Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2104/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 26 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU ĐẤT LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 386/2012/QĐ-UBND ngày 07/11/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 485/TTr-TNMT ngày 14/12/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đã được Hội đồng thẩm định thành lập theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 22/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh nghiệm thu, với nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Quy hoạch vùng nguyên liệu đất làm vật liệu san lấp mặt bằng phải đi trước một bước để làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý việc cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ đất, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020.

- Phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Bắc Giang.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu đất làm vật liệu san lấp mặt bằng không nằm trong khu vực đã có quy hoạch đất dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; không thuộc khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và khu bảo tồn thiên nhiên.

- Phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.

- Huy động nguồn vốn và phát huy năng lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thăm dò, khai thác nguyên liệu đất san lấp theo quy định của pháp luật.

2. Định hướng

- Việc quy hoạch thăm dò, khai thác đất san lấp phải gắn với địa chỉ sử dụng, ưu tiên cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án giao thông.

- Ưu tiên sử dụng đất đồi, đất hoang hoá làm nguyên liệu san lấp mặt bằng; kết thúc khai thác đảm bảo có mặt bằng sử dụng thuận lợi cho các mục đích khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu tổng quát

- Đảm bảo đáp ứng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng cho các dự án khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giao thông, đê điều, thuỷ lợi và các vấn đề về an sinh xã hội có nhu cầu sử dụng đất san lấp trên địa bàn tỉnh.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác, các khu vực đưa vào thăm dò, khai thác trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Xác định các khu vực thăm dò, khai thác; thể hiện các khu vực hạn chế, khu vực cấm hoạt động khai thác đất nguyên liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, góp phần lập lại trật tự theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho công tác an ninh trật tự và giữ gìn môi sinh, môi trường.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên đất tại địa phương; xác định nhu cầu sử dụng đất nguyên liệu san lấp.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng và hiện trạng phân bố, quy mô trữ lượng và đặc điểm chất lượng của đất nguyên liệu san lấp thuộc địa bàn toàn tỉnh.

- Điều tra, khảo sát đánh giá tác động của việc khai thác đến môi trường, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên đất.

- Trên cơ sở các tài liệu thu thập được và kết quả khảo sát, phân vùng các khu vực đủ điều kiện khai thác đất nguyên liệu san lấp trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án, kế hoạch sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên đáp ứng yêu cầu về nguyên liệu sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu san lấp mặt bằng giai đoạn từ nay đến năm 2020.

II. QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU ĐẤT SAN LẤP MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

1. Tài nguyên đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh

Kết quả khảo sát tại 131 khu vực đất đồi trên địa bàn toàn tỉnh, có 50 khu vực đất có thể đưa vào làm vật liệu san lấp mặt bằng trong giai đoạn 2013-2020, với tổng diện tích là 349,3 ha, tài nguyên dự báo trên 26.326.000 m3.

2. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng đến năm 2020

Dự báo tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 là 29.200.000 m3, trong đó đến năm 2015 là 4.919.750 m3 (tổng nhu cầu toàn giai đoạn 2013-2015 là 14.759.250 m3); đến năm 2020 là 2.888.150 m3 (tổng nhu cầu cho giai đoạn 2016-2020 là 14.440.750 m3).

3. Quy hoạch phân vùng khu vực thăm dò, khai thác

Trong giai đoạn 2013-2020 quy hoạch 50 khu vực vào thăm dò, khai thác làm nguyên liệu đất san lấp mặt bằng với tổng diện tích 244,7 ha, tổng tài nguyên dự báo 27.474.000 m3, cụ thể như sau:

3.1. Giai đoạn 2013-2015: Tiến hành thăm dò, khai thác tại 37 khu vực, với tổng diện tích 200,2 ha, tổng tài nguyên dự báo là 22.894.000 m3, cụ thể như sau:

- Huyện Yên Thế: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 12,0 ha, tài nguyên dự báo là 1.440.000 m3.

- Huyện Tân Yên: Gồm 05 khu vực với tổng diện tích 16,0 ha, tài nguyên dự báo là 1.860.000 m3.

- Huyện Hiệp Hòa: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 13,1 ha, tài nguyên dự báo là 705.000 m3.

- Huyện Việt Yên: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 4,0 ha, tài nguyên dự báo là 480.000 m3.

- Huyện Yên Dũng: Gồm 05 khu vực với tổng diện tích 79,4 ha, tài nguyên dự báo là 8.970.000 m3.

- Huyện Lạng Giang: Gồm 10 khu vực với tổng diện tích 32,8 ha, tài nguyên dự báo là 3.494.000 m3.

- Huyện Lục Nam: Gồm 04 khu vực với tổng diện tích 24,0 ha, tài nguyên dự báo là: 2.880.000 m3.

- Huyện Lục Ngạn: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 6,0 ha, tài nguyên dự báo là 720.000 m3.

- Huyện Sơn Động: Gồm 04 khu vực với tổng diện tích 26,0 ha, tài nguyên dự báo là 3.050.000 m3.

3.2. Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục khai thác hết phần trữ lượng của các mỏ giai đoạn 2013-2015, đồng thời đưa vào thăm dò, khai thác 13 khu vực mới, với tổng diện tích 44,5 ha, tổng tài nguyên dự báo là 4.580.000 m3, cụ thể như sau:

- Huyện Yên Thế: Gồm 01 khu vực với tổng diện tích 5,0 ha, tài nguyên dự báo là 600.000 m3.

- Huyện Tân Yên: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 2,5 ha, tài nguyên dự báo là 400.000 m3.

- Huyện Hiệp Hòa: Gồm 01 khu vực với tổng diện tích 7,0 ha, tài nguyên dự báo là 210.000 m3.

- Huyện Việt Yên: Gồm 01 khu vực với tổng diện tích 2,0 ha, tài nguyên dự báo là 240.000 m3.

- Huyện Yên Dũng: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 7,0 ha, tài nguyên dự báo là 840.000 m3.

- Huyện Lạng Giang: Gồm 03 khu vực với tổng diện tích 8,0 ha, tài nguyên dự báo là 810.000 m3.

- Huyện Lục Nam: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 4,0 ha, tài nguyên dự báo là 480.000 m3.

- Huyện Sơn Động: Gồm 02 khu vực với tổng diện tích 9,0 ha, tài nguyên dự báo là 1.000.000 m3.

(Chi tiết tại Phụ lục I)

4. Quy hoạch các khu vực dự trữ nguyên liệu đất san lấp mặt bằng

Khu vực đưa vào dự trữ nguồn nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh với diện tích 105,605 ha, tổng tài nguyên dự báo là: 6.410.200 m3, cụ thể như sau:

- Huyện Tân Yên: Gồm 31 khu vực, với tổng diện tích 42,205 ha, tài nguyên dự báo là 2.846.200 m3.

- Huyện Việt Yên: Gồm 01 khu vực, với tổng diện tích 1,5 ha, tài nguyên dự báo là 75.000 m3.

- Huyện Yên Dũng: Gồm 01 khu vực, với diện tích 2,0 ha, tài nguyên dự báo là 100.000 m3.

- Huyện Lạng Giang: Gồm 18 khu vực, với tổng diện tích 29,9 ha, tài nguyên dự báo là 1.859.000 m3.

- Huyện Lục Nam: Gồm 21 khu vực, với tổng diện tích 12,4 ha, tài nguyên dự báo là 600.000 m3.

- Huyện Sơn Động: Gồm 16 khu vực, với tổng diện tích 17,6 ha, tài nguyên dự báo là 930.000 m3.

(Chi tiết tại Phụ lục II).

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng vốn đầu tư cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản đất san lấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 khoảng 70,0 tỷ đồng, trong đó:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho quy hoạch kinh phí thăm dò khoảng 25,0 tỷ đồng (chi phí trung bình 1.254đ/m3 thăm dò) do doanh nghiệp đầu tư 100%.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho quy hoạch kinh phí khai thác khoảng 45,0 tỷ đồng (chi phí trung bình 2.257đ/m3 đất san lấp) do doanh nghiệp đầu tư 100%.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tổ chức và quản lý

- Công bố công khai quy hoạch vùng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tăng cường công tác quản lý quy hoạch. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền địa phương quản lý theo Quy hoạch.

- Trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt, tổ chức cấp phép thăm dò, khai thác cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định về cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, chỉ cấp giấy phép khai thác đất san lấp mặt bằng sau khi có đầy đủ Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ được xác nhận, phải đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí và thất thoát tài nguyên đúng quy định.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau cấp phép; xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm Quy hoạch; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc khai thác đất san lấp, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo không chồng chéo với các Quy hoạch khác.

2. Giải pháp về truyền thông

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của nhà nước về Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan và Quy hoạch này tới mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các địa phương có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về pháp luật về khoáng sản nói chung và quản lý, bảo vệ tài nguyên đất san lấp nói riêng.

- Phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Có cơ chế để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật về Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan và Quy hoạch này.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên môi trường, giao thông, thủy lợi các cấp về Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật có liên quan.

3. Các giải pháp về chính sách

- Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác đất san lấp mặt bằng trên địa bàn.

- Thực hiện cơ chế khen thưởng cho người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vận chuyển đất san lấp trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời có biện pháp bảo vệ, tránh hư hại các công trình giao thông do các phương tiện vận chuyển đất.

5. Giải pháp về vốn

- Tiến hành công bố rộng rãi danh mục, trữ lượng các mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác nguyên liệu đất phục vụ cho san lấp mặt bằng.

- Hàng năm UBND các huyện, thành phố bố trí nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền, kiểm tra hoạt động khai thác đất san lấp do ngân sách nhà nước cấp huyện đầu tư. Nguồn kinh phí được trích từ nguồn thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản của địa phương.

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Áp dụng các quy trình công nghệ thăm dò, khai thác phải phù hợp với đặc điểm cấu tạo mỏ, điều kiện khai thác và chiều sâu khai thác theo thiết kế của từng mỏ, đảm bảo nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản, đồng thời đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

- Các dự án trước khi cấp phép khai thác đều phải thực hiện nghiêm việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật bảo vệ môi trường, định kỳ quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm. Thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khai thác hoặc chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Công bố quy hoạch, quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. Công bố danh mục các mỏ đã được điều tra, thăm dò, các khu vực chưa được thăm dò; định kỳ rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác đất san lấp mặt bằng theo đúng các quy định của pháp luật về khoáng sản.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức khoanh vùng các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản để giao cho địa phương quản lý, bảo vệ.

- Thường xuyên cập nhật về số lượng và trữ lượng các mỏ đang thăm dò, khai thác. Tổ chức kiểm kê đối với các mỏ đã thăm dò trữ lượng và đã đưa vào khai thác.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công tác hậu kiểm sau cấp phép, nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong quản lý cũng như trong các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đất san lấp mặt bằng.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra các dự án san lấp mặt bằng có sử dụng đất làm vật liệu san lấp, xử lý các đơn vị sản xuất vi phạm luật đất đai, luật khoáng sản và các quy định về môi trường theo quy định.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản, kiểm soát sản lượng khai thác thực tế của các đơn vị được cấp phép khai thác, tránh thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách từ các hoạt động khai thác, kinh doanh.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý những trường hợp thăm dò, khai thác đất san lấp vi phạm điểm cao quân sự, ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện quản lý chặt chẽ các khu vực dự trữ nguồn nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh; xử lý và đề xuất biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

3. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường đấu tranh và ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển đất trái phép; kiểm tra, xử lý các phương tiện, chủ phương tiện vận chuyển không đúng các quy định về an toàn giao thông, không có nguồn gốc hợp pháp. Các trường hợp vi phạm phải được kịp thời ngăn chặn và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Các sở, ngành liên quan khác

- Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản; tham mưu điều tiết các khoản thu từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nơi có hoạt động khoáng sản theo quy định.

- Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện.

- Cục Thuế tỉnh: Thanh tra, kiểm tra việc kê khai và nộp các loại thuế và phí trong hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh đất san lấp mặt bằng của các doanh nghiệp; triển khai các biện pháp chống thất thu các loại thuế, phí và lệ phí từ hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp mặt bằng.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Quản lý và bảo vệ các vùng nguyên liệu đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn khi chưa có đơn vị được cấp phép khai thác, ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép. Thường xuyên kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất san lấp mặt bằng trên địa bàn không đúng mục đích và không chứng minh được nguồn gốc khai thác hợp pháp. Đồng thời, tuyên truyền vận động các tổ chức quần chúng, nhân dân cùng góp phần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

6. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: Phối hợp với các đơn vị quản lý cấp trên để thực hiện quy hoạch, đồng thời có nhiệm vụ giám sát, báo cáo UBND huyện về các nội dung thực hiện Quy hoạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn của mình; tuyên truyền vận động các tổ chức quần chúng, nhân dân cùng góp phần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

7. Các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu san lấp mặt bằng

- Phải nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản trong hoạt động thăm dò, khai thác; đồng thời phải đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Khi tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác phải thực hiện đúng dự án, thiết kế được duyệt; có các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo trung thực các số liệu về hoạt động thăm dò, khai thác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông gắn liền với việc khai thác, vận chuyển tái đầu tư sau khai thác đất làm vật liệu san lấp mặt bằng nhằm phục vụ lợi ích chung của địa phương; thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển, tập kết đất làm vật liệu san lấp mặt bằng.

- Đối với việc mua bán, vận chuyển, sử dụng đất làm vật liệu san lấp phải có nguồn gốc hợp pháp, có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ Quy hoạch vùng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 cho UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan; đồng thời chủ trì, tổ chức công bố, quản lý và thực hiện Quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.

2. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế Bắc Giang; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 


PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC NGUYÊN LIỆU ĐẤT SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

Địa điểm quy hoạch

Tọa độ trung tâm

Số hiệu trên BĐ

Loại đất, hiện trạng

Quy mô

Khoảng cách

tới khu vực cấm nếu có

 

X (m)

Y (m)

Diện tích
(m2)

Độ sâu khai thác dự kiến
(m)

Tài nguyên dự báo
(m3)

An ninh quốc phòng

Công trình thủy lợi

Đường giao thông

Di tích lịch sử, văn hóa

 

A

GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 (37 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HUYỆN YÊN THẾ (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu núi Đèo Tiên, thôn Đồng Hưu, xã Đồng Hưu

2 375 257

626

165

1

Đất lâm nghiệp

60.000

12

720.000

 

 

 

 

 

2

Khu núi Vàng, thôn Đồng Vương, xã Đông Sơn

2 374 671

626

659

3

Đất lâm nghiệp

60.000

12

720.000

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

120.000

 

1.440.000

 

 

 

 

 

II

HUYỆN TÂN YÊN (05 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Khu Non Đỏ, thôn Bình Lê, xã Lan Giới

2 372 083

611

683

2

Đất lâm nghiệp

30.000

10

300.000

1000

 

100

 

 

4

Khu đồi Bờ Tầng, thôn Lò Nổi, xã Hợp Đức

2 368 557

620

855

10

Đất lâm nghiệp

50.000

12

600.000

 

 

 

 

 

5

Khu đồi Cả Am, thôn Quất, xã Hợp Đức

2 368 164

619

988

11

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240.000

 

 

 

 

 

6

Khu Man Di, thôn Tiến Sơn Tây, xã Hợp Đức

2 365 733

620

534

16

Đất lâm nghiệp

30.000

12

360.000

 

 

 

 

 

7

Khu Núi Hin, thôn Trại, xã Cao Xá

2 362 590

617

153

22

Đất trồng cây lâu năm

30.000

12

360.000

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

160.000

 

1.860.000

 

 

 

 

 

III

HUYỆN HIỆP HÒA (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Khu đồi An Cập, thôn An Cập, xã Hoàng An

2 365 410

602

099

1

Đất vườn

81.000

5

405.000

 

 

 

 

 

9

Khu Nội Quan, thôn Nội Quan, xã Mai Trung

2 357 593

596

711

2

Đất vườn

50.000

6

300.000

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

131.000

 

705.000

 

 

 

 

 

IV

HUYỆN VIỆT YÊN (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Khu Núi Cầu, thôn 1, xã Việt Tiến

2 359 839

609

007

1

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240.000

 

 

 

 

 

11

Khu Núi Yên Xá, thôn Trúc Tay, xã Vân Trung

2 347 176

618

340

4

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240.000

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

40.000

 

480.000

 

 

 

 

 

V

HUYỆN YÊN DŨNG (06 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Khu Hòn Bỏng Lớn, thôn Si, xã Nội Hoàng

2 348 419

619

573

1

Đất lâm nghiệp

39.000

10

390.000

 

 

 

 

 

13

Khu vực Vườn Tùng, thôn Bình An, xã Tiền Phong

2 346 431

624

600

3

Đất lâm nghiệp

180.000

9

1.620.000

 

 

 

 

 

14

Khu Đồi Yên Sơn, thôn Yên Sơn, xã Yên Lư

2 346 373

620

529

4

Đất lâm nghiệp

75.000

12

960.000

 

 

 

 

 

15

Khu khe Đùng Đùng, thôn Kem xã Nham Sơn

2 345 821

625

961

5

Đất lâm nghiệp

100.000

12

1.200.000

 

 

 

 

 

16

Khu vực núi Rùa, tiểu khu 6, thị trấn Neo

2 345 640

629

616

6

Đất lâm nghiệp

200.000

12

2.400.000

 

 

 

 

 

17

Khu vực núi Đầu Trâu, thôn Hàm Long, xã Yên Lư

2 345 219

625

351

8

Đất lâm nghiệp

200.000

12

2.400.000

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

794.000

 

8.970.000

 

 

 

 

VI

HUYỆN LẠNG GIANG (10 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Khu Gai Bún, thôn Gai Bún, xã Đào Mỹ

2 371 383

623

987

1

Đất trồng cây hàng năm khác

5.000

7

35.000

 

 

0

1500

19

Khu Bến Cát, thôn Bến Cát, xã Đào Mỹ

2 370 200

623

991

3

Đất trồng cây hàng năm khác

5.000

7

35.000

 

 

 

2000

20

Khu Tân Phúc, thôn Tân Phúc, xã Đào Mỹ

2 368 455

624

814

6

Đất có rừng trồng sản xuất

30.000

12

360.000

 

 

 

2500

21

Khu Tân Hòa, thôn Tân Hoa, xã Đào Mỹ

2 368 554

626

084

7

Đất có rừng trồng sản xuất

20.000

12

240.000

 

 

 

3000

22

Khu Hố Đẫy, thôn Cầu 11, xã Hương Sơn

2 366 365

633

656

12

Rừng tái sinh

50.000

12

600.000

 

 

50

 

23

Khu Vĩnh Quang, thôn Vĩnh Quang, xã Yên Mỹ

2 364 037

632

621

21

Rừng tái sinh

30.000

12

360.000

 

 

 

 

24

Khu Cây Vả, thôn Hố Vầu, xã Tân Hưng

2 363 201

635

448

23

Đất lâm nghiệp

98.000

8

784.000

100

 

 

300

25

Khu đồi Đầm Làng, thôn Thân Thuận, xã Tân Thanh

2 362 736

625

637

24

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240.000

 

 

 

 

26

Khu Đồng Mục, thôn Dầu, xã Đại Lâm

2 358 222

633

178

26

Đất rừng sản xuất

20.000

12

240.000

 

 

 

 

27

Khu vực thôn 13 và thôn 14, xã Hương Lạc

2 365 366

631

969

31

Đất rừng sản xuất

50.000

12

600.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

328.000

 

3.494.000

 

 

 

 

VII

HUYỆN LỤC NAM (04 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

Khu Đồi Viềng, thôn Ngò, xã Thanh Lâm

2 357 959

635

064

7

Đất rừng sản xuất

50.000

12

600.000

 

 

 

400

29

Khu Dốc Cửa Khuôn, thôn Quỳnh Cả, xã Nghĩa Phương

2 356 206

652

156

11

Đất lâm nghiệp

40.000

12

480.000

 

1500

0

1000

 

30

Khu Hang Chèn, thôn Quyết Tâm, xã Yên Sơn

2 354 377

640

138

15

Đất rừng sản xuất

120.000

12

1.440.000

 

 

 

 

31

Khu Khe Than, thôn Cổng Xanh, xã Nghĩa Phương

2 350 081

659

316

19

Đất lâm nghiệp

30.000

12

360.000

 

 

1500

900

Tổng

 

 

 

 

240.000

 

2.880.000

 

 

 

 

VIII

HUYỆN LỤC NGẠN (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Khu Cống, thôn Cống, xã Kiên Lao

2 372 008

661

848

1

Đất có rừng trồng sản xuất

30.000

12

360.000

 

 

 

 

33

Khu Cầu Neo, thôn Bến, xã Nam Dương

2 360 896

663

006

2

Đất có rừng trồng sản xuất

30.000

12

360.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

60.000

 

720.000

 

 

 

 

IX

HUYỆN SƠN ĐỘNG (04 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Khu Mỏ Rèm, thôn Rèm, xã Giáo Liêm

2 366 485

688

032

4

Đất bãi thải của mỏ quặng

10.000

5

50.000

 

 

 

 

35

Khu Đồng Mèo, thôn Nòn,

thị trấn Thanh Sơn

2 346 733

682

944

17

Đất lâm nghiệp

50.000

12

600.000

 

 

 

 

36

Khu Đồng Dẹp, thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn

2 346 452

684

210

19

Đất lâm nghiệp

100.000

12

1.200.000

 

 

 

 

37

Khu Ba Bếp, thôn Mậu, xã Tuấn Mậu

2 345 737

677

615

21

Đất lâm nghiệp

100.000

12

1.200.000

 

 

500

 

Tổng

 

 

 

 

260.000

 

3.050.000

 

 

 

 

B

GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (13 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

HUYỆN YÊN THẾ (01 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu núi Đèo Tiên, thôn Đồng Hưu, xã Đồng Hưu

2 377 144

626

758

2

Đất lâm nghiệp

50.000

12

600.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

50.000

 

600.000

 

 

 

 

II

HUYỆN TÂN YÊN (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khu Bãi Hiệu, thôn Quyên, xã Tân Trung

2 371 371

6 165

356

4

Đất lâm nghiệp

10.000

10

100.000

 

 

 

 

3

Khu Xi Lình, thôn Phúc Lễ, xã Phúc Hòa

2 367 384

618

679

12

Đất lâm nghiệp

15.000

12

300.000

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

25.000

 

400.000

 

 

 

 

III

HUYỆN HIỆP HÒA (01 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Khu Cẩm Trung, thôn Cẩm Trung, xã Cẩm Trung

2 356 703

595

933

3

Đất vườn

70.000

3

210.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

70.000

 

210.000

 

 

 

 

IV

HUYỆN VIỆT YÊN (01 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Khu Núi Nhẫm, thôn Cạnh UBND xã Trung Sơn

2 352 171

610

684

3

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

20.000

 

240.000

 

 

 

 

V

HUYỆN YÊN DŨNG (01 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Khu Núi Tràm Hồng, thôn Tiền Phong, xã Nội Hoàng

2 347 830

621

356

2

Đất lâm nghiệp

70.000

12

840.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

70.000

 

840.000

 

 

 

 

VI

HUYỆN LẠNG GIANG (03 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Khu Linh Trong, thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng

2 371 415

626

938

2

Đất lâm nghiệp

30.000

10

300.000

 

 

 

 

8

Khu Tân Trung, thôn Tân Trung, xã Đào Mỹ

2 369 109

625

409

5

Đất có rừng trồng sản xuất

20.000

12

240.000

 

 

 

2500

9

Khu đồi Am, thôn Dĩnh Lục, xã Tân Dĩnh

2 356 704

630

724

9

Đất lâm nghiệp

30.000

9

270.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

80.000

 

810.000

 

 

 

 

VII

HUYỆN LỤC NAM (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Khu Rừng Vẽn, thôn Huệ Vận 2, xã Bảo Sơn

2 363 069

637

448

4

Đất rừng sản xuất

20.000

12

240.000

 

 

 

 

11

Khu Đền Trò, thôn Dùm, xã Nghĩa Phương

2 352 617

655

393

17

Đất lâm nghiệp

20.000

12

240 000

 

 

100

500

Tổng

 

 

 

 

40.000

 

480.000

 

 

 

 

VIII

HUYỆN SƠN ĐỘNG (02 khu vực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Khu đồi Dông Dao, thôn Thanh Hương, xã Long Sơn

2 348 576

695

822

14

Đất lâm nghiệp

40.000

10

400.000

 

3000

100

2500

13

Khu thác Vọt, thôn Nòn, thị trấn Thanh Sơn

2 346 397

682

934

18

Đất lâm nghiệp

50.000

12

600.000

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

90.000

 

1.000.000

 

 

 

 

Tổng giai đoạn 2013 -2015

 

 

 

 

2.002.000

 

22.894.000

 

 

 

 

Tổng giai đoạn 2013 -2015

 

 

 

 

445.000

 

4.580.000

 

 

 

 

Tổng A+B:

 

 

 

 

2.447.000

 

27.474.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

KHU VỰC DỰ TRỮ NGUYÊN LIỆU ĐẤT PHỤC VỤ SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

Địa điểm quy hoạch

Tọa độ trung tâm

Số hiệu trên BĐ

Loại đất, hiện trạng

Quy mô

Khoảng cách tới khu vực cấm nếu có

X (m)

Y (m)

Diện tích
(m2)

Độ sâu khai thác dự kiến (m)

Tài nguyên dự báo
(m3)

An ninh quốc phòng

Công trình thủy lợi

Đường giao thông

Di tích lịch sử, văn hóa

I

HUYỆN TÂN YÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khu Mã Cả, thôn Chính Lan, xã Lan Giới

2 372 596

611 242

1

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

3000

1000

100

 

2

Khu vực Ông Phóng, thôn Ngòi Lan, xã Lan Giới

2 371 895

611 553

3

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

3000

100

100

 

3

Khu núi Ba Bản, thôn Khánh Châu, xã Phúc Sơn

2 370 807

606 318

5

Đất lâm nghiệp

10.000

10

100.000

 

 

 

 

4

Khu núi Rồng, thôn Cảm, xã Phúc Sơn

2 370 463

606 890

6

Đất lâm nghiệp

10.000

10

100.000

 

 

 

 

5

Khu đồi Hồ Ao Hang, thôn Tân Long, xã Tân Trung

2 370 559

616 475

7

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

6

Khu đồi Thông, thôn Gia Tiên, xã Tân Trung

2 369 797

615 356

8

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

7

Khu Đồi Lý Cất, thôn Lý Cốt, xã Phúc Sơn

2 369 538

608 000

9

Đất lâm nghiệp

5.000

5

25.000

 

 

 

 

8

Khu Đồi Núi Giữa, thôn 9, xã Việt Lập

2 366 935

612 591

13

Đất trồng cây lâu năm

13.000

6

78.000

 

 

 

 

9

Khu Trại Chè, Đồng Gai Tân Lập, Đồi Khổng Lồ, thôn Bùi, xã Cao Thượng

2 366 840

618 281

14

Đất lâm nghiệp

30.000

6

180.000

250

 

350

 

10

Khu đồi Không Quân, thôn Việt Hùng, xã Việt Ngọc

2 365 767

606 020

15

Đất lâm nghiệp

9.000

5

45.000

 

 

 

 

11

Khu đồi Duyên, thôn Lục Liễu Trên, xã Hợp Đức

2 365 283

620 174

17

Đất lâm nghiệp

70.000

7

490.000

 

 

 

 

12

Khu đồi Bờ Ơn, thôn 3, xã Việt Lập

2 364 342

618 164

18

Đất trồng cây lâu năm

12.000

5

60.000

 

 

 

 

13

Khu đồi Dầu, thôn Bền, xã Liên Trung

2 364 059

621 902

19

Đất lâm nghiệp

6.000

4

24.000

 

 

 

 

14

Khu đồi Núi Chùa, thôn 2, xã Việt Lập

2 363 617

618 481

20

Đất trồng cây lâu năm

13.000

6

78.000

 

 

 

 

15

Khu núi Chùa Ma, thôn Trung, xã Cao Xá

2 362 771

615 995

21

Đất trồng cây lâu năm

5.000

4

20.000

 

 

 

 

16

Khu Núi Cả, thôn Trung, xã Cao Xá

2 362 395

615 974

23

Đất trồng cây lâu năm

10.000

5

50.000

 

 

 

 

17

Khu Núi Lắp, thôn Ải, xã Ngọc Thiện

2 362 370

612 755

24

Rừng tái sinh

8.000

5

40.000

 

 

 

 

18

Khu Núi Am, thôn Ngọc Yên, xã Cao Xá

2 362 273

615 407

25

Đất trồng cây lâu năm

10.000

6

60.000

 

 

 

 

19

Khu Trại Ông Tuất, thôn Núi Tán, xã Ngọc Thiện

2 362 196

611 449

26

Đất trồng cây lâu năm khác

5.000

5

25.000

 

 

 

 

20

Khu Núi Tiêu, thôn Hương, xã Liên Trung

2 362 236

619 846

27

Đất lâm nghiệp

59.000

10

590.000

 

 

 

 

21

Khu Đồi Rừng Danh, thôn 4, xã Việt Lập

2 362 040

619 629

28

Đất trồng cây lâu năm

14.000

6

84.000

 

 

 

 

22

Khu Trại Đừng, thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Trung

2 361 932

622 155

29

Đất lâm nghiệp

625

4

2.500

 

 

 

 

23

Khu Đà Sơn, thôn Liên Bộ, xã Liên Trung

2 360 755

622 798

30

Đất lâm nghiệp

3.425

4

13.700

 

 

 

 

24

Khu đồi Ông Tranh, thôn Liên Bộ, xã Liên Trung

2 360 659

623 248

31

Đất lâm nghiệp

4.000

4

16.000

 

 

 

 

25

Khu Đồi Hương, thôn Hương, xã Ngọc Thiện

2 360 041

612 806

32

Đất trồng cây lâu năm

5.000

5

25.000

 

 

 

 

26

Khu Núi Dài, thôn Đồng Sùng, xã Ngọc Vân

2 359 916

607 604

33

Đất lâm nghiệp

10.000

10

100.000

1000

 

 

 

27

Khu Núi Ba Cây, Lương Tân, xã Ngọc Vân

2 359 949

609 129

34

Đất lâm nghiệp

10.000

10

100.000

500

 

 

 

28

Khu Đồng Lim, thôn Đồng Lim, xã Ngọc Lý

2 359 404

614 586

35

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

300

 

50

 

29

Khu Ngọn Giao, thôn Ba Làng, xã Quế Nham

2 358 184

621 201

36

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

1500

 

30

Khu Núi Hợp, thôn 284, xã Quế Nham

2 357 993

619 428

37

Đất trồng cây lâu năm

20.000

6

120.000

500

 

1000

 

31

Khu Núi Trạng, thôn Núi, xã Quế Nham

2 357 146

621 481

38

Đất trồng cây lâu năm

20.000

6

120.000

1000

 

1500

 

 

Tổng (31)

 

 

 

 

422.050

 

2.846.200

 

 

 

 

II

HUYỆN VIỆT YÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

Khu Đồi Am, thôn Mỏ Thổ, xã Minh Đức

2 355 211

615 921

2

Đất lâm nghiệp

15.000

5

75.000

 

 

 

 

Tổng (1)

 

 

 

 

15.000

 

75.000

 

 

 

 

III

HUYỆN YÊN DŨNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Khu vực núi Đầu Trâu, thôn Kem, xã Nham Sơn

2 345 373

625 436

7

Đất lâm nghiệp

20.000

5

100.000

 

 

 

 

Tổng (1)

 

 

 

 

20.000

 

100.000

 

 

 

 

IV

HUYỆN LẠNG GIANG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

Khu Kè Sơn, thôn Phú Lợi, xã Hương Sơn

2 371 017

636 518

4

Đất có rừng trồng sản xuất

88.000

8

704.000

 

 

250

 

35

Khu Xóm Mác, thôn 11, xã An Hà

2 368 117

626 738

8

Đất lâm nghiệp

15.000

6

90.000

 

 

 

 

36

Khu đồi Dinh, thôn Dinh, xã Tân Thịnh

2 367 372

631 865

10

Đất trồng cây lâu năm

10.000

5

50.000

1000

 

2000

 

37

Khu đồi Mít, thôn Cầu Gỗ, xã Tiên Lục

2 366 138

625 201

11

Đất có rừng trồng sản xuất

10.000

5

50.000

 

 

 

 

38

Khu đồi Mã Đỏ, thôn Cầu Đầm, xã Dương Đức

2 365 533

624 100

13

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

39

Khu Mã Chúa, thôn Bãi Cả, xã Tiên Lục

2 365 560

627 439

14

Đất có rừng trồng sản xuất

10.000

5

50.000

 

 

 

 

40

Khu Sau nhà ông Căn, thôn Hưởng 9, xã Hương Sơn

2 365 766

635 050

15

Đất lâm nghiệp

15.000

6

90.000

 

 

50

 

41

Khu đồi Rừng Xi, thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh

2 364 847

629 227

16

Đất lâm nghiệp

15.000

4

60.000

 

 

 

 

42

Khu đồi Khau Lành, thôn Mai Hạ, xã Tân Thanh

2 364 203

628 065

17

Đất lâm nghiệp

25.000

7

175.000

 

 

 

 

43

Khu đồi rừng Vĩ, thôn Cầu Ván, xã Dương Đức

2 363 946

623 227

18

Đất lâm nghiệp

11.000

5

55.000

 

 

 

 

44

Khu đồi Ông Công, thôn Mai Hạ, xã Tân Thanh

2 363 880

627 026

19

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

45

Khu Đồi Tôn, thôn Đồi, xã Mỹ Hà

2 366 763

622 066

20

Đất trồng cây lâu năm

5.000

6

30.000

200

500

500

 

46

Khu đồi Trà, thôn Cầu Ván, xã Dương Đức

2 363 520

623 792

22

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

47

Khu đồi Chiêng, thôn Thân Thuận, xã Tân Thanh

2 362 319

625 131

25

Đất lâm nghiệp

20.000

6

120.000

 

 

 

 

48

Khu Đồi Rác, thôn Hương Mẫn, xã Xuân Hương

2 356 660

625 291

27

Đất lâm nghiệp

20.000

6

120.000

 

 

 

 

49

Khu Đồi Am, thôn Đồi, xã Mỹ Hà

2 366 763

622 066

28

Đất trồng cây lâu năm

5.000

5

25.000

200

500

500

 

50

Khu Đồi Ông Thắng, thôn Dĩnh Lục, xã Tân Dĩnh

2 356 610

630 384

29

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

 

 

51

Khu Đồi Đỏ, thôn Dĩnh Lục, xã Tân Dĩnh

2 356 442

630 914

30

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

 

 

 

 

Tổng (18)

 

 

 

 

299.000

 

1.859.000

 

 

 

 

V

HUYỆN LỤC NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

52

Khu Đập Am Sang 1 &2, thôn Am Sang, xã Đông Hưng

2 365 867

651 602

1

Đất trồng cây lâu năm

15.000

5

75.000

 

100

50

 

53

Khu Trạm Bơm, thôn Đồng Xung, xã Đông Hưng

2 364 747

650 377

2

Đất trồng cây lâu năm

15.000

5

75.000

 

150

200

 

54

Khu Đập Con Hiên, thôn Tân Tiến, xã Đông Phú

2 364 327

647 692

3

Đất lâm nghiệp

5.000

4

20.000

 

700

1500

1000

55

Khu Rừng Đại, thôn Huệ Vận 3, xã Bảo Sơn

2 363 276

637 537

5

Đất rừng sản xuất

4.000

4

16.000

 

 

 

 

56

Khu Đồi Đồn Tầu, thôn Thượng Lâm, xã Thanh Lâm

2 359 740

636 594

6

Đất rừng sản xuất

10.000

5

50.000

2000

500

1000

2000

57

Khu Rừng Mèo, thôn Dốc, xã Phương Sơn

2 357 149

635 690

8

Đất thổ cư

7.000

5

35.000

 

 

 

 

58

Khu Rừng Hin, thôn Kẻn, xã Phương Sơn

2 356 505

637 355

9

Đất thổ cư

8.000

5

40.000

 

 

 

 

59

Khu Quốc Lộ 31, thôn 2, xã Phương Sơn

2 355 289

638 463

10

Đất thổ cư

5.000

4

20.000

2000

500

1000

200

60

Khu Núi Ngang, thôn An Phúc, xã Trường Giang

2 356 477

653 520

12

Đất thổ cư, vườn

5.000

4

20.000

 

 

500

 

61

Khu Rừng Bằng, thôn Tòng Lệnh 2, xã Trường Giang

2 356 419

654 595

13

Thổ cư

5.000

4

20.000

 

 

10

 

62

Khu Đèo Môi, thôn Đồng Chè, xã Trường Giang

2 356 303

656 229

14

Đất thổ cư

5.000

4

20.000

 

 

10

 

63

Khu Núi Đụn, thôn Dùm,

2 353 376

656 021

16

Đất lâm

13.000

5

65.000

 

 

 

 

 

xã Nghĩa Phương

 

 

 

nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

64

Khu Ven Đường TL 293, thôn Ba Gò, xã Nghĩa Phương

2 352 360

652 320

18

Đất thổ cư

18.000

6

108.000

 

 

100

 

65

Khu Mỏ Đất, thôn Đèo Quạt, xã Lục Sơn

2 349 882

667 984

20

Đất lâm nghiệp

5.000

4

20.000

 

 

 

 

66

Khu Mỏ Đất, thôn Chồi, xã Lục Sơn

2 347 714

664 978

21

Đất lâm nghiệp

4.000

4

16.000

 

 

 

 

Tổng (21)

 

 

 

 

124.000

 

600.000

 

 

 

 

VI

HUYỆN SƠN ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

67

Khu Ao Dăm, thôn Khuân Cầu 2, xã Quế Sơn

2 369 240

686 450

1

Đất lâm nghiệp

10.000

5

50.000

0

0

0

0

68

Khu Kéo Tông, thôn Dần 1, xã Hữu Sản

2 368 395

702 749

2

Đất lâm nghiệp

20.000

6

120.000

 

 

15

 

69

Khu Pô Mo, thôn Sản 2, xã Hữu Sản

2 368 395

704 535

3

Đất rừng sản xuất

20.000

6

120.000

 

 

15

 

70

Khu Nà Vối, thôn Lọ, xã Lệ Viễn

2 363 678

698 806

5

Đất lâm nghiệp

20.000

6

120.000

 

 

 

 

71

Khu Cầu Lầm, thôn Lọ, xã Lệ Viễn

2 363 453

698 030

6

Đất lâm nghiệp

6.000

5

30.000

 

 

 

 

72

Khu đồi Mâm Điếm, thôn Đặng, xã Vĩnh Khương

2 360 393

686 404

7

Đất lâm nghiệp

15.000

6

90.000

 

40

40

400

73

Khu đồi Ranh, thôn Vá, xã An Bá

2 359 685

689 529

8

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

 

 

74

Khu Đồi Ông Tồng, thôn Vá, xã An Bá

2 359 442

688 870

9

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

 

 

75

Khu Đồi Máng Nước, thôn Vá, xã An Bá

2 359 254

688 079

10

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

 

 

76

Khu Thoi, thôn Thoi, xã Dương Hưu

2 350 190

699 389

11

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

7

 

77

Khu Đồng Mạ, thôn Đồng Mạ, xã Dương Hưu

2 350 278

701 559

12

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

7

 

78

Khu Mục, thôn Mục, xã Dương Hưu

2 349 389

700 108

13

Đất lâm nghiệp

10.000

4

40.000

 

 

7

 

79

Khu Đồi Kiến Thiết, thôn Rạng Đông, xã Dương Hưu

2 348 703

700 988

15

Đất lâm nghiệp

5.000

4

20.000

 

 

7

 

80

Khu Đồi Dông Đồn, thôn Thượng, xã Long Sơn

2 347 831

695 513

16

Đất lâm nghiệp

10.000

8

80.000

 

2000

50

1500

81

Khu Đồi Dông Dao, thôn Thượng, xã Long Sơn

2 346 539

693 658

20

Đất lâm nghiệp

10.000

6

60.000

 

2500

50

1700

Tổng (16)

 

 

 

 

176.000

 

930.000

 

 

 

 

Tổng cộng (81)

 

 

 

 

1.056.050

 

6.410.200

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2104/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu đất san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

  • Số hiệu: 2104/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Lại Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản