Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2069/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 18 tháng 9 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Chỉ thị s 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 109/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đu nhiệm kỳ khóa XV đến kỳ họp thứ 4 v giám sát chuyên đề, cht vn;

Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Th tướng Chính phủ thực hiện Chthị s 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư;

Căn cứ Chương trình s 51-CTr/TU ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ thực hiện Chỉ thị s 37-CT/TW của Ban Bí thư;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình s 2730/TTr-SLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát trin quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030 ính kèm Đề án).

Điều 2. Giao Giám đốc S Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cn Thơ đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này k từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- Tổng Liên đoàn LĐVN;
- TT.TU, TT. HĐND TP;
- Như Điều 3;
- Sở, ban ngành TP;
-
BHXH TP;
- Liên đoàn LĐ TP;
- VP UBND TP (3C);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT,MK.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Tấn Hiển

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố)

PHẦN I

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua kinh tế thành phố Cần Thơ liên tục có sự tăng trưởng cao; vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động của thành phố và lao động từ các địa phương khác; thu nhập và đời sống của người lao động được cải thiện; thị trường lao động được hình thành và từng bước vận hành theo quan hệ cung - cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như tranh chấp lao động, đình công không theo trình tự, thủ tục quy định, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, môi trường đầu tư, an ninh trật tự xã hội; sự vận hành của hệ thống các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động còn thiếu đồng bộ, chưa theo kịp sự vận hành của cơ chế thị trường.... Do đó cần thiết phải có những giải pháp để từng bước tạo dựng và vận hành được hệ thống quan hệ lao động phù hợp.

Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự hội nhập quốc tế trong thời gian tới sẽ ngày càng sâu rộng, các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động, ngoài việc đòi hỏi về sự phù hợp với pháp luật lao động trong nước, còn cần đáp ứng các công ước quốc tế về lao động; các cam kết song phương và đa phương, trong đó có vấn đề lao động mà Việt Nam tham gia... Do đó, quá trình tạo dựng và phát triển quan hệ lao động đòi hỏi phải chú trọng đến vấn đề trên để có những hoạt động đồng bộ, phù hợp.

Trong bối cảnh đất nước tiếp tục hoàn thiện th chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, nhiều chủ trương, chính sách mới được Đáng và Nhà nước ban hành đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và đặt ra nhiều yêu cầu mới và cao hơn về quan hệ lao động. Thực tế này đòi hỏi thành phố Cần Thơ cần có một chủ trương tổng thể, bền vững với những giải pháp mang tính đồng bộ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng nhằm thúc đy phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Vì vậy, việc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ xây dựng Đề án Phát trin quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030 là cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn c khoa học

Quan hệ lao động là mối quan hệ phổ biến trong kinh tế thị trường. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động phản ánh mối quan hệ giữa chủ sở hu của hai yếu tố sản xuất chính là tư liệu sản xuất và sức lao động. Chính vì vậy, quan hệ lao động có hài hòa, ổn định thì mới giải phóng được các nguồn lực sản xuất và phát triển ổn định. Trái lại, quan hệ lao động không ổn định làm đình trệ sản xuất và tác động tiêu cực đến an ninh, trật tự xã hội.

Quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường vận động thông qua những cơ chế như: sự liên kết và tổ chức của người lao động; đối thoại và thương lượng tập th; giải quyết tranh chấp lao động. Các cơ chế quan hệ lao động được vận hành bởi các thiết chế như: thiết chế quản lý (cơ quan quản lý nhà nước); thiết chế đại diện (tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động); thiết chế trung gian, hòa giải (hòa giải viên lao động); thiết chế phán xử (trọng tài lao động, tòa án) và các thiết chế hỗ trợ quan hệ lao động.

Trong quá trình vận động của các cơ chế quan hệ lao động luôn tiềm n, nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người người sử dụng lao động. Những xung đột này có thể tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng xã hội. Vì vậy, Nhà nước sẽ tham gia vào quan hệ lao động với hai chức năng, đó là quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động. Với chức năng quản lý, Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật để vận hành hệ thống quan hệ lao động; tổ chức, hướng dẫn thực hiện triển khai các chính sách và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Với chức năng hỗ trợ quan hệ lao động, Nhà nước hỗ trợ nâng cao năng lực của các chủ thể quan hệ lao động; tạo lập, hỗ trợ và vận hành các thiết chế trung gian, hòa giải và trọng tài lao động. Vai trò qun lý và hỗ trợ của Nhà nước chỉ được phát huy khi có sự thống nhất về nhận thức, đồng bộ về chính sách và kết hợp hiệu quả trong hành động giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, cơ quan nhà nước phải đóng vai trò kiến tạo, tích cực hơn. Quan hệ lao động không chỉ phù hợp với luật pháp quốc gia mà còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với nhng nguyên tắc lao động cơ bản được áp dụng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các nguyên tắc cơ bản đó được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên và có nghĩa vụ thực hiện.

2. Căn cứ chính trị

a) Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghị quyết nêu rõ ch trương cho phép thành lập và hoạt động của các tổ chức của người lao động không thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam, đồng thời đặt yêu cầu phải quản lý tốt để các tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh và đúng pháp luật;

b) Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết đặt ra yêu cầu việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, hiệu quả trong đó có cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức Công đoàn;

c) Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết nêu rõ chủ trương là Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Tiền lương tại doanh nghiệp do các bên tự xác định thông qua các cơ chế quan hệ lao động;

d) Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới. Chỉ thị đặt trọng tâm vào nhiệm vụ chính là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động; thúc đẩy các hoạt động; đối thoại, thương lượng tập th và giải quyết tốt tranh chấp lao động, đình công;

đ) Chương trình số 51-CTr/TU ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

3. Căn cứ pháp lý

a) Nghị quyết số 80/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể;

b) Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

c) Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

d) Quyết định số 109/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đâu nhiệm kỳ khóa XV đến kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn;

đ) Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới.

4. Căn c thực tiễn

Trong thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố đã triển khai các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ góp phần đưa nhận thức của các cấp, ngành và của người lao động, người sử dụng lao động về quan hệ lao động từng bước được nâng lên; hạn chế tranh chấp lao động; quan hệ lao động được ổn định; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện, góp phần ổn định, phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố còn một số tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn những vấn đề phức tạp như tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể còn xảy ra, làm ảnh hưởng tới sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp, an ninh trật tự xã hội; sự vận hành của hệ thống các cơ chế, thiết chế quan hệ lao động còn thiếu đồng bộ, chưa theo kịp cơ chế thị trường, công đoàn cơ sở tại nhiều doanh nghiệp chưa phát huy được vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động; số lượng và chất lượng thỏa ước lao động tập thể chưa cao; vai trò giải quyết tranh chấp lao động tập thể của các thiết chế hòa giải, trọng tài lao động chưa được phát huy..., Những hạn chế này nếu không có giải pháp đồng bộ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư và an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan như một số doanh nghiệp còn khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện thì nguyên nhân chủ quan của các hạn chế trên do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; công tác phối hợp triển khai chính sách, giải pháp phát triển quan hệ lao động chưa đồng bộ và hệ thống; công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động chưa thực sự được củng cố thường xuyên; nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn chậm được đổi mới dẫn đến vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động của một số tổ chức công đoàn cơ sở chưa được phát huy.

Từ thực tiễn cho thấy, xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ sẽ tạo cơ sở cho việc đảm bảo quyền và lợi ích người lao động, người sử dụng lao động, lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Mục đích

Cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mang tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình mới.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.

2. Yêu cầu

Đánh giá một cách đầy đủ, khách quan thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với quan hệ lao động trên địa bàn thành phố.

Các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án phải thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Ban Bí thư và Bộ luật Lao động; phát huy đúng và đủ vai trò cúa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động.

PHẦN II

THỰC TRẠNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội

Thành phố Cần Thơ được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí rất quan trọng, là đô thị hạt nhân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố quyết tâm, n lực phấn đấu, tập trung thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra để xây dựng và phát triển thành phố, thực hiện thắng lợi chủ đề năm 2024 là “Tiếp tục tăng cường công tác xảy dụng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung đy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, thúc đy phát triển kinh tế - xã hội Thành phố”. Theo đó, các chính sách về dân số, lao động luôn được địa phương quan tâm xây dựng và phát triển.

Trong bối cnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi cả ở trong và ngoài nước nhưng với sự chủ động, quyết liệt tập trung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhiều cơ chế, chính sách trên tất cả các lĩnh vực đã được ban hành để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đy tăng trưởng, tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế. Nhiều chính sách thiết thực, thể hiện tinh thần sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đã được chỉ đạo triển khai, đây nhanh tiến độ thực hiện, thúc đy hoạt động tăng trưởng kinh doanh sớm phục hi và phát triển.

Kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung của cả nước, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, linh hoạt, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thúc đy tăng trưởng, công tác an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, thiết thực. Cùng với đó, sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua những khó khăn, thách thức.

Trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,21%, đóng góp 0,20 điểm %; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%, đóng góp 1,81 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 7,05%, đóng góp 3,64 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,06%, đóng góp 0,08 điểm %.

Quy mô kinh tế thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành ước đạt 65.392 tỷ đồng, tăng 10,18% so với cùng kỳ năm 2023. về cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sn chiếm tỷ trọng 8,63%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,46%; khu vực dịch vụ chiếm 53,35%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,56%.

Cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2024

2. Số lượng doanh nghiệp

Số doanh nghiệp đang hoạt động là 9.740 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 2,88%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 81,08% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,04% (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo nguồn Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2023).

Ước 6 tháng đầu năm 2024, thành phố có 875 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, không thay đi so với năm 2023; vốn đăng ký 6.150 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỷ. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7 tỷ đồng, tăng 6,06% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, có 300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 27,7% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 1.175 doanh nghiệp, tăng 5,86% so với cùng kỳ. Bình quân một tháng có khoảng 196 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 700 doanh nghiệp, tăng 42,3% và giải thể 105 doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ.

Căn cứ Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Cần Thơ có 06 Khu công nghiệp đã thành lập gồm có: Khu công nghiệp Trà Nóc 1, Khu công nghiệp Trà Nóc 2, Khu công nghiệp Hưng Phú 1, Khu công nghiệp Hưng Phú 2, Khu công nghiệp Thốt Nốt, Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1). Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp Cần Thơ đến tháng 7 năm 2024 là 43.130 lao động, tăng 1.775 lao động so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, số lao động của các doanh nghiệp FDI là 20.853 lao động.

Tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố đến nay là 175 HTX với 3.215 thành viên, trong đó lĩnh vực trồng trọt 136 HTX; chăn nuôi 05 HTX; thủy sản 18 HTX và tổng hợp 16 HTX. Số lượng HTX nông nghiệp tăng so với thời điểm năm 2019 là 43 HTX nông nghiệp, số thành viên HTX tăng là 468 thành viên.

3. Số lượng doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở

Trong 5 năm (2019 - 2023) đã phát triển 33.958 đoàn viên, thành lập 204 công đoàn cơ sở, giới thiệu đoàn viên ưu tú 7.122, kết nạp đảng 3.465. số tổ chức công đoàn cơ sở trong khu công nghiệp là 68 công đoàn cơ sở với 28.402 công đoàn viên.

4. Quy mô và cấu dân số, lao động

Thành phố Cần Thơ có 09 đơn vị hành chính, gồm 05 quận và 04 huyện. Các đơn vị hành chính quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt là vùng tập trung các chức năng đô thị, dân cư mật độ cao. Dân số thành phố Cần Thơ là 1.258.876 người. Trong đó, dân số thành thị là 887.831 người, chiếm 70,53% và dân số nông thôn là 371.045 người, chiếm 29,47% so với tổng dân số. Theo số liệu sơ bộ năm 2023, quận Ninh Kiều đông dân số nhất với 294.874 người và huyện Phong Điền có dân số ít nhất là 97.890 người. Mật độ dân số của thành phố Cần Thơ là 869 người/km2.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Cần Thơ đạt 617.332 người (chiếm 49,04% dân số), trong đó lực lượng lao động nam chiếm 59,16%; lao động nữ chiếm 40,84%; lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 70,44%, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 29,56%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tui là 3,77%, trong đó khu vực thành thị là 4,17%, khu vực nông thôn là 2,80%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tui là 1,76%, trong đó khu vực thành thị là 1,27%, khu vực nông thôn là 2,93%.

Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động là 124.445 người, trong đó 3.585 lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, 100.902 lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 19.958 lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, theo nguồn Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2023).

Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp Cần Thơ đến tháng 7 năm 2024 là 43.130 lao động, tăng 1.775 lao động so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, số lao động của các doanh nghiệp FDI là 20.853 lao động.

Theo thống kê sơ bộ đến nay các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố có trên 5.000 lao động, trong đó lao động từ thành viên hợp tác xã là 3.215 người, còn lại là lao động thời vụ. Các hợp tác xã hiện nay chủ yếu thuê mướn lao động thời vụ phục vụ cho các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp là chính như: phun thuốc, bón phân, làm đất, thu hoạch,... Các lao động thường xuyên chủ yếu từ thành viên các hợp tác xã sản xuất theo hộ gia đình.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tháng 4/2024 giảm 0,09% so tháng trước và tăng 3,38% so với cùng kỳ năm trước, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước gim 0,1% so tháng trước và tăng 3,05% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,26% so với tháng trước và giảm 1,62% so với cùng kỳ năm trước; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,56% so với tháng trước và tăng 10,94% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng/2024, chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tăng 1,95% so với cùng k.

5. Tỷ lệ người lao động tham gia công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp

Tập hợp đông đảo công nhân lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và tham gia hoạt động Công đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Phấn đấu có trên 90% công nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước, trên 60% công nhân lao động khu vực ngoài Nhà nước gia nhập tổ chức Công đoàn. Hàng năm, có trên 90% Công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước và trên 55% Công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước đạt vững mạnh và vừng mạnh xuất sắc.

II. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, THIẾT CHẾ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

Ban Thường vụ Thành y Cần Thơ đã ban hành Chương trình số 51-CTr/TU ngày 25 tháng 10 năm 2019 thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Nhằm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW và Chương trình số 51-CTr/TU, nâng cao nhận thức của cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, cán bộ, đng viên, công chức, viên chức và người lao động trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong tình hình mới, Đảng ủy Khối cơ quan dân chính Đảng đã ban hành Kế hoạch s 77-KH/ĐUK ngày 13 tháng 11 năm 2019 thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng và các đoàn th trực thuộc Đảng ủy Khối tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, Chương trình s 51-CTr/TU và Kế hoạch của Ban Thường vụ Đảng y Khối phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ của tùng cơ quan, đơn vị. Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối đã chủ trì phối hợp Văn phòng và các ban Đảng ủy Khi hướng dẫn việc học tập, quán triệt và chỉ đạo công tác tuyên truyền, tạo nhận thức đúng đắn và đồng thuận cao trong toàn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong Đảng bộ Khối.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2024 triển khai thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2024 triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.

Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Luật Tiếp cận thông tin (trong đó có lồng ghép tuyên truyền Bộ luật Lao động, Chỉ thị số 37-CT/TW, Quyết định số 416/QĐ-TTg) cho 250 đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn th cấp thành phố; thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên sâu Luật Tiếp cận thông tin, có đến 95 điểm cầu trên toàn thành phố tham dự, đối tượng là đại diện Sở, ngành, đoàn th, lãnh đạo UBND quận, huyện, xã, phường, thị trấn, cán bộ công chức làm đầu mối cung cấp thông tin được cơ quan, đơn vị phân công. Các văn bản đã triển khai gồm: Bộ luật Lao động; Luật Tiếp cận thông tin; Chỉ thị số 37-CT/TW, Quyết định số 416/QĐ-TTg và một số văn bản pháp luật khác...

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 416/QĐ-TTg lồng ghép trong Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm; phổ biến và quán triệt rộng rãi tới toàn thcông chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý các quy định theo Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin để nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Trang Thông tin điện tử Ph biến giáo dục pháp luật thành phố chính thức được vận hành vào năm 2022, có quy chế hoạt động, thành lập Ban Biên tập và Tổ giúp việc theo quy định; đến nay đã đăng tải được 2.500 tin, bài để tuyên truyền về chính sách pháp luật của thành phố, các chính sách pháp luật mới, các sự kiện, các ngày lễ, kỷ niệm... Xây dựng 50 video clip “Một phút để hiểu biết pháp luật” tuyên truyền nội dung về quyền của người dân và nghĩa vụ của cơ quan chức năng theo Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản quy phạm pháp luật khác (trong đó có pháp luật về lao động).

Hằng năm, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật[1]; trong đó lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin; Bộ luật Lao động; Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2024 triển khai thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Cần Thơ đã xây dựng nhiều tài liệu tuyên truyền về Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về lao động, quan hệ lao động; trong đó có quyền về tiếp cận thông tin, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động,... thông qua các video clip, tờ gấp pháp luật để tuyên truyền thông qua hệ thống Báo, Đài, mạng xã hội.

Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đóng trên địa bàn, các cơ quan báo, đài địa phương tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm các nội dung theo tinh thần của Chỉ thị s 37- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và các nội dung về hoạt động đối ngoại, thương lượng tập thể, giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới như: thực hiện Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Đồng thời, tuyên truyền đến người dân luôn quan tâm, cảnh giác trước những thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự xã hội, qua đó, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, người lao động, người sử dụng lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Qua công tác điểm báo hàng ngày đã kịp thời định hướng cung cấp tuyên truyền để cơ quan báo, đài địa phương thực hiện tuyên truyền các nội dung có liên quan xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, đã ghi nhận có trên 25 tin, bài viết tiêu biểu như: Báo Đảng cộng sản Việt Nam “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”; Báo Cn Thơ “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp”; Báo Nhân dân “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”; VietNamPlus “Cần Thơ: Doanh nghiệp nỗ lực "xoay" thưởng Tết cho người lao động”; Báo Lao động “Công đoàn tại cơ sở - cầu ni quan trọng giúp ổn định quan hệ lao động”, “Cần Thơ có 250 đơn vị ký kết thỏa ước lao động tập thể, có lợi cho người lao động.

Thành phố Cần Thơ đã đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao tinh thần cảnh giác và ý thức, trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố nói chung và tại các khu công nghiệp cơ bản ổn định. Công an thành phố đã làm tốt công tác nắm tình hình và tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ giải quyết kịp thời các vụ việc phc tạp về an ninh trật tự tại các khu công nghiệp, không để bị động, bất ngờ làm ảnh hưởng đến tình an ninh trật tự tại địa phương. Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện Quy chế phối hợp số 34/QCPH-CATP-SLĐTB&XH ngày 11 tháng 11 năm 2019 giữa Công an thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Công an thành phố tiếp tục phối hợp với Ban Qun lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện Quy chế số 920/QCPH-CATP-BQLKCX&CN ngày 11 tháng 11 năm 2019 phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, trật tự, phòng cháy cha cháy, xử lý các tình huống xấu và phc tạp liên quan đến an ninh công nhân, cháy no xảy ra trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hàng năm, Công an thành phố xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch về phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; Kế hoạch về việc thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, Công an thành phố xây dựng Kế hoạch về việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phm được 145 cuộc với 10.502 lượt người tham dự, tại 171 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tổ chức 15 cuộc tuyên truyền phòng ngừa, tố giác tội phạm hình sự, ma túy, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và các Luật mới ban hành.

Qua rà soát, đánh giá các hoạt động kinh tế tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp FDI trên địa bàn trong 05 năm chưa phát hiện các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài liên kết các phần tử phản động hoạt động sai phạm tại địa phương; liên quan đến đầu tư, mua c phần, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; các vấn đề về sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu; phức tạp về nhà ở công nhân và sở hữu nhà ở của người nước ngoài; các nguy cơ tiềm n về dấu hiệu “núp bóng” người Việt Nam đ đầu tư, nắm giữ, thâu tóm tại địa phương.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả qun lý nhà nước về quan hệ lao động

Công tác củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Số lượng công chức được phân công làm công tác lao động, tiền lương và quan hệ lao động tại các cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 02 người; Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ: 03 người; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện: 09 người/09 quận, huyện.

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2024 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2024 triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.

Thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nghiệp về các chính sách, pháp luật có liên quan: Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và trao đổi việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ; các quy định về đăng ký xuất nhập cnh và cư trú của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; quy định về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; tập huấn quy định pháp luật về đối thoại và thương lượng tập thể tại nơi làm việc; quy định pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quy định pháp luật về hợp đồng lao động; quy định pháp luật về nội quy lao động; tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về lao động, tiền lương” từ ngày 20 tháng 9 năm 2023 đến ngày 20 tháng 10 năm 2023 với số lượng 12.073 lượt người tham dự; phát hành 2.000 tờ rơi tuyên truyền về tiền lương,...

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu qu một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội; rà soát tình hình lao động, tiền lương, tiền thưng, nợ lương và tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ khác đối với người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành ph Cn Thơ vào mỗi dịp Tết và phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường nắm bắt, hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện chính sách lao động.

Công tác bổ nhiệm hòa giải viên lao động được quan tâm thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 4106/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 v việc bổ nhiệm hòa giải viên lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ với số lượng 25 hòa giải viên lao động. Năm 2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã miễn nhiệm 02 hòa giải viên lao động tại Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 và bổ nhiệm 02 hòa giải viên lao động tại Quyết định số 1668/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2024. Hàng năm, trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Năm 2023, đội ngũ hòa giải viên lao động đã thực hiện hòa giải 16 cuộc tranh chấp lao động cá nhân, trong đó có 09 cuộc hòa giải thành, các cuộc hòa giải không thành thực hiện các thủ tục chuyn hồ sơ theo quy định.

Để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, đồng thời nm bắt thêm về thông tin các doanh nghiệp chăm lo Tết Nguyên đán năm 2023 đối với công nhân, lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch số 3470/KH- SLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức thăm và làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức đến thăm và làm việc với 10 doanh nghiệp (trong đó có 04 doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp) từ ngày 25 tháng 10 năm 2022 đến ngày 31 tháng 10 năm 2022.

Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên hướng dẫn các cơ quan nhà nước rà soát, phân công nhiệm vụ người phát ngôn của cơ quan (đến nay có 42/42 cơ quan có văn bản phân công người phát ngôn theo quy định), hàng năm đu tổ chức lớp tập huấn kỹ năng người phát ngôn, kỹ năng phối hợp xử lý thông tin với các cơ quan báo chí nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Thành phố Cần Thơ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện trách nhiệm của thành phố đối với việc thực hiện chính sách nhà ở trên địa bàn[2]. Thành phố chưa có dự án nhà ở riêng để bố trí cho công nhân khu công nghiệp, tuy nhiên hiện thành phố có dự án nhà ở xã hội Gia Phúc do Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ đầu tư nhằm phục vụ đối tượng là người lao động của Công ty và người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó có một vài doanh nghiệp tự mua đất để xây dựng nhà cho nhân viên và công nhân như: Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Nam Hải mua 02 ha đất cấp lại 125 nền cho nhân viên; Công ty cổ phần thủy sản Nha Trang Seafoods xây dựng khu nhà cho 34 công nhân viên; Công ty C phần Thủy sản MêKông mua 6.000m2 đất dự kiến xây nhà cho công nhân thuê... chủ yếu giải quyết nhu cầu nhà ở cục bộ của các đơn vị.

Hiện thành phố đang triển khai dự án nhà xã hội tại khu Thiết chế Công đoàn Cần Thơ được thực hiện tại khu quy hoạch xây dựng thiết chế Công đoàn tại Khu công nghiệp Trà Nóc II, phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu dự án nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở của công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động trên địa bàn thành phố với tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 19.373 m2, Quy mô diện tích khu đất lập quy hoạch khoáng 29.876 m2. Đây sẽ là khu vực được đầu tư xây dựng đầy đu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với quy mô dân số trên 1.145 người... Dự án đầu tư từ 100% nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Khu đất dự án là đất sạch do Nhà nước qun lý.

Các khu công nghiệp đều có quy hoạch khu tái định cư và diện tích để bố trí xây dựng nhà ở xã hội (nhà ở công nhân). Tuy nhiên, chỉ có Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và Khu công nghiệp Thốt Nốt (giai đoạn 1) chủ đầu tư đã xin lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân trong khu công nghiệp. Nhưng do gặp khó khán về tài chính và thiếu nguồn vốn nên chưa thể triển khai thực hiện các dự án nhà công nhân tại khu công nghiệp[3].

Thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ công đoàn đã có những chuyển biến tích cực. Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề cho trên 15.000 lượt cán bộ công đoàn các cấp. Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc công đoàn các cấp được triển khai từng bước theo hướng tinh gọn, tăng cường hoạt động hướng về cơ sở.

Công tác xây dựng công đoàn cơ sở vng mạnh có một số chuyn biến mới. Hằng năm, bình quân có trên 85% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp khu vực nhà nước; 90% công đoàn cơ sở ở ngoài khu vực nhà nước; 55% công đoàn cơ sở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xếp loại vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của các cấp công đoàn tiếp tục có những đi mới tích cực. Qua đánh giá, nhiu nơi công đoàn chủ động tập hợp ý kiến đoàn viên, tích cực tham gia các hoạt động đối thoại, giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vng mạnh. Công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng ở nhiều công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã có những chuyn biến mới, nhất là ở các khu chế xuất và công nghiệp. Năm năm qua, các cấp công đoàn đã giới thiệu 7.122 đoàn viên ưu tú cho Đảng, trong đó đã có 3.465 đoàn viên công đoàn ưu tú được kết nạp Đảng.

Giai đoạn 2019 - 2023, thành phố Cần Thơ đã giải quyết việc làm cho 290.611 lao động (trong đó đưa 1.989 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Đvt: Người

Các chỉ tiêu về giải quyết việc làm từ năm 2019 - 2023 đều vượt so với kế hoạch đã đề ra, riêng năm 2021 do ảnh hưởng ca dịch Covid-19, chi tiêu về giải quyết việc làm không đạt so với kế hoạch đã đề ra (đạt 92,47% so với kế hoạch).

Thị trường lao động thành phố đang phục hồi và phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập, thành phố đã triển khai mạnh các chính sách tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp cùng với nhiều chính sách kích cầu đã góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh, thành phố chuyển từ trạng thái thích ứng sang phát triển ổn định hơn.

Đ hỗ trợ nghề nghiệp, việc làm cho người lao động mất việc làm sớm quay lại thị trường lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền chính sách hỗ trợ người lao động, phối hợp rà soát nhu cầu học nghề, việc làm của người lao động; phối hợp Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Hiệp hội các doanh nghiệp... khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, tổng hợp, cung cấp thông tin việc làm trống cần tuyển dụng thông qua các cơ quan, đơn vị, các phương tiện truyền thông tại địa phương và đội ngũ cán bộ, cộng tác viên của ấp, khu vực để người lao động tiếp cận được thông tin và tìm có việc làm góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đa dạng các hình thức tư vấn, giải quyết việc làm để vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh vừa nâng cao hiệu quả tư vấn, giải quyết việc làm trong trạng thái bình thường mới, cụ thể các hoạt động: tổ chức liên tục và thường xuyên các hoạt động giao dịch việc làm trực tuyến kết nối với các tỉnh, thành Nam Sông Hậu, Đồng bng Sông Cu Long và Đông Nam bộ; Truyền thông trên môi trường mạng (Facebook, Zalo, Cng thông tin việc làm Cần Thơ)... Xây dựng mô hình liên kết 3 bên: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Doanh nghiệp - Trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tạo sự gn kết chặt chẽ, phát huy lợi thế tối đa của các bên tham gia trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm, đến nay đã có 11 cơ s đào tạo, 21 doanh nghiệp ký kết tham gia mô hình. Đây là cơ sở để thực hiện ngày càng tốt hơn, gn kết chặt chẽ hơn công tác dạy nghề, giải quyết việc làm.

Các cơ quan, ban ngành đã phối hợp nắm tình hình, rà soát việc thành lập tổ chức người lao động trái phép, trá hình, kết quả: có 01 tổ chức người lao động trái phép hình thành từ năm 2012; 02 tổ chức tiền thân. Chưa phát hiện hoạt động phức tạp.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập cảnh của công nhân, chuyên gia người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp: phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra 50 lượt tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài trong các khu công nghiệp và doanh nghiệp FDI để kiểm tra nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp; hồ sơ cấp giấy phép lao động có đúng tinh thn sử dụng lao động của doanh nghiệp khai báo. Công an thành phố phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra các doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài đang tham gia làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp FDI. Kết quả công tác kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính 03 công ty và 06 người nước ngoài về các lỗi vi phạm “Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú”; “Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật” tổng số tiền là 163.000.000 đồng.

Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, môi trường: Công an thành phố đã ban hành 25 Kế hoạch kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tổ chức kiểm tra, rà soát việc thành lập, trong bị phương tiện và duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy, cha cháy cơ sở, chuyên ngành tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI, qua đó chấn chỉnh việc thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng này theo đúng quy định của pháp luật. Trong 05 năm qua, xảy ra 03 vụ việc liên quan đến rò rỉ khí ga tại 03 công ty chế biến thủy sản trong nước, hậu quả làm 95 công nhân bị ngộ độc phải nhập viện điều trị (không có trường hợp tử vong), 01 vụ việc ngộ độc thực phẩm làm 50 công nhân nhập viện điều trị (không có trường hợp tử vong), 06 vụ cháy làm 02 công nhân bị thương, thiệt hại về tài sản s tiền là 16,6 tỷ đồng (nguyên nhân của các vụ cháy do chập điện và loại trừ do yếu tố con người phá hoại). Các vụ việc đã xảy ra đều được các cơ quan chức năng phối hợp xử lý ngay từ đầu, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ dẫn đến làm mất an ninh trật tự tại các doanh nghiệp.

Tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố trong 05 năm qua: Xảy ra 14 vụ việc liên quan đến công nhân tập trung đông người với 2.135 công nhân (trong đó doanh nghiệp FDI: 03 vụ việc, doanh nghiệp trong nước: 11 vụ việc). Giải quyết 04 lượt với 145 người và 78 đơn thư, khiếu nại của công nhân về việc đòi tiền lương và chế độ bảo hiểm xã hội của công ty đã nợ người lao động. Công an thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan xử lý không để nợ lương kéo dài tạo thành “điểm nóng về an ninh trật tự. Các vụ việc đình công, lãn công xảy ra từ trước đến nay đều là do mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với người lao động trong việc giải quyết các chế độ chính sách, chưa phát hiện có dấu hiệu móc nối, kích động của các thế lực thù địch, phản động.

Công tác kiểm tra về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường, an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Phát hiện và xử phạt 02 vụ với số tiền là 603.000.000 đồng, cụ thể: 01 vụ xả thải vượt quy chun kỹ thuật về chất thải tại khu công nghiệp Hưng Phú 1; 01 vụ xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật; thải chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ pháp luật môi trường tại tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1.

Từ năm 2019 đến năm 2023, đã tổ chức 11 cuộc thanh tra lĩnh vực lao động tại 41 đơn vị và 02 cuộc kiểm tra tại 06 đơn vị[4]. Hàng năm cứ 04 lượt công chức tham gia các lớp tập huấn về lĩnh vực lao động do Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức. Qua công tác thanh tra, các doanh nghiệp được thanh tra đã phát huy những ưu điểm trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa nắm hết các quy định của pháp luật nên trong quá trình thực hiện còn hạn chế, thiếu sót.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

Trong 5 năm qua, tổ chức Công đoàn các cấp trong thành phố đã có những biện pháp cụ thể, sát với thực tiễn ở từng đơn vị, cơ sở, không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn và đội ngũ cán bộ công đoàn. Ngay từ đầu năm, Liên đoàn Lao động thành phố đã giao kế hoạch phát triển đoàn viên Công đoàn cho Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp... Trong 5 năm qua, toàn thành phố đã thành lập mới được 204 công đoàn cơ sở và phát triển được 33.958 đoàn viên mới, vượt kế hoạch đề ra, điển hình là Liên đoàn Lao động quận Thốt Nốt, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp, ngành Y tế... Cùng với công tác phát triển đoàn viên mới, các cấp Công đoàn trong thành phố coi trọng việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở. Các cấp Công đoàn đã tổ chức 128 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 16.853 lượt cán bộ Công đoàn cơ sở. Liên đoàn Lao động thành phố đã tổ chức tập huấn Bộ Luật Lao động, cho cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở và cơ sở.

Với các giải pháp đồng bộ trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp nên mô hình tổ chức, nội dung hoạt động của Công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố hiện đã cơ bản đáp ứng được việc tập hợp công nhân, viên chức lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn cơ sở, từng bước thích ứng với những chuyên đôi của các loại hình đơn vị, doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở qua đào tạo, học tập, rèn luyện đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình công tác, được đoàn viên tín nhiệm. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở đã trưởng thành nhanh chóng, nam vững chính sách, pháp luật, nêu cao vai trò đại diện cho tập th lao động và có bản lĩnh đấu tranh vì lợi ích của người lao động.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp trong 5 năm qua và nhng năm tiếp theo, Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động các quận, huyện, Công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức, Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp và các Công đoàn cơ sở trực thuộc tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở với phương châm hướng về cơ sở. Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong hệ thống công đoàn được tập trung triển khai làm cơ sở nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức trong hệ thống công đoàn trong thời gian tới. Tập hợp đông đảo công nhân lao động gia nhập tổ chức Công đoàn và tham gia hoạt động Công đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động và đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Phấn đấu có trên 90% công nhân viên chức lao động trong doanh nghiệp Nhà nước, trên 60% công nhân lao động khu vực ngoài Nhà nước gia nhập tổ chức Công đoàn. Hàng năm, có trên 90% Công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước và trên 55% Công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước đạt vững mạnh và vừng mạnh xuất sắc.

4. Thúc đy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập th

Trong 5 năm qua, các cấp công đoàn đã chú trọng tham gia xây dựng và thực hiện quy chế đối thoại tại nơi làm việc. Việc đối thoại tại nơi làm việc được xây dựng cơ bản đã bám sát nội dung và sát với tình hình thực tế tại doanh nghiệp như: nguyên tc, nội dung đối thoại, hình thức đối thoại, trách nhiệm của các bên tham gia đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, quy định người lao động được đề xuất nội dung đối thoại và những nội dung cần đối thoại. Trong 5 năm qua cấp ủy đảng, chính quyền chủ động chỉ đạo người sử dụng lao động và đại diện người lao động tổ chức 1.587 cuộc đối thoại định kỳ và đối thoại đột xuất. Qua đó phát huy quyền dân chủ của đoàn viên và người lao động đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giúp cho sản xuất kinh doanh của cơ quan, doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Thực hiện Hướng dẫn số 1580/HD-TLĐ (nay là Hướng dẫn số 90/HD ngày 17 tháng 7 năm 2023) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hướng dẫn số 742/HD-LĐLĐ của Liên đoàn Lao động thành phố về đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể của công đoàn cơ sở. Tính đến ngày 31/3/2024, các đơn vị tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể được 253/316 doanh nghiệp đạt 80,06%. Các bản thỏa ước lao động tập thể được xây dựng, ký kết đều có nội dung ngắn gọn, tập trung vào những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật...

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố và các cấp công đoàn trực thuộc, công tác thỏa ước lao động tập th đã có nhiều chuyn biến, đặc biệt là trong nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn và của chính người sử dụng lao động, số lượng và chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể tiếp tục được cải thiện; các bản thỏa ước lao động tập th sao chép các quy định của pháp luật đang dần được thay thế bằng các bản thỏa ước lao động tập thể có chất lượng, trong đó có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động và đang dần đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật lao động.

Từ năm 2019 đến năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận 239 lượt hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Các doanh nghiệp đã nhận thc được tầm quan trọng của việc ban hành nội quy lao động và thực hiện nghiêm túc việc ban hành nội quy lao động theo quy định của pháp luật. Việc ban hành nội quy lao động đã giúp duy trì được trật tự trong doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời, đây còn là cơ sở đ người s dụng lao động thiết lập kỷ luật lao động.

5. Giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; rà soát các tiêu chun, điều kiện lao động để chủ động đề xuất và đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động nhằm xác lập các thỏa thuận về tiền lương và các điều kiện lao động khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

Đa số các vụ tranh chấp lao động và ngừng việc tập th mang tính chất nh lẻ, có 06 vụ ngừng việc tập thể với 2.930 công nhân lao động. Nguyên nhân dẫn đến ngừng việc là do lỗi thuộc về người sử dụng lao động là: Ký kết hợp đồng lao động không đúng quy định: Tái ký hợp đồng lao động nhiều lần với cùng một thời gian (hợp đồng lao động chui), ký hợp đồng lao động xác định thời gian cho nhng công việc có tính chất thường xuyên và không xác định thời gian hoàn thành công việc; Đăng ký sử dụng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN không đầy đủ, ký hợp đồng lao động thời vụ có thời gian dưới 03 tháng cho những công việc mang tính chất thường xuyên để không tham gia BHXH, BHYT bắt buộc; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Đối với một số ngành về may mặc, chế biến, việc làm tăng giờ, tăng ca diễn ra liên tục từ đó sức khỏe, điều kiện sinh hoạt, giải trí của công nhân, viên chức, người lao động bị hạn chế;... Đáng chú ý là hầu hết các vụ ngừng việc tập thể xảy ra đều không tuân thủ những quy định về thủ tục đã được quy định trong Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Tạo chuyn biến rõ rệt về nhận thức, hành động của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, người sử dụng lao động, người lao động trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Phát huy sự vào cuộc của hệ thống chính trị tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu qu hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động.

Thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng Công đoàn cơ sở vũng mạnh, xem công tác phát triển đoàn viên, thành lập mới và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là mũi nhọn hàng đầu của tổ chức Công đoàn.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

Việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn hình thức, chưa làm tốt việc công khai các nội dung đầy đủ theo quy định. Quy chế đi thoại định kỳ, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp chưa tổ chức đầy đủ các cuộc đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể;

Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong một số doanh nghiệp chưa đm bảo yêu cầu; nhất là trong việc tổ chức thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể tại những nơi chưa có tổ chức công đoàn còn hạn chế, có nơi chưa lấy ý kiến của người lao động đầy đủ;

Vai trò của Ban Chấp hành công đoàn chưa thật sự phát huy, còn lúng túng trong hoạt động. Người lao động đa số là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, ý thức, tác phong lao động công nghiệp còn hạn chế.

b) Nguyên nhân

Một số nơi, cấp ủy Đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước) chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị 37/CT-TW và Quyết định 416/QĐ-TTg;

Công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW và Quyết định 416/QĐ-TTg chưa được thường xuyên, liên tục;

Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn ngại va chạm...

PHẦN III

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

I. BỐI CẢNH VÀ NHNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” nêu rõ chủ trương đảm bảo sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cúa người lao động tại doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc của ILO, đồng thời giữ vng ổn định chính trị - xã hội. Ngày 03 tháng 9 năm 2019, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Đ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 80/2019/QH14 về việc gia nhập Công ước số 98 của ILO về áp dụng những nguyên tắc về quyền tổ chức và thương lượng tập th. Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Quốc hội phê chuẩn Bộ luật Lao động với nhiều nội dung đổi mới quan trọng về quan hệ lao động.

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Việt Nam tham gia (CPTPP, EVFTA) đều có những điều khoản ràng buộc chặt về quan hệ lao động kèm theo cơ chế thúc đẩy, giám sát thực thi. Những cam kết quốc tế về quan hệ lao động phải được bảo đảm trong cả luật pháp và thực tiễn. Do vậy, mồi địa phương phải có trách nhiệm xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thng quan hệ lao động phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam.

Trước yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ tr thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương và là trung tâm, là động lực phát triển kinh tế cho toàn vùng theo tinh thần Nghị quyết số 22/2003/QH11 của Quốc hội khóa 11 và Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách thu hút nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong bi cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và sự đầu tư vào hạ tầng ngày càng tăng. Thị trường lao động ở Cần Thơ đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Một trong những chuyển biến thấy rõ nhất chính là sự gia tăng các hoạt động công nghiệp và thương mại. Từ đó tạo ra nhu cầu lớn về lao động trong các ngành như chế biến nông, thủy sản, sản xuất và công nghiệp. Cũng như trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch tại Cần Thơ, qua đó tác động đến thị trường lao động và quan hệ lao động. Thành phố đã chủ động khai thác mọi nguồn lực, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để phát triển; việc tái cơ cấu được thực hiện đồng bộ gia tổng thể nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực quan trọng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và thực hiện các chính sách theo Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 quy định chính sách hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Quan hệ lao động đã có những bước phát triển không ngừng và đạt được những kết qu quan trọng: (1) Số người tham gia quan hệ lao động không ngừng tăng lên; (2) Nhận thức chung của người lao động, người sử dụng lao động về quan hệ lao động ngày càng đầy đủ hơn; (3) Việc thực hiện đi thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể ngày càng ph biến và có xu hướng đi vào thực chất hơn; (4) Tranh chấp lao động tập thể, đình công có xu hướng giảm về số lượng.

Mặc dù đạt được những kết quả quan trọng nhưng tình hình quan hệ lao động còn nhiều hạn chế: (1) Nhận thức chung về quan hệ lao động, nhất là vai trò của cơ quan nhà nước và các thiết chế khác trong trong hỗ trợ phát triển quan hệ lao động còn hạn chế; (2) Vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở còn hạn chế; (3) Việc thực hiện các quy định pháp luật về đi thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập th nhìn chung còn mang tính hình thức và chưa hiệu quả; (4) các cơ chế giải quyết tranh chp lao động tập thể được quy định trong luật như hòa giải, trọng tài chưa được phát huy mạnh mẽ trong thực tiễn, hầu hết các cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo và không diễn ra đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phát triển quan hệ lao động. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan quản lý nhà nước trên tinh thần phát huy cao tính chủ động, độc lập của các chủ thtrong quan hệ lao động bảo đảm quan hệ lao động vận hành đúng theo các nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Phát triển quan hệ lao động phải phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và vận hành hệ thống quan hệ lao động mới phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tiêu chuẩn lao động quốc tế bản Việt Nam đã cam kết bảo đảm sự tiến bộ, hài hòa và ổn định, bảo đảm quyn của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, giữ vững an ninh, trật tự xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

100% tổ chức đại diện người lao động tại cơ s khi có yêu cầu được hướng dẫn thành lập, đăng ký thành lập, được hỗ trợ đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập th;

Đến năm 2030, kết nạp mới 30.000 đoàn viên Công đoàn, thành lập mới từ 150 Công đoàn cơ sở trở lên;

Đến năm 2030, 100% cán bộ ban chấp hành, ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quan hệ lao động khi được bầu vào ban chấp hành, ban lãnh đạo;

Hoàn thành việc xây dựng quy chế hoạt động ca Hội đồng trọng tài, đm bảo 100% trọng tài viên lao động được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động;

Hoàn thành việc xây dựng quy chế qun lý hòa giải viên lao động, củng c, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên lao động, đm bảo 100% hòa giải viên lao động được đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện tốt đồng thời hai chức năng hỗ trợ quan hệ lao động và hòa giải tranh chấp lao động.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

Các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đang và cấp ủy, tổ chức công đoàn cùng cấp tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt đến toàn th đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nội dung Chỉ thị s 37-CT/TW ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội, b trí các nguồn lực phù hợp đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

Nâng cao nhận thức người lao động, người sử dụng lao động về vị trí, vai trò xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ gắn với ổn định chính trị, xã hội, môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động trong nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quan hệ lao động

a) Tăng cường, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động các cấp. Bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại các địa phương, khu vực có lực lượng lao động đông, số lượng doanh nghiệp nhiều;

b) Tăng cường vai trò hỗ trợ phát triển quan hệ lao động

Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động;

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, công đoàn cho người lao động và người sử dụng lao động, nhất là người lao động, người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin chính thức, nâng cao ý thức giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, chú trọng thông tin trên mạng xã hội để tạo sự chuyển biến thực sự trong việc chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động;

Kịp thời triển khai các biện pháp, hỗ trợ thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Chính phủ và kịp thời nắm bắt, cập nhật tình hình hoạt động, bảo đảm các tổ chức này được thành lập và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và tuân thủ pháp luật, giữ vng ổn định chính trị xã hội;

Xây dựng hệ thống cơ s dữ liệu về quan hệ lao động, thông tin thị trường lao động đ phục vụ tt cho công tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ các bên trong quá trình đi thoại, thương lượng tập th.

c) Tăng cường cơ chế phối hợp, tham vấn ba bên trong giải quyết các vn đ có liên quan đến quan hệ lao động, chia sẻ thông tin giữa cơ quan qun lý nhà nước và các tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động thiết lập cơ chế tham vấn ba bên để tư vấn, hỗ trợ trong quá trình tham vấn hoạch định chính sách, thúc đy cơ chế, thiết chế của quan hệ lao động và giải quyết các vấn đề quan hệ lao động trên địa bàn;

d) Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hướng dẫn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các quy định của pháp luật lao động trong doanh nghiệp; đồng thời đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiu các tranh chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động

a) Đi mới hoạt động và nâng cao vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên công đoàn và người lao động;

b) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và phát triển đoàn viên, chú trọng thành lập Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước, đa dạng hóa phương thức kết nạp người lao động, bảo đảm tính tự nguyện khi gia nhập, hoạt động Công đoàn;

c) Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở để Công đoàn thực sự là ch dựa vững chắc của đoàn viên, lao động trên cơ sở ưu tiên nguồn lực cho hoạt động thương lượng tập thể, nhất là thương lượng về tiền lương, tăng cường thực hiện đối thoại, tham vấn tại nơi làm việc, tích cực, chủ động sử dụng cơ chế theo quy định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động;

d) Triển khai có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ Công đoàn và tổ chức Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp trước sự phân biệt đối xử, can thiệp, thao túng từ phía người sử dụng lao động nhằm làm suy yếu vai trò của tổ chức Công đoàn.

4. Thúc đy các hoạt động đối thoại và thương lượng tập th

a) Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực đối thoại, thương lượng cho các chủ thể quan hệ lao động và nâng cao năng lực của các tổ chức đại diện người lao động trong đối thoại, thương lượng tập thể. Đảm bảo các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động có đủ năng lực đ thực hiện đi thoại, thương lượng tập thể thực chất theo những quy định mới của Bộ luật Lao động, tránh sự can thiệp từ phía người sử dụng lao động đối với các tổ chức đại diện của người lao động;

b) Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước tập th cấp ngành và cấp nhóm doanh nghiệp để hỗ trợ m rộng phạm vi xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cấp ngoài doanh nghiệp;

c) Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật ca người lao động và người s dụng lao động, bảo đảm các tranh chấp phát sinh đều phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, Nhà nước không can thiệp, làm thay vai trò của các thiết chế giải quyết tranh chp lao động theo quy định; giảm dần và tiến tới xóa bỏ cơ chế giải quyết các cuộc đình công không theo trình tự thủ tục pháp luật thông qua cơ chế can thiệp trực tiếp từ cơ quan hành chính Nhà nước.

5. Nâng cao năng lc và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động

a) Rà soát, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động phát sinh được gi ái quyết đúng trình tự thủ tục, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Rà soát, kiện toàn lại đội ngũ hòa giải viên lao động, xây dựng vị trí việc làm, bố trí thư ký Hội đồng trọng tài lao động chuyên trách và kiện toàn bổ sung trọng tài viên lao động để có đủ số lượng và chất lượng tham gia vào giải quyết các tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động đáp ứng yêu cầu mới;

Tổ chức thí điểm bố trí một số hòa giải viên lao động chuyên trách tại một số quận, huyện có nhiều doanh nghiệp có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tranh chấp lao động;

Thiết lập đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và phân công nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện bảo đảm sự kết nối, vận hành giữa đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động với các thiết chế hòa giải, trọng tài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc của quan hệ lao động, giảm thiu các biện pháp can thiệp hành chính;

Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế hòa giải viên lao động thông qua việc hỗ trợ, thúc đy hòa giải viên lao động tham gia giải quyết các vụ việc tranh chấp lao động tập th, hỗ trợ giải quyết đình công không đúng trình tự thủ tục;

Từng bước đưa thiết chế hội đồng trọng tài lao động vận hành trong thực tiễn thông qua việc hướng dẫn, hỗ trợ trọng tài viên lao động tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trên địa bàn thành phố;

b) Chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn tại các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công, không để đối tượng xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, gây rối an ninh trật tự; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tranh chấp lao động, đình công để vi phạm pháp luật.

6. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung hỗ trợ người lao động

Quan tâm đẩy nhanh công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, để sớm xây dựng các thiết chế văn hóa, đầu tư phát triển nhà ở, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội (trường học, nhà mu giáo, trung tâm thương mại, các chợ, các thiết chế văn hóa), các thiết chế công đoàn, các biện pháp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động... để hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng quan hệ lao động, hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan Thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện các giải pháp của Đề án; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định;

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, triển khai kịp thời chính sách pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan; k năng đối thoại, thương lượng tập th cho người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp;

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó tập trung vào những nội dung vi phạm thường xảy ra tranh chp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thun phát sinh trong quan hệ lao động;

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng trọng tài, bổ nhiệm Hòa giải viên lao động. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% lực lượng Hòa giải viên lao động, Trọng tài viên lao động; cán bộ quản lý nhà nước về quan hệ lao động, quản lý tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp;

đ) Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức đi thoại pháp luật với doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan qun lý nhà nước về lao động nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật lao động;

e) Hướng dẫn đôn đốc các doanh nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật lao động. Nâng cao năng lực hoạt động của Thanh tra chuyên ngành lao động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, nht là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động;

g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quan hệ lao động, thông tin thị trường lao động để phục vụ tốt cho công tác qun lý Nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ các bên trong quá trình đối thoại, thương lượng tập th.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Lồng ghép các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của thành phố để sử dụng hợp lý lực lượng lao động tại ch, điều hòa cung - cầu lao động và phát triển kinh tế - xã hội;

b) Phối hợp các ngành, đơn vị liên quan tổ chức gặp gỡ, đối thoại doanh nghiệp, kịp thời tháo gờ những khó khăn, vướng mắc, nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tốt hơn thực hiện quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong tình hình mới;

b) Phối hợp các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra doanh nghiệp theo quy định.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp cung cấp thông tin cho các Văn phòng đại diện báo Trung ương, địa phương khác đóng trên địa bàn thành phố, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh quận, huyện tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đáng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, quan hệ lao động, nhất là nội dung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các luật có liên quan và văn bản hướng dẫn thi hành tới mọi tầng lớp nhân dân, người lao động, người sử dụng lao động để tạo đồng thuận trong triển khai thực hiện; định hướng, vận động người lao động, người sử dụng lao động trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Tuyên truyền, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưng xấu tới quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

b) Phối hợp Liên đoàn Lao động thành phố, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long, Liên minh Hợp tác xã thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ và các cơ quan có liên quan để định hướng tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nhất là các phương tiện truyền thông hiện đại để nâng cao nhận thức cho người lao động, người sử dụng lao động trong việc thành lập, tham gia, hoạt động trong các tổ chức đại diện của mình bảo đảm đúng tôn ch, mục đích theo quy định.

4. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và trên cơ sở dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên (theo phân cấp ngân sách) để thực hiện Đề án theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động có hiệu quả các thiết chế văn hóa nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động, phù hợp với phát triển khu công nghiệp, quy hoạch phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần công nhân lao động.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu của công nhân, người lao động.

7. Sở Tư pháp

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động và quan hệ lao động;

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”;

c) Tổ chức hướng dẫn kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho báo cáo viên.

8. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quan hệ lao động theo đúng chủ trương và quy định pháp luật; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ nguồn nhân lực quản lý nhà nước về lao động.

9. Công an thành phố

Triển khai các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu công nghiệp, khu tập trung đông công nhân; kịp thời phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, xử lý nhũng hành vi lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự; tăng cường công tác tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chủ động nắm tình hình và phối hợp các cơ quan liên quan triển khai các giải pháp bảo đảm việc thành lập, hoạt động của tổ chức người lao động đúng tôn chỉ, mục đích theo quy định của pháp luật.

10. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

a) Tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động tới người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ phát triển trong tình hình mới;

b) Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trong phạm vi qun lý.

11. Bảo hiểm xã hội thành phố

a) Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tập trung vào quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia. Đảm bảo cho người lao động tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và chính xác về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tht nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu, lộ trình thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, bảo hiểm y tế toàn dân;

b) Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội quận, huyện triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động;

c) Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thực hiện pháp luật về bảo him xã hội; phát hiện và đề nghị xử lý các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng bo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

12. Ủy ban nhân dân quận, huyện

a) Tích cực phối hợp với công đoàn cùng cấp, các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến với người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động tại địa bàn;

b) Chủ động nắm chc tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mc, mâu thun phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập th xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, mục đích theo quy định pháp luật.

13. Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố, Liên minh Hợp tác xã thành phố

a) Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về lao động và quan hệ lao động; chủ động nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tin lương, bảo hiểm xã hội,... thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;

b) Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập th tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng bữa ăn cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực nâng cao năng lực cho Hiệp hội Doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng đại diện người sử dụng lao động để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ lao động.

14. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

a) Thực hiện tốt các quy định pháp luật về lao động và quan hệ lao động, không để xảy ra các trường hợp vi phạm về pháp luật lao động;

b) Hỗ trợ tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, hoạt động theo đúng quy định cúa pháp luật và điều lệ; phối hợp với các tổ chức đoàn th và các cơ quan chức năng chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.

15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên

Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, việc làm, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về xây dựng quan hệ lao động, hướng tới quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tất cả các đơn vị sử dụng lao động, góp phần vào sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp, duy trì việc làm, thu nhập của người lao động cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ.

16. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố

a) Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, triển khai xây dựng các thiết chế công đoàn và thực hiện tốt các hoạt động chăm lo đời sống của người lao động, nhất là đối với những người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn;

b) Tuyên truyền vận động, phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp;

c) Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, đầu tư nguồn lực cho công đoàn doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có đông công nhân để làm tốt chức năng quan hệ lao động; ưu tiên đầu tư cho công tác tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, công tác đối thoại và thương lượng tập thể.

17. Chế độ thông tin, báo cáo:

Các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 12 hàng năm để tong hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

II. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp tự bảo đảm kinh phí thực hiện.

2. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm rà soát, xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trên đây là Đề án Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu đề xuất, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, kịp thời giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số 2069/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động

1

Triển khai thực hiện Đề án phát triển quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Năm 2024

2

Xây dựng chương trình, kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý, hỗ trợ quan hệ lao động cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về quan hệ lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

3

Xây dựng hệ thống cơ sở thông tin thị trường lao động đ phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ các bên trong quá trình đi thoại, thương lượng tập thể

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

4

Xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý, giám sát, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Liên đoàn Lao động thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố và các cơ quan có liên quan

Năm 2025- 2030

5

Cng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về lao động cấp thành phố, cấp huyện; b trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện của người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Sở Lao động - Thương, binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ, Ủy ban nhân dân quận, huyện

Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan

Hàng năm

II

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

1

Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch vận động, phát triển đoàn viên tại doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu của Đề án

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cấp công đoàn trong thành phố

Hàng năm

2

Triển khai các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cấp công đoàn trong thành phố

Hàng năm

3

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cấp công đoàn trong thành phố

Hàng năm

4

Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể ngành

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cấp công đoàn trong thành phố

Hàng năm

III

Thúc đẩy các hoạt động đối thoại và thương lượng tập th

1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn đi thoại, thương lượng cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Năm 2025

2

Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng đ hỗ trợ các bên thương lượng

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

IV

Nâng cao năng lực và hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động

1

Thành lập, củng c, kiện toàn tổ chức và hoạt động của đội ngũ hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

2

Xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Năm 2025- 2030

3

Xây dựng Quy chế quản lý hòa giải viên lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Năm 2025

4

Xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các cơ quan có liên quan

Năm 2025

V

Hoạt động hỗ tr người lao động

1

Triển khai các chính sách, dự án phát triển nhà ở đối với công nhân lao động khu công nghiệp.

Sở Xây dựng

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

2

Xây dựng cơ chế, chính sách phát huy các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các thiết chế văn hóa, các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sng tinh thần công nhân lao động.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

3

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, cải thiện đời sng vật chất và tinh thần cho người lao động

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

4

Vận động, thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động thông qua các hoạt động tăng cường chế độ phúc lợi cho người lao động

Liên đoàn Lao động thành phố

Các cơ quan có liên quan

Hàng năm

 



[1] Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 29/01/2019 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa gii cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019; Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17/01/2020 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020; Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 15/01/2021 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa gii cơ s; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 25/01/2022 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa gii cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022; Kế hoạch s 34/KH-UBND ngày 20/02/2023 về công tác ph biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 03/01/2024 về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.

[2] Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố ban hành thông qua Chương trình phát triển nhà ở thành phố Cn Thơ đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đng nhân dân thành phố khóa IX, Kỳ họp thứ 19 về Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Điều chỉnh Chương trình nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1103/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025 và kết quả thực hiện năm đu kỳ 2021; Quyết định số 1295/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ năm 2022; Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ năm 2023; Quyết định số 3297/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ năm 2024; Quyết định số 1980/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,...

[3] Dự án nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2: Dự án có quy mô 05 tầng, với tng diện tích sàn xây dựng là 29.747,80m2, tọa lạc tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ phục vụ cho 4.076 công nhân, với tổng mức đầu tư dự kiến 145,6 tỷ đồng. Ch đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ, dự định sẽ triển khai xây dựng giai đoạn 01 với 02 Block A; trong đó mỗi Block gồm 67 căn, tổng cộng 02 Block là 134 căn, phục vụ trước nhu cầu cho 1.044 công nhân; theo đó, chi phí đầu tư là khoảng 40 t đồng, trong đó vay 32 t. Công ty đã được Bộ Xây dựng thống nhất vào danh mục gii ngân; theo đó, đơn vị đã liên hệ làm việc với ngân hàng. Nhưng tại thời điểm nêu trên, theo chỉ đạo của Thống đốc ngân hàng yêu cầu các hệ thống ngân hàng ngưng việc giải ngân gói 30.000 tỷ. Do đó, Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ không tiếp cận được nguồn vốn vay 30.000 tỷ của Chính phủ nên dự án chưa triển khai được.

(2) Dự án nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Thốt Nốt: Ngày 22 tháng 3 năm 2018. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 751/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Tái định cư phường Thới Thuận (giai đoạn 2), quận Tht Nt, thành phố Cần Thơ do Trung tâm Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt làm chủ đầu tư; trong đó, tại Khu Tái định cư phường Thi Thuận (giai đoạn 2) đã được quy hoạch b trí khu đất xây dựng nhà ở dạng chung cư có diện tích khoảng 12.310m2, bao gồm công trình có chức năng nhà ở, phục vụ công nhân trong Khu công nghiệp Thốt Nốt. Tuy nhiên, do gặp khó khăn về nguồn vốn đu tư và Trung tâm Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt là đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng kinh doanh bất động sản; do đó, Trung tâm hiện vẫn chưa thể triển khai đầu tư khu nhà công nhân.

[4] Năm 2019: 04 cuộc tại 18 đơn vị; Năm 2020: 01 cuộc tại 01 đơn vị; Năm 2021: 01 cuộc tại 01 đơn vị; Năm 2022: 01 cuộc tại 08 đơn vị và 02 cuộc tại 6 đơn vị; Năm 203: 4 cuộc tại 23 đơn vị.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2069/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Phát triển quan hệ lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2030

  • Số hiệu: 2069/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/09/2024
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Dương Tấn Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản