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý, sử dụng phí lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

+ Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y.

2. Thủ tục Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Trung ương quản lý, cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư của nước ngoài

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), chủ cơ sở chăn nuôi (gọi tắt là Tổ chức và cá nhân) đề nghị xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Trung ương quản lý, cơ sở chăn nuôi có vốn đầu tư của nước ngoài lập hồ sơ gửi Chi cục Thú y.

Bước 2: Chi cục Thú y chuyển hồ sơ cho Cơ quan Thú y vùng (Cục Thú y) phụ trách địa bàn. Cơ quan Thú y vùng xem xét và có công văn trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);

+ Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008), bao gồm các nội dung sau:

- Lập báo cáo mô tả cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;

- Hoạt động thú y trong cơ sở an toàn dịch bệnh: Mỗi cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan Thú y vùng.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan Thú y vùng.

d) Cơ quan phối hợp: Chi cục Thú y.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011).

+ Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008).

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp nhận hoặc không chấp nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Quyết định số 66/2008/QĐ- BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Điều 3. Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

An toàn đối với các bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Cúm gia cầm, Dại, Newcastle, Dịch tả vịt, Rối loạn hô hấp và sinh sản và các bệnh khác (Leptospirosis, Gumboro....).

Có thể xảy ra bệnh khác nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ, số lượng ít và được xử lý kịp thời theo quy định.

Thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng, xét nghiệm bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.

- Điều 4. Quy định về việc khai báo dịch bệnh.

Phải có sổ sách theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ, khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết do nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho thú y cơ sở, không được vận chuyển mua bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.

Khi có dịch bệnh xảy ra phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất

- Điều 5. Quy định về việc tiêm phòng.

Phải tiêm phòng đầy đủ tất cả các loại bệnh, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% so với tổng đàn hoặc 100% so với diện tiêm.

Phải thực hiện việc giám sát sau mỗi đợt tiêm phòng

- Điều 6. Quy định về việc kiểm dịch động vật.

Động vật, sản phẩm động vật xuất phát phải kiểm dịch từ gốc và an toàn với các bệnh.

Từ nơi khác đến địa phương phải nuôi cách ly sau đó mới cho nhập đàn.

- Điều 7. Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật.

Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, con giống, thức ăn, nước uống phải đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y.

Việc giết mổ gia súc gia cầm phải thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung và được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.

Việc buôn bán động vật, sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Điều 8. Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của virus Khi có động vật mắc bệnh hoặc chết nghi là bệnh nguy hiểm phải tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm ngay.

- Điều 9. Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Thực hiện việc giết hủy, tiêu hủy động vật mắc bệnh

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

+ Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

3. Thủ tục Đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý

- Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), chủ cơ sở chăn nuôi (gọi tắt là Tổ chức và cá nhân) đề nghị xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do địa phương quản lý lập hồ sơ gửi Chi cục Thú y.

- Bước 2: Chi cục Thú y cấp tỉnh xem xét và có công văn trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận cho cơ sở chăn nuôi, xã xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp/qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011).

+ Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008), bao gồm các nội dung sau:

- Lập báo cáo mô tả cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;

- Hoạt động thú y trong cơ sở an toàn dịch bệnh: Mỗi cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.

- Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 9 Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011).

- Tờ trình về điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4b Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008).

- Phí, lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Quyết định số 66/2008/QĐ- BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Điều 3. Điều kiện vệ sinh thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

An toàn đối với các bệnh LMLM, Dịch tả lợn, Cúm gia cầm, Dại, Newcastle, Dịch tả vịt, Rối loạn hô hấp và sinh sản và các bệnh khác (Leptospirosis, Gumboro....).

Có thể xảy ra bệnh khác nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ, số lượng ít và được xử lý kịp thời theo quy định.

Thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng, xét nghiệm bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.

- Điều 4. Quy định về việc khai báo dịch bệnh.

Phải có sổ sách theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ, khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết do nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho thú y cơ sở, không được vận chuyển mua bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.

Khi có dịch bệnh xảy ra phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất

- Điều 5. Quy định về việc tiêm phòng.

Phải tiêm phòng đầy đủ tất cả các loại bệnh, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% so với tổng đàn hoặc 100% so với diện tiêm.

Phải thực hiện việc giám sát sau mỗi đợt tiêm phòng

- Điều 6. Quy định về việc kiểm dịch động vật.

Động vật, sản phẩm động vật xuất phát phải kiểm dịch từ gốc và an toàn với các bệnh.

Từ nơi khác đến địa phương phải nuôi cách ly sau đó mới cho nhập đàn.

- Điều 7. Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật.

Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, con giống, thức ăn, nước uống phải đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y.

Việc giết mổ gia súc gia cầm phải thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung và được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.

Việc buôn bán động vật, sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Điều 8. Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.

Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của virus Khi có động vật mắc bệnh hoặc chết nghi là bệnh nguy hiểm phải tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm ngay.

- Điều 9. Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Thực hiện việc giết hủy, tiêu hủy động vật mắc bệnh

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.

+ Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

+ Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.

4. Thủ tục Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y.

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở, tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính.

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Văn phòng Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

* Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh về thú y:

- Trường hợp thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở:

+ Công văn đề nghị khảo sát địa điểm lập cơ sở.

+ Dự án hoặc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở, thiết kế kỹ thuật.

+ Các giấy tờ liên đến việc thành lập cơ sở.

- Trường hợp kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở:

+ Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu quy định.

+ Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao có công chứng).

+ Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết:

- Trường hợp thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở: Trong phạm vi 07 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở: Trong phạm vi 05 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y cơ sở.

- Lệ phí:

* Đối với động vật trên cạn:

- Cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật để bốc xếp: 25.000 đồng/lần.

- Đối với cửa hàng, quầy sạp kinh doanh sản phẩm động vật (hạn 02 năm): 40.000 đồng/lần.

- Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung, sản xuất, kinh doanh con giống, ấp trứng; nơi tập trung, thu gom động vật, sản phẩm động vật; cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu (hạn 02 năm): 70.000 đồng/lần.

* Phí:

- Kiểm tra để cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; sản xuất, kinh doanh con giống, ấp trứng; cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật:

+ Cơ sở mới thành lập: 990.000 đ/lần.

+ Cơ sở đang hoạt động: 936.000 đ/lần

- Kiểm tra để cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật, khu cách lý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu:

+ Cơ sở mới thành lập: 990.000 đ/lần.

+ Cơ sở đang hoạt động: 936.000 đ/lần.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

* Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản:

+ Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (phụ lục 1).

+ Báo cáo tóm tắt về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở (phụ lục 2).

+ Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Mẫu 5).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Thông tư số 30/2009/TT-BNN, ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

+ Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.

+ Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn.

+ Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT, ngày 25/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

5. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chuẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính.

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng chỉ hành nghề thú y, tại phòng tiếp nhận ở phòng Tổng hợp – Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng chỉ hành nghề thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Tổng hợp, Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về Thú y (từ Trung cấp chăn nuôi Thú y trở lên).

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế huyện, thị xã cấp và có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Có 02 ảnh chân dung màu chụp trong năm cỡ 3x4 (02 ảnh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 10 ngày làm việc để giải quyết xong TTHC, theo quy định tại Thông tư số 37/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 16/5/2006.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổng hợp Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Lệ phí: Cấp chứng chỉ hành nghề thú y: 100.000 đ/lần.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân.

Đối với người hành nghề chuẩn đoán lâm sàng, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo về chuyên môn thú y do Chi cục Thú y Phú Yên cấp hoặc do các dự án của Trung ương hoặc nước ngoài cấp.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Thông tư số 37/2006/TT-BNN, ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

+ Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y.

6. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì giải thích, hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng chỉ hành nghề thú y, tại phòng tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa trong giờ hành chính.

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng chỉ hành nghề thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Tổng hợp, Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh).

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho nhân viên bán hàng).

- Đơn xin cấp mã số kinh doanh thuốc thú y.

- Đơn xin xác nhận về hộ khẩu.

- Bản kê khai địa điểm và bản vẽ vị trí, địa điểm nơi đề nghề được hành nghề kinh doanh (tự vẽ).

- Biên bản thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc Thú y.

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về Thú y (từ Trung cấp chăn nuôi Thú y trở lên).

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế huyện, thành phố và thị xã cấp và có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Có 02 ảnh chân dung màu chụp trong năm cỡ 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 10 ngày làm việc để giải quyết xong TTHC.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổng hợp Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Phí, lệ phí:

* Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thú y (hạn 05 năm):

- Cấp chứng chỉ hành nghề thú y: 100.000đ/lần.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho chủ cơ sở kinh doanh);

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc Thú y (áp dụng cho nhân viên bán hàng);

- Đơn xin cấp mã số kinh doanh thuốc thú y;

- Đơn xin xác nhận về hộ khẩu;

- Bản kê khai địa điểm và bản vẽ vị trí, địa điểm nơi đề nghề được hành nghề kinh doanh (tự vẽ);

- Biên bản thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc Thú y.

Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y .

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho cơ sở, cá nhân, phải có bằng chuyên môn Trung cấp Chăn nuôi Thú y trở lên.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

+ Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y.

+ Thông tư số 37/2006/TT-BNN, ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

7. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề xét nghiệm bệnh, phẫu thuật động vật

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng chỉ hành nghề thú y, tại phòng tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa trong giờ hành chính.

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng chỉ hành nghề thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Tổng hợp, Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về Thú y (từ Trung cấp chăn nuôi Thú y trở lên).

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế huyện, thị xã cấp và có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Có 02 ảnh chân dung màu chụp trong năm cỡ 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 10 ngày làm việc để giải quyết xong TTHC, theo quy định tại Thông tư số 37/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngày 16/5/2006.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổng hợp Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Lệ phí:

- Cấp chứng chỉ hành nghề thú y: 100.000đ/lần (hạn 05 năm).

- Cấp giấy chứng nhận Phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 01 bệnh) (hạn 02 năm): 70.000đ/lần.

- Phí: Kiểm tra điều kiện cơ sở để cấp chứng chỉ hành nghề thú y:

Chữa bệnh, phẫu thuật động vật (bệnh xá thú y): 225.000đ/lần (hạn 05 năm).

Thẩm định điều kiện Phòng xét nghiệm đạt chuẩn xét nghiệm bệnh động vật (đối với 01 bệnh).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân.

Đối với người hành nghề chuẩn đoán lâm sàng, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo về chuyên môn thú y do Chi cục Thú y Phú Yên cấp hoặc do các dự án của Trung ương hoặc nước ngoài cấp.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh số Thú y ngày 29/4/2012.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Thông tư số 37/2006/TT-BNN, ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.

+ Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

8. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu cấp chứng chỉ hành nghề chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP. Tuy Hòa trong giờ hành chính (trừ ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết).

Bước 3: Trả kết quả hồ sơ Chứng chỉ hành nghề thú y, tại phòng tiếp nhận ở phòng Tổng hợp - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa trong giờ hành chính.

- Nộp giấy biên nhận và lệ phí theo quy định.

- Nhận Chứng chỉ hành nghề thú y.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại phòng Tổng hợp, Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản sao hợp pháp văn bằng chuyên môn về Thú y (từ Trung cấp chăn nuôi Thú y trở lên).

- Giấy khám sức khỏe do Trung tâm y tế huyện, thị xã cấp và có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi cư trú hoặc doanh nghiệp quản lý người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Có 02 ảnh chân dung màu chụp trong năm cỡ 3x4.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 10 ngày làm việc để giải quyết xong TTHC.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tổng hợp Chi cục Thú y.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ hành nghề.

- Lệ phí: Cấp chứng chỉ hành nghề thú y: 100.000 đ/lần (hạn 05 năm).

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y cho cá nhân.

Đối với người hành nghề tiêm phòng, chuẩn đoán lâm sàng, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật lưu động, không có cơ sở hành nghề cố định thì trong hồ sơ đề nghị cấp chứng hành nghề phải có thêm bảng kê các dụng cụ, nguyên vật liệu cấn thiết để hành nghề, người hành nghề ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa được cấp chứng chỉ hành nghề nếu có giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo về chuyên môn thú y do Chi cục Thú y Phú Yên cấp hoặc do các dự án của Trung ương hoặc nước ngoài cấp.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Thông tư số 37/2006/TT-BNN, ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

+ Công văn số 499/TY-TTrPC, ngày 06/5/2005 của Cục Thú y về việc Mẫu Chứng chỉ hành nghề thú y.

9. Thủ tục Kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển động vật với số lượng lớn ra khỏi tỉnh phải đăng kiểm dịch với Chi cục Thú y (trực tiếp đăng ký tại các trạm Thú y huyện, thành phố (đã được Chi cục ủy quyền).

Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu động vật đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi huyện.

Bước 3: Chủ hàng đem hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh và nộp lệ phí theo quy định.

Chủ hàng nhận: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh; Biên lai thu phí, lệ phí; bảng kê mã số đánh dấu gia súc hoặc biên bản niêm phong chì.

- Thời gian tiếp nhận đăng ký và kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng: 7h00 - 11h00; Chiều 13h30 - 16h30). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi chiều từ 13h30 - 16h30.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển theo mẫu quy định.

- Bản sao giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nơi xuất phát của động vật (nếu có).

- Bản gốc giấy chứng nhận tiêm phòng.

- Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh động vật (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y các huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.

- Lệ phí:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển nội tỉnh: 5.000 đ/lần.

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật ra ngoài tỉnh: 30.000 đ/lần.

* Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do khách hàng yêu cầu: 50% mức thu lần đầu.

- Phí:

+ Phí vệ sinh tiêu độc trong kiểm dịch xe ô tô: 40.000 đ/lần.

+ Chi phí hóa chất, nhiên liệu để tiêu độc: 16.000 đ/lần.

+ Đối với gia cầm:

++ Phí vệ sinh tiêu độc khử trùng: 500đ/m2 x 100m2 = 50.000đ

++ Chi phí hóa chất và nhiên liệu: 16.000đ.

+ Phí kiểm tra lâm sàng động vật:

- Trâu, bò, ngựa, lừa: 5.500 đ/con.

- Heo (lợn) trên 15kg: 1.000 đ/con.

- Heo (lợn) dưới 15kg: 500 đ/con.

- Chó, mèo, dê, cừu: 3.000 đ/con.

- Khỉ, vượn, cáo, nhím, chồn: 4.500 đ/con.

- Hổ, báo, voi, hươu, nai, sư tử, bò rừng: 27.000 đ/con.

- Rắn, tắc kè, thằn lằn, rùa, kỳ nhông: 500 đ/con.

- Trăn, cá sấu, kỳ đà: 4.500 đ/con.

- Chim cảnh các loại: 4.500 đ/con.

- Chim làm thực phẩm: 50 đ/con.

- Gia cầm trưởng thành: 100 đ/con.

- Gia cầm con (dưới 01 tuần tuổi): 50 đ/con.

- Thỏ, chuột nuôi thí nghiệm: 500 đ/con.

- Đà điểu 01 ngày tuổi: 1.000 đ/con.

- Đà điểu trưởng thành: 4.500 đ/con.

- Ong nuôi: 500 đ/đàn.

+ Phí đánh dấu gia súc:

- Bấm thẻ tai đối với heo (lợn), dê, cừu: 6.500 đ/thẻ.

- Bấm thẻ tai đối với trâu, bò, ngựa, hươu, nai: 8.000 đ/thẻ.

+ Phí niêm phong động vật, phương tiện vận chuyển động vật: 1.500 đ/thẻ.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi huyện (mẫu 1).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh (mẫu 12, 12a).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ngoài tỉnh (mẫu 14, 14a).

+ Bảng kê mã số đánh dấu gia súc (mẫuNo003051)/BK-KDĐV).

+ Biên bản niêm phong (mẫu No007201/KD).

Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004. Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.

+ Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

+ Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch.

+ Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN, ngày 13/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu.

+ Quyết định sô 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

+ Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

10. Thủ tục Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển sản phẩm động vật với số lượng lớn ra khỏi tỉnh phải đăng kiểm dịch với Chi cục Thú y (trực tiếp đăng ký tại các trạm Thú y huyện, thành phố (đã được Chi cục ủy quyền).

Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi huyện.

Bước 3: Chủ hàng đem hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh và nộp lệ phí theo quy định.

Chủ hàng nhận : Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh; Biên lai thu phí, lệ phí; biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển; giấy chứng nhận tiêm phòng.

- Thời gian tiếp nhận đăng ký và kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng 7h00 - 11h00; Chiều 13h30 - 16h30). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi chiều từ 13h30 - 16h30.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định.

+ Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có).

+ Các giấy tở khác liên quan (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y .

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Thú y .

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y các huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC:

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.

+ Biên bản niêm phong phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật.

+ Biên lai thu phí, lệ phí.

- Lệ phí:

+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh, mức thu: 5.000 đ/lần cấp.

+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển tỉnh này sang tỉnh khác, mức thu: 30.000 đ/lần cấp.

+ Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật do khách hàng yêu cầu: 50% mức thu lần đầu.

* Phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật:

- Trứng gia cầm các loại:

+ Trứng giống, trức đã ấp: 5,5 đ/quả.

+ Trứng thương phẩm: 4,5 đ/quả.

- Trứng đà điểu: 7đ/quả.

- Trứng cút: 1đ/quả.

- Trứng tằm: 27.000đ/hộp.

- Tinh dịch: 70đ/liều.

- Sản phẩm động vật đông lạnh:

+ Vận chuyển với số lượng lớn bằng Container, xe lạnh từ 12 đến 24 tấn (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế): 630.000đ/lô hang.

+ Vận chuyển với số lượng ít (dưới 12 tấn) (Trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính phí riêng theo thực tế): 90đ/kg.

- Ruột khô, bì, gân, da phồng: 135đ/kg.

- Phủ tạng, phụ phẩm, huyết gia súc, lòng đỏ và lòng trắng trứng làm thực phẩm: 90đ/kg.

- Đồ hộp các loại: 135đ/kg.

- Sản phẩm động vật pha lóc, đóng gói lại, sơ, chế biến: 135đ/kg.

- Kiểm tra các chỉ tiêu VSTY đối với sữa và các sản phẩm sữa làm thực phẩm (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/lô hàng): 28.000đ/tấn.

- Yến: 1.100đ/kg.

- Mật ong: 6.700đ/tấn.

- Sữa ong chúa: 3.000đ/kd.

- Sáp ong: 27.000đ/tấn.

- Kén tằm: 13.500đ/tấn.

- Lông vũ, lông mao, xương, móng, sừng: 9.000đ/tấn.

- Da trăn, rắn: 100đ/m.

- Da cá sấu: 4.500đ/tấm.

- Da tươi, da muối, da sơ chế: 900đ/tấm.

- Da tươi, da muối, da sơ chế (contqainer > 12 tấn): 225.000đ/lô hang.

- Các loại da khác: 4.500đ/tấn.

- Kiểm tra chất thải động vật đã qua xử lý: 7.000đ/tấn.

* Phí tiêu độc trong công tác kiểm dịch:

- Phí vệ sinh tiêu độc trong kiểm dịch xe ô tô; Mức thu: 40.000 đ/lần.

- Chi phí hóa chất, nhiên liệu để tiêu độc; Mức thu: 16.000 đ/lần.

* Phí kiểm dịch sản phẩm động vật:

- Sản phẩm đông lạnh dưới 12 tấn; Mức thu: 100 đ/kg.

- Chất thải động vật đã qua xử lý; Mức thu: 8.000 đ/tấn.

* Phí phòng chống bệnh động vật:

Xử lý các chất phế thải động vật; Mức thu 20.000 đ/tấn.

* Phí niêm phong phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật, mức thu: 1.500 đ/thẻ.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện (mẫu 1).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh.(mẫu 13).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra ngoài tỉnh.(mẫu 15,15a).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/ NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/ NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.

+ Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

+ Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN, ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch.

+ Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

+ Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Thông tư số 11/2009/TT-BNN, ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BNN, ngày 08/3/2006.

+ Thông tư số 30/2009/TT-BNN, ngày 04/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định kiểm tra, giám sát về sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

+ Công văn số 10/TY-KD, ngày 05/01/2009 của Cục Thú y về việc hướng dẫn Ủy quyền thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận chuyển trong nước.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

11. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật thủy sản vận chuyển trong nước

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển động vật thủy sản ra khỏi tỉnh phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y (trực tiếp đăng ký tại các trạm Thú y huyện, thành phố (đã được Chi cục ủy quyền).

Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu động vật thủy sản đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển ra khỏi huyện.

Bước 3: Chủ hàng đem hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước và nộp lệ phí theo quy định.

- Chủ hàng nhận: Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước; Biên lai thu phí, lệ phí.

- Thời gian tiếp nhận đăng ký kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng 7h00 - 11h00; Chiều 13h30 - 16h30). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi Chiều từ 13h30 - 16h30.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước theo mẫu quy định.

- Biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y các huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước. Biên lai thu phí, lệ phí.

- Lệ phí:

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển nội địa. Mức thu: 40.000 đ/lần.

- Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu. Mức thu: 20.000 đ/lần.

- Phí:

Kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản:

- Phí kiểm tra lâm sàng động vật thủy sản:

+ Lô hàng có số lượng < 500 con: 50.000đ/lô hang.

+ Lô hàng có số lượng từ 501 - 10.000 con: 100.000đ/lô hang.

+ Lô hàng có số lượng từ > 10.000 con: 200.000đ/lô hang.

Các loại khác thu theo Thông tư số 199/2010/TT-BTC, ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước.

(Phụ lục 2, mẫu 1)

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản vận chuyển trong nước.

(Mẫu 4a)

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN, ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản.

+ Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

+ Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Công văn số 10/TY-KD, ngày 05/01/2009 của Cục Thú y về việc hướng dẫn Ủy quyền thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận chuyển trong nước.

+ Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí lệ phí trong công tác Thú y.

+ Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính.

12. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ hàng) khi vận chuyển sản phẩm động vật thủy sản với số lượng lớn ra khỏi tỉnh phải đăng kiểm dịch với Chi cục Thú y (trực tiếp đăng ký tại các trạm Thú y huyện, thành phố (đã được Chi cục ủy quyền).

Bước 2: Kiểm dịch viên sau khi thực hiện việc kiểm dịch nếu sản phẩm động vật thủy sản đủ tiêu chuẩn theo quy định sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển trong nước.

Bước 3: Chủ hàng mang hồ sơ kiểm dịch đến nộp tại phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y, 48 Đại lộ Nguyễn Tất Thành, TP.Tuy Hòa, để được đổi giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước và nộp lệ phí theo quy định.

- Chủ hàng nhận: Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước; Biên lai thu phí, lệ phí; biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển (nếu có).

- Thời gian tiếp nhận đăng ký kiểm dịch: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. (Sáng 7h00 - 11h00; Chiều 13h30 - 16h30). Riêng các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ, thực hiện kiểm dịch và đổi giấy vào buổi chiều từ 13h30 - 16h30.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại văn phòng Chi cục Thú y.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước theo mẫu quy định.

- Biên bản niêm phong chì phương tiện vận chuyển (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong phạm vi 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thú y.

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kỹ thuật - Chi cục Thú y.

c) Cơ quan phối hợp: Trạm thú y các huyện, thành phố.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước. Biên lai thu phí, lệ phí.

- Lệ phí:

+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, thực vật thủy sản vận chuyển nội địa. Mức thu: 40.000 đ/lần.

+ Cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch do khách hàng yêu cầu. Mức thu: 20.000 đ/lần.

- Phí:

- Phí kiểm tra thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản đông lạnh:

+ Vận chuyển với số lượng lớn bằng Container, xe lạnh từ 12 tấn - 24 tấn (trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính riêng theo thực tế): 400.000đ/lô hàng.

+ Vận chuyển với số lượng ít (dưới 12 tấn) (trường hợp lô hàng cần phải xét nghiệm, các chỉ tiêu xét nghiệm được tính riêng theo thực tế): 200.000đ/lô hàng.

- Phí kiểm ra thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản qua phơi, sấy:

+ Lô hàng có khối lượng < 1.000kg: 100.000đ/lô hàng.

+ Lô hàng có khối lượng từ 1.001kg – 10.000kg: 200.000đ/lô hàng.

- Phí kiểm tra thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản dạng lỏng, sệt:

+ Lô hàng có khối lượng < 1.000lít/tấn: 100.000đ/lô hàng.

+ Lô hàng có khối lượng từ 1.001 – 10.000lít/tấn: 200.000đ/lô hàng.

+ Lô hàng có khối lượng từ > 10.000lít/tấn: 400.000đ/lô hang.

- Phí kiểm tra thực trạng hàng hóa đối với các loại sản phẩm động vật thủy sản khác.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (phụ lục 2, mẫu 1).

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản vận chuyển trong nước (Mẫu 4a).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004.

+ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y và Nghị định số 119/2008/NĐ-CP, ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ- CP, ngày 15/3/2005 của Chính phủ.

+ Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86/2005/QĐ- BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

+ Quyết định số 110/2008/QĐ-BNN, ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản.

+ Công văn số 10/TY-KD, ngày 05/01/2009 của Cục Thú y về việc hướng dẫn Ủy quyền thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận chuyển trong nước.

+ Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

+ Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.

+ Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.

+ Thông tư số 199/2010/TT-BTC ngày 13/12/2010 của Bộ Tài chính.

III. Lĩnh vực Lâm nghiệp

1. Thủ tục Công nhận nguồn giống cây trội (cây mẹ)

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa tỉnh Phú Yên).

- Chi cục lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Chi cục Lâm nghiệp).

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn theo Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Mẫu báo cáo kỹ thuật theo Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Cây trội: 300.000đ/cây.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Khoản 4, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

2. Thủ tục Công nhận nguồn giống lâm phần tuyển chọn

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa tỉnh Phú Yên).

- Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Chi cục Lâm nghiệp).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn theo Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Mẫu báo cáo kỹ thuật theo Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Lâm phần tuyển chọn 500.000 đồng/nguồn giống.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Khoản 4, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

3. Thủ tục Công nhận nguồn giống rừng giống chuyển hóa

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa tỉnh Phú Yên).

- Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Chi cục Lâm nghiệp).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn theo Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Mẫu báo cáo kỹ thuật theo Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

+ Rừng giống chuyển hóa 1.500.000đ/nguồn giống.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Khoản 4, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

4. Thủ tục Công nhận nguồn giống rừng giống trồng

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, Tp Tuy Hòa tỉnh Phú Yên).

- Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Chi cục Lâm nghiệp).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn theo Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Mẫu báo cáo kỹ thuật theo Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng

- Lệ phí: Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

+ Rừng giống trồng 1.500.000đ/nguồn giống.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Khoản 4, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

5. Thủ tục Công nhận nguồn giống vườn cây đầu dòng

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa tỉnh Phú Yên).

- Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định nguồn giống tại hiện trường.

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Chi cục Lâm nghiệp).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Lâm nghiệp phải hoàn thành công tác thẩm định.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn theo Phụ lục 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng nghiệp.

+ Mẫu báo cáo kỹ thuật theo Phụ lục 12 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng

- Lệ phí: Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vườn cây đầu dòng 500.000 đ/vườn.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng chỉ công nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC

- Điều 13, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Khoản 4, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Khoản III, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

6. Thủ tục Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Bước 2: Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp.

Bước 3: Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16 h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

+ Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con.

+ Nguồn gốc và mã số lô giống, phẩm chất kỹ thuật của lô cây con.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

-Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo sản xuất cây con ở vườn ươm, Chi cục Lâm nghiệp hoàn thành công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu thông báo theo Phụ lục 14, Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Khoản VI, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Lệ phí 100.000đồng/ lô cây con.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 38, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Khoản 9, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Khoản VI, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

7. Thủ tục Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống

- Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Văn phòng Chi cục Lâm nghiệp; địa chỉ: 64 Lê Duẩn, Phường 7, TP. Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.

- Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức, cá nhân thực hiện).

- Nhận kết quả tại Chi cục Lâm nghiệp.

+ Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Thông báo thu hoạch giống.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo thu hoạch giống, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.

- Cơ quan thực hiện thủ tục:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu thông báo theo Phụ lục 15, Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Khoản VI, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lệ phí 100.000 đồng.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 35, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

+ Khoản 10, Điều 6, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Khoản VI, Điều 1 Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

8. Thủ tục Cải tạo rừng (đối với chủ rừng là các tổ chức thuộc tỉnh quản lý)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các chủ rừng là các tổ chức do tỉnh quản lý quản lý nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giao Chi cục Lâm nghiệp) kiểm tra hồ sơ.

- Hoàn chỉnh hồ sơ (tổ chức thực hiện).

- Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3: Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cho phép cải tạo rừng.

- Dự án cải tạo rừng.

- Văn bản chủ trương cho phép của cấp có thẩm quyền.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT phải có báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ UBND cấp tỉnh ra quyết định cho phép cải tạo rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức khác không phải vườn quốc gia, đơn vị sự nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

- Mẫu đơn, tờ khai:

+ Mẫu đơn đề nghị cải tạo rừng theo Phụ lục 16, Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

+ Mẫu Dự án cải tạo rừng theo Phụ lục 17 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

- Lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định phê duyệt.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Khoản 2.4, Mục II, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn một số điều về Quy chế quản lý rừng.

+ Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ phát triển rừng.

9. Thủ tục Chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức, cá nhân xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giao cho Chi cục Lâm nghiệp) kiểm tra hồ sơ.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp. Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện:

+ Gửi hồ sơ trực tiếp.

+ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy đề nghị của các địa phương, đơn vị.

- Báo cáo hiện trang rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.

- Văn bản chủ trương cho phép của cấp có thẩm quyền.

- Biên bản thẩm định ngoại nghiệp.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng cho địa phương, đơn vị.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Giấy đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 8 Quy chế quản lý rừng, ban hành kèm theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Điều 1 Quyết định 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.

10. Thủ tục Phê duyệt Phương án Điều chế rừng hoặc Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp (được phân công). Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án của chủ rừng là tổ chức.

- Phương án điều chế rừng hoặc phương án quản lý rừng bền vững.

- Hệ thống bản đồ.

- Chủ trương cho phép của cấp có thẩm quyền.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (Gồm: các công ty, lâm trường, ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Nội dung phương án theo hướng dẫn tại văn bản số 2577/BNN-TCLN ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án. Thời hạn có hiệu lực: vô thời hạn.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 5 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

11. Thủ tục Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp (được phân công). Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ của tổ chức.

- Bản thuyết minh thiết kế khai thác.

- Phiếu bài cây khai thác.

- Biên bản thẩm định thiết kế khai thác (ngoại nghiệp và hồ sơ).

- Bản đồ khu khai thác.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở NN&PTNT (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức có khai thác chính gỗ rừng tự nhiên.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác.Thời hạn có hiệu lực: 12 tháng kể từ ngày ban hành.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Phải có phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án điều chế rừng.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 7 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

12. Thủ tục Khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa của chủ rừng là tổ chức (đối với các loại lâm sản có trong danh mục CITES và nhựa thông trong rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp (được phân công). Bước 4: Nhận kết quả tại Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp/gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác.

- Bản thuyết minh thiết kế khai thác.

- Sơ đồ khu khai thác.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (Gồm: các công ty, lâm trường, Ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã…có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.

Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 14 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

13. Thủ tục Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của các chủ rừng là tổ chức thuộc tỉnh

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp (được phân công). Bước 4: Nhận kết quả tại Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, Chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp/ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ của chủ rừng là tổ chức.

- Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế khai thác.

- Bản đồ khu khai thác.

- Biên bản kiểm tra ngoại nghiệp, biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Chi cục Lâm nghiệp phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (Gồm: các công ty, lâm trường, Ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã cóđăng ký kinh doanh lâm nghiệp).

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.

Thời hạn có hiệu lực: 12 tháng kể từ khi ban hành.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 8 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

14. Thủ tục Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của các tổ chức

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục lâm nghiệp (được phân công). Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần.

- Cách thức thực hiện:

+ Gửi hồ sơ trực tiếp.

+ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác tận dụng của tổ chức.

- Bản thuyết minh hồ sơ thiết kê khai thác.

- Bản đồ khu khai thác.

- Văn bản cho phép chuyển rừng của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.

- Văn bản giao nhiệm vụ khai thác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức, đơn vị có chức năng được Ủy ban nhân dân giao nhiệm vụ khai thác.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Đề cương thuyết minh khai thác (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ)

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác.

Thời hạn khai thác được ghi trong giấy phép khai thác.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 11 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

15. Thủ tục Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ, cành nhánh của chủ rừng là tổ chức (đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Các tổ chức xây dựng và nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận.

Bước 3: Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Chi cục Lâm nghiệp (được phân công).

Bước 4: Nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7h30 đến 11h, chiều từ 14h đến 16h30 vào các ngày làm việc trong tuần

- Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp/ Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ của tổ chức.

- Bản thuyết minh hồ sơ thiết kế khai thác.

- Sơ đồ khu khai thác.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ

Chi cục Lâm nghiệp thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác tận dụng, tận thu và trả kết quả cho chủ rừng.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Lâm nghiệp).

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức (Gồm: các công ty, lâm trường, Ban quản lý rừng, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các hợp tác xã có đăng ký kinh doanh lâm nghiệp).

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác. Thời hạn: Không.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 13 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

IV. Lĩnh vực Kiểm Lâm

1. Thủ tục Đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã thông thường

- Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Khi đến nộp hồ sơ, cá nhân xin cấp Giấy phép phải xuất trình chứng minh thư nhân dân (đối với công dân Việt Nam) hoặc hộ chiếu, giấy phép cư trú tại Hà Nội (đối với người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài), hoặc giấy giới thiệu của cơ quan tổ chức.

Bước 2: Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, vào sổ theo dõi ngày tiếp nhận hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyển cho Bộ phận cấp phép tiến hành các thủ tục cấp phép.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận:

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ) như sau: Công chức trả giây chứng nhận vào sổ theo dõi; Trả bản gốc Giấy chứng nhận sau khi đã photo 02 bản lưu; Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh thư của người ủy quyền.

Thời gian trao trả giấy phép: các giờ hành chính theo quy định hiện hành.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị đănng ký trại nuôi sinh sản/ sinh trưởng tại Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011.

b) Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức, cá nhân.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng.

- Kết quả thực hiện TTHC: Chứng nhận đăng ký trại nuôi.

- Điều kiện thực hiện TTHC:

a) Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại.

b) Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định.

c) Có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng.

d) Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng tới các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 1, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011.

2. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ.

Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đăng ký trại nuôi gửi Chi cục Kiểm lâm.

Bước 2: Thẩm định.

a) Thành lập Hội đồng thẩm định: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định gồm: Chi cục Kiểm lâm làm chủ tịch Hội đồng với các thành viên là đại diện của Chi Cục Thú y, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường và chính quyền cấp xã (phường) nơi có trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận để thẩm định hồ sơ.

b) Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất của trại nuôi gấu đề nghị cấp giấy chứng nhận; lập biên bản thẩm định để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu nếu đảm bảo các điều kiện quy định.

c) Thời gian thẩm định: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.

- Bước 3: Trả kết quả.

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký trại nuôi gấu phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục V Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN.

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.

- Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu kèm theo ảnh.

- Bản sao công chứng hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc thú y.

- Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường.

b) Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết:

+ Thành lập hội đồng thẩm định: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Thẩm định: 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng thẩm định.

+ Trả kết quả: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV) có xác nhận của chính quyền cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận đăng ký trại nuôi.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 1, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011.

+ Khoản 2 Điều 9 Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008.

3. Thủ tục Cấp giấy phép vận chuyển gấu

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ.

Chủ nuôi gấu lập hồ sơ đề nghị vận chuyển gấu gửi Chi cục Kiểm lâm.

+ Bước 2: Thẩm định, kiểm tra.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vận chuyển gấu thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số gấu vận chuyển đi và cấp giấy phép vận chuyển gấu theo quy định.

+ Bước 3: Trả kết quả.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Mẫu đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi (Phụ lục 5).

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến. Trường hợp vận chuyển gấu ra địa bàn ngoài tỉnh thì còn phải có văn bản đồng ý của Chi cục Kiểm lâm nơi chuyển gấu tới.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển gấu phải hoàn thành biên bản xác nhận số gấu vận chuyển và ra văn bản cho phép vận chuyển gấu trong phạm vi nội tỉnh hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt ra địa bàn ngoài tỉnh; trường hợp không giải quyết cho phép vận chuyển phải có văn bản trả lời người đề nghị về lý do không giải quyết.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai:

Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển gấu.

+ Quy định tại khoản 2, Điều 5 Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT “Về việc ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản”.

+ Quy định tại khoản 2, Điều 10 Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT “Về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi”.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển.

- Điều kiện thực hiện TTHC:

a) Chỉ được phép vận chuyển các cá thể gấu được quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Quy chế Quản lý gấu nuôi.

b) Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ và gắn chíp điện tử thì trước khi vận chuyển phải được Hạt Kiểm lâm (Chi cục Kiểm lâm đối với nơi không có Hạt Kiểm lâm) kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi.

c) Nơi tiếp nhận gấu là các trại nuôi đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

d) Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khỏe của gấu trong quá trình vận chuyển.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điều 1, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011;

+ Khoản 2, 3 Điều 10 Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008.

4. Thủ tục Đóng dấu búa kiểm lâm

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp hồ sơ xin đóng búa kiểm lâm. Nộp hồ sơ tại bộ phận Pháp chế Hạt Kiểm lâm.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định trước khi đóng búa kiểm lâm.

- Trường hợp khối lượng gỗ đo tính thực tế sai số vượt quá 15% so với khối lượng gỗ trong lý lịch khai báo với cơ quan Hải quan, thì yêu cầu chủ gỗ lập lại lý lịch gỗ trước khi đóng búa kiểm lâm. Nếu khối lượng gỗ vượt khối lượng được cơ quan có thẩm quyển cho phép thì yêu cầu chủ gỗ báo cáo cơ quan đã cho phép nhập khẩu gỗ giải quyết, khi được phép mới đóng búa kiểm lâm.

Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, xác minh xong đối tượng, nguồn gốc gỗ nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn chủ rừng hoặc chủ gỗ bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ công chức kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành đóng búa kiểm lâm.

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức quản lý người nộp hồ sơ đề nghị đóng búa kiểm lâm.

- Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập.

- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 7, 8, 9 Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm ban hành tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Điều 2 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011.

5. Thủ tục Cho thuê rừng đối với tổ chức

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị.

+ Trước khi giao rừng Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 24, Nghị định 23/2006/NĐ-CP phải xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt.

+ Rà soát đất lâm nghiệp tại các nông, lâm trường, có phương án giao đất lại cho địa phương để giao bớt cho dân phần còn lại mới tiến hành lập thủ tục cấp đất.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi toàn bộ diện tích rừng và đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp và thông báo công khai diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê tại văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Tổ chức có nhu cầu sử dụng rừng nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3: Thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ.

Sau khi nhận hồ sơ đề nghị thuê rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

+ Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được thuê rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được thuê rừng, địa điểm khu rừng đề nghị được thuê và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội.

+ Chỉ định đơn vị tư vấn lập hồ sơ xác định ranh giới, diện tích, trạng thái, giá trị khu rừng.

+ Chủ trì thẩm định hồ sơ thuê rừng do đơn vị tư vấn lập và các điều kiện về thuê rừng; tính khả thi của Dự án đầu tư khu rừng của tổ chức.

+ Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng (bằng tiền thuê rừng, nếu có từ 2 tổ chức trở lên cùng đề nghị được thuê rừng trên 1 khu rừng).

+ Lập hồ sơ thuê rừng cho tổ chức trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Gửi hồ sơ có liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

+ Tổ chức đấu giá.

Thời gian thực hiện bước 3 bao gồm cả thời gian thông báo, niêm yết và thẩm định hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức.

Bước 4: Xem xét, quyết định cho thuê rừng.

Sau khi nhận được hồ sơ thuê rừng cho tổ chức Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Xem xét, ký quyết định thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

+ Chuyển quyết định thuê rừng cho tổ chức và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thời gian thực hiện Bước 4 này là 5 ngày làm việc.

Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng.

- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau khi nhận được quyết định từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm:

+ Thông báo cho tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

+ Chủ trì và phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bàn giao rừng cho tổ chức có sự tham gia của uỷ ban nhân dân cấp xã, phòng chức năng, các chủ rừng liền kề; lập biên bản bàn giao rừng với tổ chức, cá nhân (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT- BNN).

- Sau khi nhận rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (Phụ lục 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc tổ chức đó không được giao rừng. Thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc (kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức).

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thuê rừng.

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

- Dự án đầu tư khu rừng.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 38 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị thuê rừng Phụ lục 8 (Thông tư 25 ngày 06/4/2011của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điểm 3 Mục 3 TT số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007.

+ Khoản 5 điểm 3 Thông tư số 25/2011/BNN-PTNT ngày06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

6. Thủ tục Giao rừng đối với tổ chức

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị

- Trước khi giao rừng Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 24, Nghị định 23/2006/NĐ-CP phải xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và báo cáo uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt.

- Rà soát đất lâm nghiệp tại các nông, lâm trường, có phương án giao đất lại cho địa phương để giao bớt cho dân phần còn lại mới tiến hành lập thủ tục cấp đất.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi toàn bộ diện tích rừng và đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp, và thông báo công khai diện tích rừng, đất lâm nghiệp chưa giao, chưa cho thuê tại văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Tổ chức có nhu cầu sử dụng rừng nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bước 3: Thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ.

Sau khi nhận hồ sơ đề nghị giao rừng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chỉ định đơn vị tư vấn lập hồ sơ xác định ranh giới, diện tích, trạng thái, giá trị khu rừng.

- Công bố công khai trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương việc tổ chức có nhu cầu được giao rừng đã nộp hồ sơ về tỉnh để được giao rừng, địa điểm khu rừng đề nghị được giao và tiếp nhận những thông tin phản hồi của xã hội.

- Chủ trì thẩm định hồ sơ giao rừng do đơn vị tư vấn lập và các điều kiện về giao rừng; tính khả thi của Dự án đầu tư khu rừng của tổ chức.

- Lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng rừng trong trường hợp tổ chức, được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng theo phương thức đấu giá.

- Gửi hồ sơ có liên quan đến khu rừng tới cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

- Lập hồ sơ giao rừng cho tổ chức trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời gian thực hiện bước 3 bao gồm cả thời gian thông báo, niêm yết và thẩm định hồ sơ là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức.

Bước 4: Xem xét, quyết định giao rừng.

Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng cho tổ chức uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

+ Chỉ đạo và tổ chức việc đấu thầu tiền sử dụng rừng trong trường hợp phải đấu thầu.

+ Chuyển quyết định giao rừng cho tổ chức và Sở Nông nghiệp và PTNT. Thời gian thực hiện Bước 4 này là 02 ngày làm việc.

Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng, cho thuê rừng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi nhận được quyết định từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm:

+ Thông báo cho tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

+ Chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bàn giao rừng cho tổ chức có sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng chức năng, các chủ rừng liền kề; lập biên bản bàn giao rừng với tổ chức, cá nhân (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT- BNN).

- Sau khi nhận rừng tại thực địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức có trách nhiệm đóng cột mốc khu rừng được giao có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ rừng có chung ranh giới (Phụ lục 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN).

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ lý do về việc tổ chức đó không được giao rừng. Thời gian thực hiện Bước 5 là 03 ngày làm việc (kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức).

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị giao rừng.

- Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh (Bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

- Dự án đầu tư khu rừng.

- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp & PTNT.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu đơn đề nghị giao rừng dùng cho cộng đồng dân cư thôn Phụ lục 05 (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điểm 6 Mục 2 Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007.

+ Khoản 3 điểm 3 Thông tư số 25/2011/BNN-PTNT, ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Thủ tục Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Gửi văn bản về việc trả lại rừng.

Khi chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng, chủ rừng có trách nhiệm gửi văn bản trả lại rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước như sau:

- Chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Bước 2: Xử lý văn bản.

Sau khi nhận được văn bản trả lại rừng của chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm xem xét và giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng khi cần thiết; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thu hồi rừng.

Thời gian thực hiện bước này là 15 ngày.

Bước 3: Quyết định thu hồi rừng.

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân, tổ chức.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điểm 3 mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007.

+ Khoản 6 điểm 3 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Thủ tục Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khi nhận được quyết định giải thể, phá sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chủ rừng có trách nhiệm gửi quyết định giải thể, phá sản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có rừng.

Bước 2: Sau khi nhận được quyết định giải thể hoặc phá sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm tra, xác minh khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi rừng.

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Trong thời 03 ngày làm việc, xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 07 ngày làm việc (nếu có).

Sau khi thu hồi rừng Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý khu rừng thu hồi và đưa vào quỹ rừng để giao, cho thuê.

- Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân, tổ chức.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Không.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định.

- Điều kiện thực hiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Điểm 3 mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007.

+ Khoản 7 điểm 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011.

9. Thủ tục Cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến: Chi cục Kiểm lâm.

Bước 2. Thẩm định hồ sơ, cấp đăng ký:

- Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Chi cục Kiểm lâm phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo theo mẫu Phụ biểu 5 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP.

Bước 3. Nhận đăng ký:

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận một (01) Đăng ký gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ). Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phâng hồ sơ:

* Đối với thực vật:

- Giấy đề nghị đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại phụ lục II, III của công ước CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo mẫu tại phụ lục IVA ban hành kèm theo Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011).

- Tài liệu chứng minh nguồn giống được khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp.

- Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở.

* Đối với động vật:

- Giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại phụ lục II, III của công ước CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo mẫu tại phụ lục IVB ban hành kèm theo Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011).

- Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

- Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin.

b) Số lượng 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

- Lệ phí: Không.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Hồ sơ xin cấp phép trại nuôi (Phụ lục IV-A,B) Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng nhận đăng ký trại nuôi.

- Điều kiện thực hiện TTHC:

1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật phải có các điều kiện sau đây:

- Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

- Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

- Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

- Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được Chi cục Kiểm lâm cho phép.

2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật phải có các điều kiện sau đây:

- Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

- Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Căn cứ pháp lý của TTHC: Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.

V. Lĩnh vực Khai thác thủy sản

1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - Chiều từ 14h đến 16h30, trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp/qua đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT).

2. Hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng chuyển dịch sở hữu tàu cá.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 8, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá tạm thời.

- Điều kiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

2. Thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, sơ lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đề nghị đổi tên tàu hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (nếu bị rách nát, hư hỏng hoặc thay đổi tên tàu; bản chính) hoặc giấy khai báo bị mất “Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá”.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 7, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 20.000 đồng/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Điều kiện TTHC: không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

3. Thủ tục Đăng ký tàu cá đối với tàu cá chuyển nhượng quyền sở hữu

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu tàu theo quy định hiện hành của Nhà nước (bản chính).

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản chính) kèm theo hồ sơ đăng ký gốc của tàu (bản chính).

3. Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính).

4. Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 40.000 đồng/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Điều kiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

4. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đóng mới

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp (bản chính);

+ Văn bản chấp thuận đóng mới của Sở Thuỷ sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

3. Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính).

4. Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bản).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 40.000 đồng/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Điều kiện TTHC:

- Tàu cá được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau:

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thuỷ sản;

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật;

+ Không còn mang số đăng ký tàu nào khác;

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm;

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác;

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

Quyết định số 876/2006/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,về việc công bố TTHC mới ban hàn, TTHC được sửa đổi, bổ sung, TTHC bị hủy bỏ.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

5. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá đối với tàu cá thuộc diện thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Văn bản chấp thuận cho thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp (bản chính);

+ Hợp đồng thuê tàu trần, hoặc thuê - mua tàu vào Việt Nam (bản chính);

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký cũ của tàu do cơ quan Đăng ký cũ cấp (bản chính) và kèm theo bản dịch ra tiếng Việt do cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung dịch.

3. Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính).

4. Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 4, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Điều kiện TTHC:

Tàu cá được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau:

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thuỷ sản;

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật;

+ Không còn mang số đăng ký tàu nào khác;

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm;

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác;

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

Quyết định số 876/2006/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,về việc công bố TTHC mới ban hàn, TTHC được sửa đổi, bổ sung, TTHC bị hủy bỏ.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

6. Thủ tục Đăng ký thuyền viên và cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký danh sách thuyền viên tàu cá kèm theo danh sách thuyền viên tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các chức danh quy định trên tàu cá hoặc Chứng minh thư nhân dân (bản sao).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 9, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 40.000đồng/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.

- Điều kiện TTHC: Không

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

7. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - Chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký bè cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp về quyền sử dụng mặt nước, hoặc quyền thuê mặt nước đặt bè cá.

3. Sơ đồ vùng nước nơi đặt bè cá (nếu có).

4. Giấy cam kết đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi thủy sản bằng bè cá.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 5, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: Không.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký bè cá.

- Điều kiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

8. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận Đăng ký tàu cá đối với tàu cá cải hoán

- Trình tự thực hiện:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

* Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, địa chỉ: 01A, Lý Tự Trọng, phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, theo các bước sau:

+ Nộp giấy tờ biên nhận;

+ Nộp lệ phí (nếu có);

+ Nhận kết quả;

+ Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h - chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Phú Yên.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

2. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của tàu:

+ Giấy chứng nhận cải hoán, sửa chữa tàu (bản chính);

+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cũ (bản gốc);

+ Văn bản chấp thuận cải hoán của Sở Thuỷ sản hoặc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

3. Biên lai nộp thuế trước bạ (cả máy tàu và vỏ tàu, bản chính).

4. Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 4, ban hành kèm theo Thông tư số

24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 40.000đồng/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.

- Điều kiện TTHC:

Tàu cá được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá khi có đủ các điều kiện sau:

+ Phù hợp với chủ trương phát triển tàu cá của ngành thủy sản;

+ Chủ tàu cá phải cam kết không sử dụng tàu vào các mục đích khác trái pháp luật;

+ Không còn mang số đăng ký tàu nào khác;

+ Đã hoàn tất việc đăng kiểm;

+ Nếu là tàu cá nhập khẩu thì không được quá 8 tuổi đối với tàu vỏ gỗ và 15 tuổi đối với tàu vỏ bằng vật liệu khác;

+ Tàu cá thuộc tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có trụ sở thường trú tại Việt Nam và phải được Chính phủ Việt Nam cho phép.

Quyết định số 876/2006/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,về việc công bố TTHC mới ban hàn, TTHC được sửa đổi, bổ sung, TTHC bị hủy bỏ.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có hiệu lực từ ngày 06/8/2006.

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

9. Thủ tục Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” Văn phòng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc gián tiếp qua đường bưu điện.

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông báo cho tổ chức, cá nhân thời gian chính thức sẽ tiến hành kiểm tra, nhưng không qua 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 4: Kết thúc kiểm tra tàu cá, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy Chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

Bước 5: Sau khi giải quyết xong, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trả kết quả trực tiếp tại bộ phận “một cửa” hoặc gửi kết quả theo đường bưu điện cho cá nhân, tổ chức.

- Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp tại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Gửi qua fax, email, sau đó gửi hồ sơ bản chính; gửi theo đường bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tàu cá.

- Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

- Mẫu đơn, tờ khai: Mẫu Phụ lục số 10, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

- Phí và lệ phí: 40.000 đ/lần.

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

- Điều kiện TTHC: Không.

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

+ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003.

+ Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản.

+ Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế Đăng kiểm tàu cá.

+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ Tài chính về Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên

  • Số hiệu: 2151/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Phạm Đình Cự
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản