- 1Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- 2Thông tư 23/2022/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- 5Công văn 5329/BNN-CN năm 2019 về tăng cường biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 13/BCĐDTLCP năm 2019 về tái đàn trong chăn nuôi lợn do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi
- 7Công văn 5172/BNN-CN năm 2022 về tổ chức phát triển chăn nuôi lợn bền vững và chủ động đảm bảo nguồn cung thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2149/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước;
Căn cứ Công thư thông báo ngày 30/4/2021 của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc về việc phê duyệt Danh mục dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc;
Căn cứ Biên bản Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc về việc thực hiện dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại (ký ngày 07/7/2022);
Xét đề nghị của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp tại Tờ trình số 27/TTr-TH ngày 23/5/2023 về việc thẩm định, phê duyệt dự án “Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam” do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế và Tài chính (kèm theo Báo cáo thẩm định số 228/TTr-HTQT-SP ngày 24/5/2023).
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên dự án: Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
2. Nhà tài trợ: Chính phủ Hàn Quốc
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4. Chủ dự án: Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp
5. Địa điểm thực hiện: Hà Nội và Ninh Bình
6. Thời gian thực hiện: 2022-2025 (bao gồm cả thời gian chuẩn bị dự án và thực hiện thanh quyết toán theo quy định của pháp luật Việt Nam )
a) Mục tiêu tổng quát
Cung cấp thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng và tăng năng suất và thu nhập cho nông dân thông qua ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh theo chuỗi giá trị nông sản.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi lợn thịt thông minh tại tỉnh Ninh Bình, nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất của sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Chuyển giao và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong mô hình trang trại chăn nuôi lợn thông minh của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện tại Việt Nam thông qua các chuyên gia Hàn Quốc làm việc tại Dự án.
- Nâng cao năng lực trong chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, lưu thông hàng hóa và quản lý dữ liệu hệ thống cho cán bộ và người nông dân tham gia Dự án.
8. Nội dung thực hiện của dự án:
- Hợp phần 1: Lắp đặt mô hình trình diễn trang trại thông minh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
- Hợp phần 2: Phát triển hệ thống phần mềm điều hành.
- Hợp phần 3: Xây dựng báo cáo chiến lược/kế hoạch tổng thể về phát triển trang trại chăn nuôi thông minh và kiểm soát dịch bệnh an toàn.
- Hợp phần 4: Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua chuyên gia Hàn Quốc.
- Hợp phần 5: Đào tạo nâng cao năng lực trong và ngoài nước.
- Hợp phần 6: Kết nối thị trường, truyền thông, quảng bá và chia sẻ nội dung hoạt động của dự án.
- Hợp phần 7: Hỗ trợ trang thiết bị.
- 01 mô hình trình diễn trang trại chăn nuôi lợn thịt thông minh tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống hạt nhân Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình;
- 01 hệ thống phần mềm quản lý và điều hành sản xuất trang trại chăn nuôi thông minh, kết hợp với hệ thống quản lý dữ liệu sản xuất thông minh;
- 01 báo cáo tổng thể đưa ra những gợi ý chính sách về quản lý, phát triển chăn nuôi lợn thông minh và kiểm soát dịch bệnh được xây dựng;
- 10 cán bộ quản lý và kỹ thuật tham gia chương trình trao đổi thông tin và chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại Hàn Quốc hàng năm trong thời gian thực hiện Dự án (10 ngày/hội thảo);
- 50 công nhân/kỹ thuật viên, nông dân tham gia tập huấn thực hiện chăn nuôi theo mô hình trang trại thông minh tại Ninh Bình hàng năm trong thời gian thực hiện Dự án;
- 20 cán bộ/quản lý tham gia tập huấn về kiến thức chuyên sâu về chuỗi giá trị trong mô hình sản xuất trang trại thông minh;
- Các hoạt động kết nối thị trường, truyền thông, quảng bá và chia sẻ nội dung và sản phẩm của Dự án được thực hiện.
a) Thực hiện dự án:
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp có trách nhiệm: i) Chủ trì thực hiện, trao đổi phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện dự án trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt; ii) Thành lập Ban quản lý dự án theo quy định.
- Viện Chăn nuôi có trách nhiệm bố trí cơ sở hạ tầng (đường kết nối, đường điện, cấp nước và thoát nước) để đảm bảo đồng bộ với thiết kế mô hình chuồng trại chăn nuôi thông minh.
b) Ban Quản lý dự án:
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Dự án đúng mục tiêu, nội dung văn kiện dự án và theo quy định.
- Theo dõi và đánh giá tiến độ của Dự án và kết quả hoạt động hàng năm.
- Giám sát, quản lý sử dụng hiệu quả trang thiết bị, sản phẩm của Dự án.
- Tổ chức quản lý tài chính, tài sản theo quy định.
- Tiếp nhận, bố trí nguồn lực cần thiết để quản lý, bảo quản, vận hành có hiệu quả trang thiết bị và mô hình dự án trong quá trình thực hiện và sau khi được bàn giao từ nhà tài trợ.
- Xử lý tài sản theo quy định sau khi kết thúc Dự án.
- Thực hiện các hoạt động khác khi có yêu cầu trong quá trình triển khai Dự án.
11. Kinh phí thực hiện và cơ chế tài chính
a) Tổng vốn dự án: 3.271.075 USD, tương đương 77.197.370.000 VNĐ, trong đó:
- Vốn viện trợ không hoàn lại do Nhà tài trợ quản lý trực tiếp: 3.097.346 USD, nguyên tệ: 3.500.000.000 KRW, tương đương 73.097.365.600 VNĐ.
- Vốn đối ứng: 173.729 USD tương đương 4.100.004.400 VNĐ được cấp từ ngân sách Nhà nước, cấp phát bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT.
(Tỷ giá tạm tính: 01 USD = 23.600 VNĐ).
b) Cơ chế tài chính:
- Đối với vốn viện trợ không hoàn lại: Nhà tài trợ quản lý toàn bộ phần vốn vốn viện trợ không hoàn lại, trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn; thanh toán trực tiếp cho nhà thầu thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ.
- Đối với vốn đối ứng: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao vốn đối ứng cho Chủ dự án (Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp) thực hiện các nội dung: chi phí Ban quản lý dự án, chi phí giám sát đánh giá, hội thảo/hội nghị, hoạt động hỗ trợ mô hình dự án.
Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Dự án hiệu quả theo những nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này và nội dung văn kiện dự án đã được phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ từ Chính phủ nước ngoài và quản lý thông tin đối ngoại.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 5329/BNN-CN năm 2019 về tăng cường biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 13/BCĐDTLCP năm 2019 về tái đàn trong chăn nuôi lợn do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi
- 3Công văn 5172/BNN-CN năm 2022 về tổ chức phát triển chăn nuôi lợn bền vững và chủ động đảm bảo nguồn cung thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 2149/QĐ-BNN-HTQT năm 2023 phê duyệt văn kiện dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam" do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2149/QĐ-BNN-HTQT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/05/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực