Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2060/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 01 tháng 10 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020;
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại văn bản số 1085/SCT-QLTM ngày 08 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
- Giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa các hàng hóa thiết yếu của Việt Nam có chất lượng đến tận tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ nền sản xuất, môi trường kinh doanh hàng Việt Nam phát triển lành mạnh.
1. Mục tiêu tổng quát:
Trong giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục thực hiện chủ trương tại Thông báo số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kế hoạch số 59-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thực hiện Cuộc vận động và Kết luận số 453-KL/TU ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về Sơ kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh. Để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam phát triển; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020, trên cơ sở đó các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc xây dựng kế hoạch, tích cực hưởng ứng các hoạt động phát triển thị trường thông qua Chương trình “Tự hào hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương phát động.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và 95% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết đến cuộc vận động, trên 70% biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, trên 80% người tiêu dùng trung thành với hàng Việt; xây dựng và duy trì được kênh truyền thông có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” thông qua báo giấy, báo điện tử, Đài Phát thanh Truyền hình,... để tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.
- Đến năm 2015, tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên 70%; phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và triển khai xây dựng thí điểm các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các trung tâm thành phố, thị trấn trong tỉnh.
- Từ nay đến năm 2020, thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam trong tỉnh.
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh, chú trọng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh trái phép; tạo sự chuyển biến về chất trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ người sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam chân chính.
III. Nội dung, giải pháp thực hiện
1. Công tác thông tin, tuyên truyền:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, để phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng. Qua đó, giúp người tiêu dùng hiểu, biết, nhận thức đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, trí thức, cùng toàn thể người lao động trong đổi mới tư duy và công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị trong tỉnh nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động trong việc mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Khi mua hàng hóa phục vụ hoạt động cơ quan đơn vị minh thì ưu tiên mua hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng.
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng, các bản tin công thương để quảng bá về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các cấp, các ngành, các địa phương.
- Huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm, trên phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cập nhật, công bố quảng bá thường xuyên và kịp thời doanh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng.
- Kịp thời động viên và tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có uy tín, có thành tích xuất sắc, đã tích cực tham gia thực hiện Cuộc vận động.
2. Phát triển hệ thống phân phối đối với hàng Việt Nam:
- Hàng năm hỗ trợ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng thương mại để mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
- Xây dựng chương trình kết nối giao thương giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý để mở rộng hệ thống phân phối hàng Việt trên thị trường, thiết lập hệ thống các điểm bán hàng Việt bền vững.
- Triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường một cách phù hợp, ưu tiên đưa hàng Việt vào hệ thống các điểm bán hàng bình ổn.
- Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của tỉnh trong các hoạt động xúc tiến thương mại: giới thiệu, trưng bày, quảng bá tại các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn hàng năm, đẩy mạnh hoạt động chương trình khuyến mại hàng Việt tại các Trung tâm thương mại, Siêu thị BigC Đà Lạt và CoopMart Bảo Lộc.
- Tổ chức giới thiệu, quảng bá các tuyến điểm du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh.
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt.
- Đẩy mạnh các hoạt động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, tăng cường tham gia các giải thưởng, cuộc bình chọn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác việc kinh doanh trên môi trường mạng.
- Liên kết với các tỉnh, thành phố để đưa các mặt hàng có thế mạnh tại địa phương, các sản phẩm truyền thống tiếp cận với người tiêu dùng của nhiều vùng miền trên cả nước.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
4. Kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Thực hiện giám sát các sự kiện xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng Việt Nam, các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh để bảo đảm mục đích của Cuộc vận động và tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
- Các cơ quan chức năng phối hợp với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lồng ghép với quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam đến người tiêu dùng.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn:
- Tổ chức, vận động, hỗ trợ, thu hút các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng mới đưa vào thị trường hoặc hàng có thương hiệu để tạo uy tín cho các phiên chợ.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa nhà sản xuất với thương nhân kinh doanh tại vùng nông thôn và hướng dẫn tiêu dùng trong các phiên chợ.
- Chú trọng đưa hàng Việt về nông thôn với các sản phẩm hàng hóa phục vụ sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, hình thành mạng lưới phân phối chính thức, ổn định của các nhà sản xuất uy tín.
1. Sở Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hàng năm rà soát, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn các sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt của nhà sản xuất để thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân trên toàn tỉnh được biết.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hàng năm tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn và là cơ quan đầu mối kêu gọi các doanh nghiệp tham gia.
- Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường, thị phần, mạng lưới phân phối và nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, Ban Quản lý chợ, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn về kỹ năng bán hàng, nghiệp vụ quản lý chợ.
- Phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tổ chức ngày Quyền người tiêu dùng thế giới 15/3 hàng năm và phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các chương trình khuyến mại hàng Việt.
- Thực hiện triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức các chương trình kết nối cung - cầu để tiêu thụ sản phẩm của địa phương.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, gia tăng các biện pháp chống các hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu, gian lận thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính.
2. Sở Tài Chính: Căn cứ nội dung, nhiệm vụ cụ thể thuộc trách nhiệm triển khai thực hiện của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đã được phê duyệt; trên cơ sở dự toán kinh phí do các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập và tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí theo quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan Báo chí, Đài phát thanh - truyền hình các huyện, thành phố tuyên truyền vận động doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu Việt cho sản phẩm hàng hóa, để người tiêu dùng biết đến nhiều hơn các lợi thế của hàng Việt và tham gia mua sắm các sản phẩm hàng Việt.
4. Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh hàng năm phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch đăng tin bài, làm phóng sự về Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”; đưa tin bài kịp thời về các kỳ Hội nghị giao thương, cuộc thi bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng hóa sản xuất trong tỉnh có uy tín nhằm giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
5. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh:
- Tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và lồng ghép với các chương trình hỗ trợ xây dựng, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm phối hợp với Sở Công Thương xây dựng các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại trong nước gắn với Cuộc vận động một cách thiết thực và hiệu quả.
6. Chi cục Hải quan Đà Lạt: Có trách nhiệm kiểm soát các hàng hóa nhập khẩu vào địa bàn tỉnh; xử lý hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (về chất lượng hàng hóa, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả,...).
7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hưởng ứng Cuộc vận động trong nội bộ cơ quan, đơn vị bằng những việc làm thiết thực, cụ thể; chủ động ưu tiên lựa chọn hàng Việt trong mua sắm, trang bị.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận tổ quốc cùng cấp và các đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền về Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho các tầng lớp nhân dân nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch.
- Tạo điều kiện về thủ tục, cơ chế, chính sách, phối hợp với các cấp, các ngành để giúp cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là ở địa bàn nông thôn, đặc biệt là vùng khó khăn.
9. Các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng:
- Chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động theo nội dung của Kế hoạch.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác thông tin tuyên truyền, cung cấp thông tin kinh tế kịp thời, đầy đủ, chính xác cho hội viên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6 hàng năm) và 1 năm (trước ngày 20 tháng 12 hàng năm) các sở, ban, ngành tổng hợp tình hình báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo đúng thời gian quy định.
- Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC” GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | Chương trình hoạt động | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Kinh phí |
01 | Công tác thông tin, tuyên truyền về sản phẩm, hàng hóa Việt, doanh nghiệp Việt; phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện các chương trình, hoạt động triển khai đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của các ngành, các cấp. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kinh phí |
02 | Xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Lâm Đồng nhằm quảng bá cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Báo, Đài PTTH của tỉnh, huyện. | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kinh phí |
03 | Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh thực hiện dự trữ các mặt hàng thiết yếu là hàng hóa Việt phục vụ chương trình bình ổn thị trường trong các dịp lễ, tết cổ truyền. | Sở Tài chính | Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp, cơ sở trong tỉnh. | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kinh phí |
04 | Tổ chức khảo sát hệ thống phân phối hàng Việt tại hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu buôn bán tập trung trên địa bàn tỉnh để có giải pháp quản lý thương mại phù hợp. | Sở Công thương | Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố; Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; và các đối tượng liên quan. | 2016-2020 | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể |
05 | Tổ chức khảo sát về cầu tiêu dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh đối với đại diện người tiêu dùng; doanh nghiệp sử dụng vật tư, máy móc sản xuất trong nước phục sản xuất, kinh doanh. | Sở Công thương | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; đại diện người tiêu dùng (cán bộ, công chức; nông dân; nhà doanh nghiệp sử dụng vật tư phục vụ sản xuất) | 2016-2020 | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể |
06 | Tổ chức các hội nghị kết nối các nhà sản xuất, phân phối các sản phẩm Việt có uy tín, chất lượng bảo đảm với các tiểu thương kinh doanh tại các chợ và các thương nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh, chú trọng các mặt hàng phục vụ sản xuất (vật tư, phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng,...) và mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm rút ngắn các khâu trung gian không cần thiết, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, giảm giá bán hàng hóa. | Sở Công thương | Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp, đơn vị liên quan. | 2016-2020 | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể và kinh phí thực hiện |
07 | Xây dựng hệ thống thông tin về các đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm, hàng hóa Việt có uy tín, bảo đảm chất lượng đối với các mặt hàng thiết yếu để đăng tải lên trang web của Sở Công Thương nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho người tiêu dùng trong tỉnh, các nội dung gồm: danh mục các cửa hàng, đại lý phân phối hàng Việt, các loại hàng hóa Việt, giá cả,... | Sở Công Thương | Các sở, ngành; doanh nghiệp, cơ sở | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể và kinh phí thực hiện |
08 | Xây dựng thí điểm các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các địa bàn các huyện, thành phố. Đến năm 2020, mỗi địa bàn huyện, thành phố đều có điểm bán hàng thí điểm “Tự hào hàng Việt Nam” | Sở Công Thương | UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan; doanh nghiệp, cơ sở | 2016-2020 | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể và kinh phí thực hiện |
09 | Tổ chức các ngày hội tôn vinh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới, có chất lượng cao, được nhiều người tiêu dùng ưu chọn sử dụng; các doanh nhân, doanh nghiệp sản xuất và phân phối (doanh nghiệp phân phối 100% là hàng Việt Nam” có uy tín, và đạt thành tích xuất sắc của tỉnh | Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh | Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. | Hàng năm tổ chức lồng ghép với ngày doanh nhân Việt Nam | Đơn vị chủ trì xây dựng kinh phí |
10 | Hỗ trợ doanh nghiệp, sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của tỉnh tham gia giới thiệu, trưng bày, quảng bá tại các kỳ hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ | Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh | Sở Công Thương, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kinh phí |
11 | Tổ chức tuyên truyền về Ngày quyền người tiêu dùng thế giới, về trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hình thức như tổ chức mít tinh, treo băng rôn, phướn nhân ngày quyền người tiêu dùng thế giới (15/3) | Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | Sở Công Thương, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, người tiêu dùng | Hàng năm | Đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch cụ thể và kinh phí thực hiện |
* Lưu ý: Hàng năm, các đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai và dự toán kinh phí cho từng hoạt động, chương trình gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu bố trí kinh phí tổ chức thực hiện Đề án đạt kết quả./.
- 1Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg năm 2012 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh An Giang
- 2Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 2532/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2015 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 1011/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 2553/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 08-CTr/TU thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 264-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg năm 2012 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 634/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 2532/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Quyết định 80/QĐ-UBND năm 2015 về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2015 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9Quyết định 1011/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Quyết định 2553/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 08-CTr/TU thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Quyết định 2060/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020
- Số hiệu: 2060/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra