- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
- 6Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 7Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 54/2010/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2101/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 10 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG KHU VỰC ĐỒI VỌNG CẢNH VÀ VÙNG PHỤ CẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ, khung tên trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Quyết định số 228/QĐ-UBND ngày 18/01/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực đồi Vọng Cảnh và vùng phụ cận;
Căn cứ Quyết định số 2792/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt bổ sung Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực đồi Vọng Cảnh và vùng phụ cận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản thẩm định số 1377/TĐ-SXD ngày 17 tháng 9 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực đồi Vọng Cảnh và vùng phụ cận với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi lập quy hoạch: Khu vực lập quy hoạch (tỷ lệ 1/2000) ở phía Tây Nam thành phố Huế, thuộc địa giới hành chính phường Thủy Xuân, phường Thủy Biều - thành phố Huế và xã Thủy Bằng - thị xã Hương Thủy, có ranh giới cụ thể:
a) Phía Đông: Giáp ruộng lúa và khu vực dân cư phường Thủy Xuân.
b) Phía Tây: Giáp sông Hương;
c) Phía Nam: Giáp đường Quốc lộ 49A và khu vực ruộng lúa thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy;
d) Phía Bắc: Giáp đường Lê Ngô Cát hiện trạng và đoạn dự kiến nối dài về phía phường Thủy Biều.
2. Quy mô đất đai: Diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 219 ha.
3. Tính chất:
a) Là khu vực sinh thái cảnh quan, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích văn hóa lịch sử.
b) Là khu văn hóa, tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, đồng thời kết hợp chỉnh trang các khu ở , làng vườn gắn kết với du lịch sinh thái cảnh quan.
4. Các chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng kỹ thuật:
a) Chỉ tiêu về đường giao thông:
- Bề rộng làn ôtô thiết kế: 3,5m - 3,75m.
- Bề rộng làn xe đạp : 1,5m.
- Bề rộng làn đi bộ: 0,75m.
b) Chỉ tiêu cấp nước:
- Nước phục vụ sinh hoạt trong khu dân cư: 180 lít/ng/ngđ.
- Nước phục vụ du lịch: 300 lít/ng/ngđ.
- Nước cho các công trình công cộng, dịch vụ đô thị: ≥ 2 lít/m2 sàn/ngđ.
- Nước tưới vườn hoa, công viên: ≥ 3 lít/m2/ngđ.
- Nước rửa đường: ≥ 0,5 lít/m2/ngđ.
- Các nhu cầu dùng nước khác tính toán theo tiêu chuẩn quy định.
c) Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
- Chỉ tiêu nước thải: Tính toán theo chỉ tiêu cấp nước.
- Chỉ tiêu rác thải: 1,0 - 1,2 kg/người/ngày.
- Tỷ lệ thu gom: 90 - 100%.
d) Chi tiêu cấp điện:
- Điện sinh hoạt: Giai đoạn đầu: 1.100kWh/người/năm; Giai đoạn dài hạn: 2.100kWh/người/năm.
- Phụ tải điện sinh hoạt: Giai đoạn đầu: 450W/người; Giai đoạn dài hạn: 700W/người.
- Điện phục vụ các khu du lịch: 3,5kW/giường/ngđ
- Công trình công cộng, dịch vụ: 30 w/m2 sàn/ngđ.
- Cây xanh, công viên: 30 kW/ha/ngđ.
- Các nhu cầu dùng điện khác tính toán theo tiêu chuẩn quy định.
5. Cơ cấu sử dụng đất:
TT | Loại đất | Ký hiệu | Quy hoạch | |
Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |||
1 | Đất công cộng | CC | 1,51 | 0,69 |
2 | Đất dịch vụ | DV | 18,47 | 8,43 |
3 | Đất khu dân cư chỉnh trang | CT | 24,62 | 11,24 |
4 | Đất ở tái định cư | TĐC | 1,87 | 0,85 |
5 | Đất khu vực lăng tẩm, di tích lịch sử - văn hóa | LT, DT | 25,23 | 11,52 |
6 | Đất tôn giáo | TG | 0,18 | 0,08 |
7 | Đất tín ngưỡng | TN | 0,08 | 0,04 |
8 | Đất sử dụng hỗn hợp (Đất công viên cây xanh, đất du lịch sinh thái.,.) | HH | 33,56 | 15,32 |
9 | Đất khu công viên | CV | 13,23 | 6,04 |
10 | Đất cây xanh cách ly | CL | 22,83 | 10,42 |
11 | Đất cây xanh cảnh quan vùng đệm | CQ | 6,86 | 3,13 |
12 | Đất cây xanh vùng thoát lũ | TL | 18,53 | 8,46 |
13 | Đất ruộng lúa | RL | 10,72 | 4,89 |
14 | Đất bãi đỗ xe | P | 2,93 | 1,34 |
15 | Đất công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối | HT | 12,40 | 5,66 |
16 | Đất giao thông |
| 17,78 | 8,12 |
17 | Mặt nước |
| 8,20 | 3,74 |
| Tổng |
| 219,00 | 100,00 |
6. Giải pháp tổ chức không gian, quy hoạch kiến trúc:
a) Phân khu chức năng:
- Các khu vực lăng tẩm bảo tồn (lăng Tự Đức, Đồng Khánh...): Tuân thủ theo các quy định về khoanh vùng bảo vệ di tích; Tạo dựng các vùng đệm bằng hệ thống cây xanh, vùng sinh thái nông nghiệp.
- Khu vực núi Bàu Hồ:
+ Phần đất ven sông Hương: Trước mắt, khoanh vùng không mở rộng phạm vi khu vực chôn cất, từng bước di dời nghĩa địa, dành quỹ đất dự kiến xây dựng các điểm ngắm cảnh, thư giãn, du lịch sinh thái, sinh hoạt cộng đồng, cây xanh cảnh quan... (dạng quỹ đất sử dụng hỗn hợp) cũng như đất cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (mở rộng nhà máy nước Vạn Niên).
+ Phần đất phía Bắc núi: Bố trí các khu dịch vụ, du lịch sinh thái có mật độ xây dựng thấp, khai thác các giá trị kiến trúc truyền thống mang nét đặc trưng Huế.
Khu vực đồi Vọng Cảnh:
+ Là khu công viên phục vụ các hoạt động như đi dạo, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, kết hợp làm điểm dừng lí tưởng cho các chuyến du lịch đường bộ cũng như đường thủy dọc sông Hương. Tại đây cũng có thể tổ chức các hoạt động cắm trại, sáng tác nghệ thuật, giao lưu văn hóa...
+ Công trình kiến trúc xây dựng tại khu vực này chủ yếu là các chòi nghỉ, chòi ngắm cảnh trên các điểm nghỉ, điểm dừng và các công trình kiến trúc trang trí nhỏ mang tính sinh thái.
- Các khu vực tổ chức du lịch, dịch vụ:
+ Phía Bắc núi Bàu Hồ dự kiến bố trí các dự án làng du lịch.
+ Phía Đông Bắc đồi Vọng Cảnh tổ chức bãi đỗ xe tập trung kết hợp khai thác dịch vụ quy mô nhỏ.
- Các khu cây xanh vùng đệm, cây xanh phòng hộ cảnh quan:
+ Xung quanh khu vực lăng tẩm tổ chức cây xanh vùng đệm bảo vệ di tích.
+ Dọc hai bờ sông Hương, khe Bối, các khe tụ thủy, xung quanh các hồ nước tổ chức trồng cây xanh tạo cảnh quan.
- Các khu ở:
+ Khu dân cư dọc đường Lê Ngô Cát, Huyền Trân Công Chúa, Đoàn Nhữ Hài: Quản lý việc xây dựng nhà ở theo hướng nhà vườn mật độ xây dựng thấp kết hợp với dịch vụ du lịch; Hạn chế tối đa việc phân lô, xen ghép tại khu vực này. Từng bước giải tỏa, tái định cư đối với các nhà ở nằm trong vành đai khoanh vùng bảo vệ di tích Lăng Tự Đức.
+ Khu dân cư phía Nam đồi Vọng Cảnh: Ưu tiên chỉnh trang theo hướng nhà vườn ven sông, hạn chế tối đa việc phân lô, xen ghép tại khu vực này.
+ Khu dân cư phía Đông khu vực quy hoạch: Chỉnh trang theo các tiêu chí đô thị xanh phù hợp.
+ Khu dân cư phía Nam khu vực quy hoạch thuộc xã Thủy Bằng: Chỉnh trang, phát triển theo hướng kết hợp khai thác du lịch cảnh quan với loại hình nhà vườn ven sông và khai thác các dịch vụ trên cơ sở phát huy thế mạnh về đặc sản trái cây vườn Huế. Xây dựng các cụm tái định cư trong đó ưu tiên cho các hộ dân phải di dời ra khỏi khu vực phía Đông đồi Vọng Cảnh và các khu vực thuộc khoanh vùng bảo vệ di tích.
- Các không gian phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật và các không gian khác được bố trí phù hợp về chức năng sử dụng và các tiêu chuẩn quy định.
b) Tổ chức không gian kiến trúc:
- Hệ thống trục không gian được hình thành theo hệ thống kiến trúc cảnh quan khu vực:
+ Trục chính khu vực dọc theo các tuyến giao thông chính (từ đường Lê Ngô Cát, Huyền Trân Công Chúa, Đoàn Nhữ Hài, kéo dài đến Quốc lộ 49A), đoạn đi qua khu vực dân cư hiện trạng cần kiểm soát chặt chẽ về tầng cao, hình thức kiến trúc công trình, các quy định về chi tiết và màu sắc công trình, khoảng lùi, biển báo biển hiện..., đoạn đi qua khu vực lăng tẩm hạn chế tối đa việc xây dựng, ưu tiên các công trình phục vụ di tích.
+ Trục cảnh quan đồi núi, không gian ven sông: Trải dài từ khu vực núi Bàn Hồ, qua đồi Vọng Cảnh đến khu vực dân cư xã Thủy Bằng, gắn liền với các khu dịch vụ du lịch văn hóa truyền thống, vui chơi giải trí ngắm cảnh, nghỉ ngơi cộng đồng, hệ thống các nhà vườn ven sông kết hợp với du lịch sinh thái, ẩm thực hoa trái đặc sản.
- Hệ thống cây xanh: Tổ chức phù hợp với tính chất từng khu vực cụ thể: Cây xanh vùng đệm, cây xanh cách ly bảo vệ cho các khu lăng tẩm, di tích; Cây xanh cảnh quan ven sông, suối, các khu vực tụ thủy; Cây xanh đường phố, bóng mát, cây xanh công viên, vườn hoa thảm cỏ, cây xanh trồng trong khuôn viên công trình... Đặc biệt lưu ý việc lựa chọn cây trồng phù hợp trong các công trình di tích.
- Hệ thống điểm nhìn: Các điểm nhìn quan trọng được xác định tại các cao điểm tự nhiên (đồi Vọng Cảnh, núi Bàu Hồ...) và giao lộ các trục đường chính trong khu vực.
- Hệ thống đường dạo, chòi nghỉ: Tổ chức đường dạo, điểm nghỉ kết hợp hệ thống cây xanh và các kiến trúc nhỏ như tượng nghệ thuật, đèn đá, biển chỉ dẫn, thùng rác nhỏ... mang tính sinh thái, hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực.
- Hệ thống nhà vệ sinh công cộng: Bố trí kín đáo xen lẫn cây xanh nhưng vẫn dễ nhận biết, có hình thức kiến trúc phù hợp.
c) Các chỉ tiêu về kiến trúc quy hoạch:
Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) toàn khu vực quy hoạch: ≤ 30 %; Chiều cao công trình ≤ 3 tầng; Các khu chức năng có các chỉ tiêu về kiến trúc quy hoạch cụ thể như sau:
- Đối với khu vực lăng tẩm: Việc xây dựng, sửa chữa đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị di sản theo các quy định pháp luật hiện hành.
- Đối với khu vực đồi Vọng Cảnh, khu cây xanh vùng đệm, cây xanh cảnh quan, công viên: tầng cao xây dựng ≤ 01 tầng, mật độ xây dựng gộp (brut-tô) <5%.
- Đối với khu vực núi Bàu Hồ (đất sử dụng hỗn hợp): tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng gộp (brut-tô) ≤ 15%.
- Đối với công trình nhà ở:
+ khu vực dân cư dọc đường Lê Ngô Cát và Huyền Trân Công Chúa, khu vực dân cư phía Đông khu quy hoạch: Nhà ở hiện trạng chỉnh trang: tầng cao xây dựng ≤ 3 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 75%; Nhà vườn, biệt thự: tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 50%.
+ Cụm dân cư phía Nam đồi Vọng Cảnh: Tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 50%.
+ Khu vực dân cư phía Nam khu quy hoạch thuộc xã Thủy Bằng: Nhà ở hiện trạng chỉnh trang, xen ghép, nhà ở phân lô tái định cư: tầng cao xây dựng ≤ 3 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 75%; Nhà vườn, biệt thự: tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 50%.
- Đối với công trình tôn giáo, tín ngưỡng: tầng cao xây dựng được căn cứ theo hiện trạng sử dụng, quy mô công trình và phù hợp với quy hoạch được duyệt; Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) ≤ 40%.
- Đối với các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, du lịch: tầng cao xây dựng ≤ 3 tầng, mật độ xây dựng gộp (brut - tô) ≤ 30% (riêng khu vực phía Bắc núi Bàu Hồ tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng ≤ 15 %).
- Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối: tầng cao xây dựng ≤ 2 tầng, mật độ xây dựng thuần (net-to) ≤ 20%.
d) Quy định về chỉ giới xây dựng:
- Đối với chỉ giới đường đỏ các trục đường:
+ Công trình nhà ở: lùi ≥ 5,0m so với chỉ giới đường đỏ. Riêng đối với đường kiệt: chỉ giới xây dựng được trùng chỉ giới đường đỏ (khuyến khích các công trình có độ lùi đối với các lô đất có chiều sâu ≥ 20,0m).
+ Công trình công cộng, dịch vụ thương mại: lùi ≥ 5,0 m so với chỉ giới đường đỏ; Riêng đối với các tuyến giao thông có lộ giới ≤ 11,5m quy định chỉ giới xây dựng lùi ≥ 3,0 m so với chỉ giới đường đỏ.
- Đối với ranh giới các lô đất tiếp giáp: lùi ≥ 2,0 m.
- Đối với sông Hương: lùi ≥ 20,0m.
- Việc xây dựng công trình trong khu vực đảm bảo hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới hệ thống di tích, không che chắn tầm nhìn từ đồi Vọng Cảnh và núi Bàu Hồ tới sông Hương.
7. Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
a) Chuẩn bị kỹ thuật:
- Cao độ thiết kế san nền:
+ Thiết kế san nền theo hướng san nền cục bộ, khai thác tốt các điều kiện địa hình tự nhiên và cảnh quan chung của khu vực. Cao độ nền xây dựng khống chế cơ bản ≥ +5,5m.
+ Đối với khu vực dân cư hiện hữu: Trên cơ sở cao độ nền hiện trạng, tiến hành chỉnh trang, nâng cấp và có giải pháp chống ngập cục bộ.
+ Đối với khu vực đất ở tái định cư: Cao độ san nền ≥ +5,5m.
- Thoát nước mưa: Tổ chức mạng lưới thoát nước mưa bằng hệ thống rãnh thu gom nước, đổ vào các dòng suối, mương, sau đó đổ vào sông Hương và các khu vực thoát nước phụ cận.
b) Giao thông:
- Giao thông liên khu vực:
+ Đường Lê Ngô Cát (mặt cắt 1-1): lộ giới 19,5m (4,5m + 10,5m + 4,5m);
+ Đường Quốc lộ 49A (mặt cắt 7-7): lộ giới 26,0m (6,0m + 14,0m + 6,0m).
- Giao thông nội bộ:
+ Đường Huyền Trân Công Chúa (đoạn từ đường Lê Ngô Cát tới đường Đoàn Nhữ Hài), đường Đoàn Nhữ Hài (đoạn từ Huyền Trân Công Chúa đến lăng Tự Đức) (mặt cắt 1-1): lộ giới 19,5m (4,5m + 10,5m + 4,5m);
+ Đường Đoàn Nhữ Hài (đoạn đi qua lăng Tự Đức) (mặt cắt 2-2): lộ giới 15m (tường lăng Tự Đức + 10,5m + 4,5m);
+ Đường Đoàn Nhữ Hài (đoạn từ Lăng Tự Đức nối dài đến Quốc lộ 49A) (mặt cắt 3-3): lộ giới 16,5m (3,0m + 10,5m + 3,0m);
+ Đường quy hoạch đi qua núi Bàu Hồ, đường Huyền Trân Công Chúa (đoạn từ đường Đoàn Nhữ Hài, đi dọc phía Đông khu vực đồi Vọng Cảnh đến cầu Khe Bối), đường quy hoạch đi dọc bờ sông Hương tại khu dân cư phía Nam thuộc xã Thủy Bằng (mặt cắt 4-4): lộ giới 13,5m (3,0m + 7,5m + 3,0m);
+ Đường quy hoạch đi qua các khu dân cư hiện trạng (mặt cắt 5-5): lộ giới 12,0m(3,0m + 6,0m + 3,0m);
+ Đường đi dạo xung quanh Lăng Tự Đức (mặt cắt 6-6): lộ giới 6,0m.
- Bãi đỗ xe: Các bãi đỗ xe được bố trí thuận tiện, đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật.
c) Cấp nước:
- Nguồn nước: Lấy từ hệ thống cấp nước thành phố Huế.
- Mạng lưới: Mạng lưới đường ống trong khu vực quy hoạch được thiết kế, mạng vòng, nhánh cụt, bố trí theo các trục đường thuận tiện cho việc kết nối đến các công trình.
- Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy: Bố trí đúng theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy; Các họng cứu hỏa được bố trí đảm bảo khoảng cách theo quy định.
d) Cấp điện:
- Nguồn điện: Lấy từ lưới điện 35kV (xuất tuyến 372) và 22kV (xuất tuyến 479) sau trạm E6 (Huế 1) 110/35/22 kV - 2x40 MVA.
- Lưới điện: Lưới hạ thế đi nổi, kết hợp với lưới điện chiếu sáng bố trí dọc các tuyến giao thông, đến các hộp đấu nối rồi phân phối về các khu vực cụ thể. Riêng đoạn qua các khu di tích, du lịch, cảnh quan sử dụng cáp ngầm.
- Chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, sử dụng đèn hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng.
đ) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Thoát nước thải: Từng bước xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo tự chảy. Nước thải của các công trình cần được xử lý cục bộ bằng bể xử lý nước thải đúng quy cách, đảm bảo chất lượng trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung khu vực, tiến tới đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải thành phố trong tương lai.
- Vệ sinh môi trường: Tổ chức thu gom và xử lý rác thải theo quy định.
e) Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống cáp, hộp nối được lắp đặt đồng bộ.
Mạng lưới cáp bố trí ngầm theo hệ thống giao thông.
8. Giải pháp bảo vệ môi trường:
a) Bảo vệ môi trường nguồn nước:
- Hồ, khe, kênh trong khu quy hoạch được cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, khe, kênh đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ trong các khu dân cư.
- Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.
b) Bảo vệ môi trường không khí: Bố trí trồng cây xanh hai bên đường, công viên, các điểm xanh.
c) Xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển về các khu xử lý chất thải rắn ở phía Nam thành phố Huế.
d) Nhà vệ sinh công cộng: Trong các khu dịch vụ thương mại, công viên lớn, các bến xe và các nơi công cộng khác phải bố trí các nhà vệ sinh công cộng.
Ngoài những quy định nêu trên, cần tuân thủ theo các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.
9. Các hạng mục ưu tiên đầu tư:
a) Triển khai xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, trong đó ưu tiên các tuyến đường liên khu vực kết nối các điểm tham quan như: đường Huyền Trân Công Chúa, đường Đoàn Nhữ Hài...; Đồng thời mở rộng một số đường kiệt hiện có để thuận tiện cho việc khai thác du lịch cảnh quan với loại hình nhà vườn ven sông và khai thác các dịch vụ trên cơ sở phát huy thế mạnh về đặc sản trái cây vườn Huế.
b) Chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng; Có kế hoạch xây dựng khu tái định cư phục vụ di dời các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa.
c) Tổ chức thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích đã được xếp hạng; Xây dựng các các bãi đỗ xe ở các khu vực lăng tẩm, di tích lịch sử - văn hóa.
d) Sớm đầu tư hoàn thiện một số dự án du lịch dịch vụ trong khu quy hoạch.
Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giao trách nhiệm các cơ quan liên quan thực hiện các công việc sau:
1. Sở Xây dựng:
- Tổ chức công bố quy hoạch để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.
- Chuyển giao các bản vẽ quy hoạch được duyệt để các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý theo quy định (bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Thủy).
2. Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Thủy và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định pháp luật hiện hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế; Chủ tịch UBND thành phố Huế; Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân, Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, Chủ tịch UBND xã Thủy Bằng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1768/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực hợp khối các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đông Nam Ga Phú Diễn (Khu liên hợp cao cấp và chăm sóc sức khỏe cộng đồng) - tỷ lệ 1/500, địa điểm: xã Phú Diễn, thị trấn Cầu Diễn- huyện Từ Liêm - Hà Nội
- 3Quyết định 5617/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Phần Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và giao thông - Tỉ lệ 1/2000)
- 4Quyết định 261/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh (cục bộ) Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 950/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 21/2005/QĐ-BXD về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
- 6Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 7Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 54/2010/QĐ-UBND Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quy hoạch xây dựng - kiến trúc công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 1768/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực hợp khối các cơ quan hành chính cấp tỉnh tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
- 10Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đông Nam Ga Phú Diễn (Khu liên hợp cao cấp và chăm sóc sức khỏe cộng đồng) - tỷ lệ 1/500, địa điểm: xã Phú Diễn, thị trấn Cầu Diễn- huyện Từ Liêm - Hà Nội
- 11Quyết định 5617/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Phần Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất và giao thông - Tỉ lệ 1/2000)
- 12Quyết định 261/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh (cục bộ) Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu đô thị mới Đông Nam Thủy An, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 950/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) khu vực Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 2101/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực đồi Vọng Cảnh và vùng phụ cận do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 2101/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/10/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực