UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/1998/QĐ-UBCK3 | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 05/1998/QĐ-UBCK3 NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán;
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán, thủ trưởng các đơn vị thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và các bên tham gia trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Lê Văn Châu (Đã ký) |
|
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước)
Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
1. Các bên tham gia trong hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư.
2. Công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm thành lập, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và thực hiện đầu tư.
3. Ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm giám sát công ty quản lý quỹ và bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
4. Người đầu tư góp vốn tạo thành quỹ đầu tư chứng khoán và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quản lý và đầu tư vào chứng khoán tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ.
2. Quỹ đầu tư chứng khoán đóng (sau đây gọi tắt là Quỹ đóng) là quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư không được quyền bán lại Chứng chỉ quỹ đầu tư cho Quỹ trước thời hạn kết thúc hoạt động hay giải thể.
3. Quỹ đầu tư chứng khoán mở (sau đây gọi tắt là Quỹ mở): là quỹ đầu tư chứng khoán trong đó người đầu tư được quyền bán lại Chứng chỉ quỹ đầu tư cho Quỹ.
4. Công ty quản lý quỹ là pháp nhân được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ.
5. Ngân hàng giám sát là ngân hàng thành lập và hoạt động tại Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ: bảo quản, lưu ký các chứng khoán, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ có liên quan tới tài sản của Quỹ, đồng thời giám sát hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
6. Chứng chỉ quỹ đầu tư (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ) là một loại chứng khoán do công ty quản lý quỹ đại diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền hưởng lợi của người đầu tư đối với Quỹ.
7. Người điều hành Quỹ là người có Giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán, được công ty quản lý quỹ chỉ định làm người điều hành hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán.
8. Giá trị tài sản ròng của Quỹ là tổng giá trị các tài sản và các khoản đầu tư do Quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ tại thời điểm tính toán.
9. Tài sản lưu hoạt là phần tài sản có của Quỹ bao gồm tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 15 ngày.
1. Công ty tiến hành hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải có Giấy phép hoạt động do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và chỉ được phép kinh doanh theo giấy phép.
2. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam theo giấy phép do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
1. Công ty xin phép hoạt động quản lý quỹ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
(a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có mức vốn pháp định là 5 tỷ đồng;
(b) Có đội ngũ nhân viên nghiệp vụ được đào tạo về nghiệp vụ chứng khoán;
(c) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo phục vụ hoạt động quản lý quỹ;
(d) Những người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành Quỹ phải có Giấy phép hành nghề theo quy định tại Chương VI Quy chế này.
2. Đối với công ty liên doanh quản lý quỹ, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, bên nước ngoài tham gia liên doanh phải là các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động hợp pháp tại nước nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức này.
1. Công ty xin cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hồ sơ xin phép gồm:
(a) Đơn xin cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ (Phụ lục 2);
(b) Giấy phép thành lập công ty (nếu có);
(c) Điều lệ công ty;
(d) Sơ yếu lý lịch của các sáng lập viên, các thành viên Hội đồng quản trị và những người điều hành công ty (Phụ lục 3);
(e) Các bằng chứng hợp lệ chứng thực công ty có đủ các điều kiện nêu tại Điều 5 Quy chế này;
(f) Phương án hoạt động trong 01 năm đầu.
2. Đối với công ty liên doanh quản lý quỹ, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải có các văn bản được xác nhận hợp pháp sau:
(a) Điều lệ công ty của bên nước ngoài tham gia liên doanh;
(b) Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán của bên nước ngoài tham gia liên doanh;
(c) Hợp đồng liên doanh, Điều lệ công ty liên doanh;
(d) Bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo hàng năm tình hình hoạt động kinh doanh của bên tham gia liên doanh trong 03 năm gần nhất;
(e) Danh sách những người nước ngoài làm việc tại công ty liên doanh quản lý quỹ (Phụ lục 04);
(f) Trong hồ sơ của công ty liên doanh, các giấy tờ phải là bản sao có xác nhận hợp pháp của cơ quan công chứng nơi bên nước ngoài đóng trụ sở chính và được cơ quan công chứng nhà nước Việt Nam xác nhận bản dịch ra tiếng Việt.
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì ngày nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung hợp lệ.
3. Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải công bố Giấy phép hoạt động trên ít nhất một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương ra hàng ngày nơi công ty đặt trụ sở chính trong 05 số liên tiếp với các nội dung cơ bản sau đây:
(a) Tên đầy đủ (tiếng Việt/tiếng Anh) và tên giao dịch của công ty;
(b) Vốn điều lệ;
(c) Các nghiệp vụ được phép thực hiện;
(d) Số, ngày cấp Giấy phép thành lập, Giấy phép hoạt động và thời hạn giấy phép (nếu có);
(e) Họ và tên chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc);
(f) Ngày khai trương hoạt động;
(g) Trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có).
2. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty quản lý quỹ phải niêm yết Giấy phép hoạt động tại trụ sở chính và các chi nhánh của công ty.
3. Công ty quản lý quỹ phải ghi rõ tên công ty, số giấy phép trên tiêu đề thư tín, quảng cáo và các tài liệu giao dịch.
4. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép hoạt động, công ty quản lý quỹ phải thực hiện đầy đủ việc công bố Giấy phép như khi được cấp Giấy phép hoạt động lần đầu.
5. Trường hợp mở, đóng cửa chi nhánh, công ty quản lý quỹ phải công bố số, ngày quyết định cho phép mở, đóng cửa chi nhánh, hoạt động chính của chi nhánh, trụ sở và ngày mở, đóng cửa chi nhánh trên một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương ra hàng ngày nơi công ty đặt trụ sở chi nhánh trong 05 số liên tiếp.
1. Bổ sung chức năng hoạt động;
2. Sửa đổi, bổ sung điều lệ;
3. Thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện mới; thay đổi trụ sở chính, địa điểm chi nhánh hay văn phòng đại diện.
1. Những hoạt động của công ty quản lý quỹ gồm:
(a) Thành lập, giải thể Quỹ;
(b) Lựa chọn và thực hiện đầu tư vốn của Quỹ;
(c) Xác định giá trị tài sản của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ theo quy định tại Điều 44 của Quy chế này;
(d) Xác định lợi nhuận của Quỹ và chỉ dẫn ngân hàng giám sát thực hiện phân phối lợi nhuận cho người đầu tư;
(e) Công bố các thông tin chi tiết về giao dịch, công việc chính trong năm hoạt động và những yếu tố để xác định giá phát hành và giá mua lại Chứng chỉ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ;
(f) Tiến hành các hoạt động khác vì quyền lợi của người đầu tư.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện các công việc cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chung và quyền lợi của người đầu tư.
3. Công ty quản lý quỹ được phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán khi có Giấy phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Việc cấp, đình chỉ và thu hồi Giấy phép hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán được áp dụng theo các quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán - Ban hành kèm theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Công ty quản lý quỹ, uỷ viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành Công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ có trách nhiệm tuân thủ Điều lệ quỹ và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư.
2. Công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thay mặt Quỹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trong danh mục đầu tư của Quỹ.
3. Công ty quản lý quỹ, thanh viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ và người có liên quan chỉ được mua, bán các Chứng chỉ theo giá thị trường.
1. Công ty quản lý quỹ được hưởng các khoản phí và thưởng quy định trong Điều lệ quỹ và được hoàn trả các chi phí liên quan đến việc thành lập và đầu tư của Quỹ.
2. Các khoản phí, thưởng và chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được trích từ tài sản của Quỹ trả cho công ty quản lý quỹ.
3. Khi giao dịch mua bán các tài sản cho Quỹ, công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ không được nhận bất kỳ một lợi ích nào cho chính mình hoặc cho một người thứ ba ngoài những khoản phí và thưởng quy định trong Điều lệ quỹ.
1. Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư vốn của Quỹ vào chứng khoán hoặc vào tài sản khác phù hợp với Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
2. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, và không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của một Quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành.
3. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của các Quỹ do mình quản lý mua quá 49% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành hoặc một công ty không niêm yết.
4. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của Quỹ để cho vay và bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, và không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của Quỹ, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết.
5. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư trực tiếp vào bất động sản quá 10% giá trị tài sản Quỹ.
6. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn và tài sản của một Quỹ để đầu tư quá 10% vốn cổ phần của một công ty không niêm yết, và không được đầu tư quá 5% tổng giá trị tài sản của một Quỹ vào một công ty không niêm yết.
7. Công ty quản lý quỹ không được phép đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản Quỹ vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
8. Trừ trường hợp mua bán Chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này, công ty quản lý quỹ, các thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, những người điều hành công ty quản lý quỹ, những người điều hành Quỹ hoặc người có liên quan không được phép là khách hàng mua hoặc bán tài sản của Quỹ.
9. Công ty quản lý quỹ không được phép dùng vốn của một Quỹ để đầu tư vào một Quỹ khác hoặc mua tài sản của một Quỹ khác mà mình quản lý nhằm làm tăng hay giảm giá trị của Quỹ này.
10. Đối với Quỹ mở, công ty quản lý quỹ phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tài sản lưu hoạt ghi trong Điều lệ quỹ. Tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 20% tổng giá trị tài sản Quỹ.
11. Công ty quản lý quỹ, thành viên Hội đồng quản trị công ty quản lý quỹ, người điều hành công ty quản lý quỹ và những người điều hành Quỹ không được là cổ đông của ngân hàng giám sát.
1. Quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của một công ty quản lý quỹ có thể được chuyển cho một công ty quản lý quỹ khác.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận sự thay đổi công ty quản lý quỹ khi xét thấy sự thay đổi đó phù hợp với quyền lợi của người đầu tư.
3. Việc thay đổi công ty quản lý quỹ chỉ có giá trị khi các văn bản sau được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận:
(a) Hợp đồng chuyển nhượng giữa hai công ty quản lý quỹ;
(b) Hợp đồng quản lý giám sát giữa công ty quản lý quỹ mới và ngân hàng giám sát.
4. Sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, việc thay đổi công ty quản lý quỹ phải được công bố ít nhất 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.
1. Đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
2. Đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán;
3. Là ngân hàng hoàn toàn độc lập với công ty quản lý quỹ;
4. Không được sở hữu bất kỳ tài sản nào của Quỹ.
Ngân hàng giám sát có trách nhiệm:
1. Tách biệt tài sản của Quỹ với các tài sản khác;
2. Kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc quản lý Quỹ phù hợp với pháp luật và Điều lệ quỹ, bảo vệ quyền lợi của người đầu tư;
3. Thực hiện các hoạt động thu, chi của Quỹ theo đúng hướng dẫn của công ty quản lý quỹ;
4. Xác nhận các báo cáo do công ty quản lý quỹ lập liên quan tới tài sản và hoạt động của Quỹ;
5. Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật hay trái đối với Điều lệ quỹ.
1. Thành viên Hội đồng quản trị, những người điều hành và nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản Quỹ của Ngân hàng giám sát không được là cổ đông của công ty quản lý quỹ.
2. Ngân hàng giám sát không được là khách hàng mua, bán tài sản của Quỹ.
1. Quyền và nghĩa vụ đối với Quỹ của một ngân hàng giám sát có thể chuyển cho một ngân hàng giám sát khác.
2. Việc thay đổi ngân hàng giám sát chỉ có giá trị khi các văn bản sau được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận:
(a) Hợp đồng chuyển nhượng giữa ngân hàng giám sát cũ với ngân hàng giám sát mới;
(b) Hợp đồng quản lý giám sát giữa công ty quản lý quỹ với ngân hàng giám sát mới.
3. Việc thay đổi ngân hàng giám sát phải được công bố ít nhất 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.
1. Hưởng lợi từ hoạt động đầu tư của Quỹ;
2. Yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện đúng Điều lệ quỹ.
1. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các tài sản trong danh mục đầu tư của Quỹ;
2. Yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trình sổ sách hoặc thư từ giao dịch, ngoại trừ tại Đại hội những người đầu tư.
1. Đại hội những người đầu tư phải được công ty quản lý quỹ triệu tập trong trường hợp:
(a) Khi có những thay đổi quan trọng trong môi trường hoạt động đầu tư và tình hình đầu tư của Quỹ;
(b) Khi nhận được yêu cầu của người đầu tư sở hữu ít nhất 10% tổng số Chứng chỉ đang lưu hành.
2. Đại hội những người đầu tư phải được ngân hàng giám sát triệu tập trong trường hợp:
(a) Công ty quản lý quỹ bị phá sản;
(b) Công ty quản lý quỹ bị đình chỉ hoạt động;
(c) Công ty quản lý quỹ vi phạm nghiêm trọng Điều lệ quỹ.
3. Việc triệu tập Đại hội những người đầu tư theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được thực hiện trong vòng 30 ngày, kể từ ngày các tình huống đó xảy ra. Chậm nhất là 10 ngày trước Đại hội những người đầu tư, công ty quản lý quỹ hay ngân hàng giám sát phải thông báo về việc triệu tập Đại hội trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần.
4. Chi phí cho việc tổ chức Đại hội những người đầu tư do Quỹ thanh toán.
Trong Đại hội những người đầu tư, người đầu tư có quyền:
1. Bầu chủ toạ đại hội;
2. Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ:
(a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;
(b) Thay đổi công ty quản lý quỹ;
(c) Thay đổi ngân hàng giám sát;
(d) Giải thể Quỹ.
1. Việc triệu tập Đại hội những người đầu tư phải được thông báo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chậm nhất 10 ngày trước khi tiến hành Đại hội.
2. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc Đại hội những người đầu tư, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát có trách nhiệm báo cáo kết quả Đại hội cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Quỹ đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đứng ra xin phép thành lập và quản lý. Để thành lập và chào bán Chứng chỉ quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ phải có hồ sơ xin phép trình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
2. Hồ sơ xin phép gồm:
(a) Đơn xin thành lập quỹ đầu tư chứng khoán (Phụ lục 5);
(b) Điều lệ quỹ;
(c) Hợp đồng quản lý giám sát;
(d) Bản cáo bạch.
3. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin phép hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép phát hành Chứng chỉ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơn xin phép thì thời điểm nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung.
Chứng chỉ quỹ đầu tư phải được ghi bằng Đồng Việt Nam; mệnh giá chứng chỉ là 10.000 đồng.
1. Điều lệ quỹ phải gồm các nội dung chính sau:
(a) Tên của Quỹ, tên và trụ sở của công ty quản lý quỹ, tên và trụ sở của ngân hàng giám sát;
(b) Số lượng Chứng chỉ xin phép phát hành đối với Quỹ đóng hoặc giới hạn số lượng Chứng chỉ phát hành tối đa đối với Quỹ mở;
(c) Mục tiêu và chính sách đầu tư của Quỹ;
(d) Các rủi ro mà Quỹ có thể phải gánh chịu;
(e) Phương pháp xác định giá trị tài sản của Quỹ;
(f) Chính sách và phương thức phân phối lợi nhuận của Quỹ;
(g) Việc phát hành, mua lại hay giao dịch Chứng chỉ;
(h) Việc đăng ký quyền sở hữu Chứng chỉ;
(i) Quyền và nghĩa vụ của người đầu tư;
(j) Đại hội những người đầu tư;
(k) Các khoản phí và thưởng Quỹ phải trả cho công ty quản lý quỹ;
(l) Các khoản phí Quỹ phải trả cho ngân hàng giám sát;
(m) Thời điểm quyết toán tài chính hàng năm;
(n) Nội dung và phương tiện công bố các thông tin liên quan tới Quỹ;
(o) Thời hạn hoạt động của Quỹ;
(p) Việc giải thể Quỹ;
(q) Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;
(r) Việc thay đổi công ty quản lý quỹ;
(s) Việc thay đổi ngân hàng giám sát.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ phải được Đại hội những người đầu tư thông qua và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, công ty quản lý quỹ phải công bố những sửa đổi này trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần liên tiếp.
1. Hợp đồng quản lý giám sát do công ty quản lý quỹ ký với ngân hàng giám sát phải phù hợp với các quy định pháp luật và Điều lệ quỹ.
2. Hợp đồng quản lý giám sát nêu tại khoản 1 Điều này phải gồm các nội dung chính sau:
(a) Tên công ty quản lý quỹ, tên ngân hàng giám sát, tên quỹ đầu tư chứng khoán;
(b) Quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng giám sát;
(c) Chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho công ty quản lý quỹ;
(d) Chi phí và phương thức thanh toán các khoản phí cho ngân hàng giám sát;
(e) Việc giải thể Quỹ;
(f) Hình thức và nội dung của chứng chỉ, việc phát hành, chào bán, chuyển nhượng, và huỷ bỏ chứng chỉ;
(g) Việc thay đổi công ty quản lý quỹ;
(h) Việc thay đổi ngân hàng giám sát;
(i) Thời hạn hợp đồng, việc kết thúc và sửa đổi hợp đồng.
3. Việc sửa đổi bổ sung hay kết thúc hợp đồng trước thời hạn phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
1. Bản cáo bạch cho đợt phát hành chứng chỉ lần đầu do công ty quản lý quỹ soạn thảo. Bản cáo bạch phải gồm các nội dung ghi trong Điều lệ quỹ, Hợp đồng quản lý giám sát và các thông tin sau:
(a) Các Quỹ khác do công ty quản lý quỹ đang quản lý;
(b) Những quy định về thuế áp dụng cho Quỹ;
(c) Giá bán và phương thức xác định giá bán Chứng chỉ;
(d) Số lượng Chứng chỉ dự kiến phát hành;
(e) Thời hạn phân phối dự kiến;
(f) Cách thức đăng ký mua Chứng chỉ;
(g) Cách thức phân bổ Chứng chỉ trong trường hợp số lượng đăng ký mua vượt quá số lượng phát hành;
(h) Biện pháp giải quyết trong trường hợp số lượng đăng ký mua thấp hơn số lượng phát hành;
(i) Thời hạn hiệu lực của Bản cáo bạch.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Bản cáo bạch phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trong thời gian phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ phải niêm yết Bản cáo bạch tại tất cả các địa điểm bán Chứng chỉ.
1. Tên của Quỹ;
2. Tên và trụ sở của công ty quản lý quỹ, tên và trụ sở của ngân hàng giám sát;
3. Mục tiêu đầu tư của Quỹ;
4. Thời hạn hoạt động của Quỹ;
5. Số lượng Chứng chỉ dự kiến phát hành;
6. Giá bán Chứng chỉ;
7. Thời hạn và địa điểm phân phối Chứng chỉ;
8. Số điện thoại, số fax để liên hệ đăng ký mua Chứng chỉ.
1. Công ty quản lý quỹ chỉ được phép sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo bạch để phát hành Chứng chỉ.
2. Khi phát hành Chứng chỉ, công ty quản lý quỹ có thể sử dụng Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung bản cáo bạch tóm tắt phải thể hiện đầy đủ và chính xác các nội dung chính theo quy định tại Điều 32 Quy chế này.
3. Trường hợp người đầu tư có yêu cầu, công ty quản lý quỹ phải trao cho người đầu tư Điều lệ quỹ hay Bản cáo bạch đã được phê duyệt chính thức.
1. Công ty quản lý quỹ phải hoàn thành đợt phát hành Chứng chỉ quỹ đầu tư lần đầu trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp phép phát hành.
2. Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành lần đầu, công ty quản lý quỹ phải gửi báo cáo kết quả phát hành đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và xin đăng ký thành lập Quỹ chính thức.
3. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận việc đăng ký thành lập Quỹ chính thức trong trường hợp:
(a) Đối với Quỹ đóng: tổng giá trị Chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 5 tỷ đồng và số người sở hữu Chứng chỉ tối thiểu là 100 người;
(b) Đối với Quỹ mở: số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư bán được trong đợt phát hành lần đầu tối thiểu đạt 15% tổng số Chứng chỉ xin phép phát hành tối đa.
4. Thời hạn Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đăng ký thành lập quỹ chính thức là 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả phát hành.
5. Trường hợp Quỹ không được đăng ký thành lập chính thức, công ty quản lý quỹ phải huỷ bỏ đợt phát hành và hoàn trả tiền cho người đầu tư trong vòng 30 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt phát hành lần đầu. Chi phí cho việc phát hành và hoàn trả tiền do công ty quản lý quỹ chịu.
1. Đối với Quỹ đóng: chỉ được phát hành theo từng đợt và phải lập một Bản cáo bạch cho mỗi đợt phát hành trình Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt; Bản cáo bạch phải được lập theo quy định tại Điều 32 Quy chế này;
2. Đối với Quỹ mở: được phép phát hành nhưng tổng số Chứng chỉ lưu hành không được phép vượt quá số lượng tối đa quy định trong Điều lệ quỹ đã được phê duyệt;
3. Giá bán Chứng chỉ tiếp theo được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.
1. Số tiền thu được từ việc phát hành Chứng chỉ phải được nộp vào tài khoản của Quỹ tại ngân hàng giám sát.
2. Trước khi Quỹ được đăng ký thành lập chính thức, công ty quản lý quỹ không được phép sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành Chứng chỉ vào bất kỳ mục đích gì.
1. Các chi phí liên quan đến việc phát hành Chứng chỉ do Quỹ chịu, trừ trường hợp nêu tại khoản 5 Điều 36 Quy chế này.
2. Các chi phí trên phải được hạch toán chính xác, đầy đủ và không vượt quá chi phí phát hành nêu trong Bản cáo bạch.
1. Công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ đóng phát hành Chứng chỉ quỹ đóng.
2. Các Chứng chỉ quỹ đóng có thể được chuyển nhượng hoặc niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ đóng có thể được đăng ký lại để trở thành Quỹ mở. Việc đăng ký lại phải được Đại hội những người đầu tư thông qua và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
1. Công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ mở phát hành Chứng chỉ quỹ mở.
2. Sau khi Quỹ đã được đăng ký thành lập chính thức, người đầu tư có thể yêu cầu công ty quản lý quỹ mua lại Chứng chỉ vào những thời điểm quy định trong Điều lệ quỹ. Giá mua lại Chứng chỉ được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.
3. Việc mua lại phải thực hiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đầu tư; trong trường hợp Quỹ không có đủ tiền mặt để mua lại Chứng chỉ, thời hạn trên được phép kéo dài thêm 5 ngày.
4. Trong trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 3 Điều này, công ty quản lý quỹ vẫn không thực hiện được việc mua lại Chứng chỉ thì ngân hàng giám sát phải đình chỉ hoạt động phát hành và tạm ngừng việc mua lại Chứng chỉ, đồng thời triệu tập Đại hội những người đầu tư. Việc triệu tập và triển khai nghị quyết của Đại hội những người đầu tư được thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 của Điều 24, các Điều 25, 26 và 27 Quy chế này.
Việc bán hay mua lại Chứng chỉ quỹ đầu tư phải được thực hiện thông qua ngân hàng giám sát.
1. Công ty quản lý quỹ phải định kỳ xác định giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ theo quy định sau:
(a) Đối với Quỹ đóng: xác định hàng tháng làm cơ sở cho việc giao dịch Chứng chỉ;
(b) Đối với Quỹ mở: xác định hàng này làm cơ sở cho việc phát hành và mua lại Chứng chỉ.
2. Công ty quản lý quỹ phải công bố giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.
3. Phương pháp và cách thức tính giá trị tài sản ròng của Quỹ và giá trị của mỗi Chứng chỉ được quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này.
1. Quỹ chỉ được phép giải thể trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ hoặc trong trường hợp phải giải thể Quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
2. Trước khi tiến hành giải thể Quỹ, công ty quản lý quỹ phải triệu tập Đại hội những người đầu tư và đệ trình phương án giải thể Quỹ để người đầu tư quyết định.
3. Việc triệu tập và triển khai nghị quyết của Đại hội những người đầu tư được thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 của Điều 24, các Điều 25, 26 và 27 Quy chế này.
4. Trước khi tiến hành giải thể Quỹ, công ty quản lý quỹ phải xin phép Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chỉ chấp thuận việc giải thể Quỹ khi phương án giải thể Quỹ phù hợp với quyền lợi của người đầu tư.
1. Người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ phải có Giấy phép hành nghề quản lý quỹ do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
2. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xét cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ cho cá nhân nước ngoài theo đề nghị của công ty quản lý quỹ.
Người xin cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
2. Tối thiểu phải có bằng cử nhân kinh tế hoặc cử nhân luật;
3. Có đủ các chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
4. Có thâm niên công tác ít nhất 3 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
5. Chưa từng là tổng giám đốc (giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật phá sản doanh nghiệp;
6. Chưa từng là người hành nghề đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi Giấy phép hành nghề;
7. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân, các tội nghiêm trọng về kinh tế;
c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ (Phụ lục 6);
2. Chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và các văn bằng chứng thực trình độ học vấn;
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người xin pháp hành nghề không thuộc diện quy định tại khoản 7 Điều 47 Quy chế này.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề cho người nước ngoài gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép hành nghề cho người nước ngoài (Phụ lục 07);
2. Bản chụp hộ chiếu, Bảo sao có công chứng Giấy phép cư trú tại Việt Nam;
3. Giấy phép lao động của người nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
4. Các văn bằng, chứng chỉ chứng thực trình độ học vấn, trình độ chuyên môn;
5. Giấy chứng nhận lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nộp hồ sơ có quốc tịch;
6. Giấy phép hành nghề quản lý quỹ của nước mà người nộp hồ sơ đang làm việc hoặc có quốc tịch;
7. Hợp đồng lao động đã ký với một công ty quản lý quỹ (nếu có).
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Trường hợp có sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề, thì ngày nhận hồ sơ được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được bản sửa đổi, bổ sung.
Người có Giấy phép hành nghề không được:
1. Đồng thời làm việc cho hoặc đầu tư vào hai hay nhiều công ty quản lý quỹ;
2. Làm uỷ viên Hội đồng quản trị, người điều hành hay cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành;
3. Mua, bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê, mượn Giấy phép hành nghề.
Người hành nghề quản lý quỹ bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
1. Không còn đáp ứng các điều kiện cấp giấy phép hành nghề quản lý quỹ theo quy định tại Điều 47 Quy chế này;
2. Vi phạm các quy định tại các Điều 42, 69, 70, 71, 72 và 73 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ban hành ngày 11 tháng 07 năm 1998.
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo hàng năm của công ty gồm các nội dung sau:
(a) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của công ty quản lý quỹ có xác nhận của kiểm toán;
(b) Danh sách cổ đông của công ty quản lý quỹ và tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông;
(c) Bảng cân đối kế toán tổng hợp của các Quỹ do công ty quản lý;
(d) Tên, tuổi, trình độ của lãnh đạo công ty quản lý quỹ;
(e) Những quyết định quan trọng về tổ chức và hoạt động trong năm.
2. Trường hợp công ty quản lý quỹ sở hữu trên 50% vốn cổ phần của một tổ chức khác thì trong các báo cáo tài chính phải bao gồm cả báo cáo tài chính của tổ chức đó.
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo hàng năm của Quỹ có xác nhận của Ngân hàng giám sát. Trong vòng 15 ngày sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, công ty quản lý quỹ phải công bố báo cáo hàng năm của Quỹ trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ.
2. Báo cáo hàng năm của Quỹ gồm các nội dung sau:
(a) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) của Quỹ có xác nhận của kiểm toán;
(b) Báo cáo chi tiết tài sản của Quỹ tính theo giá thị trường;
(c) Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của Quỹ;
(d) Báo cáo chi tiết chi phí Quỹ phải trả trong năm;
(e) Số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư đã phát hành và mua lại trong năm tài chính, số lượng Chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành tại thời điểm kết thúc năm tài chính;
(f) Giá trị của mỗi Chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành tại thời điểm kết thúc năm tài chính;
(g) Những hoạt động giao dịch cho Quỹ do công ty quản lý quỹ tiến hành trong năm tài chính;
(h) Tên, tuổi, trình độ của những người điều hành công ty quản lý quỹ, người điều hành Quỹ;
(i) Những quyết định quan trọng về mặt kinh tế hoặc pháp luật, chính sách đầu tư công ty quản lý quỹ đã thực hiện trong năm hoạt động.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc mỗi tháng, công ty quản lý quỹ phải gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bảng cân đối kế toán tháng trước của Quỹ có kèm theo thuyết minh.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc mỗi quý, công ty quản lý quỹ phải gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có) quý trước của Quỹ có kèm theo thuyết minh.
3. Các báo cáo nêu tại các khoản 1 và 2 Điều này phải được ngân hàng giám sát xác nhận về tính trung thực và chính xác.
1. Công ty quản lý quỹ phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản kịp thời khi:
(a) Công ty bị cơ quan có thẩm quyền điều tra;
(b) Công ty dự định sáp nhập với một công ty khác;
(c) Công ty bị tổn thất lớn về tài sản;
(d) Công ty bị khiếu nại;
(e) Công ty có sự thay đổi về cổ đông chi phối;
(f) Công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm tổng giám đốc (giám đốc);
(g) Công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm người điều hành Quỹ;
(h) Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh mà có thể làm ảnh hưởng tới việc quản lý Quỹ;
(i) Công ty không thể thực hiện được việc mua lại Chứng chỉ;
(j) Giá trị của Quỹ giảm tới 10% so với giá trị tại thời điểm Quỹ được đăng ký thành lập chính thức;
(k) Có những thay đổi quan trọng trong môi trường kinh doanh và tình hình đầu tư của Quỹ.
2. Ngay sau khi gửi báo cáo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty quản lý quỹ phải công bố những thông tin quy định tại các điểm (b), (e), (f), (g), (h), (i), (j), (k) khoản 1 Điều này trên các phương tiện thông tin quy định trong Điều lệ quỹ ít nhất 03 lần.
1. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trước hết phải được giải quyết trên cơ sở thương lượng và hoà giải, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể đứng ra làm trung gian hoà giải tranh chấp phát sinh. Trường hợp hoà giải không thành, các bên có thể đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài kinh tế hoặc toà án để xét xử theo quy định của pháp luật.
2. Các tranh chấp liên quan tới bên nước ngoài, nếu không thoả thuận được hoặc không được giải quyết theo quy định trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì tranh chấp được giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quyết định.
PHỤ LỤC 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ).
1. Phương thức định giá tài sản của Quỹ
Khoản đầu tư và tài sản | Phương thức định giá |
Các chứng khoán niêm yết | Giá niêm yết tại Trung tâm giao dịch |
01lần | F (1+r)n-m P = d 1 + r 365 P: giá trái phiếu tại thời điểm tính toán F: mệnh giá của trái phiếu r: lãi suất thị trường (tạm tính bằng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng) d: số ngày còn lại tính từ ngày tính toán đến ngày thanh toán lãi suất của năm tính toán n: kỳ hạn của trái phiếu m: số năm tính từ khi phát hành trái phiếu tới năm tính toán |
| C C C + F C + + +.....+ 1+r (1+r)2 (1+r)n-1 P = d 1 + r 365 P: Giá trái phiếu tại ngày tính toán C: Lãi trả hàng năm (mệnh giá x tỷ lệ lãi suất ấn định) F: Mệnh giá trái phiếu r: lãi suất thị trường (tạm tính bằng lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng) n: kỳ hạn của trái phiếu d: số ngày lẻ từ ngày tính toán đến ngày trả lãi hàng năm |
| F P = d 1+ r 365 P: Giá tín phiếu kho bạc tại ngày tính toán F: Mệnh giá tín phiếu r: Lãi suất tín phiếu d: số ngày còn lại từ ngày tính toán đến ngày đáo hạn |
Chứng khoán không niêm yết | Giá được tính bằng cách thức hợp lý do Công ty Quản lý Quỹ thống nhất với Ngân hàng giám sát đưa ra và được xác nhận của Công ty kiểm toán |
Ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi | Giá mua ngoại tệ tại thị trường liên Ngân hàng |
Các tài sản khác | Giá được xác định bằng cách thức hợp lý do Công ty Quản lý Quỹ thống nhất với Ngân hàng giám sát đưa ra và được xác nhận của Công ty kiểm toán |
2. Phương thức xác định giá trị của Chứng chỉ
- Tổng giá trị tài sản ròng của Quỹ
NAV = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ
- Giá trị Chứng chỉ
NAV V: giá trị của chứng chỉ
N N: Tổng số chứng chỉ đang lưu hành
3. Phương thức xác định giá bán và giá mua lại Chứng chỉ:
Ps = Vt-l + Lf Ps: giá bán Chứng chỉ
Pr = Vt-l - Lb Pr: giá mua lại Chứng chỉ
Vt-l: giá trị Chứng chỉ công bố vào thời điểm
nhận yêu cầu mua lại
Lf: chi phí bán Chứng chỉ
Lb: chi phí mua lại Chứng chỉ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Chúng tôi đề nghị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cho:
1. Tên đầy đủ và chính thức của công ty quản lý quỹ;
2. Tên giao dịch của công ty quản lý quỹ;
3. Địa chỉ chính thức trụ sở chính của công ty quản lý quỹ;
4. Địa chỉ giao dịch, số điện thoại, fax;
5. Vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ;
6. Phạm vi và nội dung hoạt động của công ty quản lý quỹ;
7. Tên, năm sinh, quốc tịch của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành và những người điều hành quỹ;
8. Số lượng cán bộ, nhân viên của công ty quản lý quỹ;
9. Ngày dự kiến khai trương hoạt động của công ty quản lý quỹ.
Giám đốc công ty
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SƠ YẾU LÝ LỊCH
(Của các sáng lập viên, các thành viên Hội đồng quản trị và những người điều hành công ty)
1. Họ và tên: Bí danh (nếu có):
2. Nam hay nữ:
3. Ngày tháng năm sinh:
4. Nơi sinh:
5. Quốc tịch:
6. Dân tộc:
7. Địa chỉ thường trú:
8. Trình độ chuyên môn:
9. Các nghề nghiệp và chức vụ đã qua:
-
-
..........
10. Chức vụ trong công ty quản lý quỹ:
11. Chức vụ hiện nay tại các tổ chức khác:
-
-
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
Người khai
(ký tên)
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ QUỸ
- Tên đối tác nước ngoài tham gia liên doanh:
- Tên công ty liên doanh quản lý quỹ:
- Địa chỉ:
- Số điện thoại/telex/fax:
- Danh sách những người mang quốc tịch nước ngoài:
Số TT | Họ và tên | Nam, nữ | Quốc tịch | Số hộ chiếu | Trình độ chuyên môn | Chức vụ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giám đốc công ty
(ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán.
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Công ty quản lý quỹ (tên đầy đủ và tên viết tắt theo Giấy phép hoạt động) - Địa chỉ trụ sở chính - Giấy phép hoạt động quản lý quỹ đầu tư số .....ngày ....tháng ....năm do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp, xin thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
1. Tên quỹ xin thành lập
2. Dạng quỹ (quỹ dạng đóng hay quỹ dạng mở)
3. Thời hạn của quỹ
4. Quy mô của quỹ (số lượng chứng chỉ xin phát hành)
5. Dự kiến thời gian phát hành chứng chỉ lần đầu ra công chúng
6. Chính sách đầu tư của quỹ
7. Các chi phí dự tính mà quỹ phải trả (phí quản lý, phí giám sát bảo quản tài sản, phí đăng ký, quảng cáo, môi giới...)
8. Ngân hàng giám sát tài sản của quỹ
Giám đốc công ty
(ký tên, đóng dấu)
Hồ sơ gửi kèm
- Điều lệ quỹ
- Hợp đồng quản lý giám sát
- Bản cáo bạch
PHỤ LỤC 6
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ QUỸ
(Dành cho công dân Việt Nam)
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ tên:........................
2. Sinh ngày...... tháng.......... năm.........
3. CMT số........... cấp tại...................... ngày............ tháng........ năm..........
4. Địa chỉ:
5. Trình độ văn hoá:
6. Trình độ chuyên môn:
(Nêu rõ đã tốt nghiệp các trường đại học và các khoá học bổ sung kiến thức, các học vị nếu có)
7. Trong trường hợp người xin phép đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.
8. Tôi xin được cấp Giấy phép hành nghề quản lý quỹ tại Việt Nam. Nếu được cấp phép, tôi xin cam đoan tuân thủ pháp luật và luôn hành động vì quyền lợi của các nhà đầu tư.
Người xin phép
(ký tên)
Các tài liệu kèm theo đơn:
() một bản sao CMT;
() bản sao các văn bằng chuyên môn;
() bản sao chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
() 2 ảnh 4x6 cm.
PHỤ LỤC 7
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng 10 năm 1998 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ QUỸ
(Dành cho người nước ngoài)
Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
1. Họ tên:........
2. Sinh ngày... tháng.... năm....
3. Quốc tịch:..........
4. Hộ chiếu số.......... cấp tại................. ngày............ tháng.... năm.......
5. Địa chỉ cư trú tại Việt Nam:........
6. Tên cơ quan bảo lãnh làm việc tại Việt Nam:......
7. Trình độ văn hoá:....
8. Trình độ chuyên môn:
(Nêu rõ đã tốt nghiệp các trường đại học và các khoá học bổ sung kiến thức, các học vị nếu có)
9. Trong trường hợp người xin phép đã từng công tác trong lĩnh vực chứng khoán, nêu rõ quá trình.
10. Tôi xin được cấp giấy phép hành nghề quản lý quỹ tại Việt Nam. Nếu được cấp phép, tôi xin cam đoan tuân thủ pháp luật và luôn hành động vì quyền lợi của các nhà đầu tư.
Người xin phép
(ký tên)
Các tài liệu kèm theo đơn:
() một bản sao Hộ chiếu;
() giấy đề nghị của Công ty quản lý quỹ;
() bản sao các văn bằng chuyên môn;
() bản sao chứng chỉ chuyên môn do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
() 2 ảnh 4x6 cm.
- 1Công văn số 5481/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc Công ty Thực phẩm Miền Bắc đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép Công ty được chuyển quyền khai thác và hoạt động kho ngoại quan của công ty cho Công ty TNHH An Phúc
- 2Quyết định 104-TTg năm 1994 về bản Quy chế Kho ngoại quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 353/TCHQ-GQ năm 1994 hướng dẫn thi hành Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104 - TTg 1994 do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 4Thông tư 201/TCHQ-GSQL năm 1994 hướng dẫn Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104/TTg do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 5Quyết định 13/TCHQ-GQ năm 1992 về quy chế tạm thời về thành lập và quản lý kho ngoại quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Chỉ thị 99-TCHQ/GSQL năm 1996 về tăng cường công tác giám sát, quản lý đối với hàng hoá đưa vào và đưa ra khỏi Kho ngoại quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Nghị định 101/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
- 8Thông tư 36/2003/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 5481/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc Công ty Thực phẩm Miền Bắc đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép Công ty được chuyển quyền khai thác và hoạt động kho ngoại quan của công ty cho Công ty TNHH An Phúc
- 2Pháp lệnh Hải quan năm 1990
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 4Quyết định 104-TTg năm 1994 về bản Quy chế Kho ngoại quan do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 353/TCHQ-GQ năm 1994 hướng dẫn thi hành Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104 - TTg 1994 do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 6Thông tư 201/TCHQ-GSQL năm 1994 hướng dẫn Quy chế kho ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định 104/TTg do Tổng Cục Hải Quan ban hành
- 7Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 8Nghị định 36-CP năm 1997 về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
- 9Quyết định 13/TCHQ-GQ năm 1992 về quy chế tạm thời về thành lập và quản lý kho ngoại quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Chỉ thị 99-TCHQ/GSQL năm 1996 về tăng cường công tác giám sát, quản lý đối với hàng hoá đưa vào và đưa ra khỏi Kho ngoại quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 11Thông tư 12/1998/TT-TCHQ hướng dẫn Quy chế Kho ngoại quan kèm theo Quyết định 212/1998/QĐ-TTg do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Thông tư 36/2003/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng trong kho ngoại quan do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 212/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế kho ngoại quan của Thủ tướng Chính phủ
- Số hiệu: 212/1998/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/1998
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 35
- Ngày hiệu lực: 17/11/1998
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực