THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/1999/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1999 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 5485/VP, ngày 15 tháng 6 năm 1999 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.
2. Cơ quan quản lý kế hoạch: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Mục tiêu của kế hoạch:
Từ năm 1999 đến năm 2000 và trong giai đoạn 2001 - 2005 các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long là:
1. Thu hút các cháu trong độ tuổi có nhu cầu vào nhà trẻ/mẫu giáo. Bảo đảm thu hút trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 60-75% vào năm 2000 và khoảng 80-95% vào năm 2005.
2. Năm 2000 tất cả các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, chống tái mù chữ, trên cơ sở đó tiếp tục củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.
3. Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.
4. Phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong khu vực đạt 13 - 14,5% vào năm 2000, 20 - 25% vào năm 2005. Năm 2000 mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường đào tạo nghề, 30% số quận, huyện có trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp. Những tỉnh có đủ điều kiện thì thành lập Trường Trung học Y tế, Trường Trung học Văn hóa - Thể dục thể thao.
5. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Nâng số sinh viên trên 1 vạn dân lên 40 vào năm 2000 và khoảng 60 - 70 vào năm 2005.
6. Củng cố mạng lưới trường, lớp. Từng bước xây dựng các trường theo tiêu chuẩn quốc gia. Cơ bản xoá việc học ca 3 vào năm 2001, xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ ít nhất 60% vào năm 2000, 80% vào năm 2005.
7. Giải quyết cơ bản nhu cầu giáo viên tiểu học vào năm 2002; giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Tăng quy mô đào tạo giáo viên cho Khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, trường Sư phạm kỹ thuật và các trường sư phạm điạ phương. Phấn đấu đến năm 2003 mỗi bộ môn của các trường sư phạm có ít nhất từ 1 - 3 cán bộ có trình độ sau đại học. Nâng cao trình độ giáo viên ở các trường sư phạm, trường dạy nghề đạt trình độ chuẩn quốc gia vào năm 2005.
Giao cho các cơ quan sau đây xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện để đạt các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.
1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Căn cứ mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nêu tại
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các địa phương, các cơ quan tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của giáo dục và đào tạo trong các tầng lớp nhân dân ở các địa phương và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục đào tạo.
2. Về thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hỗ trợ về tài chính từ chương trình mục tiêu cho các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang để chậm nhất là trong năm 2000 các tỉnh này đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.
3. Về đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng xây dựng đề án mạng lưới trường đại học, cao đẳng trong khu vực, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 1999; chỉ đạo xây dựng đề án thành lập trường Đại học An Giang, Trường Đại học dân lập Vĩnh Long, các trường cao đẳng cộng đồng ở Tiền Giang, Đồng Tháp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; tăng biên chế cán bộ giảng dạy, cán bộ có trình độ sau đại học; đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho Đại học Cần Thơ, ưu tiên Khoa Y và Khoa Sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan chỉ đạo thành lập mới trường đào tạo nghề ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Đối với các trường đào tạo nghề, trường trung học chuyên nghiệp hiện có, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo mở rộng quy mô đào tạo, diện ngành nghề, chú trọng các nghề gắn với phát triển kinh tế địa phương như nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm, điện nông thôn, cơ khí nông nghiệp, đóng tàu, thuyền đánh cá và vận tải, xây dựng, giao thông.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo không chính quy như trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm lao động hướng nghiệp.
4. Về xây dựng cơ sở vật chất trường học:
Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực có trách nhiệm cấp đất xây dựng các trường học theo quy hoạch, chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục, đào tạo, động viên nhân dân đóng góp tiền của và công sức cho công tác xây dựng trường, sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước từ các chương trình mục tiêu, các chương trình vay vốn nước ngoài và các nguồn khác trong cân đối ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. Ủy ban nhân dân các tỉnh phải dành khoảng 30 - 40% nguồn thu được để lại cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (thuế sử dụng nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu về xổ số kiến thiết...) để đầu tư cho các công trình trường học, xóa ca 3.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực xây dựng cơ chế, chính sách huy động sự đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là để nâng cấp hệ thống trường, lớp ở địa phương.
5. Về vấn đề giáo viên và các trường sư phạm:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho các Trường Sư phạm. Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát đánh giá tình hình giáo viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tăng cường đội ngũ giáo viên cho các trường này đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh tập trung đầu tư cho các trường Trung học Sư phạm của tỉnh để sớm nâng cấp các trường này thành các trường Cao đẳng Sư phạm, đảm nhận công tác đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở của địa phương.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện phương thức đào tạo tại địa phương một số lớp cao học để nâng cao trình độ giáo viên của các trường sư phạm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có kế hoạch tổ chức và huy động các trường sư phạm trong cả nước, đặc biệt là trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hỗ trợ các trường sư phạm của khu vực về đào tạo giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo viên dạy nghề.
- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh có giải pháp tiếp tục sử dụng hợp lý giáo viên đến tuổi hưu nhưng còn năng lực làm việc, sức khoẻ và tình nguyện tiếp tục làm việc.
6. Về đầu tư cho giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chương trình - kế hoạch đầu tư trọng điểm của Nhà nước về giáo dục đào tạo, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác; xây dựng kế hoạch tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục - đào tạo đồng bằng sông Cửu Long từ 18% (1998) lên 20% vào năm 2000 và khoảng 22% tổng ngân sách giáo dục đào tạo vào giai đoạn 2001 - 2005.
7. Về chính sách ưu đãi
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất chính sách ưu tiên đối với các đối tượng khó khăn trong khu vực.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 39-CT-KH-TV năm 1964 về phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục trong năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 2Chỉ thị 34-CT năm 1974 về phát triển giáo dục phổ thông cấp III trong thời gian tới do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Quyết định 01/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 39-CT-KH-TV năm 1964 về phương hướng nhiệm vụ phát triển giáo dục trong năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 2Chỉ thị 34-CT năm 1974 về phát triển giáo dục phổ thông cấp III trong thời gian tới do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Quyết định 01/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 206/1999/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 206/1999/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/10/1999
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Gia Khiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 44
- Ngày hiệu lực: 09/11/1999
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định