Hệ thống pháp luật

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2121a/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VÀ INTERNET THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Viễn thông và Internet thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Viễn thông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Sở TT&TT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ (để đưa tin);
- Lưu: VT, VP, CVT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG VÀ INTERNET THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2121a/QĐ-BTTTT ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải công bố hợp quy.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

2

Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

TT

Số hồ sơ TTHC

Tên thủ tục hành chính

Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Thủ tục hành chính cấp trung ương

1

B-BTT-228909-TT

Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông sản xuất trong nước bắt buộc phải công bố hợp quy.

Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công hố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

2

B-BTT-229923-TT

Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông sản xuất trong nước bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

3

B-BTT-284294-TT

Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị chưa có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

4

B-BTT-198699-TT

Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu.

Viễn thông và internet

Cục Viễn thông

Lưu ý: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung

PHN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1. Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải công bố hợp quy

Trình tự thực hiện:

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 2a Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Viễn thông xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông xác nhận tại bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Mẫu số 01: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

Mẫu số 01

Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi: ………………………. (Tên Cơ quan kiểm tra)…………………………….

Người nhập khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………… Fax: ………………………………………

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tập kết hàng hóa: …………………………………………………………………………

Hồ sơ nhập khẩu gồm:

- Hợp đồng (Contract) số: …………………………………………………………………………

- Danh mục hàng hóa (Packing list): …………………………………………………………….

- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: … do Tổ chức ... cấp ngày:..../.../... tại:...

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số: ... do Tổ chức chứng nhận... cấp ngày …/…/…… tại:...

- Hóa đơn (Invoice) số ……………………………………………………………………………

- Vận đơn (Bill of Lading) số: …………………………………………………………………….

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………………………

- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: …………………………………………………..

- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có): …………………………………………….

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật … và tiêu chuẩn công bố áp dụng...

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
Vào sổ đăng ký: Số.../(Tên viết tắt của CQKT)
Ngày.. ..tháng năm
(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

 

……, ngày..... tháng ….. năm 20 ……
(NGƯỜI NHẬP KHẨU)
(Ký tên, đóng dấu)

2. Xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy

Trình tự thực hiện:

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 2b Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Cục Viễn thông xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có). Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông xác nhận tại bản đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Mẫu số 01: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

Mẫu số 01

Mẫu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi: ……………………(Tên Cơ quan kiểm tra)…………………………….

Người nhập khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………… Fax: ………………………………………

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:

Số TT

Tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại

Đặc tính kỹ thuật

Xuất xứ, Nhà sản xuất

Khối lượng/ số lượng

Cửa khẩu nhập

Thời gian nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ tập kết hàng hóa: …………………………………………………………………………

Hồ sơ nhập khẩu gồm:

- Hợp đồng (Contract) số: …………………………………………………………………………

- Danh mục hàng hóa (Packing list): ……………………………………………………………

- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: … do Tổ chức ... cấp ngày:..../.../... tại:...

- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số: ... do Tổ chức chứng nhận... cấp ngày …/…/…… tại:...

- Hóa đơn (Invoice) số ……………………………………………………………………………

- Vận đơn (Bill of Lading) số: …………………………………………………………………….

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: ………………………………………………………………

- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: …………………………………………………..

- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có): …………………………………………….

- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô hàng hóa nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật … và tiêu chuẩn công bố áp dụng...

 

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
Vào sổ đăng ký: Số.../(Tên viết tắt của CQKT)
Ngày....tháng.… năm….
(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên, đóng dấu)

 

………, ngày..... tháng ….. năm 20 ……
(NGƯỜI NHẬP KHẨU)
(Ký tên, đóng dấu)

3. Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông sản xuất trong nước bắt buộc phải công bố hợp quy

Trình tự thực hiện:

Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy theo trình tự sau:

- Tự đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn tương ứng theo các bước:

+ Kiểm tra tính phù hợp của kết quả đo kiểm để đảm bảo kết quả đo kiểm của đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền (theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT. Trường hợp chưa có kết quả đo kiểm hoặc kết quả đo kiểm chưa phù hợp quy định thì thực hiện việc lấy mẫu sản phẩm theo nguyên tắc ngẫu nhiên và thực hiện đo kiểm mẫu sản phẩm tại các đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT .

+ Tự đánh giá sự phù hợp của mẫu sản phẩm trên cơ sở so sánh kết quả đo kiểm với các chỉ tiêu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Đăng ký mẫu dẫu hợp quy.

- Lập hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT và gửi hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.

- Tổ chức, cá nhân được Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không tiếp nhận Bản công bố hợp quy cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy về những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện lại việc đăng ký công bố hợp quy.

- Tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc công bố hợp quy khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp quy đã công bố, trình tự giống như đăng ký công bố hợp quy lần đầu.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Vin thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố hợp quy.

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân, tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);

+ Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.

- Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi.

- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:

+ Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;

+ Tên sản phẩm, hàng hóa;

+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;

+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;

+ Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá;

+ Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.

- Kết quả đo kiểm sản phẩm.

- Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy

Lệ phí (nếu có):

150.000 đồng/giấy

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đến Cục Viễn thông đăng ký mẫu dấu hợp quy kèm theo bản điện tử (file) mẫu dấu hợp quy. Dấu hợp quy phải được thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và Phụ lục V (đối với sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy) hoặc Phụ lục VI (đối với sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy) của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT .

- Sử dụng dấu hợp quy: Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng dấu hợp quy sau khi đã đăng ký mẫu dấu hợp quy tại cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy

- Cách thể hiện dấu hợp quy:

+ Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

+ Màu sắc của dấu hợp quy do tổ chức, cá nhân tự chọn, nhưng phải được thể hiện cùng một màu, bảo đảm rõ ràng, dễ thấy và bền vững. Không được in thêm bất kỳ ký tự, hình ảnh, hoa văn khác trong phạm vi dấu hợp quy. Trường hợp in dấu hợp quy lên các chất liệu khác để gắn hoặc dán thì phải lựa chọn chất liệu sao cho chỉ sử dụng được một lần, không thể bóc ra gắn lại.

+ Tổ chức, cá nhân sau khi công bố hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy bằng cách in, gắn hoặc dán dấu hợp quy trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT- BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số …………………….

Tên tổ chức, cá nhân:

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/số định danh cá nhân: ………………………………………………………

Điện thoại: ………………………. Fax: ……………………………………………………………..

E-mail ………………………………………………………………………………………………….

CÔNG BỐ:

Sản phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………..

Ký hiệu:

…………………………………………………………………………………………………………..

Hãng, nơi sản xuất:

…………………………………………………………………………………………………………..

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn:

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Giấy chứng nhận hợp quy / Kết quả đo kiểm sản phẩm số:

………………………………………. Ngày: ………………………………………………………….

 

 

………, ngày ... tháng ... năm ………
Đại diện tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

4. Tiếp nhận công bố hợp quy đối với sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông sản xuất trong nước bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy

Trình tự thực hiện:

Tổ chức cá nhân thực hiện theo trình tự sau:

- Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy theo quy định.

- Gửi văn bản đến Tổ chức chứng nhận hợp quy đề nghị cấp mã quản lý cho sản phẩm đã được chứng nhận.

- Đăng ký mẫu dấu hợp quy.

- Lập hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT và gửi hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.

- Tổ chức, cá nhân nhận được Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không tiếp nhận Bản công bố hợp quy cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký công bố hợp quy về những nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện lại việc đăng ký công bố hợp quy

- Tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại việc công bố hợp quy khi có bất kỳ sự thay đổi nào về nội dung bản công bố hợp quy đã công bố, trình tự giống như đăng ký công bố hợp quy lần đầu.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng ti trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Bản công bố hợp quy;

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân) tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);

+ Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.

- Mẫu dấu hợp quy khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi;

- Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy do Tổ chức chứng nhận hợp quy hoặc tổ chức chứng nhận được thừa nhận cấp còn hiệu lực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Thông báo tiếp nhận

Lệ phí (nếu có):

150.000 đồng/giấy

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc khi mẫu dấu hợp quy có sự thay đổi, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đến Cục Viễn thông đăng ký mẫu dấu hợp quy kèm theo bản điện tử (file) mẫu dấu hợp quy. Dấu hợp quy phải được thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và Phụ lục V (đối với sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy) hoặc Phụ lục VI (đối với sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy) của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT , sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT .

Đối với sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy, dấu hợp quy phải có mã quản lý (CODE) do Tổ chức chứng nhận hợp quy cấp. Tổ chức, cá nhân gửi văn bản đến Tổ chức chứng nhận hợp quy đề nghị cấp mã quản lý cho sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy.

- Sử dụng dấu hợp quy: Tổ chức, cá nhân chỉ được phép sử dụng dấu hợp quy sau khi đã đăng ký mẫu dấu hợp quy tại cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.

- Cách thể hiện dấu hợp quy:

+ Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ và nhận biết được bằng mắt thường.

+ Màu sắc của dấu hợp quy do tổ chức, cá nhân tự chọn, nhưng phải được thể hiện cùng một màu, bảo đảm rõ ràng, dễ thấy và bền vững. Không được in thêm bất kỳ ký tự, hình ảnh, hoa văn khác trong phạm vi dấu hợp quy. Trường hợp in dấu hợp quy lên các chất liệu khác để gắn hoặc dán thì phải lựa chọn chất liệu sao cho chỉ sử dụng được một lần, không thể bóc ra gắn lại.

+ Tổ chức, cá nhân sau khi công bố hợp quy tự thể hiện dấu hợp quy bằng cách in, gắn hoặc dán dấu hợp quy trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY

Số …………………….

Tên tổ chức, cá nhân:

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Số định danh cá nhân: ………………………………………………………

Điện thoại: ………………………. Fax: ……………………………………………………………..

E-mail ………………………………………………………………………………………………….

CÔNG BỐ:

Sản phẩm:

…………………………………………………………………………………………………………..

Ký hiệu:

…………………………………………………………………………………………………………..

Hãng, nơi sản xuất:

…………………………………………………………………………………………………………..

Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn:

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Căn cứ Giấy chứng nhận hợp quy / Kết quả đo kiểm sản phẩm số:

………………………………………. Ngày: ………………………………………………………….

 

 

………, ngày ... tháng ... năm ………
Đại diện tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

 

 

 

5. Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT và gửi hồ sơ đến Tổ chức chứng nhận hợp quy.

- Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện việc đánh giá quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng, niêm phong mẫu sản phẩm (ghi rõ ngày lấy mẫu trên dấu niêm phong).

- Số lượng mẫu phải đủ theo yêu cầu của phép đo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc đo kiểm mẫu sản phẩm đã được niêm phong tại các đơn vị đo kiểm có đủ thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 30/2011/TT- BTTTT.

- Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận hợp quy, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận hợp quy: tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại thủ tục chứng nhận hợp quy trong các trường hợp quy định tại Điều 22 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT , trình tự thực hiện giống như đăng ký đề nghị cấp mới giấy chứng nhận hợp quy.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chdo Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT);

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân thì tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);

+ Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có số định danh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.

- Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất.

- Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất;

- Quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

Bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận hợp quy

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 15/2018/TT-BTTTT).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị vô tuyến điện phải phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và bảo đảm các quy định quản lý về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ theo quy định của pháp luật.

- Ngoài việc tuân thủ Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2018/TT-BTTTT về chứng nhận và công bố hợp quy, các thiết bị vô tuyến điện khi sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam còn phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

Mu số 01

(Tên tổ chức, cá nhân)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

……..., ngày … tháng … năm …

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Kính gửi: (Tên Tổ chức chứng nhận hợp quy)

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:                                                              Fax:

Mã số doanh nghiệp/số định danh cá nhân:

Địa chỉ cơ sở sản xuất (đối với trường hợp sản xuất trong nước):

Tên người liên hệ:                                 Điện thoại:

3. Sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy:

a) Tên sản phẩm:

b) Ký hiệu:

c) Hãng, nơi sản xuất:

4. Kết quả đo kiểm: (tên, địa chỉ đơn vị đo kiểm; số, ngày của bản kết quả đo kiểm)

5. Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng:

6. Tài liệu gửi kèm: (liệt kê các tài liệu gửi kèm)

Chúng tôi / Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về chứng nhận hợp quy và các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm.

 

 

Đại diện Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận
(, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

6. Chứng nhận hợp quy, cấp lại giấy chứng nhận hợp quy áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và sản phẩm nhập khẩu

Trình tự thực hiện:

- Các tổ chức, cá nhân thực hiện lấy mẫu sản phẩm theo nguyên tắc ngẫu nhiên, số lượng mẫu phải đủ theo yêu cầu của phép đo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư 30/2011/TT- BTTTT ngày 31/10/2011 sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT và gửi hồ sơ đến Tổ chức chứng nhận hợp quy.

- Tổ chức chứng nhận hợp quy đánh giá và cấp Giấy chứng nhận hợp quy không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận hợp quy, Tổ chức chứng nhận hợp quy có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận hợp quy: tổ chức, cá nhân phải thực hiện lại thủ tục chứng nhận hợp quy trong các trường hợp quy định tại Điều 22 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT , trình tự thực hiện giống như đăng ký đề nghị cấp mới giấy chứng nhận hợp quy.

Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua hệ thống bưu chính (tới địa chỉ do Cục Viễn thông đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

- Qua Cổng thông tin điện tử (do Cục Viễn thông đăng tải, hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông: vnta.gov.vn)

Thành phần, số lượng hồ sơ:

1. Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT).

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Trường hợp tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp hoặc cá nhân chưa có số định danh cá nhân, tổ chức, cá nhân nộp kèm theo hồ sơ bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu một trong các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư (đối với tổ chức chưa có mã số doanh nghiệp);

+ Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (đối với cá nhân chưa có so định danh cá nhân).

Tổ chức, cá nhân chỉ nộp thành phần hồ sơ này khi thực hiện công bố hợp quy lần đầu hoặc các giấy tờ nêu trên có sự thay đổi.

- Kết quả đo kiểm sản phẩm của đơn vị đo kiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT cấp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất.

- Tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của sản phẩm thể hiện đầy đủ các nội dung: Tên, ký hiệu và các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất;

- Bản sao chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm còn hiệu lực.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức

- Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cục Viễn thông

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy chứng nhận hợp quy

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 15/2018/TT-BTTTT)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chứng nhận hợp quy đối với thiết bị vô tuyến điện phải phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và bảo đảm các quy định quản lý về chất lượng phát xạ, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ theo quy định của pháp luật.

- Ngoài việc tuân thủ Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2018/TT-BTTTT về chứng nhận và công bố hợp quy, các thiết bị vô tuyến điện khi sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam còn phải có Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

 

 

 

 

- Luật Viễn thông

- Luật Tần số vô tuyến điện

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

- Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 04/2018/TT-BTTTT ngày 08/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

 

Mẫu số 01

(Tên tổ chức, cá nhân)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

……..., ngày … tháng … năm …

 

ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Kính gửi: (Tên Tổ chức chứng nhận hợp quy)

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:                                                              Fax:

Mã số doanh nghiệp/số định danh cá nhân:

Địa chỉ cơ sở sản xuất (đối với trường hợp sản xuất trong nước):

Tên người liên hệ:                                 Điện thoại:

3. Sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy:

a) Tên sản phẩm:

b) Ký hiệu:

c) Hãng, nơi sản xuất:

4. Kết quả đo kiểm: (tên, địa chỉ đơn vị đo kiểm; số, ngày của bản kết quả đo kiểm)

5. Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng:

6. Tài liệu gửi kèm: (liệt kê các tài liệu gửi kèm)

Chúng tôi / Tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về chứng nhận hợp quy và các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm.

 

 

Đại diện Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận
(, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2121a/QĐ-BTTTT năm 2018 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Viễn thông và Internet thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

  • Số hiệu: 2121a/QĐ-BTTTT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: Nguyễn Thành Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản