Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 214/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 11 tháng 3 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum) tại Tờ trình số 43/TTr-SNN ngày 28 tháng 02 năm 2020 về việc xin phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2020 và Phương án phòng, chống ứng phó với thiên tai mưa lũ, bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020.
Điều 2. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 214/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời đẩy nhanh tiến độ phục hồi, tái thiết sau thiên tai góp phần ổn định đời sống, sản xuất của Nhân dân trên địa bàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả của các cấp, các ngành.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống ứng phó với thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân trên địa bàn.
- Bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của nhà nước; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Kịp thời sơ tán dân, di dời tài sản ở các khu vực xung yếu (vùng có nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất) đến nơi kiên cố, an toàn và ổn định đời sống sản xuất, sinh hoạt.
- Khai thác vận hành hợp lý các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để đảm bảo vừa phòng lũ và có đủ nước để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát điện..., phối hợp tốt trong công tác vận hành liên hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Sê San để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
2. Yêu cầu
- Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và "ba sẵn sàng" (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).
- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, có hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, suối, khu vực sườn, đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
- Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước, nhà cửa,...nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của Nhân dân.
- Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
1. Đánh giá rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn
- Trước các tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng của thiên tai đang có chiều hướng tăng lên cả về cường độ, số lượng và mức độ nguy hiểm. Thiên tai diễn biến bất thường và có xu hướng cực đoan hơn. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, lốc xoáy, dông sét, hạn hán... gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, đe dọa đến tính mạng và nguy cơ mất an toàn cho các công trình cơ sở hạ tầng.
- Mùa mưa xảy ra những trận mưa lớn cục bộ, kèm theo mưa đá, gió lốc mạnh trên diện rộng, thiệt hại sét đánh gia tăng. Lũ lớn trên các sông suối, ngập lụt, lũ quét cục bộ trên các lưu vực tần suất gia tăng, xảy ra bất thường và khó lường gây thiệt hại nghiêm trọng. Sạt lở đất xu thế gia tăng tại nhiều điểm, khu vực, đặc biệt là các tuyến đường, bờ sông suối...
- Tập quán và điều kiện sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thường chọn gần nguồn nước, canh tác ven sông suối, các sườn núi, sườn đồi làm nương rẫy...những khu vực này thường hay bị thiên tai lũ quét, sạt lở và ngập lụt.
- Đời sống Nhân dân trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu về khả năng tự vệ, điều kiện phương tiện, trang thiết bị, công cụ, ý thức về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai còn hạn chế. Công tác cảnh báo, thông tin, tuyên truyền còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là từ cấp cơ sở đến các hộ gia đình và người dân. Một số địa phương còn chủ quan với diễn biến thiên tai tác động.
- Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, dân cư và sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy tự nhiên. Bên cạnh đó việc khai thác rừng, tài nguyên, khoáng sản phá vỡ cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật bị suy giảm làm tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ, sạt lở.
2. Những khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn:
Qua kiểm tra hiện trạng các khu dân cư, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum thường xảy ra thiên tai được xác định cụ thể (có phụ lục chi tiết kèm theo).
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để thống nhất chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách từng địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu và đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo giữa Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo về thời tiết, thủy văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra.
- Các địa phương, đơn vị liên quan cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở...
- Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi có thiên tai xảy ra từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, xã, thôn, khu dân cư để mọi người phòng tránh có hiệu quả và đảm bảo thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
- Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình về phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở, ngập lụt; công trình giao thông, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất.
- Tổ chức và hoạt động, triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, thu chi, quyết toán Quỹ phòng chống thiên tai trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mùa mưa lũ, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Tổ chức trực ban 24/24h theo quy định, cập nhật để theo dõi, thông tin cảnh báo, báo cáo và tham mưu kịp thời phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Nội dung và biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp phi công trình
- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020, đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống thiên tai.
- Triển khai chương trình kế hoạch hành động thực hiện Luật phòng, chống thiên tai; Nghị Quyết số 76/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020; Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, chú trọng lồng ghép các biện pháp, nội dung phòng, chống thiên tai vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.
- Tiếp tục cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở...
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch cụ thể, chi tiết trong công tác phòng chống ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tăng cường công tác phối hợp hoạt động ứng phó cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.
- Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó thiên tai đến cấp xã, phường, nhất là trọng điểm dân cư sinh sống, sản xuất tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện các dự án di dời các hộ dân trong khu vực xung yếu, tập trung di dời trước các hộ dân đang sinh sống trong các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
- Các địa phương, đơn vị chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai như: Tình trạng xây dựng, san lắp mặt bằng, khai thác vật liệu khoáng sản trái phép ngăn cản, gây tắc nghẽn dòng chảy sông suối, xâm phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê kè làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về các hành vi bị cấm theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai; thực hiện nghiêm Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê kè và Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017.
- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai đúng, đủ theo quy định.
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành tổ chức bộ phận trực ban theo quy định, nắm chắc tình hình, thông tin kịp thời diễn biến thời tiết, thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thông báo, cảnh báo, hướng dẫn đến người dân biết để kịp thời ứng phó an toàn, hiệu quả. Sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh do thiên tai gây ra.
4.2. Biện pháp công trình
- Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị thi công công trình: Đối với các công trình đang thi công xây dựng, có phương án, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình trước, trong mùa mưa lũ.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn vận động Nhân dân phát quang, nạo vét khơi thông dòng chảy, tháo dỡ vật cản gây ách tắc dòng chảy và hạn chế việc tiêu thoát lũ; an toàn hành lang giao thông, hành lang lưới điện trong mùa mưa lũ; cắm các biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành trước mùa mưa lũ các dự án di dời dân cư vùng thiên tai, các công trình kè bảo vệ khu dân cư, kè chống sạt lở bờ sông, suối, cầu, cống giao thông, thủy lợi... nhằm đảm bảo an toàn công trình.
4.3. Biện pháp ứng phó với các loại hình thiên tai:
4.3.1. Công tác ứng phó hạn hán:
Để bảo đảm việc cấp nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó với diễn biến của hạn hán theo Kế hoạch số 3297/KH-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2019 về Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum; chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 271/UBND-NNTN ngày 30 tháng 01 năm 2020 về việc triển khai Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
4.3.2. Công tác ứng phó lũ, lũ quét, ngập lụt:
a) Công tác truyền thông:
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh cung cấp nội dung; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện và các cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các bản tin cảnh báo, chỉ đạo, hướng dẫn về lũ, lũ quét, ngập lụt. Hình thức truyền thông tin đến các thôn, làng và cộng đồng dân cư qua hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương, loa phát thanh cầm tay.
b) Tổ chức ứng phó lũ, lũ quét, ngập lụt
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến của mưa lũ, bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, tổ chức kiểm tra an toàn các hồ chứa trên địa bàn, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời khắc phục các sự cố; chủ động sơ tán Nhân dân khu vực hạ du hồ, ven sông suối, khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn.
Cắm các biển cảnh báo, bố trí lực lượng chốt chặn tại những đoạn thường xuyên ngập sâu, ngầm, tràn giao thông, cấm người và phương tiện giao thông qua lại khi có dòng nước chảy xiết; cấm các hoạt động qua lại, bơi lội, đánh bắt thủy sản, vớt củi trên sông suối khi có lũ về.
Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, khu vực sơ tán dân. Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công và công trình trọng điểm.
Triển khai phương án phòng chống lũ lụt; rà soát các khu vực dân cư sinh sống khu vực ven sông suối, sườn núi, sườn đồi; vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở...triển khai phương án sơ tán dân; thông báo tình hình mưa lũ đến mọi người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.
- Đối với các sở, ban ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của đơn vị, tổ chức công tác ứng phó với lũ lụt và các tình huống thiên tai xảy ra; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến bão lũ... chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời khắc phục các sự cố.
c) Tổ chức sơ tán Nhân dân
Trên cơ sở diễn biến mưa lũ, huy động các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ... hỗ trợ sơ tán Nhân dân ra khỏi các khu vực xung yếu trọng điểm; kiểm tra, rà soát an toàn số dân sơ tán và nơi sơ tán đến; ưu tiên giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật. Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán thì tổ chức biện pháp cưỡng chế sơ tán.
d) Phương án khắc phục hậu quả
- Khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức ứng phó cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm, khắc phục hậu quả; thăm hỏi, động viên, chăm sóc các gia đình có người bị nạn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục nhà cửa, nước sinh hoạt, công trình phúc lợi công cộng y tế, giáo dục; công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi; hỗ trợ Nhân dân khôi phục sản xuất...
- Vận động, tiếp nhận và phân bổ kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định đời sống, sản xuất.
- Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục thiên tai tại địa phương.
4.3.3. Công tác ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn
- Tùy theo mức độ, cường độ ảnh hưởng, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức ứng phó tương tự như công tác ứng phó với lũ, lũ quét, ngập lụt. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tăng cường công tác dự báo, cảnh báo
- Phòng tránh đối phó gió lốc, giông sét, mưa đá: theo dõi, nắm bắt diễn biến thời tiết, hướng dẫn Nhân dân chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy. Khi có hiện tượng giông sét phải nhanh chóng đóng và nẹp các loại cửa sổ, nhất là cửa mở về hướng gió. Chặt tỉa cành, nhánh các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện...
- Khi mưa lớn kèm theo giông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi những căn nhà tạm bợ, đến những nơi trú ẩn an toàn như nhà kiên cố, tránh núp dưới bóng cây. Tuyên truyền vận động các hộ dân có nhà kiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy với tinh thần tương thân, tương trợ lẫn nhau.
- Khi có kế hoạch di chuyển đến nơi nào đó cần phải để ý các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn, tránh đi ra đường khi không cần thiết.
4.3.4. Công tác ứng phó với sạt lở đất
a) Công tác truyền thông: Tuyên truyền, vận động đến các hộ dân đang sinh sống ven sông, suối, sườn đồi, taluy các khu vực nguy cơ cao thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn, chấp hành những quy định, hướng dẫn của các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
b) Tổ chức ứng phó
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc theo dõi sát diễn biến mưa, lũ; có phương án sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, chủ động tuyên truyền vận động di dời dân ở những nơi xung yếu.
Cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ để kịp thời thông báo cho các khu dân cư đang sống dọc ven sông suối, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở.
- Đối với các sở, ban ngành: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của đơn vị tổ chức công tác ứng phó với tình huống thiên tai xảy ra.
c) Tổ chức sơ tán, di chuyển Nhân dân
Tổ chức di chuyển dân vùng nguy cơ thiên tai, các hộ dân chủ động di chuyển theo hướng dẫn, quy định, hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và chính sách pháp luật nhà nước.
d) Phương án khắc phục hậu quả
- Khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức ứng phó cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm, khắc phục hậu quả; thăm hỏi, động viên, chăm sóc các gia đình có người bị nạn, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ kịp thời theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục thiên tai tại địa phương.
5. Phương pháp lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Nội dung phòng chống thiên tai được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.
- Quy hoạch phát triển khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp (cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dịch vụ...) phù hợp với đặc điểm khí hậu, thủy văn và diễn biến thiên tai tác động trên từng vùng, lĩnh vực.
- Các dự án đầu tư phải được xem xét sự phù hợp với đặc điểm các loại hình thiên tai cửa từng vùng, từng địa bàn tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai hiệu quả, đánh giá tác động môi trường về lâu dài. Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, công trình tạm hoặc đầu tư tạm thời nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Xây dựng nông thôn mới có hạ tầng cơ sở phát triển cao nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực, chủ động phòng tránh thiên tai hiệu quả; an toàn, ổn định và phát triển sản xất và đời sống của Nhân dân.
- Hằng năm rà soát xây dựng bản đồ nguy cơ, phân vùng đánh giá rủi của các loại hình thiên tai làm cơ sở định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Lồng ghép các hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông, thông tin đại chúng, các ban ngành tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Bảo vệ và phát triển rừng để cải thiện môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi, phòng chống thiên tai lâu dài, bền vững.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn tăng cường bộ máy quản lý, nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai, nhất là đối với cấp cơ sở.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các hồ thủy lợi, thủy điện trọng điểm xung yếu. Thực hiện phương án phòng chống lũ, bão và khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bám sát phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, quy chế phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Có kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi ở những vùng xảy ra thiên tai.
- Đôn đốc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Quản lý Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa lớn đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Sẵn sàng lực lượng để huy động cán bộ, chiến sỹ, cùng với một số phương tiện, trang thiết bị của đơn vị tham gia sơ tán, di dời dân, ứng phó với tình huống khi có mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, siêu bão xảy ra, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội và giúp đỡ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban hoặc Phó ban thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, xây dựng kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố thiên tai.
- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ theo phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông; tổ chức phân luồng, hướng dẫn các phương tiện giao thông khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác đảm bảo giao thông khi có tình huống bão mạnh, siêu bão, mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất; tổ chức huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân cùng với phương tiện máy xúc, xe tải, dầm cầu thép dự phòng hiện có để đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán nhân dân khi có yêu cầu.
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị nhiên liệu, nhu yếu phẩm và các mặt hàng thiết yếu đảm bảo nguồn cung ứng cho Nhân dân khi có thiên tai (bão mạnh, siêu bão, mưa lũ lớn) xảy ra.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn; đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa đã được phê duyệt. Chỉ đạo, đôn đốc các Chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm túc các phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo, đôn đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến thiên tai, cung cấp kịp thời các bản tin cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các vùng thường xuyên xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Viễn thông, Bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với bão, lũ.
Chỉ đạo, tăng cường các y, bác sĩ của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế để thực hiện cứu chữa người thương vong tại các khu xảy ra thiên tai; chuẩn bị cơ số thuốc, dụng cụ y tế tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và khắc phục hậu quả thiên tai.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ và của tỉnh về hỗ trợ đối với các hộ dân có người bị chết, bị thương, nhà cửa bị hư hỏng, sập đổ...do thiên tai gây ra. Đồng thời hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.
Chủ động cân đối ngân sách địa phương tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để đáp ứng kịp thời công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai và trợ cấp khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng; phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kế hoạch tu sửa các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hại do thiên tai gây ra.
10. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
Chủ động theo dõi, trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống ứng phó trước khi thiên tai xảy ra (theo Văn bản số 81/PCTT ngày 15 tháng 5 năm 2019 của Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy), đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý ứng phó với những tình huống thiên tai thuộc lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể
Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong công tác cứu hộ, cứu nạn, không để dân bị đói, rét trong thời gian xảy ra thiên tai. Tổ chức kêu gọi, vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
12. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết; đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về thiên tai, thông tin kịp thời đến các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan biết để có giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai có hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về diễn biến tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định.
13. Các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện
- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện do đơn vị quản lý theo quy định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Triển khai thực hiện việc xây dựng các phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp trình có thẩm quyền xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng, huy động cán bộ kỹ thuật, lực lượng, phương tiện ứng cứu sẵn sàng khi có sự cố công trình xảy ra. Tổ chức diễn tập phương án ứng phó các tình huống thiên tai và xả lũ khẩn cấp.
- Thường xuyên duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
14. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
- Tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; tổ chức trực ban 24/24 khi có mưa bão theo quy định, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để nắm bắt tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo, xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng, chống ứng phó và khắc phục các loại hình thiên tai. Đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện tốt các hoạt động phòng chống thiên tai theo quy định.
- Thu thập xử lý thông tin, báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo kịp thời về phòng chống thiên tai; xây dựng, dự thảo các báo cáo theo quy định; lập kế hoạch thu quỹ phòng chống thiên tai tỉnh năm 2020;
- Tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị có liên quan triển khai theo phương án, kế hoạch đã được phê duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai (bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum
- Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương mình. Đồng thời lồng ghép chương trình phòng chống thiên tai trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Đôn đốc việc xây dựng kế hoạch thu quỹ Phòng chống thiên tai năm 2020.
- Tổ chức bộ phận trực ban 24/24h khi có thiên tai mưa lũ theo quy định. Khi thiên tai xảy ra ở địa phương nào và tùy theo cấp độ rủi ro thiên tai, các địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo Phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị mình để tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhà nước và Nhân dân. Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chính quyền địa phương, vi phạm quy định pháp luật trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố công trình và giúp đỡ các gia đình bị nạn.
- Rà soát hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn các huyện, thành phố, có kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bổ sung các nắp hố ga bị hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2020.
- Phối hợp với ngành điện lực kiểm tra, rà soát và thay thế hệ thống đường dây điện, trụ điện, dây néo không an toàn hoặc tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, phát dọn hành lang an toàn lưới điện để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trước mùa mưa lũ.
- Vốn ngân sách địa phương được giao cho các sở, ban ngành, các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan: Mua sắm phương tiện, trang bị các thiết bị phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "bốn tại chỗ", trang bị những điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền và tập huấn, diễn tập về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Sử dụng hiệu quả Quỹ phòng chống thiên tai theo quy định của Chính phủ và của tỉnh vào mục đích phòng chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Các lĩnh vực, nội dung và nguồn vốn các địa phương, đơn vị cân đối, cần lồng ghép vào các chương trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn trong đó tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ưu tiên sử dụng nguồn vốn được phân cấp theo quy định để tập trung cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn phân cấp được giao, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phải có nội dung cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội lồng ghép nội dung công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được thực hiện theo phương thức "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", sử dụng hiệu quả nguồn từ hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh và nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức phi Chính phủ.
- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: Hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai vượt quá khả năng tài chính của tỉnh; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai, nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi, giao thông; thực hiện dự án di dời dân vùng thiên tai; thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
Căn cứ Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, các sở, ngành, đơn vị và đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch của ngành, cấp mình thật cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, nhiệm vụ của ngành để triển khai thực hiện và tùy theo từng lĩnh vực địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu cập nhật và đề xuất bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các đơn vị, gửi Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh./.
CÁC KHU VỰC, CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM, XUNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
STT | Tên đơn vị | Các khu vực trọng điểm | Các điểm xung yếu | |||
Ngập lụt | lũ quét, sạt lở đất | Các tuyến đường giao thông; các đèo, cầu | Các hồ chứa | |||
1 | Thành Phố Kon Tum | X |
| Cầu bắt qua sông Đăk Bla | Hồ Đăk Yên; Ia Bang Thượng; Đăk Chà Mòn; Plei Krông | - Khu vực ngập úng: khu vực Ngục Kon Tum, tổ 1 phường Quyết Thắng; Kon Sơ Lam 1, phường Trường Chinh; Kon Hra Chót, phường Thống Nhất; Kon Klor phường Thắng Lợi; tổ 1,2 phường Lê Lợi. - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Dọc sông Đăk Bla (đoạn cầu Chà Môm, Kon Tu 1, xã Đăk Bla đến cầu bệnh viện 24, Kon Sơ Lam 1, phường Trường Chinh; Kon Rờ Bàng 1, KonNgo Kơtu, xã Vinh Quang; khu vực cầu Hnor phường Lê Lợi); Đoạn từ làng Yang Roong đến giáp sông Đăk Bla: các điểm như Plei Trum Đăk Choảh; Yang Roong; cầu Đăk Cấm. |
2 | Huyện Đăk Hà | X |
| Km04-Km10, Km15-Km20 TL671; | Hồ Đăk Uy; Đăk Loh,Đăk Trít, Đăk Prông
| - Khu vực ngập lụt: Cầu Đăk Câu, thôn 4,7,9,10 xã Đăk Pxi; thôn 3 xã Đăk Hring. - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: thôn 3,4,7,9,10 xã Đăk Pxi, khu vực thị trấn dọc suối Đăk Ui, xã Đăk La từ Đập Kon Trang Kơ La đến Đập Kà Ha. |
3 | Huyện Đăk Tô | X | X | Cầu Diên Bình, Cầu Tri Lễ, Cầu 42 | Hồ Đăk Rơn Ga; Thủy điện Đăk Pô Cô | - Khu vực ngập lụt: Cầu Ngọc Tụ xã Ngọc Tụ; Cầu Diên Bình xã Diên Bình; Cầu Tri Lễ xã Tân Cảnh; Đăk Manh 1, xã Đăk Rơ Nga… - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: dọc tuyến sông Đăk Tờ Kan |
4 | Huyện Sa Thầy |
| X | Km20-Km26 QL14C; Km10-Km15, Km20-Km30 TL674; Km4-Km5 TL675 | Hồ Đăk Sia 1 | - Khu vực ngập lụt: Cầu tràn làng Lung, đường vào thôn 1,2,3 xã Ya Xier; Cống qua đường thôn Khúc Na, Lung Leng xã Sa Bình; làng Chứ, làng Chờ xã Ya Ly, bến đò xã Hơ Moong; thôn 1 thị trấn; thôn Hòa Bình xã Sa Nghĩa. - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Khu dân cư C2 dưới thượng lưu đập Đăk Sia 1 xã Rờ Kơi; Khu dân cư hạ lưu đập Đăk Prông xã Sa Bình; Khu dân cư hạ lưu đập Đăk Nui xã Hơ Moong; khu dân cư xã Sa Nhơn dọc suối Đăk Sia, các hộ dọc theo suối Iarai thôn Tam An xã Sa Sơn. |
5 | Huyện Ngọc Hồi |
| X | QL40; Đường Hồ Chí Minh | Đăk Hơ Niêng, Đăk Kan; TĐ Plei Kần | Khu vực lũ quét, sạt lở: Các xã Đăk Ang, Đăk Nông, Đăk Dục và Thị trấn Plei Kần dọc sông Pô Kô; tuyến đường giao thông liên thôn xã Đăk Ang. |
6 | Huyện Đăk Glei |
| X | Km6 050, Km9-Km15, Km19-Km25, Km30-Km38TL673; Đèo Lò Xo |
| - Khu vực ngập lụt: Các thôn Đăk Sút, Đăk Túc, Đăk Gô, Đăk Wấk thuộc xã Đăk Kroong; Thôn Đăk Dung, Đông Sông thuộc thị trấn Đăk Glei; thôn Đăk Ven, Đông Thượng, thôn Đăk Đoát thuộc xã Đăk Pét… dọc sông Pô Kô. - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: xã Đăk Choong; thôn Kon Liêm, Bông Bang xã Xốp; các tuyến đường liên thôn xã Đăk Long; Đăk Blô; Đăk Nhoong; Ngọc Linh. |
7 | Huyện Tu Mơ Rông |
| X | Km32-Km41 TL672; Km13-Km24 TL678; Đèo Văn Loan; Dốc Văn Rơi; Km159-Km174, Km178-Km181 QL40B; | Hồ Đăk Hnia, Đăk Trang | - Khu vực nguy cơ sạt lở: Khu dân cư thôn Tân Ba xã Tê Xăng, thôn Đăk Dơn, Long Lái xã Măng Ri; Đường liên thôn các xã Tu Mơ Rông, Đăk Sao, Đăk Na, Văn Xuôi; tuyến đường đi xã Ngọc Yêu; khu vực các ngầm Kon Hia 2 xã Đăk Rơ Ông, Đăk Trâm xã Đăk Tờ Kan, Năng Lớn 1, Kạch Lớn 1, Đăk Né 2 xã Đăk Sao... |
8 | Huyện Kon Plong |
| X | QL24; Đèo Măng Đen; Vi Ô Lăk; Km20- Km57 300 TL 676; tuyến đường tránh ngập thủy điện Đăk Đrinh. | Hồ Kon Chênh; TĐ Thượng Kon Tum | - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Thôn Đăk Pông, Đăk Lanh xã Măng Bút, Thôn Đăk Xa, Vi Rô Ngheo, Đăk Prồ xã Đăk Tăng; Thôn Đăk Da, Đăk Lâng xã Đăk Ring; Thôn Tu Ngú, Tu Thôn xã Đăk Nên; Thôn Măng Krí, Măng Nách, Kíp Linh xã Ngọc Tem; Thôn Vi Ô Lắc xã Pờ Ê; Thôn KonPlinh, Kon Piêng xã Hiếu; thôn KonBrinh xã Đăk Long; thôn Kon Năng xã Măng Cành. |
9 | Huyện Kon Rẫy |
| X | QL24;Km8-Km23 TL677; Cầu Đăk Ruồng | TĐ Đăk Bla 1 | - Khu vực ngập lụt: Làng Kon Lỗ xã Đăk Tơ Lung; thôn 1 xã Đăk Kôi. - Khu vực lũ quét, sạt lở đất: Thôn 10, 13 xã Đăk Ruồng; thôn 2, thôn 9 xã Đăk Kôi; Thôn 1, 5 thị trấn Đăk Rve; thôn 5, 6 xã Tân Lập; Làng Kon Vi Vàng, Kon Lung xã Đăk Tơ Lung. |
10 | Huyện Ia H'Drai |
| X | Quốc lộ 14C, Đường tuần tra biên giới | Sê San 3A, Sê San 4, 4A | - Khu vực lũ quét thuộc các xã Ia Tơi, Ia Đal, Ia Dom dọc theo sông Sa Thầy.
|
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN.
Đơn vị tính: Người
TT | LỰC LƯỢNG | TỔNG | TP Kon Tum | Huyện Đăk Hà | Huyện Sa Thầy | Huyện Đăk Tô | Huyện Ngọc Hồi | Huyện Đăk Glei | Huyện Tu Mơ Rông | Huyện Kon Plong | Huyện Kon Rẫy | Huyện Ia H'Drai | Cấp tỉnh |
1 | Quân đội | 1.414 | 25 | 0 | 523 | 127 | 127 | 100 | 100 | 53 | 94 | 15 | 250 |
2 | Bộ đội biên phòng | 159 | 0 | 0 | 8 | 0 | 36 | 60 | 0 | 0 | 0 | 30 | 25 |
3 | Công an | 1.431 | 216 | 260 | 195 | 65 | 124 | 30 | 212 | 52 | 161 | 16 | 100 |
4 | Y tế | 1.109 | 211 | 199 | 196 | 63 | 66 | 19 | 110 | 60 | 127 | 8 | 50 |
5 | Thanh niên tình nguyện | 4.628 | 993 | 985 | 213 | 760 | 860 | 65 | 434 | 94 | 161 | 13 | 50 |
6 | Doanh nghiệp huy động | 624 | 274 | 133 | 39 | 43 | 23 | 11 | 57 | 0 | 34 | 10 |
|
7 | Hội chữ thập đỏ | 321 | 199 | 12 | 26 | 17 | 9 | 13 | 12 | 11 | 8 | 4 | 10 |
8 | Dân quân tự vệ | 3.333 | 651 | 491 | 304 | 670 | 531 | 60 | 373 | 135 | 95 | 23 |
|
9 | Hội phụ nữ | 5.578 | 317 | 1.002 | 501 | 2.896 | 130 | 14 | 601 | 21 | 75 | 1 | 20 |
10 | Lực lượng xung kích | 2.146 | 279 | 0 | 80 | 137 | 1.215 | 100 | 96 | 144 | 80 | 15 |
|
11 | Hội nông dân, đoàn thể khác | 6.955 | 666 | 1.512 | 449 | 2.882 | 43 | 14 | 1.168 | 51 | 142 | 8 | 20 |
12 | Thành viên BCH, VPTT | 1.977 | 273 | 231 | 207 | 162 | 220 | 42 | 282 | 234 | 196 | 90 | 40 |
13 | Cán bộ công nhân viên chức | 3.198 | 893 | 473 | 296 | 692 | 50 | 50 | 303 | 224 | 207 | 10 |
|
14 | Lực lượng khác | 11.113 | 5.737 | 2.775 | 0 | 1.790 | 180 | 40 | 91 | 0 | 0 | 0 | 500 |
TỔNG |
| 43.986 | 10.734 | 8.073 | 3.037 | 10.304 | 3.614 | 618 | 3.839 | 1.079 | 1.380 | 243 | 1.065 |
TT | ĐỐI TƯỢNG | ĐVT | TỔNG | TP Kon Tum | Huyện Đăk Hà | Huyện Sa Thầy | Huyện Đăk Tô | Huyện Ngọc Hồi | Huyện Đăk Glei | Huyện Tu Mơ Rông | Huyện Kon Plong | Huyện Kon Rẫy | Huyện Ia H'Drai | Cấp tỉnh |
1 | Vật tư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đá hộc | m3 | 7.752 | 1.360 | 917 | 0 | 465 | 0 | 420 | 4.040 | 0 | 550 | 0 |
|
| - Đá dăm, sỏi | m3 | 14.390 | 1.210 | 1.930 | 0 | 25 | 0 | 0 | 10.025 | 0 | 1.200 | 0 |
|
| - Cát | m3 | 20.440 | 1.300 | 5.260 | 0 | 150 | 0 | 0 | 12.030 | 0 | 1.700 | 0 |
|
| - Đất | m3 | 14.310 | 11.200 | 1.610 | 0 | 1.200 | 0 | 0 | 300 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Rọ thép | cái | 4.385 | 390 | 1.850 | 0 | 335 | 0 | 600 | 1.210 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Bao tải | chiếc | 25.160 | 3.900 | 14.750 | 0 | 1.310 | 0 | 500 | 200 | 0 | 4.500 | 0 |
|
| - Vải bạt | m2 | 30.000 | 20.080 | 1.720 | 0 | 200 | 0 | 0 | 1.000 | 0 | 7.000 | 0 |
|
| - Tôn lợp | m2 | 16.270 | 3.800 | 470 | 0 | 500 | 0 | 0 | 1.000 | 0 | 10.500 | 0 |
|
| - Các vật tư khác |
| 220 | 0 | 220 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
2 | Trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 0 |
|
|
|
| - Nhà bạt cứu sinh | Bộ | 542 | 17 | 14 | 16 | 23 | 290 | 48 | 71 | 24 | 20 | 7 | 12 |
| - Phao áo cứu sinh | Cái | 2.545 | 212 | 181 | 203 | 442 | 255 | 345 | 242 | 365 | 115 | 110 | 75 |
| - Phao tròn cứu sinh | Cái | 2.557 | 197 | 219 | 160 | 570 | 0 | 355 | 186 | 315 | 140 | 25 | 390 |
| - Máy phát điện | Cái | 66 | 24 | 26 | 0 | 3 | 0 | 1 | 10 | 1 | 1 | 0 |
|
| - Áo mưa chuyên dùng | Cái | 2.981 | 232 | 152 | 0 | 1.430 | 0 | 0 | 1.113 | 54 | 0 | 0 |
|
| - Flycam | Cái | 20 | 0 | 20 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Loa cầm tay | Cái | 78 | 18 | 14 | 0 | 25 | 0 | 0 | 19 | 2 | 0 | 0 |
|
| - Dây thừng | m | 9.930 | 2.085 | 1.450 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4.615 | 1.780 | 0 | 0 |
|
| - Máy Icom | Cái | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Các trang thiết bị khác | … | 258 | 0 | 10 | 0 | 50 | 0 | 0 | 192 | 6 | 0 | 0 |
|
3 | Phương tiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 0 |
|
|
|
| - Xe cứu hộ các loại | Chiếc | 271 | 68 | 200 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 |
|
| - Xe chữa cháy | Chiếc | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Tàu, thuyền cứu nạn | Chiếc | 105 | 92 | 13 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
| - Ca nô | Chiếc | 4 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 |
|
| - Số ô tô có thể huy động | Chiếc | 455 | 27 | 363 | 4 | 34 | 0 | 0 | 5 | 13 | 0 | 9 |
|
| Xe 45 chỗ | Chiếc | 41 | 5 | 2 | 0 | 34 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
| Xe 25-29 chỗ | Chiếc | 15 | 5 | 7 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 |
|
| Xe 16 chỗ | Chiếc | 51 | 8 | 24 | 0 | 4 | 7 | 0 | 0 | 2 | 3 | 3 |
|
| Xe 4-7 chỗ | Chiếc | 485 | 54 | 341 | 0 | 46 | 0 | 0 | 8 | 10 | 24 | 0 | 2 |
| - Số ô tô tải có thể huy động | Chiếc | 603 | 115 | 301 | 15 | 63 | 3 | 14 | 53 | 6 | 25 | 8 |
|
| - Số xe máy (ủi, xúc) có thể huy động | Chiếc | 269 | 23 | 98 | 0 | 111 | 2 | 0 | 8 | 3 | 22 | 2 |
|
| - Xe cứu thương | Chiếc | 15 | 1 | 2 | 0 | 6 | 0 | 2 | 0 | 2 | 2 | 0 |
|
TT | PHẠM VI | Lương thực, thực phẩm | Nước uống đóng chai | Nhiên liệu | Hóa chất khử trùng | Thiết bị xử lý nước | Các nhu yếu phẩm khác |
| |||||||||
Lương khô | Mì tôm | Gạo | Thực phẩm | Đồ hộp | Chất đốt | Dầu Diesel | Xăng | Dầu hoả | Phèn chua | Clora min B | Vôi bột |
| |||||
| |||||||||||||||||
gói | gói | kg | kg | kg | chai | kg | lít | lít | lít | tấn | viên | tấn | chiếc |
|
| ||
1 | TP Kon Tum | 0 | 25.500 | 69.700 | 0 | 0 | 10.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10.000 | 0 | 0 | 0 |
|
2 | Huyện Sa Thầy | 1.000 | 0 | 50.000 | 0 | 0 | 1.000 | 0 | 0 | 140 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
3 | Huyện Đăk Hà | 21.688 | 131.264 | 275.164 | 26.160 | 7.159 | 26.752 | 9.076 | 22.322 | 18.132 | 12.222 | 0 | 2.000 | 142 | 280 | 0 |
|
4 | Huyện Đăk Tô | 34.000 | 36.100 | 14.760 | 7.390 | 1.530 | 11.020 | 250 | 1.100 | 1.532 | 500 | 7 | 3.100 | 18 | 16 | 0 |
|
5 | Huyện Ngọc Hồi | 1.000 | 5.000 | 78.000 | 80.800 | 900 | 10.000 | 500 | 1.000 | 1.000 | 500 | 5 | 5.000 | 16 | 470 | 30 |
|
6 | Huyện Đăk Glei | 3.890 | 5.900 | 34.650 | 2.288 | 1.153 | 3.280 | 20.700 | 3.558 | 3.372 | 3.230 | 2 | 5.380 | 45 | 67 | 0 |
|
7 | Huyện Tu Mơ Rông | 2.700 | 7.193 | 58.601 | 22.760 | 11.220 | 19.300 | 0 | 3.700 | 1.850 | 1.250 | 2 | 665 | 15 | 10 | 0 |
|
8 | Huyện Kon Plong | 8.000 | 160.600 | 276.000 | 64.700 | 3.330 | 30.950 | 0 | 20.672 | 8.000 | 3.110 | 0 | 800 | 127 | 0 | 0 |
|
9 | Huyện Kon Rẫy | 5.270 | 15.330 | 42.170 | 5.275 | 5.375 | 164.650 | 24.300 | 4.000 | 6.181 | 6.755 | 0 | 0 | 0 | 240 | 0 |
|
10 | Huyện Ia H'Drai | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
TỔNG | 77.548 | 386.887 | 899.045 | 209.373 | 30.667 | 276.952 | 54.826 | 56.352 | 40.207 | 27.567 | 16 | 26.945 | 363 | 1.083 | 30 |
|
- 1Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 35/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 777/QĐ-UBND năm 2021 ban hành Quy chế về phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo phục vụ chỉ đạo phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1061/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 5Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai
- 7Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đề điều
- 8Nghị định 83/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai
- 9Kế hoạch 3297/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 35/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 777/QĐ-UBND năm 2021 ban hành Quy chế về phát hiện, tiếp nhận, xử lý thông tin và chế độ báo cáo phục vụ chỉ đạo phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Quyết định 214/QĐ-UBND về kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2020
- Số hiệu: 214/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra