Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 21/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG”

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “May và thiết kế thời trang”
;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề: “May và thiết kế thời trang”.

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị-xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “May và thiết kế thời trang" và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: May và thiết kế thời trang

Mã nghề: MTT

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh:

 - Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương;

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 33

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Phân biệt được tính chất, phạm vi ứng dụng của các loại nguyên vật liệu may.

+ Lựa chọn phương pháp gia công phù hợp từng loại nguyên vật liệu và kiểu sản phẩm may.

+ Biết được nguyên lý, tính năng tác dụng các loại thiết bị chủ yếu trang bị trên dây chuyền may công nghiệp.

+ Biết phương pháp sáng tác và thiết kế các kiểu sơ mi, quần âu, váy, Jacket và áo khoác nữ một lớp.

+ Biết thiết kế mẫu, xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm sơ mi, quần âu, váy, Jacket và áo khoác nữ một lớp.

+ Đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật thông dụng ngành may bằng Tiếng Anh.

- Kỹ năng:

+ Trình bày được bản vẽ phác hoạ mẫu trang phục.

+ Biết lựa chọn vật liệu phù hợp với kiểu sản phẩm và thời trang.

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản các loại thiết bị máy móc thông dụng trên dây chuyền may công nghiệp.

+ Thiết kế, cắt và may được các kiểu quần âu, sơ mi, váy và áo khoác ngoài đảm bảo kỹ thuật và hợp thời trang.

+ Thiết kế mẫu công nghiệp và xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm thông dụng.

+ Thực hiện được các công việc trên dây chuyền may công nghiệp.

1.2. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức: Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng: Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp. Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo (năm): 2

- Thời gian học tập (tuần): 90

- Thời gian thực học tối thiểu (giờ): 2350

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi (giờ): 200 ;Trong đó thi tốt nghiệp (giờ): 30

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 h

- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 2350 h

+ Thời gian học bắt buộc: 1850 h ; Thời gian học tự chọn: 500 h

+ Thời gian học lý thuyết: 310 h ; Thời gian học thực hành: 1540 h

3. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC.

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của mô đun/môn học (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH01

Chính trị

1

1

30

30

 

MH02

Pháp luật

1

1

15

15

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

30

30

 

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

45

45

 

MH05

Tin học

1

1

30

30

 

MH06

Anh văn

1

1

60

60

 

II

Các môn học mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH07

Vẽ kỹ thuật

1

1

20

9

11

MH08

Vẽ mỹ thuật

1

1

75

15

60

MH09

Vật liệu may

1

1

30

27

3

MH10

Mỹ thuật trang phục

1

2

30

15

15

MH11

Nhân trắc học

1

1

30

20

10

MH12

Cơ sở thiết kế trang phục

1

1

30

18

12

MH13

Kỹ thuật điện

1

1

45

30

15

MH14

Thiết bị may

1

1

60

30

30

MH15

An toàn lao động

1

2

30

26

4

MH16

Anh văn chuyên ngành

1

2

45

15

30

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MĐ17

Thiết kế áo sơ mi, quần âu, váy

1

2

75

15

60

MĐ18

Thiết kế áo Jacket, Veston nữ 1 lớp

2

3

60

10

50

MĐ19

Sáng tác mẫu

1

2

45

5

40

MĐ20

May áo sơ mi, quần âu, váy

1

2

270

30

240

MĐ21

May áo Jacket, Veston nữ 1 lớp

2

3

180

15

165

MĐ22

Thiết kế mẫu công nghiệp

2

3

45

5

40

MĐ23

Thiết kế thời trang áo sơ mi, quần âu, váy

2

3

200

15

185

MĐ24

Thiết kế thời trang áo Jackét, Veston nữ 1 lớp

2

3

180

10

170

MĐ25

Thực tập sản xuất

2

4

400

 

400

Tổng cộng

 

 

2060

520

1540

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn là 500 giờ chiếm 19,6% tổng số thời gian thực học tối thiểu.

- Để xác định thời gian cho từng mô đun, môn học đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các mô đun và môn học đào tạo nghề bắt buộc.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo

Thời gian của môđun/môn học (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MH26

Marketing

2

3

45

40

5

MH27

Quản lý chất lượng sản phẩm

2

3

30

30

 

MĐ28

Công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

1

2

45

10

35

MĐ29

Công nghệ là sản phẩm

1

2

50

5

45

MĐ30

Công nghệ tẩy, giặt, đóng gói sản phẩm

1

2

50

5

45

MĐ31

Giác sơ đồ trên máy tính

2

3

60

15

45

MĐ32

Thiết kế thời trang trang phục trẻ em

2

4

100

5

95

MĐ33

Thiết kế thời trang công sở

2

4

120

5

115

Tổng cộng

 

 

500

115

385

 

- Trong trường hợp số giờ học tự chọn của 06 mô đun và 02 môn học tự chọn bằng đúng số giờ tự chọn theo quỹ thời gian tự chọn quy định là 500 giờ. Trường có thể chọn ra những công việc cốt lõi để thực hiện, công việc có kỹ năng đơn giản và tương tự như công việc của những mô đun và môn học tự chọn đã học trước thì trường có thể không thực hiện để đảm bảo thời gian quy định.

- Cố gắng chọn các mô đun và môn học sao cho đảm bảo quỹ thời gian thực học tự chọn tối thiểu quy định trong chương trình khung.

Để xác định danh mục các mô đun và môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường như:

+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp)

+ Trình độ đội ngũ giáo viên

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Các trường có thể chọn một, hai, ba… trong số các mô đun và môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học và mô đun đào tạo nghề tự chọn (Bảng 4.2.1) sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 500 giờ chiếm 19,53% tổng thời gian các môn học và môn đun đào tạo nghề.

Ví dụ: Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Dệt – May Nam Định lựa chọn tất cả 06 mô đun và 02 môn học ở bảng danh mục các môn học và mô đun đào tạo nghề tự chọn trong danh mục các môn học, mô đun tự chọn (Bảng 4.2.1)

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Để xây dựng Đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun tự chọn cũng cần phải phân tích công việc thông qua các phiếu phân tích công việc như các mô đun và môn học đào tạo nghề bắt buộc. Bảng hướng dẫn danh mục chi tiết và thời gian cho các mô đun và môn học tự chọn để làm cơ sở cho việc xây dựng Đề cương chi tiết chương trình cho từng môn học, mô đun tự chọn.

- Danh mục chi tiết các mô đun, môn học tự chọn, thời gian cho các môn học và mô đun tự chọn

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian của môđun/môn học (giờ)

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MH26

Marketing

45

40

05

1

Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp

5

5

 

2

Môi trường Marketing

5

4

1

3

Hoạch định chiến lược Marketing

9

8

1

4

Lựa chọn thị trường mục tiêu

7

6

1

5

Hoạch định chính sách sản phẩm

7

6

1

6

Hoạch định chính sách giá cả

7

6

1

7

Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing

5

5

 

MH27

Quản lý chất lư­ợng sản phẩm

30

30

 

1

Tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lư­ợng

5

5

 

2

Ph­ương pháp quản lý chất lượng sản phẩm

9

9

 

3

Chất lượng sản phẩm

5

5

 

4

Quản lý chất lượng qua các công đoạn may công nghiệp

11

11

 

MĐ28

Công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

45

10

35

1

Trải vải

9

2

7

2

Cắt bán thành phẩm

17

2

15

3

Bóc tập, đánh số, phối kiện bán thành phẩm

6

1

5

4

Hạch toán bàn cắt.

5

2

3

5

Điều hành quản lý quy trình cắt bán thành phẩm

8

3

5

MĐ29

Công nghệ là sản phẩm

50

05

45

1

Phương pháp là định hình sản phẩm

16

1,5

14,5

2

Phương pháp là tạo dáng sản phẩm

16

1,5

14,5

3

Phương pháp là hoàn chỉnh sản phẩm

18

2

16

MĐ30

Công nghệ tẩy, giặt, đóng gói sản phẩm

50

05

45

1

Công nghệ tẩy sản phẩm

20

2

18

2

Công nghệ giặt sản phẩm

10

1

9

3

Công nghệ đóng gói sản phẩm

20

2

18

MĐ31

Giác sơ đồ trên máy vi tính

60

15

45

1

Khái quát chung về thiết bị và hệ thống

5

2

3

2

Quản lý hệ thống dữ liệu trong giác sơ đồ

23

6

17

3

Giác sơ đồ

32

7

25

MĐ32

Thiết kế thời trang trang phục trẻ em

100

5

95

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần trẻ em

21

1

20

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo trẻ em

21

1

20

3

Thiết kế, cắt, may các kiểu váy trẻ em

25

1

24

4

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo khoác trẻ em

33

2

31

MĐ33

Thiết kế thời trang công sở

120

5

115

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo, váy nữ công sở hè - thu

21

1

20

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần âu, sơ mi nam công sở hè - thu

21

1

20

3

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần, áo nữ công sở đông - xuân

35

1

34

4

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần, áo nam công sở đông - xuân

43

2

41

Tổng cộng

520

155

365

 

- Mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun, môn học tự chọn cũng giống như mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun, môn học đào tạo bắt buộc.

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường

- Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề may và thiết kế thời trang.

- Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

- Đối với mô đun:

Chương trình chi tiết của mỗi mô đun đào tạo nghề cần đảm bảo hai nội dung chính: Nội dung về kiến thức và nội dung về kỹ năng. Căn cứ để xây dựng chương trình chi tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn là:

+ Mỗi một đề mục trong nội dung mô đun ở Đề cương chi tiết chương trình mô đun đào tạo nghề tự chọn là một công việc đã được phân tích ở Phiếu phân tích công việc. Khi xây dựng chương trình chi tiết của mô đun thông thường xây dựng mỗi đề mục này thành một bài học tích hợp lý thuyết và thực hành. Như vậy số bài học trong một mô đun sẽ bằng số công việc đã được phân tích ở phiếu phân tích công việc của nhiệm vụ đó.

+ Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng công việc trong “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề” chính là những yêu cầu cụ thể để xây dựng nội dung chương trình chi tiết của mỗi bài học trong mô đun tương ứng.

+ Điều kiện thực hiện công việc trong mỗi bài học của mô đun là điều kiện thực hiện công việc của nhiệm vụ tương ứng trong “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề”

+ Các bước công việc trong một công việc ở từng bài học của mỗi mô đun được căn cứ vào các bước của công việc trong phiếu phân tích công việc.

- Đối với môn học: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

+ Mục tiêu môn học

+ Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học

+ Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định

+ Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học hoặc mô đun đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học hoặc mục tiêu của mô đun.

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học và mô đun:

- Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:       + Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

* Kiểm tra kết thúc môn học:

- Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết).

- Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

- Bài kiểm tra hết môn có:

+ Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1¸5 phút.

+ Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

(Mỗi ĐVHT nên có 10 câu trắc nghiệm khách quan và 01 câu hỏi tự luận)

* Kiểm tra kết thúc mô đun:

- Mỗi bài kiểm tra hết mô đun có hai phần: Phần kiểm tra lý thuyết (đối với mô đun có phần lý thuyết) và phần kiểm tra thực hành.

- Phần kiểm tra lý thuyết có 10 câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1¸5 phút và 02 câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong 10 phút. Điểm kiểm tra lý thuyết của mô đun được ghi riêng và một bảng (Bảng điểm lý thuyết của mô đun). Nếu người học có điểm dưới 5 thì phải kiểm tra lại lý thuyết của mô đun đó.

- Phần kiểm tra thực hành được đánh giá theo bảng điểm đánh giá quy trình và/hoặc Thang điểm đánh giá sản phẩm và/hoặc Thang giá trị mức độ thực hiện để đánh giá theo 4 tiêu chí: Quy trình, sản phẩm, an toàn và thái độ.

Thời gian kiểm tra phần thực hành tuỳ theo từng công việc cụ thể mà quy định.

Kết quả phần kiểm tra thực hành được ghi vào Phiếu đánh giá thực hành mô đun. Nếu kết quả không đạt thì người học sẽ phải kiểm tra lại phần thực hành của mô đun đó.

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian không quá 24h

- Mô đun tốt nghiệp

Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian không quá 24h

 

- Nội dung thi: Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề.

- Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt là một đơn vị.

Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

* Phần thi thực hành:

- Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề

- Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 24 giờ.

- Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bảng kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về 4 tiêu chí:

+ Quy trình

+ Sản phẩm

+ An toàn

+ Thái độ

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

Quy trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ.

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoái thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

4.7. Các chú ý khác:

Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục dạy nghề.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên nghề: May và thiết kế thời trang

Mã nghề: MTT

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 42

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

- Kiến thức:

+ Hiểu được các bản vẽ mặt cắt các chi tiết của sản phẩm may.

+ Hiểu được tính chất của nguyên vật liệu may.

+ Biết được nguyên lý, tính năng tác dụng các loại thiết bị máy móc trang bị trên dây chuyền may công nghiệp.

+ Biết phương pháp sáng tác và thiết kế các kiểu quần âu, sơ mi, áo váy và áo khoác ngoài.

+ Biết thiết kế mẫu, nhảy mẫu, giác mẫu và xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may thời trang.

+ Biết thiết kế, tổ chức, triển khai sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp.

+ Đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật ngành may bằng Tiếng Anh.

- Kỹ năng:

+ Trình bày được bản vẽ phác hoạ mẫu trang phục.

+ Biết lựa chọn vật liệu phù hợp với kiểu sản phẩm và thời trang.

+ Sử dụng thành thạo và bảo quản các loại thiết bị máy móc trang bị trên dây chuyền may công nghiệp.

+ Thiết kế, cắt, may được các kiểu quần âu, sơ mi, váy và áo khoác ngoài đảm bảo kỹ thuật và hợp thời trang.

+ Thiết kế mẫu công nghiệp và xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may.

+ Quản lý quá trình sản xuất mặt hàng may công nghiệp, có khả năng sáng tạo và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào công việc.

+ Phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp.

1.2. Chính trị đạo đức, Thể chất và quốc phòng:

- Chính trị, đạo đức:

+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thể chất, quốc phòng:

+ Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp.

+ Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.

2. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo (năm): 3

- Thời gian học tập (tuần): 131

- Thời gian thực học tối thiểu (giờ): 3815

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi (giờ): 300; Trong đó thi tốt nghiệp (giờ): 30

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450h

- Thời gian học các môn học, mô-đun đào tạo nghề: 3280h

+ Thời gian học bắt buộc: 2830h ; Thời gian học tự chọn: 800h

+ Thời gian học lý thuyết: 479h ; Thời gian học thực hành: 2351h

3. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC.

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của mô đun/môn học (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH01

Chính trị

1

1

30

30

 

MH02

Pháp luật

1

1

15

15

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

1

30

30

 

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

1

45

45

 

MH05

Tin học

1

1

30

30

 

MH06

Anh văn

1

1

60

60

 

II

Các môn học mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học

 

 

 

 

 

MH07

Vẽ kỹ thuật

1

1

30

16

14

MH08

Vẽ mỹ thuật

1

2

90

10

80

MH09

Vật liệu may

1

1

45

36

9

MH10

Mỹ thuật trang phục

2

3

60

15

45

MH11

Nhân trắc học

1

1

30

20

10

MH12

Cơ sở thiết kế trang phục

1

1

30

18

12

MH13

Kỹ thuật điện

1

1

45

30

15

MH14

Thiết bị may

1

1

60

30

30

MH15

An toàn lao động

1

1

30

26

4

MH16

Tiếng Anh chuyên ngành

2

3

60

20

40

MH17

Quản trị doanh nghiệp

2

4

45

45

 

II.2

Các mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

 

MĐ18

Thiết kế áo sơ mi, quần âu, váy

1

2

75

15

60

MĐ19

Thiết kế áo jacket, Veston nữ 1 lớp

2

3

60

10

50

MĐ20

Thiết kế áo dài, áo veston

2

4

60

15

45

MĐ21

Sáng tác mẫu

2

3

60

10

50

MĐ22

May áo sơ mi, quần âu, váy

1

1,2

270

30

240

MĐ23

May áo Jacket, Veston nữ 1 lớp

2

3

180

15

165

MĐ24

May áo dài, áo Veston

2

4

150

10

140

MĐ25

Thiết kế mẫu công nghiệp

2

3

90

15

75

MĐ26

Thiết kế công nghệ

2

4

75

30

45

MĐ27

Thiết kế thời trang áo sơ mi, quần âu, váy

2

3

200

15

185

MĐ28

Thiết kế thời trang áo Jacket, Veston nữ 1 lớp

2

4

180

10

170

MĐ29

Thiết kế thời trang áo dài, áo Veston

3

5

160

5

155

MĐ30

Thực tập sản xuất

3

5,6

480

 

480

Tổng cộng:

 

 

3015

896

2119

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B)

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐCĐN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo tự chọn là 800 giờ chiếm 21% tổng số thời gian thực học tối thiểu.

- Để xác định thời gian cho từng mô đun, môn học đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các mô đun và môn học đào tạo nghề bắt buộc.

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo

Thời gian của mô đun/môn học (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MH31

Marketing

 

 

45

40

5

MH32

Quản lý chất lượng sản phẩm

 

 

30

30

 

MĐ33

Công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

 

 

45

10

35

MĐ34

Công nghệ là sản phẩm

 

 

50

5

45

MĐ35

Công nghệ tẩy, giặt, đóng gói sản phẩm

 

 

50

5

45

MĐ36

Đồ hoạ trang phục

 

 

60

5

55

MĐ37

Thiết kế thời trang trên máy tính

 

 

60

8

52

MĐ38

Giác sơ đồ trên máy tính

 

 

60

15

45

MĐ39

Thiết kế thời trang trang phục trẻ em

 

 

120

5

115

MĐ40

Thiết kế thời trang công sở

 

 

100

5

95

MĐ41

Thiết kế thời trang dạ hội

 

 

100

5

95

MĐ42

Thiết kế thời trang học đ­ường

 

 

80

3

77

Tổng cộng

 

 

800

136

664

 

- Các mô đun và mô học đào tạo nghề tự chọn được xác định dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế nghề May và thiết kế thời trang ở nhiều doanh nghiệp thuộc các vùng, miền trên cả nước.

- Để xác định thời gian cho từng mô đun, môn học đào tạo nghề tự chọn cũng cần thiết phải phân tích công việc như đối với các mô đun và môn học đào tạo nghề bắt buộc.

- Để xác định danh mục các mô đun và môn học đào tạo nghề tự chọn, các trường cần căn cứ vào đặc thù riêng của ngành và điều kiện cụ thể của trường để lựa chọn một, hai, ba…trong số các mô đun và môn học tự chọn trong danh mục ở bảng danh mục các môn học và mô đun đào tạo nghề tự chọn phần 4.2, sao cho đảm bảo thời gian học tự chọn là 800 giờ. Việc xác định chương trình dạy nghề của trường căn cứ vào các điều kiện sau:

+ Yêu cầu công việc của nghề đòi hỏi

+ Nhu cầu của người học (nhu cầu của các doanh nghiệp)

+ Trình độ đội ngũ giáo viên

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Ví dụ: Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Dệt - May Nam Định lựa chọn tất cả 10 mô đun và 02 môn học ở bảng danh mục các môn học và mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.2.Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian của mô đun/môn học (giờ)

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MH31

Marketing

45

40

05

1

Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp

5

5

 

2

Môi trường Marketing

5

4

1

3

Hoạch định chiến lược Marketing

9

8

1

4

Lựa chọn thị trường mục tiêu

7

6

1

5

Hoạch định chính sách sản phẩm

7

6

1

6

Hoạch định chính sách giá cả

7

6

1

7

Tổ chức thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing

5

5

 

MH32

Quản lý chất lượng sản phẩm

30

30

 

1

Tầm quan trọng của chất lượng và quản lý chất lượng

5

5

 

2

Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm

9

9

 

3

Chất lượng sản phẩm

5

5

 

4

Quản lý chất lượng qua các công đoạn may công nghiệp

11

11

 

MĐ33

Công nghệ trải vải và cắt bán thành phẩm

45

10

35

1

Trải vải

9

2

7

2

Cắt bán thành phẩm

17

2

15

3

Bóc tập, đánh số, phối kiện bán thành phẩm

6

1

5

4

Hạch toán bàn cắt.

5

2

3

5

Điều hành quản lý quy trình cắt bán thành phẩm

8

3

5

MĐ34

Công nghệ là sản phẩm

50

05

45

1

Phương pháp là định hình sản phẩm

16

1.5

14.5

2

Phương pháp là tạo dáng sản phẩm

16

1.5

14.5

3

Phương pháp là hoàn chỉnh sản phẩm

18

2

16

MĐ35

Công nghệ tẩy, giặt, đóng gói sản phẩm

50

05

45

1

Công nghệ tẩy sản phẩm

20

2

18

2

Công nghệ giặt sản phẩm

10

1

9

3

Công nghệ đóng gói sản phẩm

20

2

18

MĐ36

Đồ hoạ trang phục

60

5

55

1

Tổng quan về phần mềm CorelDRAW 12

10

6

4

2

Thiết kế đồ hoạ căn bản

18

2

16

3

Thiết kế đồ hoạ trang phục

32

2

30

MĐ37

Thiết kế thời trang trên máy vi tính

90

20

70

1

Giới thiệu chung về phần mềm thiết kế mẫu thời trang

2

2

 

2

Bảng màu dùng trong thiết kế

18

3

15

3

Phác thảo và cập nhật mẫu thời trang

20

5

15

4

Scan một bức ảnh thành một file ảnh trên máy và kỹ thuật xử lý ảnh

20

5

15

5

Thiết kế và chọn mẫu vải cho mẫu thời trang

30

5

25

MĐ38

Giác sơ đồ trên máy vi tính

90

35

55

1

Khái quát chung về thiết bị và hệ thống

16

8

8

2

Quản lý hệ thống dữ liệu trong giác sơ đồ

29

12

17

3

Giác sơ đồ

45

15

30

MĐ39

Thiết kế thời trang trang phục trẻ em

100

5

95

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần trẻ em

21

1

20

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo trẻ em

21

1

20

3

Thiết kế, cắt, may các kiểu váy trẻ em

25

1

24

4

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo khoác trẻ em

33

2

31

MĐ40

Thiết kế thời trang công sở

120

5

115

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu áo, váy công sở nữ hè – thu

21

1

20

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần âu, sơ mi nam công sở hè - thu

21

1

20

3

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần, áo nữ công sở đông - xuân

35

1

34

4

Thiết kế, cắt, may các kiểu quần, áo nam công sở đông - xuân

43

2

41

MĐ41

Thiết kế thời trang dạ hội

100

5

95

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu thời trang dạ hội dân tộc

40

2

38

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu thời trang dạ hội theo phong cách hiện đại

60

3

57

MĐ42

Thiết kế thời trang học đường

80

3

77

1

Thiết kế, cắt, may các kiểu thời trang học sinh tiểu học

28

1

27

2

Thiết kế, cắt, may các kiểu thời trang học sinh trung học cơ sở

24

1

23

3

Thiết kế, cắt, may các kiểu thời trang học sinh trung học phổ thông

24

1

23

Tổng cộng

800

136

664

 

- Mẫu định dạng đề cương chi tiết chương trình cho từng mô đun, môn học tự chọn cũng giống như mẫu định dạng đề cuơng chi tiết chương trình cho từng mô đun, môn học đào tạo bắt buộc.

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường:

- Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề may và thiết kế thời trang.

- Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Đối với mô đun:

Chương trình chi tiết của mỗi mô đun đào tạo nghề cần đảm bảo hai nội dung chính: Nội dung về kiến thức và nội dung về kỹ năng. Căn cứ để xây dựng chương trình chi tiết các mô đun đào tạo nghề tự chọn là:

+ Mỗi một đề mục trong nội dung mô đun ở Đề cương chi tiết chương trình mô đun đào tạo nghề tự chọn là một công việc đã được phân tích ở Phiếu phân tích công việc. Khi xây dựng chương trình chi tiết của mô đun thông thường xây dựng mỗi đề mục này thành một bài học tích hợp lý thuyết và thực hành. Như vậy số bài học trong một mô đun sẽ bằng số công việc đã được phân tích ở phiếu phân tích công việc của nhiệm vụ đó.

+ Tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng công việc trong “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề” chính là những yêu cầu cụ thể để xây dựng nội dung chương trình chi tiết của mỗi bài học trong mô đun tương ứng.

+ Điều kiện thực hiện công việc trong mỗi bài học của mô đun là điều kiện thực hiện công việc của nhiệm vụ tương ứng trong “Tiêu chuẩn kỹ năng nghề”

+ Các bước công việc trong một công việc ở từng bài học của mỗi mô đun được căn cứ vào các bước của công việc trong phiếu phân tích công việc.

- Đối với môn học: Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

+ Mục tiêu môn học

+ Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học

+ Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định

+ Hướng dẫn thực hiện chương trình

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học và mô đun:

- Hình thức kiêm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

- Thời gian kiểm tra:

+ Lý thuyết: Không quá 120 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

* Kiểm tra kết thúc môn học:

- Mỗi môn học có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn (gọi là bài kiểm tra lý thuyết).

- Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

- Bài kiểm tra hết môn có:

+ Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1¸5 phút.

+ Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

(Mỗi ĐVHT nên có 10 câu trắc nghiệm khách quan và 01 câu hỏi tự luận)

* Kiểm tra kết thúc mô đun:

- Mỗi bài kiểm tra hết mô đun có hai phần: Phần kiểm tra lý thuyết (đối với mô đun có phần lý thuyết) và phần kiểm tra thực hành.

- Phần kiểm tra lý thuyết có 10 câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong 1¸5 phút và 02 câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong 10 phút. Điểm kiểm tra lý thuyết của mô đun được ghi riêng vào một bảng (Bảng điểm lý thuyết của mô đun). Nếu người học có điểm dưới 5 thì phải kiểm tra lại lý thuyết của mô đun đó.

- Phần kiểm tra thực hành được đánh giá theo bảng điểm đánh giá quy trình và/hoặc Thang điểm đánh giá sản phẩm và/hoặc Thang giá trị mức độ thực hiện để đánh giá theo 4 tiêu chí: Quy trình, sản phẩm, an toàn và thái độ.

Thời gian kiểm tra phần thực hành tuỳ theo từng công việc cụ thể mà quy định.

Kết quả phần kiểm tra thực hành được ghi vào Phiếu đánh giá thực hành mô đun. Nếu kết quả không đạt thì người học sẽ phải kiểm tra lại phần thực hành của mô đun đó.

4.5.2. Thi tốt nghiệp:

Số TT

Môn thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề:

 

 

- Lý thuyết nghề

Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

Không quá 180 phút

- Thực hành nghề

Bài thi thực hành

Thời gian không quá 24h

- Mô đun tốt nghiệp

Bài thi lý thuyết và thực hành

Thời gian không quá 24h

 

- Nội dung thi: Các kiến thức lý thuyết cốt lõi của chương trình đào tạo nghề .

- Đánh giá: Điểm lý thuyết được đánh giá theo thang điểm 10, điểm cách biệt là một đơn vị.

Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

* Phần thi thực hành:

- Nội dung thi: Những kỹ năng cốt lõi trong chương trình các mô đun đào tạo nghề

- Thời gian thi: Thời gian của phần thi thực hành được thực hiện trong thời gian quy định theo công việc cụ thể được giao nhưng không quá 16 giờ.

- Đánh giá: Đánh giá kết quả theo bảng kiểm tra và thang đánh giá theo sản phẩm về 4 tiêu chí:

+ Quy trình

+ Sản phẩm

+ An toàn

+ Thái độ

Mẫu phiếu đánh giá theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

Đề thi tốt nghiệp được lấy trong ngân hàng đề thi tốt nghiệp. Các câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành nghề trong ngân hàng đề thi do các giáo viên có kinh nghiệm biên soạn và phải được bổ sung, chỉnh sửa hàng năm. Quy trình và phương pháp biên soạn ngân hàng câu hỏi lý thuyết và bài thi thực hành nghề xem hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng chứng chỉ.

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể

 

- Vào ngoài giờ học hàng ngày

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật

5. Thăm quan, dã ngoại

Mỗi học kỳ 1 lần

 

4.7. Các chú ý khác

Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục dạy nghề./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 21/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề may và thiết kế thời trang do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 21/2008/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/03/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: 27/05/2008
  • Số công báo: Từ số 315 đến số 316
  • Ngày hiệu lực: 11/06/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 04/02/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản