Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2021/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 28 tháng 4 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về đối tượng chịu phí, tổ chức thu phí, người nộp phí, các trường hợp miễn phí, mức phí, kê khai nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng chịu phí là nước thải sinh hoạt từ hoạt động của:
a) Hộ gia đình, cá nhân.
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
c) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
d) Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
đ) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
2. Tổ chức thu phí
a) Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp (thu đồng thời với việc thu tiền sử dụng nước sạch do đơn vị cung cấp).
b) Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.
3. Người nộp phí
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định tại
b) Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (trừ trường hợp quy định tại
4. Các trường hợp miễn phí
a) Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã.
b) Nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch.
c) Nước thải sinh hoạt của của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
d) Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Điều 3. Mức phí
1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nơi đã có hệ thống cấp nước sạch là 10% trên giá bán của 1m3 (một mét khối) nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2. Đối với các đối tượng tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng): Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thải ra môi trường là: 1.000 đồng/người/tháng.
Điều 4. Kê khai nộp phí, quản lý và sử dụng phí
1. Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ.
2. Đối với tổ chức cung cấp nước sạch: Để lại 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí.
3. Đối với Ủy ban nhân dân phường, thị trấn: Để lại 15% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí.
4. Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định, tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ và các quy định hiện hành.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp số liệu thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt báo cáo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 5 năm sau. Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung về mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan Thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
3. Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán số tiền thu phí bảo vệ môi trường do đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nộp vào Chương, loại, khoản tương ứng theo Mục lục ngân sách nhà nước và đảm bảo đúng quy định hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, thị trấn triển khai thực hiện Quyết định này.
5. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện thu phí; tổng hợp số liệu hằng năm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn, báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
6. Đơn vị cung cấp nước sạch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện thu phí; tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được và thông báo cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2021. Thay thế Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định việc tổ chức thực hiện mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 12/2017/QĐ-UBND quy định việc tổ chức thực hiện mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Nghị quyết 27/2020/NQ-HĐND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Nghị quyết 76/2021/NQ-HĐND quy định về lộ trình và mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 5Nghị quyết 93/2022/NQ-HĐND sửa đổi nội dung về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quy định tại Nghị quyết 61/2017/NQ-HĐND
- 1Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật phí và lệ phí 2015
- 4Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí
- 5Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 6Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 7Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 07/2020/NQ-HĐND về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Nghị quyết 27/2020/NQ-HĐND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 11Nghị quyết 76/2021/NQ-HĐND quy định về lộ trình và mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- 12Nghị quyết 93/2022/NQ-HĐND sửa đổi nội dung về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh quy định tại Nghị quyết 61/2017/NQ-HĐND
Quyết định 21/2021/QĐ-UBND quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Số hiệu: 21/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Trịnh Việt Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra