Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2136/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 24 tháng 9 năm 2013 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Báo cáo số 1424/BC-BNG-UBBG-m ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Bộ Ngoại giao về kết quả cuộc họp thường niên lần thứ XXII về biên giới giữa Việt Nam và Lào;
Căn cứ hướng dẫn của Uỷ ban biên giới Quốc gia về trình tự, thủ tục nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế tại Văn bản số 636/UBBG-PT ngày 23 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh cho phép xây dựng đề án Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế;
Xét đề nghị của Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 256/TTr-SNV ngày 26 tháng 7 năm 2013, đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 631/BCTĐ-SKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2013; Ý kiến thống nhất liên ngành: Kế hoạch và Đầu tư - Ngoại vụ - Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tại Báo cáo số 607/BC-KHĐT ngày 03 tháng 9 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh đơn vị thực hiện và phê duyệt đề cương nhiệm vụ - dự toán xây dựng Đề án: Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế với những nội dung sau:
1. Về điều chỉnh đơn vị thực hiện
Đơn vị thực hiện đã giao tại Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh là Sở Ngoại vụ. Nay điều chỉnh lại như sau:
- Đơn vị lập đề cương nhiệm vụ - dự toán: Sở Ngoại vụ tỉnh.
- Đơn vị thực hiện xây dựng đề án: Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh.
2. Về đề cương nhiệm vụ - dự toán xây dựng đề án
a) Tên đề án
Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế.
b) Đơn vị xây dựng đề án: Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh.
c) Địa điểm: Xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
d) Mục tiêu đề án
Xây dựng đề án trình các Bộ - Ngành Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện nâng cấp cửa khẩu.
e) Quy mô
Xây dựng đề án làm cơ sở nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế.
g) Nội dung đề cương: Ngoài phần mở đầu, đề cương gồm 05 phần chính.
- Phần mở đầu
Khái quát sự cần thiết xây dựng đề án; các căn cứ pháp lý; mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm của đề án.
- Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cơ sở của việc nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế.
- Phần II: Những tác động về kinh tế - xã hội đối với việc quy hoạch nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế.
- Phần III: Định hướng nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế.
- Phần IV: Các giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu Lóng Sập trong điều kiện được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế.
- Phần V: Tổ chức thực hiện và các đề xuất, kiến nghị.
(Có đề cương chi tiết kèm theo).
h) Dự toán kinh phí lập đề án:
- Dự toán kinh phí: 998,495 triệu đồng (Chín trăm chín tám triệu, bốn trăm chín lăm ngàn đồng - Có dự toán chi tiết kèm theo).
- Nguồn kinh phí: Kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh.
i) Thời gian hoàn thành: Năm 2013.
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm bàn giao lại các tài liệu, đề cương nhiệm vụ - dự toán cho Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh để triển khai xây dựng đề án.
2. Bộ Chỉ huy Bộ biên phòng tỉnh
- Khẩn trương tiếp nhận các tài liệu liên quan từ Sở Ngoại vụ, triển khai xây dựng, sớm hoàn thành đề án theo đề cương được duyệt, xin ý kiến các ngành liên quan trước khi báo cáo UBND tỉnh trình các Bộ - Ngành Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện nâng cấp cửa khẩu.
- Sau khi được bố trí kinh phí xây dựng đề án, có trách nhiệm thanh toán cho sở Ngoại vụ phần kinh phí xây dựng đề cương nhiệm vụ - dự toán.
3. Sở Tài chính cân đối, trình UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí xây dựng đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ - DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN "NÂNG CẤP CỬA KHẨU CHÍNH LÓNG SẬP THÀNH CỬA KHẨU QUỐC TẾ"
(Kèm theo Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN, CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết của Đề án nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập từ cửa khẩu chính thành cửa khẩu Quốc tế
Sự cần thiết phải nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế được thể hiện thông qua các yếu tố sau:
- Chủ trương, định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ đối với tỉnh Sơn La nói chung và hệ thống cửa khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh nói riêng.
- Quan hệ hợp tác Quốc tế giữa hai nước Việt Nam - Lào
- Những cam kết giữa Chính phủ hai nước, giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào
- Thực tế nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực cửa khẩu và nhu cầu hợp tác kinh tế giữa hai nước, giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào…
Từ đó đưa ra nội dung về: Tính cấp thiết của việc quy hoạch nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu Quốc tế, đồng thời làm rõ nâng cấp vào thời điểm hiện nay là thích hợp.
II. Căn cứ xây dựng Đề án
- Các căn cứ pháp lý của Việt Nam, các căn cứ pháp lý song phương Việt Nam - CHDCND Lào.
- Các căn cứ pháp lý của tỉnh Sơn La.
- Các căn cứ pháp lý liên quan đến hướng dẫn xác định chi phí xây dựng đề án.
III. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi và sản phẩm của Đề án
1. Mục tiêu của việc nâng cấp: Đưa ra những mục tiêu của việc xây dựng và thực hiện đề án.
2. Nhiệm vụ của Đề án
- Làm rõ sự cần thiết của việc quy hoạch nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập từ cửa khẩu phụ thành cửa khẩu chính.
- Phân tích và đánh giá những thuận lợi và khó khăn để cửa khẩu Lóng Sập trở thành cửa khẩu Quốc tế.
- Dự báo những đóng góp của cửa khẩu và khu kinh tế thương mại cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La và khu vực sau khi nâng cấp trở thành cửa khẩu Quốc tế.
3. Phạm vi Đề án
- Phạm vi bao trùm về mặt không gian của đề án;
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Lộ trình thực hiện, chương trình đàm phán với nước CHDCND Lào sau khi đề án được phê duyệt.
4. Sản phẩm của Đề án
- Báo cáo tổng hợp đề án Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế (Báo cáo tổng hợp);
- Báo cáo tóm tắt thuyết minh về việc “Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế”..
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và thực trạng KT - XH các xã khu vực cửa khẩu Lóng Sập - Pa Háng
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Điều kiện đất đai
1.3. Tài nguyên nước
1.4. Tài nguyên rừng
1.5. Khoáng sản
1.6. Các tiềm năng khác….
2. Điều kiện xã hội và hạ tầng cơ sở
2.1. Phát triển kinh tế và mức sống dân cư
2.2. Lao động
2.3. Trật tự an toàn xã hội
2.4. Các điều kiện về hạ tầng: giao thông, điện, nước….
II. Cơ sở của việc nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập từ của khẩu chính lên cửa khẩu Quốc tế
1. Cửa khẩu Lóng Sập là cửa khẩu chính đã hội tụ đủ các điều kiện để áp dụng các cơ chế, chính sách nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế
1.1. Khái quát về tỉnh Sơn La và vị trí, vai trò của cửa khẩu Lóng Sập đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
1.2. Hiện trạng về quy mô giao lưu qua cửa khẩu và hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.3. Những khó khăn, bất cập trong quá trình giao lưu qua lại cửa khẩu chính hiện nay
1.4. Những yêu cầu cấp bách của việc nâng cấp cửa khẩu phụ Lóng Sập thành cửa khẩu chính.
2. Vai trò của cửa khẩu quốc tế đối với nền kinh tế cả nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc và khu vực
2.1. Giao lưu kinh tế biên giới là phương thức đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế:
a) Là hình thức tiếp cận có hiệu quả để thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác với các nước láng giềng đặc biệt là với Lào.
b) Là biểu hiện của xu thế hội nhập kinh tế của các nước gần nhau về vị trí địa lý.
c) Là địa bàn thử nghiệm các cơ chế, chính sách hướng tới tự do hoá thương mại và đầu tư.
2.2. Phát triển kinh tế cửa khẩu ở tầm quốc tế không chỉ góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội các khu vực vùng biên giới mà còn có tác động lan toả, đẩy nhanh tiến trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế của cả nước.
2.3. Phát triển kinh tế cửa khẩu là một bộ phận cấu thành trong chiến lược kinh tế đối ngoại của đất nước.
3. Chủ trương và chính sách của Nhà nước đối với phát triển kinh tế cửa khẩu
3.1. Chính sách hợp tác với CHDCND Lào
3.2. Chính sách phát triển kinh tế biên giới vùng Tây Bắc và kinh tế cửa khẩu.
3.3. Chính sách đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
3.4. Chủ trương, chính sách của tỉnh Sơn La.
3.5. Các chương trình, dự án quốc gia liên quan đến tỉnh Sơn La.
III. Hiện trạng và tình hình phát triển kinh tế của khẩu tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
1. Đánh giá hiện trạng
1.1. Về quy hoạch
1.2. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
1.3. Kim ngạch xuất khẩu
1.4. Xuất nhập cảnh
1.5. Thu hút đầu tư
2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với việc nâng cấp cửa khẩu
- So với các chỉ tiêu về cửa khẩu Quốc tế: Các chỉ tiêu đã đạt so với chỉ tiêu cửa khẩu quốc tế; Các chỉ tiêu chưa đạt, cần có quy hoạch, kế hoạch xây dựng.
- Những khó khăn và thuận lợi đối với việc nâng cấp cửa khẩu.
I. Những tác động tích cực và cơ hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La
1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của khu vực ven biên giới, khu vực cửa khẩu và tỉnh Sơn La.
2. Gia tăng thương mại biên giới sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hoá, cải thiện cơ sở hạ tầng cho khu vực cửa khẩu và tỉnh Sơn La.
3. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển các dự án hợp tác thương mại và đầu tư đường biên giữa Việt Nam, Lào.
4. Cho phép giải quyết các tranh chấp thương mại, chủ quyền biên giới một cách xây dựng.
5. Tạo niềm tin cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở khu vực biên giới thâm nhập vào thị trường của nhau.
6. Tạo cơ hội nâng cao năng lực các hoạt động thương mại biên giới và hiện đại hoá cơ sở vật chất cửa khẩu Lóng Sập.
7. Phát triển du lịch.
8. Bảo đảm an ninh biên giới chung giữa hai nước.
II. Những khó khăn
- Áp lực về quy mô giao lưu qua cửa khẩu quốc tế trong khi điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chưa phù hợp.
- Tính toán xây dựng cơ hạ tầng; tính toán bố trí đủ các lực lượng, phương tiện hoạt động thực hiện vụ ở cửa khẩu.
ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CẤP CỬA KHẨU CHÍNH LÓNG SẬP THÀNH CỬA KHẨU QUỐC TẾ
1. Nguyên tắc và tiêu chí xây dựng cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập
1.1. Nguyên tắc nâng cấp cửa khẩu chính thành cửa khẩu Quốc tế
1.2. Tiêu chí xây dựng cửa khẩu Quốc tế
2. Quan điểm, mục tiêu, phạm vi xây dựng
2.1. Quan điểm
2.2. Mục tiêu
2.3. Phạm vi
3. Các định hướng xây dựng cửa khẩu chính Lóng Sập thành cửa khẩu Quốc tế
3.1. Nhân lực
3.2. Cơ sở hạ tầng
3.3. Trang thiết bị
3.4. Kiến trúc, cảnh quan và các định hướng quy hoạch
3.5. Nguồn vốn xây dựng
3.6. Tiến độ thực hiện đề án
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LÓNG SẬP TRONG KIỆN ĐƯỢC NÂNG CẤP THÀNH CỬA KHẨU QUỐC TẾ
1. Quy hoạch: Sau khi đề án được phê duyệt cần thực hiện quy hoạch cửa khẩu và kế hoạch thực hiện.
2. Hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng cứng và mềm của cửa khẩu Lóng Sập (lựa chọn mô hình cửa khẩu, định hướng trang bị thiết bị kỹ thuật).
3. Kiện toàn tổ chức quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại và đổi mới phương thức quản lý thương mại ở khu vực cửa khẩu phù hợp với quy mô cửa khẩu Quốc tế
4. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm tham gia trao đổi kinh tế biên giới bằng biện pháp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh và quản lý xuất nhập khẩu biên giới.
5. Xây dựng các chính sách đồng bộ về giao lưu kinh tế qua cửa khẩu ở quy mô cửa khẩu Quốc tế.
6. Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng ưu tiên đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và cán bộ quản lý cửa khẩu bằng phương tiện hiện đại.
7. Củng cố anh ninh quốc phòng.
8. Giải pháp về hợp tác Quốc tế (đối ngoại)
9. Giải pháp về vốn đầu tư: Cân đối các nguồn lực (Nghị quyết TW), ngoại lực (thu hút từ các nguồn vốn khác: Công tư hợp doanh, doanh nghiệp...)
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Thành lập Ban quản lý Đề án
1.2. Trách nhiệm các cơ quan trong thực hiện Đề án
2. Kiến nghị
2.1. Kiến nghị với Chính phủ: Chính sách về thuế, hỗ trợ đầu tư.
2.2. Kiến nghị với tỉnh: Quy hoạch, kế hoạch thực hiện, giải phóng mặt bằng...
B. DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
TT | Khoản mục chi phí | Mức chi phí tối đa (%) | Dự toán kinh phí (đồng) |
A | TỔNG KINH PHÍ Ở MỨC TỐI ĐA | 100 | 731.900.000 |
I | Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán | 2,5 | 18.297.500 |
1 | Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ | 1,5 | 10.978.500 |
2 | Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ | 1 | 7.319.000 |
II | Chi phí xây dựng quy hoạch | 84 | 614.796.000 |
1 | Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu | 7 | 51.233.000 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch | 4 | 29.276.000 |
3 | Chi phí khảo sát thực địa | 20 | 146.380.000 |
4 | Thiết kế đánh giá các yếu tố, kiện nâng cấp từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu Quốc tế | 53 | 387.907.000 |
4.1 | Phân tích đánh giá các điều kiện, cơ sở việc nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập lên cửa khẩu Quốc tế | 1 | 7.319.000 |
4.2 | Dự báo những tác động về kinh tế - xã hội với việc nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập lên cửa khẩu Quốc tế | 3 | 21.957.000 |
4.3 | Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển cửa khẩu kinh tế Lóng Sập | 4 | 29.276.000 |
4.4 | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển cửa khẩu | 3 | 21.957.000 |
4.5 | Nghiên cứu đề xuất các phương án phát triển | 6 | 43.914.000 |
4.6 | Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu khi được nâng cấp thành cửa khẩu Quốc tế | 20 | 146.380.000 |
a | Luận chứng các phương án phát triển | 5 | 36.595.000 |
b | Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực | 1 | 7.319.000 |
c | Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ | 1 | 7.319.000 |
d | Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường | 1,5 | 10.978.500 |
đ | Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư | 4 | 29.276.000 |
e | Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm | 1,5 | 10.978.500 |
g | Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ | 3 | 21.957.000 |
h | Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện | 3 | 21.957.000 |
4.7 | Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo liên quan | 8 | 58.552.000 |
a | Xây dựng báo cáo đề dẫn | 1 | 7.319.000 |
b | Xây dựng báo cáo tổng hợp | 6 | 43.914.000 |
c | Xây dựng các báo cáo tóm tắt | 0,6 | 4.391.400 |
d | Xây dựng văn bản trình thẩm định | 0,2 | 1.463.800 |
đ | Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch | 0,2 | 1.463.800 |
4.8 | Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch | 8 | 58.552.000 |
III | Chi phí khác | 13 | 98.806.500 |
1 | Chi phí quản lý dự án quy hoạch | 4 | 29.276.000 |
2 | Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán | 1,5 | 10.978.500 |
3 | Chi phí thẩm định quy hoạch | 4,5 | 32.935,500 |
4 | Chi phí công bố quy hoạch | 3,5 | 25,616.500 |
B | THUẾ VAT (5%) |
| 36.595.000 |
C | DỰ PHÒNG |
| 230.000.000 |
D | TỔNG CỘNG (A+B+C) |
| 998.495.000 |
| Chín trăm chín mươi tám triệu bốn trăm chín mươi lăm nghìn đồng |
- 1Quyết định 50/2002/QĐ-UB giao bổ sung chỉ tiêu dự toán chi ngân sách và chỉ tiêu kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách tập trung năm 2002 cho Ban Quản lý đầu tư - xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 51/2003/QĐ-UB phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán, đấu thầu, chỉ định thầu và phê duyệt quyết toán công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Quyết định 27/2000/QĐ-UB phân cấp thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 1178/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Xây dựng cánh đồng mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2020
- 5Công văn 6721/UBND-ĐT năm 2013 tăng cường quản lý công tác quyết toán dự án hoàn thành do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 277/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh sách cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang được phép tái xuất hàng hóa
- 7Nghị quyết 111/2015/NQ-HĐND Quy định tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của tỉnh Sơn La
- 1Quyết định 50/2002/QĐ-UB giao bổ sung chỉ tiêu dự toán chi ngân sách và chỉ tiêu kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách tập trung năm 2002 cho Ban Quản lý đầu tư - xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Quyết định 51/2003/QĐ-UB phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật thi công - tổng dự toán, đấu thầu, chỉ định thầu và phê duyệt quyết toán công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Quyết định 27/2000/QĐ-UB phân cấp thẩm định thiết kế kỹ thuật tổng dự toán công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Quyết định 1178/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Xây dựng cánh đồng mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2013-2020
- 8Công văn 6721/UBND-ĐT năm 2013 tăng cường quản lý công tác quyết toán dự án hoàn thành do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 277/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh sách cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang được phép tái xuất hàng hóa
- 10Nghị quyết 111/2015/NQ-HĐND Quy định tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của tỉnh Sơn La
Quyết định 2136/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh đơn vị thực hiện và phê duyệt đề cương nhiệm vụ - dự toán xây dựng Đề án “Nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thành cửa khẩu Quốc tế’’
- Số hiệu: 2136/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/09/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Cầm Ngọc Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra