Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2001/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 21/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
Căn cứ Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30-8-2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ biên bản thẩm định ngày 07-02-2001 của Hội đồng thẩm định Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Ông Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chương trình khung này.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan quản lý trường, Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo Trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Văn Trọng (Đã ký) |
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành theo Quyết định số 21 /2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Chương 1
CÁC QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Chương trình Khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp ( gọi tắt là CTK - THCN) quy định nội dung tổng thể các hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý thời gian theo quy định của Luật Giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và mục tiêu giáo dục.
Điều 2. Mục tiêu giáo dục trung học chuyên nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục tiêu và xây dựng Chương trình Khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp ngành ( CTK - THCN ngành).
Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và xây dựng Chương trình giáo dục cụ thể đối với những ngành mà trường đào tạo trên cơ sở các quy định trong CTK - THCN này và các CTK - THCN ngành.
Điều 3. Thời gian đào tạo của một khoá học là: 1 đến 2 năm đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp từ Trung học Phổ thông và 3 đến 4 năm đối với hệ tuyển học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở. Các CTK - THCN tương ứng với hai hệ tuyển trên của cùng một ngành đào tạo phải đảm bảo có khối lượng kiến thức chuyên môn cơ bản tương đương để hai hệ có cùng một chuẩn trình độ.
Đối với các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật và thể dục thể thao đòi hỏi thời gian đào tạo dài hơn quy định trên và có hệ đào tạo tuyển từ bậc tiểu học thì các Bộ chuyên ngành và Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp nghiên cứu và xây dựng CTK - THCN theo quy định riêng trên cơ sở Nghị định số 43/2000/NĐ - CP ngày 30-08-2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Điều 4. Các yêu cầu cơ bản của CTK - THCN bao gồm:
1. CTK - THCN phải phản ảnh đúng mục tiêu giáo dục. Cấu trúc của hệ thống kiến thức trong CTK - THCN phải phù hợp với định hướng của mục tiêu giáo dục.
2. CTK - THCN phải thể hiện được:
a. Sự hợp lý về qui trình đào tạo.
b. Sự cân đối về khối lượng nội dung đào tạo giữa các năm học, giữa các học kỳ của một năm học, giữa lý thuyết và thực hành.
c. Sự phân bố hợp lý các môn thi và các môn kiểm tra theo các học kỳ và các năm học phù hợp với qui trình kiểm tra, thi, thi tốt nghiệp.
3. CTK - THCN phải có tính khả thi, có khả năng phòng ngừa trước các biến động để đảm bảo được thực hiện đúng tiến độ và có thể điều chỉnh được khi có biến động.
4. CTK - THCN phải có tính liên thông, phân luồng, ổn định trong nhiều năm và trở thành một trong những nhân tố đầu tiên quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Điều 5. Các mục đích cơ bản của CTK - THCN bao gồm:
1. Đối với các Bộ ngành, CTK - THCN là cơ sở để xây dựng các chương trình Khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp ngành.
2. Đối với Nhà trường, CTK - THCN và CTK - THCN ngành là cơ sở để:
a. Xây dựng chương trình giáo dục của trường và kế hoạch dạy học.
b. Triển khai nội dung đào tạo, xây dựng qui trình và phương pháp đào tạo.
c. Xây dựng kế hoạch công tác giáo viên.
d. Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động khác phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập.
3. Đối với cơ quan quản lý trường, CTK - THCN là một trong các căn cứ để quản lý các hoạt động giáo dục, tiến hành kiểm tra, thanh tra và đánh giá kết quả đào tạo của nhà trường.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC THỜI GIAN CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA HỌC
Điều 6. Các hoạt động giáo dục và đào tạo trong khóa học bao gồm:
1. Giảng dạy các môn văn hoá phổ thông ( chỉ áp dụng cho hệ tuyển Trung học Cơ sở).
2. Giảng dạy các môn chung.
3. Giảng dạy các môn cơ sở và các môn chuyên môn.
4. Thực tập trong các năm học và thực tập tốt nghiệp.
5. Hoạt động giáo dục ngoại khoá.
Điều 7. Các hoạt động giáo dục ngoại khoá bao gồm: tham quan, báo cáo chuyên đề, hoạt động xã hội, tham gia thực nghiệm, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Các hoạt động này phải phục vụ cho mục tiêu giáo dục và do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 8. Thời gian đào tạo của một khóa học được tính theo năm và tháng. Trừ các ngành đặc thù, các khoá học được quy định như sau:
1. Hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở gồm các khóa học: 3 năm; 3 năm 6 tháng; 4 năm.
2. Hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông gồm các khoá học: 1 năm; 1 năm 6 tháng; 2 năm.
Thời gian đào tạo cụ thể của các khoá học đối với hai hệ tuyển trên của cùng một ngành đào tạo do Bộ, ngành quyết định sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường trung học chuyên nghiệp địa phương có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thời gian đào tạo của Bộ, ngành.
Điều 9. Khoá đào tạo 1 năm chỉ áp dụng đối với:
1. Học sinh đã tốt nghiệp các khoá đào tạo nghề dài hạn hoặc sơ cấp nghiệp vụ với thời gian đào tạo trên 1 năm ( cùng ngành học) có bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Trung học Nghề ( trước đây) hoặc bằng Bổ túc văn hoá tương đương.
2. Học sinh đã tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp hoặc bậc cao hơn một ngành khác.
Điều 10. Mỗi năm học được chia thành 2 học kỳ. Học kỳ ngắn nhất trong khóa học có thời gian tối thiểu là 17 tuần. Trong một học kỳ không bố trí quá 8 môn học.
Thời gian của các hoạt động trong khóa học được tính theo tuần.
Thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành các môn học được tính theo tiết. Mỗi tiết là 45 phút. Mỗi ngày bố trí học từ 1 đến 2 buổi. Trong những ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 6 tiết. Mỗi tuần không bố trí quá 32 tiết học lý thuyết.
Thời gian thực tập, thực tập tốt nghiệp và lao động sản xuất ( nếu có) được tính theo giờ, mỗi ngày không bố trí quá 8 giờ.
Điều 11. Nội dung các hoạt động trong khoá học và sự phân bố thời gian tương ứng cho hai hệ tuyển học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS được quy định trong bảng 1 của CTK - THCN nhằm bảo đảm cho học sinh ra trường ở mỗi ngành đều đạt các chuẩn kiến thức và kỹ năng quy định. Hiệu trưởng các trường được quyền lựa chọn thời gian cho các hoạt động trong khoảng đó căn cứ vào mục tiêu giáo dục và hoàn cảnh cụ thể của từng trường.
Điều 12. Các môn văn hoá phổ thông bao gồm: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Văn - Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lý được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm I gồm các môn: Toán, Vật lý, Hoá học,Văn - Tiếng Việt; nhóm II gồm các môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Văn - Tiếng Việt; nhóm III gồm các môn: Toán, Vật lý, Hoá học, Văn - Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý. Tuỳ theo tính chất ngành nghề CTK - THCN của mỗi ngành đào tạo phải bố trí ít nhất 4 môn văn hoá, trong đó có 3 môn thi tốt nghiệp theo quy định tại Điều 13 của CTK - THCN.
Sau khi kết thúc chương trình các môn văn hoá phổ thông, các trường được quyền tổ chức thi tốt nghiệp riêng cho 3 môn văn hoá phổ thông và bảo lưu kết quả đến cuối khoá học để xét tốt nghiệp và xếp hạng tốt nghiệp.
Điều 13. Việc lựa chọn các môn văn hoá phổ thông phải phù hợp với mục tiêu giáo dục ngành. Nhóm I áp dụng cho các ngành thuộc khối Công nghiệp, Kinh tế. Nhóm II áp dụng cho các ngành thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Y tế, Thể dục Thể thao. Nhóm III áp dụng cho các ngành thuộc khối Văn hoá Nghệ thuật, Du lịch, Hành chính Pháp lý.
Trong các môn thi tốt nghiệp có 3 môn văn hoá phổ thông được quy định như sau:
1. Môn Toán, môn Vật lý, môn Hoá học nếu chương trình văn hóa phổ thông áp dụng theo nhóm I.
2. Môn Toán, môn Hoá học, môn Sinh vật nếu chương trình văn hoá phổ thông áp dụng theo nhóm II.
3. Môn Văn - Tiếng Việt, môn Lịch sử, môn Địa lý nếu chương trình văn hoá phổ thông áp dụng theo nhóm III.
Điều 14. Đối với các ngành có tính chất đặc thù riêng, không phù hợp với các nhóm trên, Hiệu trưởng xem xét kết hợp hai hay ba nhóm để lựa chọn các môn học đồng thời dự kiến 3 môn thi tốt nghiệp và chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận bằng văn bản.
Điều 15. Thời gian giảng dạy các môn văn hoá phổ thông là 1200 - 1380 tiết. Mức tối thiểu ( 1200 tiết) áp dụng cho khoá học 3 năm. Các khoá học 3 năm 6 tháng, 4 năm áp dụng từ mức tối thiểu đến mức tối đa tuỳ theo từng ngành cụ thể và do Hiệu trưởng quyết định.
Trong CTK - THCN, định mức thời gian các môn văn hoá phổ thông cho các khoá học được quy định trong Bảng 2.
Điều 16. Các môn chung bao gồm: Giáo dục quốc phòng, Chính trị, Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ và Giáo dục pháp luật là các môn bắt buộc đối với mọi ngành đào tạo thuộc hai hệ tuyển.
Môn ngoại ngữ quy định ở CTK - THCN này là: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung quốc. Ngoài các ngoại ngữ đó, nếu chọn ngoại ngữ khác để đưa vào CTK - THCN phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 17. CTK - THCN về sự phân bố thời gian giảng dạy các môn chung được quy định trong Bảng 3. Số tiết quy định cho các môn Giáo dục quốc phòng, Chính trị, Giáo dục pháp luật theo từng khoá học là mức tối thiểu đối với tất cả các ngành đào tạo. Số tiết đối với các môn Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ được quy định ở mức tối thiểu hoặc trong khoảng từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp được quyền lựa chọn số tiết đối với từng môn học trong khoảng quy định.
Điều 18. Thời gian đào tạo các môn cơ sở và các môn chuyên môn, thời gian thực tập và thực tập tốt nghiệp do các Bộ ngành quy định trong CTK - THCN ngành. Các môn học, các hoạt động thực tập và thực tập tốt nghiệp trong toàn khoá học phải được bố trí hợp lý theo trình tự thời gian thành qui trình đào tạo một cách khoa học và do Hiệu trưởng quyết định.
Điều 19. Chương trình Khung về các môn cơ sở, các môn chuyên môn và sự phân bố thời gian tương ứng của từng môn học trong một ngành đào tạo do Bộ, ngành tổ chức biên soạn, ban hành thống nhất trong toàn ngành sau khi thoả thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 20. Đối với các ngành có đào tạo chuyên ngành thì thời gian đào tạo chuyên ngành là 30% tổng thời gian được bố trí cho các môn cơ sở và các môn chuyên môn.
Điều 21. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ban hành thống nhất chương trình các môn văn hoá phổ thông, các môn chung và phối hợp với các Bộ ngành ban hành chương trình các môn học chung cho nhiều ngành.
Điều 22. Các Bộ ngành chịu trách nhiệm ban hành chương trình các môn cơ sở, các môn chuyên môn và các môn chuyên ngành sau khi thoả thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Với mỗi môn học, Bộ ngành quy định từ 70 đến 75% các nội dung cơ bản ( phần cứng), từ 25 đến 30% các nội dung lựa chọn ( phần mềm) do Hiệu trưởng quy định, tuỳ theo tính đặc thù của từng trường.
Điều 23. Các môn thi, các môn kiểm tra và hệ số môn học tương ứng trong từng học kỳ và các môn thi tốt nghiệp phải thực hiện theo Quy chế " Thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong các trường THCN" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chương 3
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
Điều 24. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ban hành các quy định chung và CTK - THCN cho toàn ngành.
Trên cơ sở CTK - THCN, các Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng và ban hành các CTK - THCN ngành cho các trường Trung học Chuyên nghiệp trực thuộc và các trường Trung học Chuyên nghiệp địa phương cùng khối ngành. Các CTK - THCN ngành đã ban hành phải được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi và quản lý.
Điều 25. Hiệu trưởng các trường Trung học Chuyên nghiệp chịu trách nhiệm:
1. Thực hiện đúng các quy định trong CTK - THCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các CTK - THCN ngành của các Bộ, ngành.
2. Xây dựng chương trình giáo dục toàn khoá và kế hoạch dạy học của những ngành mà trường đào tạo.
3. Cử giáo viên tham gia biên soạn giáo trình, sách giáo khoa các môn học do Bộ, ngành tổ chức để áp dụng thống nhất trong ngành.
4. Tổ chức biên soạn giáo trình các môn học chưa có giáo trình chung.
5. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo chương trình giáo dục các ngành học và Chương trình các môn cơ sở và các môn chuyên môn của các ngành đang đào tạo tại trường làm cơ sở cho công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra giáo dục và công tác tổng kết giáo dục toàn ngành Trung học chuyên nghiệp.
Điều 26. Các Bộ ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo và tạo điều kiện để các trường trực thuộc thực hiện đúng CTK - THCN và các CTK - THCN ngành đã ban hành.
2. Kiểm tra, giám sát chương trình giáo dục toàn khoá, kế hoạch dạy học năm học và việc thực hiện các qui chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trực thuộc và các trường đóng trên địa bàn.
Chương 4
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. CTK - THCN này áp dụng cho hình thức đào tạo chính qui theo niên chế ở các trường Trung học chuyên nghiệp ( bao gồm các loại hình công lập, bán công, dân lập và tư thục), các cơ sở đào tạo Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
Bảng 1. Quy định về nội dung các hoạt động trong khóa học
Nội dung các hoạt động trong khóa học | Hệ tuyển trung học phổ thông | Hệ tuyển trung học cơ sở | ||||
Khoá học 1 năm (50-52 tuần) | Khóa học 1,5 năm (73-78 tuần) | Khoá học 2 năm (99-104 tuần) | Khóa học 3 năm (151-156 tuần) | Khóa học 3,5 năm (268-182 tuần) | Khoá học 4 năm (190-208 tuần) | |
Các môn văn hóa phổ thông |
|
|
| 40 tuần (1200 tiết) | 40-45 tuần (1200-1380 tiết) | 40-45 tuần (1200-1380 tiết) |
Các môn chung | 8 tuần 228-258 tiết | 11 tuần 285-345 tiết | 17 tuần 420-465 tiết | 18 tuần 525-585 tiết | 18-19 tuần 525-600 tiết | 19-20 tuần 555-630 tiết |
Các môn cơ sở và các môn chuyên môn | 18-19 tuần 576-608 tiết | 28-29 tuần 896-928 tiết | 32-33 tuần 1024-1056 tiết | 32-33 tuần 1024-1056 tiết | 34-36 tuần 1056-1152 tiết | 38-41 tuần 1152-1280 tiết |
Thực tập (Thực tập tốt nghiệp) | 13-14 tuần (7-8 tuần) | 18-20 tuần (8-11 tuần) | 25-26 tuần (8-13 tuần) | 25-26 tuần (8-13 tuần) | 33-35 tuần (10-14 tuần) | 39-44 tuần (10-14 tuần) |
Thi - Thi học kỳ - Thi tốt nghiệp | 5 tuần 2 tuần 3 tuần | 6-8 tuần 3-4 tuần 3-4 tuần | 7-10 tuần 4-5 tuần 3-5 tuần | 10-13 tuần 5-6 tuần 5-7 tuần | 13-17 tuần 7-9 tuần 6-8 tuần | 15-19 tuần 9-11 tuần 6-8 tuần |
Ngành nghỉ, nghỉ tết và các ngày lễ | 4 tuần | 7 tuần | 13 tuần | 20 tuần | 23 tuần | 29 tuần |
Lao động công ích | 1 tuần | 1 tuần | 2 tuần | 3 tuần | 3 tuần | 4 tuần |
Dự trữ | 1 tuần | 2 tuần | 3 tuần | 3 tuần | 4 tuần | 6 tuần |
Bảng 2. Quy định về thời gian giảng dạy các môn văn hóa phổ thông
Tên các môn học | Nhóm I (số tiết) | Nhóm II (số tiết) | Nhóm III (số tiết) |
Toán | 525-540 | 390-450 | 180-225 |
Vật lý | 240-330 | 180-225 | 75-90 |
Hóa học | 180-240 | 180-225 | 75-90 |
Sinh vật | 0 | 195-210 | 0 |
Văn - Tiếng Việt | 255-270 | 255-270 | 465-495 |
Lịch sử | 0 | 0 | 225-255 |
Địa lý | 0 | 0 | 180-225 |
Tổng số tiết | 1200-1380 | 1200-1380 | 1200-1380 |
Bảng 3. Quy định về thời gian giảng dạy các môn chung
Nội dung các hoạt động trong khóa học | Hệ tuyển trung học phổ thông | Hệ tuyển trung học cơ sở | ||||
Khoá học 1 năm (số tiết) | Khóa học 1,5 năm (số tiết) | Khoá học 2 năm (số tiết) | Khóa học 3 năm (số tiết) | Khóa học 3,5 năm (số tiết) | Khoá học 4 năm (số tiết) | |
Giáo dục quốc phòng | 45 tiết | 45 tiết | 75 tiết | 120 tiết | 120 tiết | 120 tiết |
Chính trị | 45 tiết | 45 tiết | 90 tiết | 120 tiết | 120 tiết | 120 tiết |
Thể dục thể thao | 30 tiết | 45-60 tiết | 60 tiết | 60-75 tiết | 60-90 tiết | 60-90 tiết |
Tin học | 130 tiết | 30-45 tiết | 45-60 tiết | 45-60 tiết | 45-60 tiết | 45-60 tiết |
Ngoại ngữ | 60-90 tiết | 90-120 tiết | 120-150 tiết | 150-180 tiết | 150-180 tiết | 180-210 tiết |
Giáo dục pháp luật | 18 tiết | 30 tiết | 30 tiết | 30 tiết | 30 tiết | 30 tiết |
Tổng số tiết | 228-258 tiết | 285-345 tiết | 420-465 tiết | 525-585 tiết | 525-600 tiết | 555-630 tiết |
- 1Quyết định 193/QĐ/TH-DN năm 1993 về quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong các trường, lớp trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (hệ dài hạn tập trung) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 16/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 4Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 16/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy định về Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 3Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 3Quyết định 193/QĐ/TH-DN năm 1993 về quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong các trường, lớp trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (hệ dài hạn tập trung) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
Quyết định 21/2001/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- Số hiệu: 21/2001/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/06/2001
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Văn Vọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra