Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 21/2006/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN CÔNG TRÌNH VĂN HOÁ: BẢO TÀNG ĐIÊU KHẮC CHĂM

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí - lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2005/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VII, kỳ họp thứ 6;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng nộp Phí tham quan công trình văn hóa: Bảo tàng Điêu khắc Chăm là tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) tham quan Bảo tàng Điêu khắc Chăm.

Trẻ em (dưới 16 tuổi) được miễn nộp phí.

Điều 2. Mức thu phí tham quan công trình văn hóa: Bảo tàng Điêu khắc Chăm được quy định cụ thể như sau:

STT

Đối tượng

Mức thu

1

Người lớn

30.000 đồng/lượt người

2

Học sinh, sinh viên (từ 16 tuổi trở lên)

5.000 đồng/lượt người

Điều 3. Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức thu phí tham quan công trình văn hóa: Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Bảo tàng Đà Nẵng phải niêm yết công khai mức thu phí tại địa điểm tham quan và sử dụng chứng từ thu phí theo quy định hiện hành.

Điều 4. Quản lý và sử dụng tiền thu phí:

1. Bảo tàng Đà Nẵng được trích lại 40 % trên tổng số tiền phí thu được để chi cho công tác tổ chức thu phí, bảo quản, phục chế hiện vật; sửa chữa nhỏ, mua sắm phương tiện phục vụ khách tham quan và tăng cường quảng bá Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Số tiền được trích để lại nếu chi không hết trong năm tài chính thì chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

2. Bảo tàng Đà Nẵng có trách nhiệm nộp 60% số phí còn lại vào ngân sách thành phố.

Điều 5. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 214/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Điều 7. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Văn hoá - Thông tin, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế thành phố Đà Nẵng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính (b/c);
- TVTU, TT HĐND TP(b/c);
- CT, PCT UBND thành phố;
- Các Sở, Ban, ngành thuộc TP;
- Cục Thuế, KBNN thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Sở Tư pháp;
- CPVP UBND thành phố;
- Lưu: VT, NCPC, KTTH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 21/2006/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí tham quan công trình văn hoá: Bảo tàng Điêu khắc Chăm do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

  • Số hiệu: 21/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2006
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Trần Văn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/04/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản