Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2018/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 02 tháng 10 năm 2018 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BXD ngày 02 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;
Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại các Văn bản số 3125/SXD- PTĐT&HTKT ngày 17/9/2018, số 479/TTr-SXD ngày 27/6/2018 và Báo cáo thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp tại văn bản số 61/BC-STP ngày 29/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2018 và thay thế Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 9/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quy định phân cấp quản lý hoạt động thoát nước đô thị và khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 21/2018/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Giải thích từ ngữ và thành phần hệ thống thoát nước
1. Từ ngữ sử dụng trong Quy định này thực hiện theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải (sau đây gọi là Nghị định số 80/2014/NĐ-CP)
2. Thành phần hệ thống thoát nước bao gồm:
a) Mạng lưới thoát nước cấp 1: Bao gồm kênh, mương, cống dẫn nước thải, nước mưa cho khu vực hoặc lưu vực thoát nước xả trực tiếp vào các nguồn tiếp nhận như sông, hồ hoặc nhà máy xử lý nước thải;
b) Mạng lưới thoát nước cấp 2: Bao gồm hệ thống cống dọc các tuyến đường chính có chức năng vận chuyển nước thải và nước mưa đến mạng lưới thoát nước cấp 1;
c) Mạng lưới thoát nước cấp 3: Bao gồm cống dọc các đường trong các khu dân cư, ngõ xóm; các cống dẫn nước mưa từ các cửa thu hè phố, nước thải từ các hộp đấu nối và truyền tải tới mạng lưới thoát nước cấp 1 và cấp 2;
d) Hộp đấu nối là những vị trí tại điểm đấu nối của hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước, được bố trí thành hố kiểm tra để thực hiện việc đấu nối và phục vụ duy trì, nạo vét;
e) Hố ga, cửa thu nước lề đường, các giếng tách nước mưa và nước thải, cống bao, cống áp lực, cửa phai; các trạm bơm nước thải, nước mưa, nước hồ và các cống ra vào trạm bơm;
g) Hồ điều hòa và các kênh, mương; các cửa xả nước mưa hoặc nước thải;
h) Các nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung và phi tập trung; công trình xử lý bùn cặn.
Điều 3. Chủ sở hữu hệ thống thoát nước
1. UBND cấp huyện là chủ sở hữu hệ thống thoát nước trên địa bàn mình quản lý, bao gồm:
a) Hệ thống thoát nước được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Hệ thống thoát nước nhận bàn giao lại từ các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới trên địa bàn quản lý;
c) Hệ thống thoát nước nhận bàn giao lại từ các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư để kinh doanh công trình thoát nước trên địa bàn quản lý;
2. Các tổ chức kinh doanh, phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phép sở hữu, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước trên địa bàn do mình quản lý đến khi bàn giao theo quy định.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình thoát nước do mình bỏ vốn đầu tư đến khi bàn giao cho UBND cấp huyện theo quy định.
Điều 4. Quy định về tiêu chuẩn dịch vụ
1. Đơn vị thoát nước được chủ sở hữu lựa chọn, trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định và điều kiện cụ thể của hệ thống thoát nước do mình quản lý, duy trì, có trách nhiệm xây dựng “Kế hoạch thoát nước, chống úng ngập vào mùa mưa bão hàng năm” trình UBND cấp huyện xem xét, chấp thuận trên cơ sở ý kiến chuyên môn của Sở Xây dựng, đồng thời làm cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn.
2. Đơn vị thoát nước quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật theo quy định; chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Quy định này.
Điều 5. Quy định về đấu nối hệ thống thoát nước
1. Yêu cầu về cao độ điểm đấu nối.
Điểm đấu nối là các điểm xả nước của các hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước. Cao độ của điểm đấu nối phải phù hợp với cao độ hệ thống thoát nước khu vực, bảo đảm cho việc thoát nước từ hộ thoát nước tới điểm đấu nối và từ điểm đấu nối tới hố kiểm tra hoặc hệ thống thoát nước chung. Cao độ điểm đấu nối được tính toán, thiết kế trong dự án xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải trên cơ sở quy hoạch thoát nước được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
2. Hộp đấu nối và trách nhiệm thực hiện đấu nối.
a) Hộp đấu nối là nơi đấu nối hệ thống thoát nước bên trong khuôn viên của hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước công cộng. Hộp đấu nối được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của chủ sở hữu hệ thống thoát nước, được xây dựng đồng thời với các dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng hay xây mới hệ thống thoát nước. Vị trí hộp đấu nối được xác định nằm trên phần đất công, tiếp giáp với phần đất của hộ thoát nước; bảo đảm ổn định lâu dài, thuận lợi cho việc thi công đấu nối, giao thông đi lại và công tác kiểm tra, giám sát, duy trì hoặc xử lý sự cố, sửa chữa rò rỉ nước thải của đơn vị thoát nước;
b) Hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư tuyến cống thu gom và hộp đấu nối để vận chuyển nước thải từ các điểm xả trong khuôn viên của hộ thoát nước đến hộp đấu nối. Các hộ thoát nước lân cận có thể đấu nối cùng vào một hộp đấu nối nếu đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và được đơn vị thoát nước chấp thuận;
c) Việc thi công tại hộp đấu nối do hộ thoát nước tự thực hiện hoặc có thể thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện và trong quá trình đấu nổi phải chịu sự giám sát của đơn vị thoát nước nhằm đảm bảo thi công đúng thiết kế đã được chấp thuận. Sau khi đấu nối hoàn thành phải lập biên bản nghiệm thu thi công đấu nối giữa đơn vị thoát nước, hộ thoát nước và đại diện chủ sở hữu công trình thoát nước làm cơ sở ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ thoát nước;
d) Đối với hệ thống thoát nước khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung chưa bàn giao cho UBND cấp huyện quản lý được xem là một hộ thoát nước lớn đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của UBND cấp huyện; chủ sở hữu công trình thoát nước và chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung về đấu nối tại Quy định này.
3. Thời điểm đấu nối.
a) Tất cả các hộ thoát nước nằm trong phạm vi có mạng lưới đường ống, cống thu gom nước mưa, nước thải và hộp đấu nối bắt buộc phải thực hiện đấu nối trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày văn bản thỏa thuận đấu nối được ký kết hoặc thông báo của đơn vị thoát nước về việc thời gian, tiến độ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước khu vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp hộ thoát nước tự thực hiện đấu nối nếu quá trình thực hiện gặp khó khăn về kỹ thuật, đơn vị thoát nước có trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và thỏa thuận với hộ thoát nước để làm cơ sở thực hiện;
b) Đối với các hộ thoát nước thải sinh hoạt là hộ gia đình đã đấu nối vào hệ thống thoát nước trước khi quy định này có hiệu lực nhưng đấu nối chưa phù hợp quy định thì đơn vị thoát nước chủ động lập kế hoạch điều chỉnh đấu nối cho phù hợp với điều kiện đấu nối cụ thể của từng khu vực và bảo đảm yêu cầu kỹ thuật;
c) Đối với các hộ thoát nước thải khác (không phải nước thải sinh hoạt) thì phải rà soát, điều chỉnh đấu nối đảm bảo phù hợp quy định sau khi nhận được thông báo của chủ sở hữu công trình thoát nước.
4. Xả nước thải tại điểm đấu nối.
a) Đối với nước thải sinh hoạt: Các hộ thoát nước được phép xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước tại điểm đấu nối;
b) Đối với các loại nước thải khác: Các hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào điểm đấu nối và theo các quy định về đấu nối và thỏa thuận đấu nối.
5. Xác định khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối để tính tiền sử dụng dịch vụ thoát nước.
a) Đối với nước thải sinh hoạt: Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, nếu không có đồng hồ đo lưu lượng nước thải thì khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước; Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải được xác định bằng lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người 120 lít/người/ngày đêm (3,6m3/người/tháng);
b) Đối với các loại nước thải khác: Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, nếu không có đồng hồ đo lưu lượng nước thải thì khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước; Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, không lắp đặt được đồng hồ đo lưu lượng nước thải thì chủ sở hữu hệ thống thoát nước cùng đơn vị thoát nước, hộ thoát nước thống nhất xác định khối lượng nước thải làm căn cứ ký kết hợp đồng dịch vụ thoát nước.
6. Thỏa thuận và miễn trừ đấu nối.
Thỏa thuận và miễn trừ đấu nối thực hiện theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP .
Thỏa thuận đấu nối là biên bản thỏa thuận giữa đơn vị thoát nước và hộ thoát nước trên cơ sở văn bản chấp thuận đấu nối của chủ sở hữu công trình thoát nước, trong đó cụ thể một số nội dung về: vị trí, cao độ, chiều dài, đường kính, vật liệu ống đấu nối, thời gian thực hiện, chất lượng, khối lượng nước thải xả vào điểm đấu nối (Phụ lục 01, 02 và 03 kèm theo).
Điều 6. Quy chuẩn kỹ thuật về xả nước thải
1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung, làng nghề xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Nước thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất trong khu, cụm công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu, cụm công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.
3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung, làng nghề xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung.
4. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Điều 7. Quy định về bùn thải của hệ thống thoát nước, bùn thải từ bể tự hoại
1. Việc quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
2. Nội dung quản lý bùn thải bể tự hoại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BXD của Bộ xây dựng.
Điều 8. Quy định về xử lý nước thải tập trung và phi tập trung
1. Nước thải các đô thị, khu, cụm công nghiệp phải được thu gom vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung tại khu xử lý nước thải. Nước thải sau khi được xử lý phải đảm bảo yêu cầu:
a) Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
b) Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, bảo đảm không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực.
2. Quy định về xử lý nước thải phi tập trung.
a) Đối tượng áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung bao gồm các khu hoặc cụm dân cư, khu đô thị mới, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chợ, trường học, khu nghỉ dưỡng hoặc các khu vực bị hạn chế bởi đất đai, địa hình không có khả năng hoặc chưa thể kết nối với hệ thống thoát nước tập trung;
b) Giải pháp xử lý nước thải phi tập trung thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
c) Khi áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phải tính đến khả năng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong tương lai và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chủ đầu tư hệ thống thoát nước căn cứ vào nguồn thải phát sinh, nguồn tiếp nhận, điều kiện kinh tế, địa hình, trình độ, năng lực quản lý, vận hành hệ thống thoát nước của đơn vị thoát nước lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phi tập trung phù hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
d) Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phi tập trung theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
Chủ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước căn cứ vào quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch thoát nước, các điều kiện cụ thể của địa phương quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phi tập trung cho phù hợp.
Điều 9. Quy định về đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
1. Chủ đầu tư công trình thoát nước.
Chủ đầu tư công trình thoát nước thực hiện theo các quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014; Điều 4 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Điều 11 Nghị định 80/2014-NĐ-CP.
2. Lựa chọn đơn vị thoát nước.
Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (đơn vị thoát nước) theo quy định; Việc lựa chọn đơn vị thoát nước thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nội dung quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa, tái sử dụng nước mưa; quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải.
Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước mưa, tái sử dụng nước mưa; quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước chung được thực hiện theo các quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định số 80/2014/NĐ- CP.
Điều 10. Quy định về hợp đồng quản lý, vận hành
1. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước (đơn vị thoát nước). Mẫu hợp đồng quản lý, vận hành theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
2. Hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước có thời hạn ngắn nhất từ 05 năm trở lên và dài nhất là 10 năm. Khi hết thời hạn của hợp đồng, bên chủ sở hữu sẽ thực hiện việc lựa chọn lại đơn vị thoát nước theo các quy định hiện hành của pháp luật về lựa chọn các đơn vị sản xuất, cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích bảo đảm tính liên tục.
Điều 11. Quy định về lập, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước
1. Chủ sở hữu công trình thoát nước có trách nhiệm lập và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước (như hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thủy văn, hồ sơ chất lượng….), đồng thời giao Đơn vị thoát nước khai thác, sử dụng và cập nhật hệ thống thoát nước mới tiếp nhận do mình được lựa chọn khai thác, vận hành.
2. Việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của UBND tỉnh và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
1. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu hệ thống thoát nước về tình hình hoạt động của hệ thống thoát nước được giao quản lý, vận hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng tình hình quản lý hoạt động thoát nước thuộc khu vực, địa bàn được phân cấp quản lý hoặc được giao đại diện chủ sở hữu quản lý.
3. Chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án về tình hình quản lý hoạt động thoát nước thuộc phạm vi dự án do mình làm chủ đầu tư.
4. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thoát nước
1. Đơn vị thoát nước có các quyền sau:
Đơn vị thoát nước có các quyền theo quy định tại Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan;
2. Đơn vị thoát nước có các nghĩa vụ và trách nhiệm sau:
Ngoài các nghĩa vụ và trách nhiệm được quy định tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP , đơn vị thoát nước còn phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm sau:
a) Hàng năm xây dựng kế hoạch, tiến độ triển khai thực hiện công tác quản lý, duy trì, nạo vét thường xuyên hệ thống thoát nước trong phạm vi quản lý; bổ sung, cập nhật hồ sơ, cơ sở dữ liệu, thực hiện duy trì đối với hệ thống thoát nước mới được tiếp nhận; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát công tác đấu nối, sau đấu nối hệ thống thoát nước đảm bảo chất lượng, yêu cầu thoát nước trên địa bàn thuộc phạm vi được giao quản lý, vận hành;
b) Thông báo bằng văn bản tới chính quyền địa phương, hộ thoát nước về kế hoạch triển khai các dự án bổ sung, nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước để các hộ thoát nước biết, chủ động trong công tác đấu nối thoát nước. Thực hiện giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ thoát nước trong công tác đấu nối đảm bảo kỹ thuật, yêu cầu thoát nước;
c) Giám sát việc xây dựng các công trình thu gom của các hộ thoát nước theo hợp đồng dịch vụ thoát nước đã ký; điều chỉnh mẫu hợp đồng dịch vụ thoát nước hoặc phụ lục hợp đồng dịch vụ thoát nước phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường; tổ chức kiểm soát việc xả nước thải của hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước do mình quản lý bảo đảm các quy chuẩn quy định, tự tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm khi thấy cần thiết; bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước theo quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thuộc phạm vi được giao quản lý.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của hộ thoát nước
1. Hộ thoát nước có các quyền sau:
Hộ thoát nước có các quyền theo Điều 29 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ.
2. Hộ thoát nước có các trách nhiệm sau:
Ngoài các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP , hộ thoát nước còn phải thực hiện thêm các nghĩa vụ sau:
a) Đầu tư xây dựng toàn bộ đường ống thoát nước, công trình xử lý sơ bộ (nếu có) đến hộp đấu nối và hoàn trả nguyên trạng các mặt bằng công cộng đã sử dụng để thi công;
b) Thực hiện đúng biên bản thỏa thuận đấu nối thoát nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị thoát nước và các đơn vị có liên quan đảm bảo chất lượng công tác đấu nối theo quy định;
c) Tích cực tham gia và hưởng ứng các phong trào nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng và bảo vệ các công trình thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn.
Điều 15. Giá dịch vụ thoát nước
1. Chi phí dịch vụ thoát nước và giá dịch vụ thoát nước được xác định theo nguyên tắc và phương pháp quy định từ Điều 36 đến Điều 40 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và Thông tư số 02/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
2. Trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ thoát nước.
a) Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước; Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở hữu hệ thống thoát nước lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Đối với khu công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp tự thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp đề xuất về mức giá. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng có ý kiến thỏa thuận làm cơ sở quyết định mức giá.
d) Đối với cụm công nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước được xác định trên nguyên tắc thỏa thuận thông qua hợp đồng ký kết giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ và chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Trường hợp không thỏa thuận được, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Điều chỉnh giá dịch vụ thoát nước.
Thực hiện theo Điều 42 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
4. Phương thức thu, thanh toán, quản lý và sử dụng nguồn thu từ dịch vụ thoát nước.
Thực hiện theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh;
b) Chủ trì thẩm định nhiệm vụ, đồ án quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải vùng, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh;
c) Cung cấp thông tin về cao độ nền đô thị cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đảm bảo thoát nước;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải đối với hệ thống thoát nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước; Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định;
đ) Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn khác không thuộc ngân sách nhà nước;
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng giá dịch vụ thoát nước của chủ sở hữu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
f) Chủ trì tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề theo các hình thức đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước; triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về các Bộ, ngành liên quan; ban hành các văn bản quy định tại địa phương về quản lý thoát nước và xử lý nước thải.
g) Thực hiện chức năng, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề theo quy định;
h) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị;
i) Hướng dẫn việc xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
j) Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường theo phân cấp, phân quyền đối với các công trình thoát nước và xử lý nước thải;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của hệ thống thoát nước và các hộ thoát nước trên địa bàn tỉnh xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận; tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì thẩm định phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được đầu tư từ ngân sách nhà nước, trình UBND tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm tổng hợp, cân đối nhu cầu vốn từ ngân sách và các nguồn vốn khác trình cơ quan thẩm quyền phân bổ kinh phí hàng năm cho công tác quy hoạch, bảo trì thường xuyên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cho ý kiến thỏa thuận về giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trong khu công nghiệp để các chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp làm cơ sở quyết định về mức giá theo quy định;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước.
d) Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác cho đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn từng thời kỳ và kế hoạch đầu tư hàng năm, cân đối nhu cầu vốn từ ngân sách nhà nước, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch bố trí vốn cho công tác quy hoạch, xây dựng các dự án thoát nước và xử lý nước thải từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề theo các hình thức đầu tư khác ngoài ngân sách nhà nước; triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về các Bộ, ngành liên quan; ban hành các văn bản quy định tại địa phương về quản lý thoát nước và xử lý nước thải.
d) Là đầu mối đăng ký với các bộ, ngành Trung ương kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác cho đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải;
đ) Tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng công trình thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề để kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Quản lý nhà nước về hoạt động xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi. Chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý hệ thống các công trình thủy lợi liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ, vị trí xả thải nhằm thoát nước, chống úng ngập và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường và các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước vào hệ thống công trình thủy lợi và xử lý vi phạm theo quy định;
c) Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung vào hệ thống công trình thủy lợi.
6. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan trong việc: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và phát triển hệ thống thoát nước; quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh có liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành; phối hợp với chủ đầu tư hệ thống thoát nước và các đơn vị liên quan để có phương án thi công hệ thống thoát nước dọc theo đường giao thông do mình quản lý.
7. Sở Y tế
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành. Tham gia cùng các cơ quan kiểm tra chất lượng nước xả ra môi trường.
8. Công an tỉnh
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước theo quy định.
9. Sở Khoa học và Công nghệ.
a) Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;
b) Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị có liên quan để lựa chọn công nghệ phù hợp với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
10. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để hướng dẫn quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của tỉnh; phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thoát nước, vận động nhân dân và các tổ chức nâng cao nhận thức thực hiện tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ, chống lấn chiếm hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán tiền dịch vụ thoát nước.
11. Sở Công thương.
Là cơ quan đầu mối đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12. Ban quản lý các khu công nghiệp.
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch đầu tư phát triển thoát nước trong các khu công nghiệp trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gồm: Lựa chọn đơn vị thoát nước; cấp phép đấu nối cho hộ thoát nước; chỉ đạo và cho ý kiến thỏa thuận với chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu công nghiệp về giá dịch vụ thoát nước làm cơ sở quyết định về mức giá theo quy định;
c) Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trong các khu công nghiệp;
d) Chịu trách nhiệm lập, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của hệ thống thoát nước trong các khu công nghiệp; tập hợp lưu trữ hồ sơ quản lý thoát nước; báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải các khu công nghiệp theo định kỳ hàng năm và đột xuất về Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Tổ chức lập quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải (bao gồm mạng lưới thu gom và chuyển tải từ hố kiểm tra đến mạng lưới thoát nước cấp 3, cấp 2 và cấp 1) và là chủ sở hữu công trình thoát nước đô thị được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn theo phân cấp.
2. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình làm chủ sở hữu, gồm: Lựa chọn đơn vị thoát nước, ký kết và thực hiện hợp đồng với đơn vị được lựa chọn; cấp phép đấu nối, xả thải cho hộ thoát nước; chỉ đạo đơn vị thoát nước tổ chức lập phương án giá dịch vụ thoát nước, trình Sở Xây dựng, Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
3. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng theo quy hoạch và thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải.
4. Phối hợp với cơ quan thanh tra và quản lý chuyên ngành trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động thoát nước trên địa bàn.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND cấp xã
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải; báo cáo kịp thời cho UBND cấp huyện khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động thoát nước trên địa bàn để xử lý theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị thoát nước
1. Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải do mình quản lý theo đúng quy định này.
2. Lập hồ sơ, quản lý và vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn đơn vị quản lý;
3. Theo dõi, quản lý, giám sát hoạt động đấu nối thoát nước. Cung cấp thông tin thỏa thuận đấu nối cho các đối tượng có nhu cầu.
4. Theo dõi tình trạng ngập úng; phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp kịp thời.
5. Kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn do đơn vị quản lý.
6. Báo cáo định kỳ theo quy định của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước về thoát nước trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ THỎA THUẬN ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC
Kính gửi: - (Tên đại diện Chủ sở hữu công trình thoát nước);
Tên tổ chức/ cá nhân:..........................
Địa chỉ………….
Số điện thoại: Fax: Mail:
Đại diện (nếu là cơ quan, tổ chức): Chức vụ:
Để đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực và mỹ quan đô thị, nay tôi làm đơn này, kính đề nghị (Đại diện Chủ sở hữu công trình thoát nước, đơn vị thoát nước) xem xét thỏa thuận để tôi được đấu nối thoát nước vào hệ thống thoát nước đô thị tại vị trí:... (có hồ sơ pháp lý, thiết kế đấu nối, các tài liệu kèm theo);
Nhà số:………… đường/phố/tổ…… , phường/xã…huyện/thành phố/thị xã………, tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau khi ký thỏa thuận đấu nối, tôi xin cam kết:
1. Chấp hành các quy định hiện hành về xây dựng và quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Chịu sự giám sát thực hiện và thanh toán mọi chi phí hoàn trả mặt bằng vỉa hè, mặt đường sau khi thi công đấu nối.
3. Đóng tiền giá dịch vụ thoát nước theo đúng quy định; Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa công trình thoát nước đã cho phép lắp đặt, không để tắc nghẽn, làm ô nhiễm môi trường xung quanh (trước khi sửa chữa phải làm thủ tục xin phép theo quy định hiện hành);
4. Không lấn chiếm, xây dựng các công trình trên hệ thống thoát nước;
5. Không xả các chất thải độc hại vào hệ thống thoát nước;
6. Không đổ đất, đá, rác xuống hệ thống thoát nước; các hành vi khác làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước;
Nếu không thực hiện đúng các nội dung trên, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
| Vĩnh Phúc, ngày ... tháng ... năm 20…….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN THỎA THUẬN ĐẤU NỐI THOÁT NƯỚC
Số……/……..
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về Thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Quyết định số /2018/QĐ-UBND ngày tháng năm 2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Theo văn bản chấp thuận của Đại diện Chủ sở hữu công trình thoát nước số………., ngày…/…/…;
Theo hồ sơ thiết kế đấu nối hệ thống thoát nước do đại diện hộ thoát nước lập;
Hôm nay, ngày…./…/……. , tại …………………………………, chúng tôi gồm:
1. Đại diện đơn vị thoát nước: (Tên đơn vị thoát nước)
- Tên người đại diện:.................................
- Chức vụ:........................
2. Đại diện hộ thoát nước: (Tên hộ thoát nước nếu là tổ chức)
- Tên người đại diện:.................
- Chức vụ:.................
3. Đại diện chủ sở hữu công trình thoát nước: (nếu có)
- Tên người đại diện……….
- Chức vụ:....................
Các bên lập biên bản thống nhất triển khai đấu nối thoát nước với các nội dung cơ bản sau:
- Vị trí, cao độ, kích thước hộp đấu nối:..........................
- Chiều dài, đường kính, vật liệu ống đấu nối thoát nước (mưa nước thải):.................;
- Khối lượng nước thải (dự kiến):.........................................;
- Thời gian tiến hành đấu nối:........................................;
Một số đề nghị đối với hộ thoát nước:
1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
2. Ống thoát nước từ hộp/điểm đấu nối vào bên trong phần đất tư của hộ thoát nước phải được kiểm tra định kỳ, chủ động nạo vét để không làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước của khu vực. Khuyến khích sử dụng ống thoát nước làm bằng nhựa uPVC hoặc HDPE.
3. Nước thải sinh hoạt từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước thải phải đảm bảo các quy chuẩn nước xả thải theo quy định.
4. Đối với các loại nước thải khác, hộ thoát nước phải thu gom và có hệ thống xử lý nước thải cục bộ bảo đảm quy chuẩn cho phép trước khi xả vào điểm đấu nối. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm tổ chức kiểm soát việc xả thải của các hộ thoát nước thải vào hệ thống thoát nước thải do mình quản lý đảm bảo các quy chuẩn quy định.
Kết luận:
- Các bên thống nhất các nội dung trên và ký tên dưới đây.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc các bên chủ động bàn bạc thống nhất phương án xử lý.
- Thỏa thuận được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau.
Đơn vị thoát nước | Hộ thoát nước |
Đại diện chủ sở hữu công trình thoát nước
(ký, ghi rõ họ và tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN NGHIỆM THU THI CÔNG ĐẤU NỐI
Hôm nay, ngày …./…./……. , chúng tôi gồm có:
1. Đại diện đơn vị thoát nước:..................................
2. Đại diện hộ thoát nước:..............................
3. Đại diện chủ sở hữu công trình thoát nước:............
Các bên tham dự đã tiến hành kiểm tra việc đấu nối nước thải của hộ gia đình/tổ chức vào hệ thống thoát nước đô thị theo thỏa thuận đấu nối số…./...
Kết quả kiểm tra:
(i) Yêu cầu kỹ thuật đấu nối: Đạt/Không đạt
(ii) Lý do không đạt hoặc các yêu cầu khác (nếu có):..............
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Kết luận: Nước thải của hộ thoát nước được phép/ không được phép xả vào hệ thống thoát nước thành phố.
Đại diện hộ thoát nước | Đại diện đơn vị thoát nước |
Đại diện chủ sở hữu công trình thoát nước
(ký, ghi rõ họ và tên)
- 1Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý hoạt động thoát nước đô thị và khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 969/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 08/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hệ thống quan trắc tự động của các nguồn thải lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 25/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 11/2018/QĐ-UBND
- 7Quyết định 14/2020/QĐ-UBND về sửa đổi "Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” kèm theo Quyết định 03/2016/QĐ-UBND
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- 3Thông tư 04/2015/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 02/2015/TT-BXD hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8Quyết định 969/QĐ-UBND năm 2016 về Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 08/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về phối hợp trong công tác quản lý hoạt động hệ thống quan trắc tự động của các nguồn thải lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 12Quyết định 25/2019/QĐ-UBND sửa đổi quy định về quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 11/2018/QĐ-UBND
- 13Quyết định 14/2020/QĐ-UBND về sửa đổi "Quy định quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” kèm theo Quyết định 03/2016/QĐ-UBND
Quyết định 21/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 21/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Trì
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra